Đề Xuất 3/2023 # Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết # Top 4 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 3/2023 # Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Trước đây, ba mẹ em có kinh doanh 1 quán chè. Đúng nghĩa bán chè để kiếm sống vì sự tiện lợi, cái gì cũng bán hòng khách đến tiện gì ăn nấy, lúc ấy khách chủ yếu là khách lâu năm (quán chè có từ 1987), nhưng ngày càng ít dần, hoàn toàn ko có giới trẻ đến ăn. Khi em về và quyết định cải tổ lại quán chè, em bắt đầu định hướng làm thương hiệu với tên tuổi rõ ràng, concept rõ ràng, có thiết kế có nội dung, các món được tập trung, bỏ bớt các món không đem lại doanh thu cao. Doanh thu tăng gấp đôi và khách hàng mới xuất hiện nhiều hơn, khách hàng là giới trẻ đến cũng nhiều. Đấy, thực tế nhà em cho thấy, dù là cửa hàng thức ăn vỉa hè hay đường phố nếu làm thương hiệu vẫn hơn. Khi đã có thương hiệu rồi thì Ít nhất khi bị thay đổi địa điểm sẽ vẫn giữ được lượng khách hàng cũ của mình”. (Đào Trang, 2018, Sài Gòn)

Câu chuyện trên phản ánh một góc của thực trạng “làm thương hiệu” của các doanh nghiệp. Sau gần 10 năm với nghề chuyên sâu tư vấn Chiến lược thương hiệu & nhận diện thương hiệu (đặt tên thương hiệu, viết slogan, thiết kế logo), tôi xin trình bày quan điểm cá nhân về đề tài này như sau.

Tuy nhiên một sản phẩm tốt không phải khi nào cũng có được thương hiệu tốt. Nguyên lý “brand is perceived by customers” – “thương hiệu được cảm nhận bởi khách hàng” sẽ không bao giờ thay đổi, cho dù thế giới chuyển từ cách mạng 1.0, 4.0 hay n.0.

Ba cấp độ làm thương hiệu sau đây sẽ mang lại các hiệu quả hình ảnh thương hiệu, theo đó là giá trị thương hiệu khác nhau. Một lưu ý quan trọng rằng các doanh nghiệp đạt ba cấp độ này đều có mẫu số chung là đều có chất lượng sản phẩm tốt. Nhưng chi phí & mức độ lan toả thương hiệu của họ khác nhau do cách làm và điểm xuất phát khác nhau.

Cấp độ 1

Chỉ lo sản xuất ra sản phẩm thật tốt & danh tiếng đến từ hữu xạ tự nhiên hương.

Nguồn lực tài chính, con người tập trung vào sản phẩm, không quan tâm điều gì khác.

Ta mở quán chè. Cốc chè của ta phải ngon hơn, khác lạ hơn, độc đáo về hương vị hơn quán đầu ngõ. Nếu không, ta chỉ bán được cho mấy nhà hàng xóm bên cạnh là cùng.

Vấn đề gặp phải của nhóm này đa số giống nhau một điểm như sau.

Đến sản phẩm mang đậm tính chất kỹ thuật như sơn còn như vậy, chúng ta sẽ hình dung được sản phẩm như chai nước khoáng, lon nước ngọt … vốn na ná nhau về chất lượng sẽ bị chi phối về marketing như thế nào. Marketing vốn là cuộc chiến về cảm nhận.

“Truyền miệng không thể một mình thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ truyền tải thông điệp của Starbucks được nữa. Chừng nào chúng tôi không nói rõ mình đại diện cho cái gì, sẽ còn chỗ cho những hoài nghi” – CEO của Starbucks.

Cấp độ 2

Làm thương hiệu chất thực sự, nhưng kinh doanh đi trước, thương hiệu theo sau; không chạy song mã từ đầu.

Các doanh nghiệp này tập trung vào kinh doanh một thời gian dài, sau khi thành công rồi mới quay lại chuẩn hoá về thương hiệu.

Có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn hơn nhiều cũng làm tương tự thế này. Làm, sai, điều chỉnh. Tái cấu trúc cơ cấu sản phẩm, ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu. Thu hẹp để mở rộng. Tôi hay gặp và nghe anh chị doanh nghiệp tâm sự: tôi chẳng biết gì về thương hiệu đâu, cứ thay đổi tốt hơn để bán nhiều hàng hơn thôi.

