Đề Xuất 3/2023 # 08 Quy Định Về Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Doanh Nghiệp # Top 10 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 3/2023 # 08 Quy Định Về Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Doanh Nghiệp # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 08 Quy Định Về Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Doanh Nghiệp mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

3. Những trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký

Một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp là lựa chọn tên doanh nghiệp, để tránh có tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, trong bài viết sau, Luật Thái An sẽ tư vấn quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp

1. Cơ sở pháp lý quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:

Bộ Luật dân sự 2015

Luật Doanh nghiệp 2020.

Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp

2. Thế nào là tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp

Để có thể thành lập được một công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một cái tên vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của pháp luật.

Về khía cạnh pháp luật, doanh nghiệp thành lập mới không được sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp ngoại lệ là sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã giải thể hoặc có chứng cứ quyết định của Tòa án chứng minh doanh nghiệp đó đã phá sản.

Tên doanh nghiệp bị trùng tức là tên của doanh nghiệp bằng tiếng Việt đang đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên gây nhầm lẫn là những trường hợp tên của doanh nghiệp có những điểm giống và trùng lặp dẫn đến việc có thể gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Những trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký được đọc, phát âm gần giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Á Linh và Doanh nghiệp tư nhân Á Lynh

Tên viết tắt của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký giống hệt với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký trùng khớp hoàn toàn với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ có khác biệt với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc 1 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái ngoài bảng chữ cái tiếng Việt như F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Ví dụ: Công ty TNHH Quang Minh và Công ty TNHH Quang Minh 1.

Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu đặc biệt như: “&”, “.”, “+”, “-”, “_”.

Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại AB và Công ty TNHH Thương mại A&B.

Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Quang Minh và Doanh nghiệp tư nhân Tân Quang Minh.

Tên riêng của doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký cùng loại bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Hoa Mai và Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất Hoa Mai Miền Nam.

Doanh nghiệp đang đề nghị đăng ký khác loại hình kinh doanh nhưng có phần tên riêng giống hệt doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Xây dựng Sương Mai và Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Sương Mai.

4. Một số lưu ý về việc đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn doanh nghiệp

Nếu công ty đề nghị đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký thì có thể sử dụng một số tên gần giống với tên công ty mẹ.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên trùng, gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01/7/2015  mà có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.

Nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn tự thương lượng, bàn bạc với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh vào phần tên riêng để tiện cho việc phân biệt tên doanh nghiệp.

5. Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Thái An

Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, việc đăng ký kinh doanh là một nhu cầu tương đối thường xuyên của công ty và doanh nghiệp. Khi có nhu cầu này, doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với đơn vị có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các bài viết sau:

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Tác giả bài viết:

Luật sư Lê Văn Thiên – Phó giám đốc Công ty luật Thái An

Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)

Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp Thẻ Luật sư số 1395/LS cấp tháng 8/2010

Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Thương mại, Đầu tư nước ngoài, Hôn nhân và gia đình, Đất đai; * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Dân sự, Hình sự, Bảo hiểm, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Quy Định Về Tên Trùng Và Tên Gây Nhầm Lẫn Theo Pháp Luật Doanh Nghiệp

Vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp đó là lựa chọn tên doanh nghiệp vừa thỏa mãn yêu cầu của chủ thể thành lập, vừa thỏa mãn quy định của pháp luật. Có như vậy, việc thành lập công ty mới được chấp nhận và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Mà theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp thì tên tiếng Việt bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Do đó, có thể hiểu khi tên doanh nghiệp bị coi là tên trùng thì phải trùng cả loại hình và tên riêng. Ngoài ra, theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký sẽ bị coi là tên gây nhầm lẫn.

Như vậy, các chủ thể cần lưu ý phân biệt tên riêng với tên tiếng Việt của doanh nghiệp để tránh sử dụng tên trùng, hoặc tên gây nhầm lẫn. Trong Nghị định có thể giải thích rõ ràng về tên riêng là tên không bao gồm loại hình, tránh việc các chủ thể hiểu sai về quy định của pháp luật.

Cùng đó, tại Điều 42 Luật doanh nghiệp quy định về các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

(4 trường hợp sau cùng không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký).

Trong đó, tại quy định về trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn: “Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó” (điểm d khoản 2 Điều 42 Luật doanh nghiệp). Tuy nhiên, trên thực tế, khi doanh nghiệp đăng ký với tên Công ty cổ phần truyền thông ITC MEDIA lại bị từ chối bởi đã có doanh nghiệp đăng ký với tên Công ty cổ phẩn truyền thông IT.

Vì vậy, Chính phủ nên có quy định giải thích cụ thể hơn về quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 để giúp các doanh nghiệp tránh sai sót trong khi đặt tên.

