Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Đổi Tên Page Facebook Cho Doanh Nghiệp mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người có nhận định rằng một khi chọn tên trang của mình thì đó là thứ mà họ phải gắn bó mãi mãi.
Sau đó, đã dành rất nhiều nỗ lực để xây dựng niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Việc thay đổi tên trang có thể gây nhầm lẫn cho những người đang theo dõi trang và có thể làm mất đi những giá trị thương hiệu mà bạn đã mất công gây dựng.
Cách đổi tên page Facebook như thế nào?
Tuy nhiên, cách đổi tên thương hiệu xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ.
Trước đây, việc thay đổi tên Page Facebook là không thể.
Nhưng thật may, giờ đây Facebook đã cập nhật chính sách mới và cách đổi tên page Facebook có thể được thực hiện trong một vài bước mà tôi sẽ giải thích hôm nay.
Dưới góc độ kỹ thuật, cách đổi tên page Facebook là một quá trình dễ dàng và sẽ không làm ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn miễn là nó được thực hiện đúng cách.
Lưu ý rằng, việc thay đổi tên của Page Facebook đã được xác minh sẽ phải trải qua nhiều đánh giá hơn từ Facebook để chắc chắn rằng bạn không chỉ mua một trang và thay đổi tên, mà là một doanh nghiệp bạn đang sở hữu và đổi thương hiệu (như khi Brad’s Drinks trở thành Pepsi Co.)
Bước 1: Tùy chọn “Chỉnh sửa”
Bước đầu tiên bạn cần làm là truy cập trang và chọn phần “Giới thiệu” ở phía bên trái.
Lưu ý rằng bạn phải là quản trị viên để thực hiện các thay đổi này.
Khi bạn đã ở phần “Giới thiệu”, hãy nhấp vào nút “Chỉnh sửa” được hiển thị bên cạnh tên trang hiện tại.
Bước 2: Đặt một cái tên mới
Khi bạn nhấp vào nút “Chỉnh sửa”, một cửa sổ mới sẽ mở ra giống như sau:
Bạn có thể thấy, có một số điều Nên và Không nên được Facebook đề xuất và bạn có thể đặt một cái tên mới trong khoảng 75 ký tự.
Bước 3: Đăng ký tên
Khi bạn đang ở giai đoạn này, hãy chú ý lắng nghe khách hàng của mình
Thực hiện nghiên cứu từ khóa về cách họ đang tìm kiếm: Có tên đầy đủ không, hoặc một cách ngắn gọn hơn, v.v.
Đối với Facebook, tốt hơn là sử dụng phím cách trong tên của bạn vì mọi người tìm kiếm mọi thứ trên Facebook cũng giống như họ tìm kiếm trên công cụ tìm từ khóa Google. Mặt khác, khi nói đến Twitter, tốt nhất nên viết toàn bộ tên.
Bạn cũng có thể sử dụng Google Trends nghiên cứu việc việc thêm Paleo hoặc Vegan vào tên của mình có thể giúp tăng số lần hiển thị hay không.
Sau khi bạn nhấp vào “Tiếp tục”, cửa sổ sau sẽ xuất hiện
Cách để đổi tên Page Facebook cho doanh nghiệp?
Khi nói đến việc chọn một cái tên hay cho trang Facebook, các quy trình sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại trang mà bạn đang tạo.
Tính đơn giản: tiêu đề của trang không phải là nơi thích hợp để sáng tạo và trình bày nhiều. Hãy đảm bảo rằng, bạn đặt tên cho doanh nghiệp của mình để trang của bạn có thể dễ dàng được tìm thấy. Đặt mình vào suy nghĩ của khách hàng và cố gắng nghĩ về việc họ sẽ tìm kiếm doanh nghiệp của bạn bằng cách nào.
Độ dài : mặc dù bạn có thể sử dụng 75 ký tự trên Facebook, có thể lên đến 10 từ tùy theo độ dài, nhưng lời khuyên của tôi là không nên sử dụng tất cả. Cố gắng giới hạn tên trong một vài từ là tốt nhất, nếu không trang của bạn có thể xuất hiện giống như spam.
Tính cụ thể: tốt nhất là tránh các thuật ngữ quá chung chung và không phân biệt được doanh nghiệp của bạn với các thuật ngữ chung. Ví dụ: “Digital Marketing”, “Thể thao”, “Nấu ăn”, là những cái tên thiếu hấp dẫn. Nó có thể là gồm rất nhiều thứ chung chung muốn nói tới. Ngoài ra, Facebook không cho phép cập nhật các trang như vậy vì họ muốn có tính xác thực hơn. Cố gắng sử dụng một cái tên rõ ràng, ngắn gọn và đơn giản. (Ví dụ như: Công ty Flux Chargers).