Thực ra họ đang branding khá bền vững – thương hiệu lấy nền tảng kinh doanh làm lõi. Tập trung ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu với nhóm sản phẩm chiến lược. Các chuyên gia Tây ta gọi đó là Brand positioning – định vị thương hiệu.

Khách hàng của chúng tôi là nhóm doanh nghiệp này khá đông: FPT, Sunhouse, Nguyễn Kim, Minh Long, Kids Plaza, Red Sun, Vodka Men, La Siesta … đều là những doanh nghiệp chuyên nghiệp, chỉn chu sản phẩm và các founders có tiếng về tâm huyết và tài năng.

Cấp độ 3

Làm chuẩn từ gốc & biết rõ mục đích, phương pháp ngay từ khi khởi nghiệp.

Cách làm này có mấy ưu điểm rõ ràng sau:

Nội bộ tổ chức từ lãnh đạo đến các bộ phận chức năng (nhất là phòng marketing) hiểu rõ con đường đi từng giai đoạn của lộ trình xây dựng thương hiệu. Không có những hiểu lầm, tranh cãi nội bộ về cách thức & mục tiêu triển khai.

Mọi hoạt động tác nghiệp đều xoay quanh một big idea lớn về hình ảnh thương hiệu cần đạt tới.

Các doanh nghiệp cấp độ 3 mà chúng tôi đã triển khai có thể nhắc đến gồm VietJetAir, khu đô thị Sala, Kangaroo, Karofi, dự án biệt thự sinh thái Casamia ở Hội An, Vntrip, Tôm Bắc Cực, yến sào Phú Yên v.v… lớn bé đủ cả.

Cả 3 cấp độ branding trên khác nhau về điểm xuất phát và hiệu quả. Giống nhau về phương châm hành động – lấy sản phẩm & năng lực lõi của doanh nghiệp làm gốc. Sự nghiêm túc của doanh nghiệp cho ra sản phẩm tốt cho xã hội. Cách làm thương hiệu bài bản kết hợp một sản phẩm tốt sẽ sản sinh ra những thương hiệu mạnh, thậm chí một lovemark cho xã hội, cho địa phương, cho quốc gia. Những quốc gia phát triển luôn có những thương hiệu mạnh mang tính toàn cầu, những thương hiệu có hàm lượng brand equity (giá trị thương hiệu) nghiêng về giá trị vô hình lớn hơn tỷ lệ giá trị chức năng hữu hình.

