Đề Xuất 5/2023 # 9 Nguyên Tắc Đổi Tên Thương Hiệu # Top 10 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 5/2023 # 9 Nguyên Tắc Đổi Tên Thương Hiệu # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 9 Nguyên Tắc Đổi Tên Thương Hiệu mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết của anh Nguyễn Thăng Long, Ban Truyền thông – Marketing CLB Quản trị và Khởi nghiệp mang đến những kiến thức hữu ích cho những ai đang muốn đổi tên thương hiệu.

Thời gian gần đây hàng trăm quán café của Trung Nguyên bỗng lột xác cả về mầu sắc và tên gọi. Từ mầu nâu đỏ của đất Bazan Buôn Ma Thuột chuyển sang mầu đen, từ tên thuần việt Trung Nguyên chuyển sang một cái tên tiếng Anh rất huyền bí.

Việc đổi tên này là một bước đi tất yếu. Năm 2009, bạn tôi ở Singapore muốn khoe sản phẩm quê nhà mà hẹn hò vài người bạn ở quán Café Trung Nguyên. Lần đó mọi người đã đi lạc vì không thể nào nhớ được cái tên có chữ “Ng” vốn không hề xuất hiện trong từ Tiếng Anh. Một quán cà phê mà khách không thể nhớ được tên thì làm sao mà kinh doanh!

Cái tên Trung Nguyên vang danh ở nội địa phải chăng đã đến ngưỡng phát triển của nó và cần một chiếc áo rộng hơn?

Việc đổi tên thương hiệu giữa đường cũng rất phổ biến trên thế giới. Sự thật là: – Sony đã từng là Tokyo Tsushin Kogyo – LG từng là Lucky Goldstar – Nike đã từng là Blue Ribbon Sports – Pepsi từng là Brad’s Drink – Google từng là BackRub – IBM từng là Computing Tabulating Recording Corporation – Subway từng là Pete’s Super Submarines

Có hàng trăm ví dụ nổi tiếng khác về những cuộc lột xác thương hiệu thành công. Nhưng cũng có hàng vạn thương hiệu đã âm thầm biến mất sau lần đổi tên. Không ai biết, không ai nhớ hết!

Khởi nghiệp giống như hiện thực hóa một bản vẽ xây dựng, nếu không thành cái ta mất nhiều nhất là thời gian.

Đổi tên giống như đập bỏ một căn nhà và xây lại căn khác với hi vọng to đẹp hơn, nhưng nếu làm không cẩn thận có khi mất luôn cả mảnh đất và trở thành trắng tay.

Một ví dụ khác ở Việt Nam là thương hiệu Nutri Nest.

Thành lập năm 2005, Nutri Nest đã từng hoạt động 7 năm liền với tên Yến Sào Hoàng Yến. Vì khởi nghiệp là công ty đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng một lĩnh vực rất lạ ở Việt Nam là nuôi yến trong nhà nên chúng tôi có một lượng truyền thông miễn phí rất lớn. Hầu hết các báo, tạp chí, đài truyền hình Việt Nam và cả những kênh quốc tế lớn như BloomBerg, Chanel New Asia…

Thế rồi, mỗi khách hàng Hoàng Yến chuyển giao công nghệ nuôi yến của chúng tôi bỗng chốc trở thành đối thủ trong mảng kinh doanh sản phẩm từ tổ yến. Tới năm 2012, công ty nhận ra tên thương hiệu của mình đang lặn ngụp giữa khoảng 300 tên thương hiệu na ná trong ngành yến sào. Ngoài ra phụ âm H trong Hoàng Yến là một âm câm trong tiếng Anh khiến khả năng sử dụng thương hiệu ở nước ngoài là không thể.

Và cuộc trường chinh đổi tên bắt đầu.

Giữa lúc đang có độ nhận biết thương hiệu Hoàng Yến cao và kinh doanh thuận lợi, Ban Giám đốc quyết định mua lại công ty Nutri Nest của Malaysia và chuyển toàn bộ bộ máy hoạt động, đổi tên công ty, tên thương hiệu dưới tên Nutri Nest.