Mất bao lâu để thay đổi tên trang Facebook của bạn?
Quá trình xem xét có thể mất đến ba ngày và Facebook có thể liên hệ với bạn để biết thêm thông tin.
Nếu bạn chắc chắn về tên mới chọn, hãy tiếp tục và nhấn nút “Yêu cầu thay đổi”.
Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được cửa sổ thông báo này cho bạn biết rằng quá trình xem xét đã bắt đầu.
Thông thường, quá trình này diễn ra khá nhanh, đặc biệt là khi yêu cầu bị từ chối.
Dù thế nào đi nữa, trong khoảng thời gian tối đa là ba ngày, bạn sẽ nhận được kết quả của yêu cầu đổi tên.
Yêu cầu bị từ chối với cách đổi tên page
Nếu bạn đang yêu cầu đổi tên mới khác hoàn toàn so với ban đầu thì yêu cầu của bạn có khả năng bị từ chối rất cao.
Lý do là vì Facebook gắn cờ điều này trái với các nguyên tắc của Trang.
Họ cho rằng tên mới của bạn gây hiểu lầm vì nó quá khác biệt so với tên đầu tiên.
Trong phần giải thích về lý do họ từ chối yêu cầu của bạn, Facebook ra một ví dụ:
Yêu cầu thay cách đổi tên Page Facebook không đáp ứng các nguyên tắc của chúng tôi bao gồm các thay đổi có thể gây hiểu lầm (ví dụ: đổi tên “I love New York” thành “I love San Francisco”). Các yêu cầu đáp ứng nguyên tắc của chúng tôi bao gồm xóa mô tả khỏi tên của Trang (ví dụ: đổi tên “John Smith, Trainer” thành “John Smith”). ”
Để thay đổi điều này, bạn có thể gửi Kháng nghị tới Facebook.
Tuy nhiên, rất nhiều người đã nhận được lời giải thích giống nhau về lý do tại sao yêu cầu của họ bị từ chối. Vì vậy, cơ hội thành công cũng không cao lắm.
Tôi nhận thấy, điều này khá khó chịu và gây căng thẳng, đó là lý do tại sao tôi sẽ giành một chút thời gian chia sẻ vài mẹo nhỏ với các bạn để có thể vừa tuân theo các nguyên tắc của Facebook vừa có cái tên mà bạn muốn.
Cách đổi tên Page nếu bị từ chối
Một thủ thuật hữu ích để đổi tên trang của bạn là thay đổi nó từng từ một.
Ví dụ: giả sử rằng tên hiện tại của trang của tôi là Alejandro Rioja Blog và tôi muốn đổi nó thành Best Growth Guides.
Những gì tôi sẽ làm là tiếp tục và yêu cầu thay đổi từng từ một (bạn có thể để cách nhau một vài tuần giữa mỗi lần thay đổi):
Alejandro Rioja Blog Guides
Alejandro Rioja Blog Growth Guides
Alejandro Rioja Growth Guides
Rioja Growth Guides
Best Rioja Growth Guides
Best Growth Guides
Hãy đảm bảo rằng bạn kết hợp các từ một cách hợp lý, và không quá vô lý khi chúng đứng một mình.
Tất cả những từ này đều có tiềm năng trở thành tên trang của tôi.
Bạn cũng có thể thử thêm hai từ cùng một lúc hoặc thêm bớt một từ, nhưng khả năng bị từ chối cao hơn.
Tôi biết rằng đây không phải là cách lý tưởng để thay đổi một cái tên đơn giản, nhưng nó là những gì bạn phải làm nếu muốn thay đổi.
Hãy nhớ rằng bạn được phép thực hiện một thay đổi mỗi 24 giờ, đôi khi là trong 2-3 ngày.
Điều này có nghĩa là quá trình thay đổi tên này có thể mất từ vài ngày đến hơn một hoặc hai tuần.
Tất cả những điều này phụ thuộc vào mức độ quyết liệt của việc đổi tên. Nếu bạn chỉ cần thay đổi một hoặc hai từ, bạn sẽ hoàn tất trong vài ngày.
Nhân tiện, nếu bạn tò mò về các hướng dẫn tăng trưởng tốt nhất của tôi, chúng ở đây!