Đức Sơn – CEO of Richard Moore Associate

Kinh Nghiệm Đặt Tên Công Ty Từ Các Thương Hiệu Hàng Đầu

Adobe – tên công ty này lấy từ Adobe Creek, là tên con sông gần nhà của người sáng lập John Warnock. Adidas – là tên của người sáng lập công ty Ali Dassler. Ông chủ công ty không muốn dùng đầy đủ tên của mình. Tên ông là Adolf. Apple – là thứ quả yêu thích của người sáng lập công ty Steve Jobs (nó là trái cấm vườn địa đàng). Suốt ba tháng trời đi tìm một tên gọi mà chưa được, một hôm Steve Jobs đưa ra cho đồng sự tối hậu thư: “Tôi sẽ gọi công ty Apple, nếu 5 giờ sáng mai các anh không có đề nghị nào hay hơn”. Apples Macintosh – tên một loại táo có khắp thị trường nước Mỹ từ ngày đấy. Canon – dựa theo Kwanon, nghĩa là Phật Quan âm (tiếng Anh: Buddhistic Goddess of Mercy), nhưng để tránh sự phản đối của các tổ chức tôn giáo, được viết thành Canon. Casio – được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao. Cisco – viết tắt từ San Francisco. Compaq – com và paq (một chi tiết kết nối). Corel – dựa theo tên người sáng lập công ty, Michael Cowpland. Giải mã từ: COwpland REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm khảo cứu của ông Cowpland). Daewoo – nhà sáng lập công ty Kim Wo Chong gọi tên công ty của mình rất khiêm tốn: “Đại Hoàn vũ”. Tiếng Việt nghe như Đê-U-u… Fuji – núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất nước Nhật. Google – tên này từ Googol, có nghĩa là số 1 với 100 số không. Từ “A Google” được ghi trong tấm ngân phiếu của người sáng lập đầu tiên gửi các đồng sự của mình. Thế rồi tất cả nhất trí gọi hệ thống tìm kiếm như vậy. HP (Hewlett-Packard) – cả hai nhà sáng lập công ty Bill Hewlett và Dave Packard đã quyết định tung đồng xu để xác định tên ai đứng trước. Và như chúng ta đã biết, Bill may mắn hơn. Hitachi – tiếng Nhật nghĩa là “Mặt trời mọc”. Honda – được đặt theo tên người sáng lập Soichiro Honda. Honeywell – được đặt theo tên người sáng lập Mark Honeywell. Hotmail – Jack Smith và Sabeer Bhatia quyết định chọn từ này vì trong nó có cả các chữ HTML (ngôn ngữ của trang web). Hyundai – tiếng Hàn nghĩa là “Đương thời”. IBM – International Business Machines. Intel – Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty là Moore Noyce nhưng lúc đó đã có mạng lưới cửa hàng tồn tại. Bởi vậy, cả hai người quyết định dừng lại ở chữ viết tắt của INTegrated Electronics. Kawasaki – được đặt theo tên người sáng lập Shozo Kawasaki. Kodak – k là chữ cái yêu thích nhất của George Eastman, người sáng lập công ty này. Ông ta đi tìm một từ mà bắt đầu và kết thúc bằng k. Mặt khác, chữ k trong bảng an-pha-bê của tất cả các ngôn ngữ (trừ các ngôn ngữ tượng hình) đều viết giống nhau. Và một điều nữa, khi ta chụp ảnh thì tiếng máy ảnh nghe như: cô-ô-đắc (Kodak). Konica – trước đây có tên là Konishiroku Kogaku. LG – là hai chữ cái đầu của các brand-name: Lucky và Goldstar. Lotus – người sáng lập công ty này Mitch Kapor tập thiền. Từ đó công ty lấy tên theo một kiểu ngồi thiền. Microsoft – MICROcomputer SOFTware. Đầu tiên viết Micro-Soft. Sau đó người ta bỏ đi dấu gạch ngang. Mitsubishi – do người sáng lập, ông Yataro Iwasaki nghĩ ra năm 1870. Từ này theo tiếng Nhật có nghĩa là “Ba viên kim cương”. Motorola – người sáng lập, ông Paul Galvin nghĩ ra tên này khi công ty của ông bắt đầu sản xuất đài (radio) cho xe ô tô. Các công ty cung cấp phụ tùng thời đó đều có tên kết thúc bằng chữ “ola”. Nabisco – đầu tiên là The NAtional BISCuit Company, từ năm 1971 đổi thành Nabisco. Nikon – đầu tiên là Nippon Kogaku, nghĩa là “quang học Nhật Bản”. Nintendo – bao gồm ba từ Nhật Nin-ten-do, có nghĩa là “trời xanh cảm tạ công việc nặng nề”. Nissan – trước kia có tên là Nichon Sangio, nghĩa là “công nghiệp Nhật Bản”. Nokia – đầu tiên là một nhà máy chế biến đồ gỗ, sau đó sản xuất cả những sản phẩm từ cao su ở thành phố Nokia, Phần Lan. Novell – do vợ của George Canova, người đồng sáng lập công ty nghĩ ra. Cô này đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng “Novell”, tiếng Pháp nghĩa là “mới”. Oracle – những nhà sáng lập, Larry Ellison và Bob Oats thực hiện một dự án cho CIA, mật mã của dự án này là Oracle. Sau đó dự án bị hủy nhưng cái tên thì vẫn còn lại. Sanyo – tiếng Hán nghĩa là “ba đại dương”. SAP – “Systems, Applications, Productss in Data Processing”, do 4 người trước đây làm cho hãng IBM thành lập. Cả bốn người cùng làm ở nhóm Systems/Applications/Projects. SCO – xuất phát từ: Santa Cruz Operation. Siemens – do Werner von Siemens thành lập năm 1847. Sony – từ tiếng Latin “Sonus”(âm thanh), còn sonny nghĩa là cô bé (tiếng lóng). Subaru – là tên một chòm sao. SUN – là công ty phần mềm do 4 cựu sinh viên Đại học Stanford sáng lập. SUN là viết tắt của Stanford University Network. Suzuki – được đặt theo tên người sáng lập Michio Suzuki. TDK – Tokyo Denki Kogaku. Toshiba – là tên ghép của hai công ty hợp nhất Tokyo Denki (Tokyo Electric Co) và Shibaura Seisaku-sho (Shibaura Engineering Works). Toyota – được đặt theo tên người sáng lập Sakichi Toyoda. Sau đó đổi sang Toyota cho dễ nghe hơn. Toyota bằng tiếng Nhật gồm 8 chữ cái (số 8 là con số may mắn của người Nhật). URSA – là công ty Sao Đại Hùng (URSA – MAJOR là chòm sao Đại Hùng bằng tiếng Anh). Một cách gọi khác: United Recources of Sea Association. Công ty 100% vốn nước ngoài này đặt ở Cam Lâm, Khánh Hòa. Xerox – tiếng Hy Lạp: xer – nghĩa là khô. Nhà phát minh Chester Carlson muốn lấy tên là “khô” bởi vì vấn nạn của máy photocopy thời đó là “ướt”. Yahoo – từ này do nhà văn Jonathan Swift nghĩ ra trong cuốn Những cuộc phiêu du của Gulliver (Gulliver’s Travels). Những nhà sáng lập công ty, Jerry Yang và David Filo chọn tên này vì họ tự coi mình là những Yahoo. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng giải mã tên này là: Yet Another Hierarchical Officious Oracle (nghe có vẻ như: “Thêm một hệ thống tìm kiếm xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc”). 3D – Minnesota Mining and Manufacturing Company.