Hướng Dẫn Tra Cứu Tên Doanh Nghiệp Gây Nhầm Lẫn

Cách thức tra cứu tên công ty. Tra cứu tên doanh nghiệp không trùng hoặc nhầm lẫn như thế nào? Hướng dẫn cách tra tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác là một trong những yêu cầu chính khi tra cứu tên doanh nghiệp (với các trường hợp thành lập mới) được luật hóa tại điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.

Đối với các trường hợp thành lập doanh nghiệp mới phải làm sao để tra cứu được tên doanh nghiệp không gây nhầm lẫn để thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả??? Trong bài viết này AZLAW sẽ hướng dẫn cách thức kiểm tra tên công ty một cách hoàn chính đảm bảo tên không bị nhầm lẫn trong quá trình làm hồ sơ

Khái niệm tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn

Các trường hợp tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn được quy định tại điều 42 luật doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:

Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.

Tên doanh nghiệp trùng được hiểu là tên giống với các doanh nghiệp khác đã được đặt tên trước đó. Ví dụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ABC đã được thành lập thì sau đó không được thành lập công ty giống như vậy trong lãnh thổ Việt Nam, kể cả các trường hợp cùng hoặc khác tỉnh thành phố.Lưu ý: Trước đây vẫn có một số trường hợp đặt tên trùng được vì theo quy định cũ chỉ phân biệt các công ty trong cùng địa phương (cấp tỉnh)

Tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn được hiểu là có tên gần giống hoặc có thể gây nhầm lẫn với tên đã được đặt trước đó theo địa bàn hoặc theo xác định của chuyên viên thụ lý. Ví dụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ABC MIỀN NAM gây nhầm lẫn với CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ABCViệc gây nhầm lẫn có thể là tên doanh nghiệp tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp….

Tra cứu tên doanh nghiệp chính xác

Bước 3: Chọn phần Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc theo hình và gõ tên công ty dự định thành lập và chọn kiểm tra trùng tên. Kết quả có thể là trùng hoặc không trùng theo ảnh sau

Nếu có doanh nghiệp có tên trùng hoặc gây nhầm lẫn thì không nên đặt tên như vậy vì sẽ bị ra thông báo yêu cầu đồi tên. Nếu không có đơn vị nào có tên trùng hoặc gây nhầm lẫn thì có thể lựa chọn tên đó để đặt cho công ty mới.Lưu ý: Kiểm tra ký cả tên tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt

Sau khi hoàn thành các bước trên thì các bạn đã có thể có một tên doanh nghiệp hoàn chỉnh và đúng quy định để đặt tên cho doanh nghiệp của mình rồi đó. Tuy nhiên đây chỉ là quy định của phía sở kế hoạch đầu tư về định nghĩa tên trùng và gây nhầm lẫn.

Trên thực tế tên doanh nghiệp còn không được vi phạm các quy định về sở hữu công nghiệp như trùng tên với các nhãn hiệu đã được đăng ký ( tra cứu nhãn hiệu). Tuy vậy trên thực tế thường điều này thường xảy ra tranh chấp sau khi thành lập công ty.

Do đó để tránh nhầm lẫn và thuận tiện kinh doanh khách hàng nên suy nghĩ một tên doanh nghiệp lạ và mới chưa từng có tương tự. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ tổng đài luật sư 19006165 để được tư vấn hướng dẫn

Quy Định Về Đặt Tên Công Ty/Doanh Nghiệp

Chi phí thành lập Công ty trọn gói tại DNG Business

Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2019)

Thủ tục thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại Đà Nẵng (Mới nhất năm 2019)

Thủ tục thành lập Công ty TNHH Một thành viên tại Đà Nẵng

I. TÊN DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển, do đó bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau.

Tên doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở chỗ tạo nên sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp đã trở thành tài sản có giá trị lớn (thương hiệu).

II. CÁC LOẠI TÊN DOANH NGHIỆP

Tên doanh nghiệp gồm có tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):

+ Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

+ Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

+ Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Công ty TNHH DNG;

– Công ty TNHH Thương mại Thành Tâm.

2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:

Là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ la-tinh.

Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp:

Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.

III. NHỮNG ĐIỀU CẤM TRONG ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

Để tên doanh nghiệp được hợp lệ, đúng quy định pháp luật thì tên doanh nghiệp phải không thuộc vào các trường hợp vi phạm quy định đặt tên như sau được quy định tại Điều 39 của Luật doanh nghiệp 2014:

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

– Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 08 Quy Định Về Tên Trùng, Tên Gây Nhầm Lẫn Doanh Nghiệp trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!