Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Đặt Tên Công Ty Theo Địa Danh Và Ngành Nghề Hay – Case Study mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Năm 1997, một doanh nghiệp chế biến dừa ra đời tại trung tâm dừa Đồng Gò, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre mang tên gọi Công ty TNHH Chế Biến Dừa Lương Quới. Dừa Lương Quới là một thương hiệu vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày hôm nay. Với hơn 20 năm hoạt động, công ty luôn có những cải tiến mới nhất về máy móc, thiết bị và công nghệ để nâng cao giá trị kinh tế của trái dừa địa phương. Hiện, Dừa Lương Quới đã đưa ra thị trường hơn 51.000 tấn sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn và được xuất khẩu đến 30 quốc gia trên thế giới. Công ty này là một ví dụ điển hình về cách đặt tên theo ngành nghề hay và cực kỳ gần gũi. Dừa Lương Quới sử dụng đúng với cái tên sản phẩm mà mình kinh doanh, được gắn thêm tên địa danh nơi sản phẩm ra đời để khi mang đến bất cứ đâu, khách hàng cũng có thể nhận ra đó là sản phẩm của quê hương Lương Quới – Giồng Trôm – Bến Tre.
Cách đặt tên công ty hay theo địa danh – Đà Lạt Ecofarm
Theo chia sẻ từ chị Hồ Ngọc Trâm – Nhà sáng lập Đà Lạt Ecofarm thì cái tên này mang ý ngĩa là “Nông trại sinh học”. Mong muốn của Đà Lạt Ecofarm là một nông trại trồng rau củ quả hữu cơ vi sinh và nói không với phân hóa học. Đà Lạt Ecofarm cũng mang tên địa danh là vùng đất Đà Lạt – Lâm Đồng. Theo chị Trâm, cái tên công ty của chị không cần thiết quá cầu kỳ và khó đọc khó nhớ. Đà Lạt Ecofarm hướng đến sự đơn giản để khách hàng dễ hình dung mình ở đâu, mình đang kinh doanh trong lĩnh vực nào. Tiếp theo, khi đặt tên chị cũng quan tâm là cái tên gọi có được tỉ lệ tìm kiếm cao hay không. Ví dụ từ ECO hay từ Farm đều có lượng tìm kiếm cao nên khách hàng rất dễ dàng tìm được. Ngoài ra, chị còn cho biết logo công ty của mình không nhất thiết lấy 1 sản phẩm vì công ty có thể có nhiều sản phẩm. Hiện Đà Lạt Ecofarm sở hữu thương hiệu Dưa Lưới Surifarm (SUNNY + RICH là tên viết tắt từ tên tiếng Anh của chị Trâm và Rich là sự giàu có) cùng với Chuỗi Thực Phẩm Tươi Mỗi Ngày Chợ Phố (Chợ trên con phố Hoàng Văn Thụ). Theo chị Trâm, có được một cái tên hay và một logo ý nghĩa sẽ giúp công ty được biết đến nhiều hơn và dễ dàng tạo dựng được danh tiếng sau này.
Công Bố Top 10 Công Ty Uy Tín Ngành Thực Phẩm
Ngày 31/10/2018, Vietnam Report và VietNamNet chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2018.
Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống năm 2018được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học vàkhách quan. Các công tyđược đánh giá, xếp hạng dựa trên3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chínhnăm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động,hiệu quả sử dụng vốn,… ); (2) Uy tín truyền thôngđược đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sátngười tiêu dùngvề mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty;Khảo sátchuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2018 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2018,…
Danh sách Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2018 – nhóm ngành: Đường, sữa, bánh kẹo
Danh sách Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2018 – nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn,…
Danh sách Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2018 – nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh
Bức tranh toàn cảnh ngành thực phẩm – đồ uống Việt Nam năm 2018
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng. Chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm trước (theo GSO).
Số liệu khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra rằng, thực phẩm – đồ uống hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu).
Hình 1: Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam
Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng, ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. BMI dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 – 2019, trong đó khả năng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ ba Châu Á.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp – nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng, và là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm – đồ uống tiềm năng trong khu vực.
Bia, đồ uống không cồn và thực phẩm là 3 nhóm tăng trưởng nhanh nhất trong ngành FMCG (Ngành hàng tiêu dùng nhanh)
Hình 2: Đóng góp và tăng trưởng giá trị của một số nhóm trong ngành FMCG
Về tiềm năng xuất khẩu, đa số chuyên gia được Vietnam Report hỏi đều cho rằng, Việt Nam hiện đã có những doanh nghiệp tương đối mạnh, có tên tuổi, có sức cạnh tranh, thường xuyên dẫn đầu tại thị trường trong nước, đủ cơ sở để xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, khi thời điểm Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) sắp đi đến ký kết chính thức, các doanh nghiệp đều đặt kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn để thương hiệu Việt xuất hiện tại nhiều quốc gia hơn trên thế giới. Thủy sản, cà phê, bánh kẹo được dự đoán sẽ là 3 ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong thời gian tới.