Làm thế nào để xem nếu một trang đã thay đổi tên trên FB?
Kết luận
Bạn có thể thay đổi tên trang Facebook
Nếu bạn là một thương hiệu lớn và có tài liệu cho Facebook thấy rằng bạn đã đổi tên, có thể họ sẽ chấp nhận điều đó.
Nếu không, bạn có thể thử đổi tên của mình và đợi phản hồi sau 3 ngày.
Nếu bạn bị từ chối, hãy thử thay đổi một từ trong tên trang của bạn tại thời điểm đó. Đây là việc thường làm.
Cách Tạo Fanpage Trên Facebook Cho Doanh Nghiệp (Cập Nhật Mới Nhất)
EQVN Blog – Có lẽ khi bạn đọc vào tiêu đề bài viết này sẽ thấy quen thuộc khi hiện trên Internet có khá nhiều bài viết hướng dẫn cách tạo fanpage trên Facebook như thế nào. Bài viết này cũng không ngoài mục đích chung đó, và đi kèm hướng dẫn là các thay đổi mới nhất mà Facebook dành cho tính năng Facebook Pages của họ.
Hướng dẫn từng bước cách tạo fanpage trên Facebook dành cho doanh nghiệp bước đầu đến với Facebook marketing.
+ Đăng bài trên Fanpage thế nào là hiệu quả
+ 5 ý tưởng bài viết hút Fan trên Fanpage
1. Đăng nhập vào Facebook
Để sử dụng Facebook trước hết bạn cần có một tài khoản trên Facebook. Nếu bạn chưa có tài khoản Facebook nào thì có thể tạo mới một tài khoản ngay tại trang chủ Facebook .
Tài khoản Facebook được chia làm hai loại: loại cho cá nhân và loại cho doanh nghiệp nhưng nếu bạn chưa có tài khoản cá nhân thì lời khuyên là nên tạo trước bởi nếu chỉ tạo tài khoản doanh nghiệp đơn thuần sẽ gặp phải một số giới hạn.
Không ai có thể thấy thông tin cá nhân của bạn trên Page và cũng không ai có thể thấy tên người quản trị (Administrator) của Page.
Trường hợp bạn tạo một Page business-only và muốn sửa lại, thì những gì cần làm là thêm một tài khoản cá nhân làm admin và bạn sẽ có đầy đủ tính năng như một Page thông thường.
Một số giới hạn của trang doanh nghiệp cá nhân:
Không có thanh tìm kiếm phía trên Facebook Page. Bạn sẽ không thể tìm kiếm trang khác khi đăng nhập bằng tài khoản này.
Không thể Like các Page khác. Với tư cách là business-only, bạn không thể Like cho các Page khác để hỗ trợ hay liên kết với Page đó.
Page không có Home Feed. Vì bạn không thể Like các Page khác nên sẽ không có các cập nhập mới trên News Feed của trang.
Có thể phải cần thêm một số điện thoại khác để xác minh tài khoản. Tính năng này khá lạ và không thống nhất nhưng nhiều người đã report rằng họ cần một số điện thoại mới khác với số điện thoại cho tài khoản cá nhân để xác minh tài khoản business-only. Điều này sẽ gây khó chịu cho bạn vì không phải ai cũng có hai số điện thoại.
Không thể sử dụng tính năng Invite Friend trên thanh Admin.
Tìm hiểu thêm:
2. Tạo Page khi đăng nhập bằng tài khoản cá nhân
Bước tiếp theo ta vào Facebook để tạo một Trang mới .
Tại đây Facebook cung cấp khá nhiều tùy chọn bao gồm các thông tin căn bản nhất về doanh nghiệp của bạn.
Tìm hiểu thêm: Các cách tăng lượt like ( thích ) tự nhiên cho Fanpage
Trong quá trình tạo Fanpage trên Facebook, vấn đề đầu tiên bạn không thể bỏ qua là đặt tên cho Trang. Bạn cần suy nghĩ kĩ khi chọn tên cho Page.
Nếu bạn đã có một tên thương hiệu rõ ràng thì thông thường chỉ việc chọn tên đó làm tên Trang bằng không thì chớ vội. Tên Page có từ khóa sẽ là một ý hay vì sẽ giúp người dùng hình dung nhanh bạn đang bán gì khi tìm kiếm trên Facebook.