– STC – công ty sách và thiết bị trường học thường được đọc là sờ – ti – cô. Một giả thiết khác: Sáng Tác company của FPT, gắn liền với văn hóa sờ-ti-cô của “sách đỏ FPT” làm xôn xao dư luận một thời. – Nói chung, danh sách các công ty lớn của Việt Nam (và thế giới) sẽ còn tiếp tục được bổ sung. Mong được quí bạn đọc cùng góp sức.

(ST)

Chuyên gia số 1 về đặt tên thương hiệu

Đặt Tên Thương Hiệu Chuỗi Siêu Thị Nội Thất Cao Cấp

Trong dự án này Sao Kim thực hiện việc sáng tạo thương hiệu giúp tái định vị một công ty phân phối nội thất địa phương trở thành thương hiệu của một chuỗi siêu thị nội thất cao cấp. Công việc bao gồm từ đặt tên công ty, sáng tác slogan, thiết kế logo & hệ thống nhận diện thương hiệu.

Bối cảnh dự án

Khách hàng của chúng tôi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm nội thất bao gồm: nội thất gia đình, thiết bị vệ sinh, thiết bị chiếu sáng … Doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường địa phương các tỉnh Đông Bắc với thời gian hoạt động trên 20 năm.

Việc mở rộng quy mô và phạm vi thị trường khiến doanh nghiệp băn khoăn khi sử dụng thương hiệu cũ cho các siêu thị nội thất lớn, hiện đại và cao cấp. Cái tên “Dũng Hà Plaza” không còn thích hợp với hoạt động kinh doanh mới và đó là lý do cần thay đổi thương hiệu cũng như một cơ hội làm mới mình của doanh nghiệp.

Giải pháp và kết quả

Đặt tên công ty

Chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích thị trường nhằm xác lập định vị thương hiệu cho thương hiệu mới. Qua đó hình thành nên các tiêu chí cơ bản cho thương hiệu mới như “hiện đại”, “sang trọng”, “dịch vụ cao cấp” …

Bước tiếp theo tên thương hiệu được đề xuất. Molux là từ ghép của Modern (hiện đại) và Luxury (sang trọng) một cách diễn đạt vừa “vừa khít” với đặc trưng thương hiệu vừa giúp tạo ra một thương hiệu mới hấp dẫn kỳ lạ. Để đăng ký tên cho pháp nhân mới, chúng tôi đề xuất tên công ty là “Công ty TNHH Molux Việt Nam”, trước mắt với 02 chi nhánh “Molux Hạ Long” và “Molux Hà Nội”.