Hoạt động M&A trong ngành thực phẩm – đồ uống cũng diễn ra rất sôi động trong thời gian qua, cả về số lượng và chất lượng, tạo nên những “ông lớn” của ngành thực phẩm – đồ uống, điển hình như Masan, Thành Thành Công, Kido, Pan Group… Các tên tuổi lớn trong ngành FMCGđến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và công nghệ cũng tích cực đầu tư vào Việt Nam. Theo nghiên cứu của BMI, cơ hội đầu tư cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, đặc biệt trong ngànhđồ uống, thực phẩm chế biến và sữa.
Nhận diện các thương hiệu uy tín ngành thực phẩm – đồ uống giai đoạn 2017-2018
Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report được thực hiện trong tháng 9/2018 đã điểm mặt một số thương hiệu tiêu biểu được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất (phân theo nhóm sản phẩm) bao gồm: Vissan (Thực phẩm tươi sống), mỳ Hảo Hảo (Thực phẩm ăn liền), Nam Ngư (Gia vị), Simply (Dầu ăn), Vinamilk (Sữa), Bibica (Bánh kẹo), Heineken (Bia rượu), Pepsi (Nước ngọt), Lavie (Nước khoáng), G7 (Cà phê).
Hình 3: Các thương hiệu thực phẩm – đồ uống được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất năm 2018 (phân theo nhóm sản phẩm)
Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là “an toàn” khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng “tốt nhất” là trên 20%. Trong ngành thực phẩm – đồ uống, hiện có khoảng hơn 40% số doanh nghiệp đạt mức 10% này.
Hình 4: 10 doanh nghiệp có tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực/tiêu cực cao nhất trên truyền thông trong giai đoạn từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018
Nhìn chung, không chỉ các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm – đồ uống mà phần đông các doanh nghiệp Việt đều khá dè dặt với truyền thông bởi thiếu khả năng kiểm soát thông tin. Đây cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện đại và thông tin đa chiều như hiện nay.
Ba xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng thực phẩm – đồ uống mới
Thứ nhất, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên,hữu cơ (organic)
Trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, vàsẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn cho bữa ăn hàng ngày. Hơn 86% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thời gian qua, có khá nhiều công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt có cả sự tham gia của những các ông lớn ngành bán lẻ (với lợi thế sẵn có các kênh bán hàng: siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…)
Thứ hai, tái định nghĩa lại thực phẩm tiện lợi
Trong cuộc sống hiện đại, quan điểm về gia đình, đặc biệt ở khu vực thành thị đã có sự thay đổi: số lượng người trong một gia đình thường chỉ có 4-5 người, tỷ lệ người sống độc thân tăng…, do đó nhu cầu với nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh cũng có sự khác biệt so với trước đây.
Để phục vụ cho các đối tượng này, các công ty thực phẩm – đồ uống đã thay đổi quy cách và trọng lượng hàng hóa đóng gói sản phẩm nhỏ, sử dụng phù hợp với nhu cầu của cá nhân và dễ dàng mang theo sử dụng trên đường đi. Ngoài ra, các công ty cũng hướng tới cung cấp các Bữa ăn tươi (ready meals)nhằm mang đến cho người tiêu dùng không chỉ là những sản phẩm đóng gói/ ăn liền khô, mà còn là những sản phẩm tươi, ngon, bổ dưỡng, an toàn và tiện lợi.
Thứ ba, công nghệ làm thay đổi trải nghiệm ẩm thực của người tiêu dùng
Giới trẻ Việt Nam đa phần là những bạn trẻ năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả đề được thưởng thức các loại thực phẩm – đồ uống ngon và lạ. Cùng với sự phát triển của công nghệ, họ có thể dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất, hot nhất qua mạng xã hội vàđặt hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống (Foody), giao đồ ăn (deliveryNow) và đặt bàn (TableNow)… khiến thị trường ẩm thực trở nên sôi động hơn. Theo nhận định của Nielsen, thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên mạng nhiều nhất trong năm 2017.