Đi kèm với việc đổi tên nhãn hiệu cũng là một lần tái cơ cấu về ngành nghề hoạt động sang sản xuất thực phẩm dinh dưỡng truyền thống. Lần đầu tiên Nutri Nest ra tuyên ngôn về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi doanh nghiệp. Lần đầu tiên công ty phân tính để xác định lợi thế cạnh tranh cốt lõi và định vị thương hiệu.

Nhưng ngay sau đó là cơn khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2012-2014. Ngành yến sào còn bị gánh thêm hủng hoảng truyền thông về tin đồn chim yến bị cúm gia cầm. Thương hiệu Nutri Nest lúc đó quá mới, kinh doanh của công ty lao dốc không phanh.

Trong lúc kinh doanh khó khăn, công ty vẫn dồn toàn lực nghiên cứu các sản phẩm mới khác biệt với đối thủ và triển khai xây dựng nhà máy sản xuất, đẩy mạnh khai thác các thị trường mới. Sau mấy năm vật vã cũng đẩy tốc độ tăng trưởng trở lại từ bờ vực. Đó là cả một quá trình gian nan. Có lúc cả công ty chẳng có đồng tiền mặt nào. Vì khó khăn mà anh em vào cảnh người đi kẻ ở.

9 bài học xương máu rút ra từ nghiền ngẫm sách vở và trải nghiệm thực tế trong lần đổi tên này là:

1. Đổi tên khi đang ăn nên làm ra, không đổi tên khi đang khó khăn

Đổi tên đòi hỏi một nguồn lực rất lớn đầu tư cho truyền thông và chuyển đổi bộ máy. Nếu công ty đang thua lỗ thì việc đổi tên chỉ làm quá trình đi đến kết thúc nhanh hơn thôi. Việc thời điểm đổi tên cũng phải xem xét xu hướng phát triển của thị trường.

Việc đổi tên cần ít nhất 3 năm đầu tư để hoạt động trở lại ổn định, nên nếu dự tính thị trường nói chung trong thời gian đó có thể xảy ra biến động thì cần cân nhắc kỹ. Quá trình đổi tên của công ty do chủ quan đang kinh doanh tốt mà không tính được dự báo thị trường khiến trở nên nguy hiểm hơn mức lường trước rất nhiều.

2. Khi quyết định đổi thì làm quyết liệt, ngay và luôn

Việc làm nửa chừng sẽ khiến khả năng nhận biết của khách hàng về thương hiệu mới bị nhiễu loạn. Ngoài ra bộ máy nội bộ cũng mất định hướng triển khai.

3. Chuẩn bị ngân sách truyền thông

Nếu ý tưởng hay là đầu đạn có sức công phá lớn thì tiền chính là liều thuốc phóng nó đi xa. Nếu không có tiền mà đổi tên thì chẳng khác nào ôm bom ba càng xung trận. Đổi xong rồi thì cũng ngập trong nợ nần, mất cân đối thanh khoản.

4. Với SME, nên đăng ký thương hiệu trùng tên công ty

5. Đổi tên hiệu quả nhất nếu kèm theo chiến dịch tái định vị lợi thế cạnh tranh cốt lõi của công ty nếu có cơ hội

Nhưng đây cũng là phương án nguy hiểm nhất. Nếu tái định vị thất bại thì khả năng công ty phá sản là có. Nếu thành công sẽ đem lại tăng trưởng đột phá.

Còn nếu an toàn thì cứ theo phương án bình mới rượu cũ, chỉ đổi tên thương hiệu mà sản phẩm vẫn thế.

6. Nếu muốn phát triển quốc tế hãy đăng ký tên Tiếng Anh

Không nên đăng ký cho oai. Một bà nội trợ ở nông thôn sẽ chẳng nhớ được tên sản phẩm tiếng Anh sang chảnh của bạn.

Nếu muốn phát triển ở thị trường Hoa ngữ thì còn phải tính đến phương án dịch ra tiếng Hoa nữa. Hầu hết các nhãn hiệu nước ngoài khi vào Trung Quốc phải chuyển đổi thành một tên Tiếng Hoa.