Nhằm làm sâu sắc thêm định vị thương hiệu nội thất cao cấp, chúng tôi đề xuất slogan “Trải nghiệm tiện nghi” cho Molux.

Trải nghiệm tiện nghi cuộc sống vốn là mong ước của tất cả chúng ta. Slogan này đã chạm đến được những khát khao của khách hàng chỉ bằng một cụm từ ngắn gọn. “Trải nghiệm” ở đây không phải là “nhìn qua” mà là “thực sự sống trong nó” là một lợi ích hấp dẫn có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng khi đến với Molux. Hơn nữa khi gắn Molux ( nội thất hiện đại – sang trọng) với khía cạnh “tiện nghi” mà slogan đề cập đến thương hiệu sẽ có được một liên kết toàn diện: sang trọng – hiện đại – tiện nghi.

Thiết kế logo & nhận diện thương hiệu

Ý tưởng chính của logo là cách điệu 2 chữ cái đầu của tên thương hiệu M và L đại diện cho Mordern (hiện đại) và Luxury (sang trọng) để tạo ra chữ hình ảnh chữ cái X (Unique, Different – Độc đáo, khác biệt). Và qua đó thể hiện thông điệp phong cách hiện đại và sang trọng đã tạo ra sự khác biệt, độc đáo cho thương hiệu và đem lại giá trị cho người sử dụng.

Logo sử dụng font chữ không chân, với khẩu độ rộng tạo cảm giác hiện đại và độc đáo. Các đường bo tròn của font chữ làm tăng chất mỹ thuật của một thương hiệu nội thất cao cấp.

Nhận diện thương hiệu

Share your mind

Nguồn Bài viết:

Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Hotline: 0964.699.499     Email: contact@saokim.com.vn

Điều Kiện Về Đối Tượng Kinh Doanh Và Đặt Tên Doanh Nghiệp Khi Làm Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp

Bạn chưa nắm rõ các quyền lợi nhận được, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện và các điều cấm trong việc thành lập công ty ? Bạn đang tìm một bên tư vấn một cách nhanh nhất và chính xác nhất và những điều khoản mới nhất của luật doanh nghiệp hiện nay? Hay đơn giản bạn muốn tìm bên cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp giúp bạn làm những điều đó? Nếu bạn đang có những thắc mắc trên thì bài viết này sẽ rất hữu ích với bạn đấy. Trong bài viết này Luật Thái An sẽ làm rõ các điều kiện về đối tượng kinh doanh và đặt tên cho doanh nghiệp trong việc hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện về đối tượng kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Đối với chủ các doanh nghiệp là công dân Việt Nam hoặc chủ là người nước ngoài định cư sinh sống tại Việt Nam, điều kiện về đối tượng kinh doanh là:

– Các doanh nghiệp .

– Các tổ chức , cơ quan hay cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .

Đối với chủ doanh nghiệp là thương nhân người nước ngoài có quốc tịch thuộc các nước thành viên WTO, được phép thành lập doanh nghiệp sau:

– Thành lập doanh nghiệp, công ty liên doanh tại Việt Nam.

– Công ty có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài.

– Doanh nghiệp, công ty thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam.

Điều kiện về tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

Tên của các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

– Loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên , công ty cổ phần, công ty hợp doanh , công ty tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (áp dụng điều 38 trong luật doanh nghiệp).

– Tên riêng của doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên tất cả các loại giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành nội bộ cũng như phát hành ra bên ngoài.

Cần lưu ý một số điều cấm trong việc đặt tên cho một doanh nghiệp:

– Không được đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Không được sử dụng những từ ngữ vi phạm văn hóa, truyền thống , thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

– Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty. Tuy nhiên nếu có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó thì vẫn có thể sử dụng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Cấp Độ Làm Thương Hiệu – Đã Kinh Doanh F&Amp;B Thì Chủ Quán Nào Cũng Nên Biết trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!