Đối với các công ty sản xuất, họ cũng qua đó nắm bắt được xu thế tiêu dùng thực phẩm- đồ uống để đa dạng hóa và cải thiện các dòng sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng hiện đại (ví dụ: trà sữa đóng gói, ngũ cốc ăn liền…)
Rõ ràng rằng, cơ hội để phát triển của các thương hiệu thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam là rất lớn. Khi các doanh nghiệp nước ngoài tích cực có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích. Song song với đó, tính cạnh tranh được đẩy lên, một mặt kích thích các doanh nghiệp trong nước thích nghi đổi mới để hòa vào “sân chơi” thương mại chung. Tuy nhiên, một thương hiệu mạnh là chưa đủ, đó còn phải là một thương hiệu uy tín. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống cần đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá và phát triển hình ảnh và ghi tên mình trên bản đồ thực phẩm – đồ uống thế giới.
Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm – đồ uống là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report được công bố từ năm 2017. Từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) để tính điểm uy tín của các doanh nghiệp trên truyền thông. Kể từ đó đến nay, nhiều bảng xếp hạng Top 10 thuộc các ngành trọng điểm và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cũng đã được định kỳ công bố thường niên như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dược, Du lịch, Doanh nghiệp niêm yết.
Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của các công ty thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.
Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về ngành thực phẩm – đồ uống được đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018. Tổng số có 1.375 bài báo, với tương ứng 2.996 coding unit (đơn vị mã hóa) được đánh giá theo cấp độ câu chuyện (story – level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường… tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức – khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).
Vietnam Report
Cách Đặt Tên Công Ty Hay Và Đúng Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
Tên công ty quan trọng ra sao?
Tên công ty không chỉ xuất hiện trên các hồ sơ, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp mà nó còn là bộ mặt, là đại diện cho doanh nghiệp. Với một tên công ty hay, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn sẽ có tác dụng rất lớn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với 1 tên công ty hay, ý nghĩa, các công việc như: marketing, truyền thông hay đơn giản là kể 1 câu chuyện về thương hiệu sẽ rất dễ dàng. Tên công ty thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp là điều mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng mong muốn. Vậy, cách đặt tên công ty hay là như thế nào?
Cách đặt tên công ty hay
Để có một tên công ty hay, có rất nhiều cách và nhiều hướng suy nghĩ. Nhưng trong nội dung bài viết này, Ketoanmvb chỉ mách bạn một số mẹo khi lựa chọn tên doanh nghiệp.
Thứ 1: Nên chọn tên dễ nhớ, dễ phát âm, ấn tượng
Thứ 2: Nên chọn tên có gắn với yếu tố nhắc nhớ, sang trọng, đẹp và có ý nghĩa tích cực. Ví dụ: Venus Spa, Ánh Ban Mai, Bình Minh,…
Thứ 3: Tên riêng của công ty chỉ nên có từ 2-4 chữ (2-3 chữ là tốt nhất) và từ 2 – 4 âm đối với tên công ty đặt theo tiếng Anh.
Thứ 4: KHÔNG dùng các từ tối nghĩa, có ý nghĩa xúc phạm, tục tĩu hay tiếng lóng
Thứ 5: Chú ý về chính tả vì tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.
Cách đặt tên công ty đúng
Tên doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự chủ (tự đặt) không phải đảm bảo không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác(Căn cứ khoản 1 điều 39 Luật Doanh Nghiệp 2014)
TÊN CÔNG TY = LOẠI HÌNH CÔNG TY + TÊN RIÊNG
Như vậy, có thể thấy, một tên công ty đúng và hoàn chỉnh, sẽ bao gồm 2 thành tố: “loại hình công ty” và “tên riêng” của công ty. có những loại hình công ty và cách viết như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, sẽ được viết như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”
Công ty cổ phần, sẽ được viết như sau: “Công ty Cổ Phần” hoặc”Công ty CP”
Doanh nghiệp tư nhân, sẽ được viết như sau: “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”
Công ty hợp danh, sẽ được viết như sau: “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD”
thì doanh nghiệp có thể đặt theo ý muốn của mình nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu (Theo điểm b, khoản 1, điều 39 Luật Doanh nghiệp)
Tên tiếng nước ngoài: (tên tiếng Anh đang được sử dụng đa số) khi dịch sang tiếng nước ngoài, có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng
Tên viết tắt: của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ về cách đặt tên doanh nghiệp đúng và đầy đủ 3 yếu tố: tên doanh nghiệp, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán MVB
Tên tiếng nước ngoài: MVB ACCOUTING SERVICE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: MVB ACC CO.,LTD
Điều cấm trong khi đặt tên công ty
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Danh Sách Tên Công Ty Hay
Đặt tên cho công ty hay đặt tên cho một sản phẩm mới là vấn đề hết sức đau đầu với các nhà kinh doanh. Thực tế cho thấy có những cái tên tưởng chừng như hay và hiệu quả tuy nhiên lại không đem lại thành công cho doanh nghiệp nhưng cũng có những cái tên rất đơn giản nhưng lại chiếm được cảm tình của khách hàng và đối tác. Vậy đặt tên công ty thế nào cho hay, cho ý nghĩa mà đem lại thành công cho doanh nghiệp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé?