7. Đăng ký lại một lượt các mối liên hệ với tên mới (Đăng ký kinh doanh, thuế, ngân hàng, hợp đồng điện, nước, internet, thuê mặt bằng …)

8. Kiểm tra cơ sở dữ liệu nhãn hiệu đăng ký trong nước và quốc tế và tên miền

– Tra cứu nhãn hiệu đã đang ký trong nước với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. – Tra cứu nhãn hiệu đăng ký quốc tế với Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO) – Tra cứu tên miền

Nếu là người cầm lái công ty, bạn phải tự tay làm. Việc này quá quan trọng để ủy thác cho bất cứ ai khác.

9. Cân nhắc tìm mua lại thương hiệu đã đăng ký sẵn

Nguyên tắc này đúng hơn với những nhãn hiệu Tiếng Anh và muốn đăng ký ở thị trường nước ngoài. Theo công ước Nice về sở hữu trí tuệ có 45 phân ngành hàng có thể đăng ký và hàng trăm nước trên thế giới với những quy định khác nhau. Mỗi nước lại có hàng ngàn đến trăm ngàn thương hiệu đã đăng ký. Việc đảm bảo cho một thương hiệu có thể đăng ký được vài thị trường trọng điểm thôi cũng đã rất phức tạp và tốn kém.

Số liệu cho thấy quá trình đăng ký trong nước thực tế mất khoảng 18 tháng và quốc tế có khi mất nhiều năm. Thật tồi tệ khi chúng ta nhận ra mình đã đầu tư vào thương hiệu mới được vài năm và thị trường mục tiêu báo rằng thương hiệu chúng ta không thể được bảo hộ.

Nếu có điều kiện, hãy mua lại. Đây là con đường ngắn và an toàn nhất. Hoàng Yến cũng chọn con đường này khi mua lại Nutri Nest, một công ty sản xuất nước yến nhỏ đã đăng ký thương hiệu rộng rãi. Đến giờ công ty vẫn thấy nhẹ nhõm vì đã chọn cách này.

Dù vài nguyên tắc đổi tên thương hiệu trên trùng với nguyên tắc đặt tên thương hiệu mới, nhưng nhắc lại cũng không thừa.

9 nguyên tắc đổi tên thương hiệu

Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

Vote 5* nếu nội dung hữu ích!

6 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu

Có thể coi tên thương hiệu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực truyền thông hay marketing đều không thể mang đến hiệu quả như mong muốn nếu khách hàng không thể nhớ nổi tên thương hiệu của bạn.

Để có một tên thương hiệu vừa thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp, vừa ghi được dấu ấn vào tâm trí khách hàng, bạn nên lưu ý 6 nguyên tắc sau:

Bảo hộ được

Điều kiện tiênquyết cho tên thương hiệu là phải bảo hộ được về mặt pháp lý. Tên dù có đẹp hay xuất sắc đến đâu cũng có thể gặp hàng loạt những rủi ro đến từ những cái tên nhái. Hiện nay, ngoài bảo hộ tên thương hiệu, nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn thêm phương án bảo hộ logo để tránh bị đánh cắp thương hiệu.

Tên miền có sẵn

Đa phần domain website đều lấy từ tên thương hiệu. Vì vậy, khi chọn tên thương hiệu hãy căn nhắc khả năng dùng tên thương hiệu đó cho tên miền. Không nên lấy những tên thương hiệu không thể đăng ký tên miền.

Dễ nhớ, dễ đọc

Đây là nguyên tắc quan trọng nhưng lại thường bị vi phạm . Đừng yêu cầu khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn khi nó quá khó nhớ và khiến khách hàng tự hỏi nên đọc như thế nào cho đúng.

Tên thương hiệu có thể dài, nhưng hãy tuân thủ nguyên tắc dễ đọc và dễ nhớ. Một tên thương hiệu dài nhưng dễ nhớ bao giờ cũng hiệu quả hơn một cái tên ngắn nhưng làm khó trí nhớ khách hàng. Có thể là tiếng nước ngoài hay tiếng Việt, nhưng tốt nhất là”viết sao đọc vậy”.

Nhìn những cái tên thương hiệu như Trung Nguyên, Hoàng Anh, … riêng việc phát âm sao cho đúng đã là thách thức với người nước ngoài. Hoặc một số tên thương hiệu nổi tiếng nước ngoài nhưng “hốc búa” như Bvlgari, Givenchy … luôn làm khách hàng cảm thấy bối rối khi muốn giới thiệu với bạn bè.

Một mẹo giúp tên thương hiệu dễ nhớ và dễ phát âm là nên chứa các nguyên âm o, i, e, a, và cách viết gần với cách phát âm nhất. Có thể lấy những cái tên thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Toshiba… làm minh chứng cho tính cân đối, dễ đọc và dễ nhớ .

Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm

Ví dụ như khách hàng có thể rất dễ nhận biết thương hiệu giáo dục khi dùng tên thương hiệu chứa “edu” như Hope Education, hay bất động sản thường gắn với “land” như Nova Land.

Chú ý phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Đây là yếu tố không thể bỏ qua của tên thương hiệu. Hình dung sẽ như thế nào nếu bạn dùng tên thương hiệu bằng tiếng Anh cho một sản phẩm nhắm vào phân khúc thị trường cấp thấp, lao động phổ thông? Hay sử dụng tên tiếng Việt cho một sản phẩm bạn sẽ tiêu thụ ở thị trường nước ngoài?

Khi đặt tên thương hiệu nên xác định rõ khách hàng mục tiêu cảu bạn là ai. Nếu bạn định hướng vào khách hàng lao động bình dân, nên chọn tên thương hiệu gần gũi, đơn giản và dễ nhớ nhất có thể. Nếu là sản phẩm trang sức, thời trang cao cấp, bạn nên nghĩ đến những cái tên thể hiện sự sang trọng và tính đẳng cấp của sản phẩm.

Tất nhiên, tên thương hiệu cần có khả năng thu hút khách hàng tiềm năng, tuy nhiên sẽ thật sai lầm khi khách hàng mục tiêu không thể biết đến tên thương hiệu của bạn.

Thể hiện sự khác biệt

Thương hiệu cũng là một trong những thành tố để cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt giống hay gần giống tên thương hiệu của đối thủ, nếu có thể nên hạn chế dùng những thành tố đã được đối thủ sử dụng.

Tất nhiên để quyết định thương hiệu có bị khách hàng lãng quên hay không phụ thuộc phần nhiều vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, đảm bảo 6 nguyên tắc đặt tên thương hiệu này giúp tiết kiệm chi phí marketing, đồng thời giúp thương hiệu của bạn “thân thiện” hơn với khách hàng.

7 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Chuyên Nghiệp

1. Bảo hộ được

Đây là nguyên tắc đặt tên thương hiệu quan trọng nhất. Tên thương hiệu dù có hay như thế nào nhưng không bảo hộ được thì rủi ro vô cùng lớn, dễ bị làm nhái. Trong trường hợp không thể tìm được tên khác phù hợp có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo).

2. Tên miền có sẵn

Đa phần tên thương hiệu đều được lấy để làm domain website. Trong thời đại internet như hiện nay, việc xây dựng website cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Vì vậy, nếu không thể đăng ký tên miền bạn cần cân nhắc sử dụng một cái tên khác cho thương hiệu của mình.

SUNOvn hỗ trợ tạo website bán hàng online chuyên nghiệp, tinh tế. Dữ liệu hàng hóa, đơn hàng tự động đồng bộ với website bán hàng trực tuyến và gian hàng facebook.

3. Đơn giản và dễ nhớ

Một trong những nguyên tắc đặt tên thương hiệu nhiều người phạm lỗi nhất là sự “đơn giản”. Tên có thể dài nhưng dễ nhớ, dễ đọc sẽ hiểu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ. Đừng buộc khách hàng phải ghi nhớ tên thương hiệu của bạn nếu nó quá phức tạp và khó đọc.