Với một doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, việc đặt tên công ty phù hợp với ngành nghề kinh doanh và sản phẩm sẽ đem lại cho khách hàng một cái nhìn rõ ràng hơn về doanh nghiệp.
Ví dụ như thương hiệu LeCon Seafoods với đặc sản là sản phẩm Tôm nước lạnh, khi mới gia nhập vào thị trường hải sản Việt Nam đã sử dụng cụm từ “seafoods” thể hiện rõ mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh là những sản phẩm hải sản như tôm, ốc, mực,..
Hay như start-up ViCare là môt doanh nghiệp mới trong lĩnh vực về y tế, tên công ty là từ ghép giữa hai từ “Vietnam” và “care” (chăm sóc) thể hiện rõ ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của người Việt.
Do vậy, trừ những công ty lớn trên thế giới với những thương hiệu nổi đình đám như Apple hay Google với tên công ty hoàn toàn khác xa sản phẩm kinh doanh hoặc không có ý nghĩa cụ thể nào, thì một doanh nghiệp mới bắt đầu bước chân vào thị trường, hãy sử dụng những tên công ty có khả năng gợi nhắc khách hàng đến những sản phẩm và ngành nghề mà công ty mình kinh doanh.
Cách dễ dàng nhất là lựa chọn những đặc điểm then chốt của sản phẩm, cùng bàn luận với ban lãnh đạo công ty để có thể tìm ra được những cái tên phù hợp và hiệu quả nhất. Sau khi lựa chọn được một cái tên ưng ý, việc tiếp theo cần làm là dự tính những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà có thể có sau khi cái tên đó xuất hiện trên thị trường.
Ngoài ra, trước khi một cái tên được lựa chọn chính thức, doanh nghiệp cần phải dự báo trước được xem liệu cái tên có thể gây ra được tiếng vang như thế nào trên thị trường. Ngoài ra, cái tên có phù hợp với thông điệp sản phẩm hay định hướng của tổ chức hay không. Cuối cùng là tên gọi công ty phải có tính độc quyền và có thể bảo hộ được về mặt pháp lý.
12 loại tính cách thương hiệu cần xem xét để tăng cường sự nhận diện
Công ty thiết kế thương hiệu
Thiết kế logo đẹp và phần mềm thiết kế logo
Xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp
Thật khó cho doanh nghiệp để tổng kết tất cả những sứ mệnh, mục đích, mong muốn của mình trong một cái tên ngắn gọn. Đó là một công việc khó nhằn, tuy nhiên vẫn có những chủ doanh nghiệp thành công trong thực hiện điều này.
Năm 2015, Google khiến cả thế giới bối rối khi ra mắt công ty mang tên “Alphabet”. Càng tăng thêm sự bối rối này chính là lời giải thích thêm của cựu CEO Eric Schmidt khi nói rằng công ty này sẽ bao gồm 26 công ty con khác nữa, đúng như tên gọi của công ty là Alphabet (bảng chữ cái tiếng Anh bao gồm 26 ký tự).
Đây là một hãng đệm được ra mắt vào năm 2016. Đúng như tên gọi của mình, sản phẩm của Loom & Leaf (khung cửi và chiếc lá) hướng tới sự thân thiện với thiên nhiên và hòa hợp với môi trường sinh thái. Sự đồng âm trong tên gọi còn gợi liên tưởng dễ nhớ cho khách hàng, đồng thời thể hiện được sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Đây là một doanh nghiệp khởi nghiệp có trụ sở tại Mumbai, với vai trò kết nối các bậc cha mẹ muốn tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc thai sản và chăm sóc trẻ tốt nhất tại địa phương. Chakra là một từ trong tiếng Sanskrit mô tả bánh xe năng lượng lưu thông khắp cơ thể.
Khi oDesk và Elance, hai trang web nổi tiếng thế giới về việc làm cho dân freelance (những người làm việc tự do) vào năm 2015, nó quyết định lấy tên thành Upwork. Với ý tưởng sự hợp nhất để nâng cao chất lượng cũng như số lượng công việc, cái tên Upwork đã thể hiện thành công và độc đáo ý tưởng này.
Để sử dụng dịch vụ đặt tên thương hiệu, đặt tên công ty, sáng tạo logo, slogan, hãy liên hệ ngay những công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu để được tư vấn và trợ giúp miễn phí.
Thông tin Sao Việt
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Đặt Tên Công Ty Theo Địa Danh Và Ngành Nghề Hay – Case Study trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!