Dù đặt tên theo tiếng nước ngoài hay tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên thương hiệu sẽ trở nên dễ nhớ hơn khi chứa các nguyên âm o, a, i, e. Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn. Điển hình như tên các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Honda, Coca Cola, Amazon, Yamaha,…

4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về âm và nghĩa

Nhiều công ty lâm vào tình trạng khốn đốn vì tên thương hiệu mang ý nghĩa tiêu cực tại thị trường nước khác. Ngược lại, nhiều tên thương hiệu khi đọc thành tiếng dễ liên tưởng đến những ý nghĩa tiêu cực, nhạy cảm. Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda cho ra mắt dòng sản phẩm có tên gọi là Laputa tại Tây Ban Nha nhưng trong tiếng bản địa từ này có nghĩa là “gái mại dâm”.

5. Thể hiện đặc trưng ngành nghề và sản phẩm

Không nhất thiết tất cả tên thương hiệu đều phải thể hiện ngành nghề và sản phẩm. Tuy nhiên, đối với những thương hiệu nhỏ, chưa được biết rộng rãi thì đây là cách nhanh chóng nhất để khách hàng ghi nhớ và biết đến.

Yếu tố ngành nghề được thể hiện khá rõ trong tên thương hiệu các lĩnh vực như bất động sản gắn với “land” (Nova Land, Capitaland,…), ngành sữa gắn với “milk” (Vinamilk, TH True Milk,..).

6. Có sự khác biệt

Tên thương hiệu phải thể hiện được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Không nên đặt tên giống, na ná hoặc chứa các thành tố mà đối thủ đã sử dụng. Tên thương hiệu nên thể hiện được thuộc tính, đặc điểm nổi bật của sản phẩm nhằm gây dấu ấn mạnh mẽ với khách hàng.

7. Phù hợp với phân khúc thị trường và khác hàng mục tiêu

Khi đặt tên thương hiệu phải xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc thấp, trung bình hay cao cấp. Sẽ hoàn toàn thất bại nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.

Đối với phân khúc bình dân cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ phù hợp với thị hiếu khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể tiếp nhận dễ dàng. Nếu thương hiệu của bạn định vị tới phân khúc cao cấp thì tên thương hiệu cần tạo được cảm giác sang trọng, đẳng cấp.

(*) Nội dung tham khảo Group FB Quản trị và Khởi nghiệp 

6 Nguyên Tắc Vàng Khi Đặt Tên Thương Hiệu Thời Trang

Các nội dung chính [hide]

1.Tên thương hiệu là gì?

Tên thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand name. Tên thương hiệu (thường là danh từ riêng) được nhà sản xuất hoặc tổ chức áp dụng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể

Tên thương hiệu là một trong những quyết định không thể thiết trong quá trình tạo lập và xây dựng thương hiệu. Một cái tên hiệu quả sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện của mình trên thương trường, mà còn giúp khách hàng dễ gọi tên và mua sản phẩm mà nó có thể là công cụ để doanh nghiệp truyền thông dễ dàng và mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai.

2.Tên thương hiệu có vai trò gì?

Những lợi ích khi xây dựng tên thương hiệu

2.1.Xây dựng thương hiệu giúp khách hàng nhận diện sản phẩm

Thương hiệu ở đây không chỉ đánh giá qua một cái tên mà nó còn phụ thuộc vào logo và màu sắc đặc trưng, thương hiệu là tập hợp những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh lý tính và cảm tính

So sánh thương hiệu như một con người thì mỗi người đều có một cá tính, một ngoại hình, một phong cách ăn mặc, cách giao tiếp riêng, họ đều mang đến những giá trị riêng và những câu chuyện riêng của họ. Chính những điều này đã xác lập chúng ta là ai và với thương hiệu doanh nghiệp cũng như vậy

2.2.Thương hiệu kết nối cảm xúc với khách hàng

Xây dựng thương hiệu giúp bạn tạo niềm tin với thị trường mục tiêu, từ đó tạo ra lòng trung thành với thương hiệu. Hãy đặt những giá trị cảm xúc vào thương hiệu của bạn và truyền tải cảm xúc đó để khách hàng có thể cảm nhận được

2.3.Khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn

Một thương hiệu tốt sẽ dễ dàng đưa ra những lý do thuyết phục để chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó. Một công ty truyền tải thông điệp giá trị rõ ràng và thực sự hành động vì thông điệp đó sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành thật sự. Cũng giống như một sản phẩm phù hợp cùng với trải nghiệm thương hiệu tích cực sẽ giúp khách hàng sễ dàng lựa chọn hơn, bởi họ biết chính xác những gì họ sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng chúng tôi

Quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền

2.5.Tạo thuận lợi trong việc mở rộng thị trường

Thương hiệu mạnh có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiến lĩnh và mở rộng thị trường

3.Những nguyên tắc khi đặt tên thương hiệu

3.1.Tên thương hiệu cần ngắn gọn, đơn giản

Một quy luật chúng ta đều biết đó chính là “Less it more” – càng đơn giản, ngắn gọn thì người tiêu dùng càng dễ nhớ. Không chỉ riêng ngành thời trang mà tất cả các ngành khác đều vậy. Bạn có thể nhớ đến những cái tên nổi tiếng như Nike, Adidas, Dior, Apple… tên thương hiệu của họ đều không quá dài, tốt nhất là có 2 âm tiết.

Một phép so sánh có thể cho bạn thấy rõ điều này, một số thương hiệu khác sử dụng những cái tên dài khiến cho khách hàng khó nhớ và khó liên tưởng Morgan Stanley Dean Witter, Deloitte & Touche,… Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khách hàng có đến hàng triệu lựa chọn khác nhau, người thắng cuộc là người được khách hàng lựa chọn, càng đơn giản càng gây ấn tượng và dễ nhớ.

3.2.Có tính liên tưởng

Để cây dựng một thương hiệu độc đáo thì phải dựa theo những nguyên tắc sau

3.3.Tên thương hiệu tốt nhất nên có chức năng

Hãy xem xét chức năng hoặc dịch vụ cụ thể mà bạn muốn công ty của mình thực hiện.

Năm 1998, Marc Andreessen, người đồng sáng lập của Netscape, đang làm việc trên một dự án phần mềm tự do nguồn mở mới. Theo cuốn sách của Daniel Ehrenhaft “Marc Andreessen: Web Warrior”, Andreessen hài lòng với trình duyệt Mosaic của Netscape Navigator, nhưng chương trình vẫn không đủ nhanh hoặc đủ an toàn cho ý thích của anh. Vì vậy, Andreessen đã quyết định viết lại chương trình và tạo ra một “Godzilla” để xóa bỏ hoàn toàn bộ Internet cũ của mình. Năm 2002, Andreessen tung ra Mosaic-Godzilla – “Mozilla” – cho thế giới, và internet không bao giờ giống nhau nữa. Firefox, trình duyệt web hàng đầu của Mozilla, vẫn là một trong những trình duyệt web phổ biến nhất trên thế giới.

3.4.Vẽ lên một câu chuyện ấn tượng đằng sau cái tên

Người sáng lập ra thương hiệu thời trang Zara – ông Amancio Ortega (81 tuổi) – ban đầu đặt tên công ty của ông theo tên của bộ phim hài “Zorba the Greek” (1964), nhưng cái tên Zorba không kéo dài lâu.

Cửa hàng thời trang đầu tiên mà ông mở ra nằm tại thành phố La Coruña (Tây Ban Nha) hồi năm 1975, dù vậy, tên cửa hàng “Zorba” lại trùng với tên một quán bar nằm ngay gần đó. Lúc này, người chủ quán bar tới gặp Ortega bởi cho rằng hai tên cửa hiệu giống hệt nhau sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng và khó khăn cho việc kinh doanh của đôi bên. Cuối cùng, Ortega đành phải sắp xếp lại các chữ cái trong tên “Zorba” để tạo ra một cái tên mới gần nhất với tên gọi trước đó, và tên “Zara” ra đời từ đây.

3.5.Cái tên tạo ra ngôn ngữ riêng của thương hiệu

Tạo nên một từ không phải là cảm nhận cuối cùng; nó phải là lựa chọn đầu tiên. Những người sáng lập Zara, Google, Wechat, Chanel, Dior,.. họ không tìm thấy tên công ty của họ trong một cuốn sách, hoặc bất cứ nơi nào cho vấn đề đó, bởi vì họ chưa từng tồn tại trước đây

Kết hợp hai từ hoặc khái niệm. Đánh vần một từ không chính xác. Suy nghĩ vượt khuôn khổ. Khách hàng đánh giá cao các thương hiệu độc lập, mạo hiểm, cố gắng vượt xa chính mình khỏi cuộc thi đảm bảo an toàn. Vì vậy, hãy để các doanh nghiệp khác giải quyết các tên mô tả đơn giản. Phấn đấu trở nên khác biệt.

3.6.Sử dụng những chữ cái A, O, I trong tên thương hiệu

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những thương hiệu có chữ cái A, O, I trong tên thương hiệu thường được người tiêu dùng nhớ đến nhiều hơn. YAMAHA, HONDA, SUZUKI, GUCCI, CHANEL… và hàng loạt cái tên khác là ví dụ điển hình. Một vài giải thích cho thấy đây thực ra là một mánh khoé về tâm lí, rằng tâm lí con người sẽ thường nhớ tới những cái tên có những chữ cái A, O, I một cách dễ dàng hơn.

Dù có nắm trong tay 6 nguyên tắc này, bạn cũng không thể tự tin rằng mình sẽ có được một cái tên thương hiệu thành công. Bởi tên thương hiệu dù có tốt đến mấy nhưng cũng thể thành công được nếu bạn có những sản phẩm tồi. Do đó, tên thương hiệu nhất định phải tương xứng với những gì bạn đem đến cho khách hàng của mình. Không một cái tên thương hiệu nào không dở, tất cả tên thương hiệu đều đáng trân trọng như nhau, nhưng điều quan trọng là cái tên ấy có thực sự làm nên một thương hiệu tuyệt vời.

4.Những yếu tố cần chú ý đến tên thương hiệu

4.1.Nên đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện tại?

Khi lựa chọn tên thương hiệu, vấn đề cần chú ý đến đầu tiên chính là có cần thiết để đặt tên thương hiệu gắn với sản phẩm mới hay không? Nếu bạn có những sản phẩm mới thì lời khuyên là nên chọn tên thương hiệu khác biệt hẳn với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Trong trường hợp sản phẩm không mới thì lựa chọn tên thương hiệu nên cân nhắc tới yếu tố về việc đổi tên cho sản phẩm

Đặt những câu hỏi về lợi ích khi đặt tên thương hiệu

4.2.Các sản phẩm được gắn thương hiệu có định hướng kinh doanh quốc tế hay không?

Một thực tế chung hiện nay là đang có nhiều doanh nghiệp đang không chọn tên thương hiệu và có mối quan hệ và có khả năng kết nối, phát triển ra quốc tế. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho sau này doanh nghiệp khi thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hay thậm chí là cả thị trường để làm lại mục tiêu phát triển tra quốc tế. Vậy nên khi xây dựng một thương hiệu bạn phải tính toán kỹ về những chiến lược của mình

4.3.Tên thương hiệu có khả năng để được bảo hộ không?

Tên thương hiệu qua thời gian hoạt động của công ty, khi được khách hàng, đối rác biết đến và đang có vị trí đứng tốt trên thị trường cũng như đã được đăng ký bảo họ sẽ coi là tài sản của công ty. Vì thế khi chọn tên thương hiệu bạn cần tính toán để đảm bảo tên thương hiệu này sẽ được bảo hộ và coi đó là tài sản của doanh nghiệp

5.Đăng ký thương hiệu như thế nào?

Để đăng ký tên thương hiệu cho doanh nghiệp thì bạn cần chú ý những hồ sơ sau

-Cung cấp tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp giấy chứng nhận, logo công ty, thương hiệu

-Giấy phép đăng ký kinh doanh: 02 Bản sao y công chứng

-Mẫu logo thương hiệu: 11 mẫu. Logo có kích thước không nhỏ hơn 80 x 80mm. Một mẫu thương hiệu chuẩn mực bao gồm cả ba bộ phần cấu thành chính: Phần hình, Phần chữ, Phần Slogan

Mong rằng sau bài viết này từ Nhanh.vn – phần mềm quản lý bán hàng đa kênh , bạn có thể xây dựng cho thương hiệu của mình cái tên thật ấn tượng và thành công.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 9 Nguyên Tắc Đổi Tên Thương Hiệu trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!