Một số lưu ý khác bao gồm tên Page giới hạn trong 75 kí tự (bao gồm cả chữ và khoảng trắng); chữ cái đầu tiên của tên Trang phải viết hoa cũng như không được viết hoa tùy ý trong tên, ví dụ như “Thời Trang XYZ”.
Bạn có thể thay đổi tên Fanpage, tuy nhiên phải chờ xét duyệt từ 3-5 ngày tùy vào Facebook quyết định.
Sau khi nhập “Tên trang” bạn chọn lấy một “Hạng mục” phù hợp cho doanh nghiệp và bạn không phải quá lo lắng khi không chọn được hạng mục mong muốn vì sau này ta vẫn có thể đổi lại cho trang.
Bước tiếp theo trong quá trình tạo Fanpage trên Facebook, một điều bạn cần biết trước đó là link trên Facebook là no-follow và không được index cho mục đích làm SEO. Tuy nhiên cái hay của trang mô tả là nó được index trong Google, vì thế bạn cần điền thật chi tiết và có chứa từ khóa trong phần này.
Thông tin mô tả này sẽ hiển thị trực tiếp trên Timeline bên dưới ảnh Cover nhưng lưu ý nhỏ là chỉ có 255 kí tự đầu được hiển thị. Tất nhiên bạn có thể viết dài hơn nhưng những phần vượt quá 255 kí tự sẽ không được hiển thị ra trên Timeline.
Tại đây bạn cũng có thể điền vào liên kết đến website, các tài khoản mạng xã hội khác (nếu có).
Mẹo:
Bạn có thể soạn thảo thông tin mô tả bằng những chương trình soạn thảo văn bản như MS Word hay Notepad++ để xác định số kí tự rồi copy/paste vào Facebook.
Chọn nút Yes để xác nhận Page này đại diện cho một doanh nghiệp thực sự và nhấn “Save Info” để lưu thông tin lại và sang bước tiếp theo.
Ảnh đại diện là ảnh xuất hiện bên cạnh mỗi bài post của bạn trên News Feed của Page. Kích thước lí tưởng cho ảnh đại diện là 180×180 pixels nhưng cũng có thể lớn hơn.
Hai tùy chọn cho bạn là:
Xem ảnh: tức là hiển thị hình ảnh đại diện hiện tại;
Chỉnh sửa ảnh đại diện: Bạn có thể cập nhập ảnh đại diện mới bằng cách chọn ảnh có sẵn hoặc tải từ nguồn khác lên.
Mẹo:
Tránh dùng ảnh nhỏ hơn kích thước tối thiểu vì ảnh sẽ bị kéo dãn để dàn đều khung hình. Đối với tài khoản cá nhân, ảnh đại diện nên là hình mặt người, nếu là Page thì dùng logo của công ty, doanh nghiệp.
Khi đã có ảnh đại diện, bạn nhấn Save Photo để sang bước 3: chọn địa chỉ cho Page.
6. Chọn tên địa chỉ Web (URL) cho Page
Facebook rất biết “chiều” người dùng khi cho phép ta cá nhân hóa tài khoản cá nhân và business bằng một URL riêng biệt (hay như cách gọi của Facebook là username). Để dễ hiểu thì nó tương tự như tên miền (domain name) của địa chỉ Web thông thường, bạn được phép dùng chữ và số để tạo URL những không được dùng dấu gạch nối giữa chúng. Tên Page và URL của Page là phương tiện dùng trong giao tiếp marketing do đó cần cân nhắc kĩ khi chọn URL cho Page.
Nếu lúc này bạn vẫn chưa có tên địa chỉ thích hợp thì còn có một tùy chọn là Skip để bỏ qua và quay lại sau nếu muốn. Trường hợp bạn tạo URL và muốn đổi lại thì chỉ có thể làm việc này khi đã có đủ 25 Likes nhưng nhớ là chỉ được sửa một lần và không thể bị thay đổi về sau.
7. Chọn phương thức thanh toán
Facebook nhắc bạn Like cho Page vừa lập, vốn là một ý hay nếu bạn muốn là một trong những fan đầu tiên của Page. Nếu không, bạn nhấn vào Skip bên tay trái để bỏ qua bước này.
9. Chia sẻ một vài điều lên Timeline
Facebook nhắc bạn chia sẻ status đầu tiên. Lại một lần nữa, bạn có thể cập nhật status hoặc nhấn Skip để bỏ qua bước này. Ý tưởng là bạn nên cập nhật nhiều status lên timeline trước khi bắt đầu mời mọi người vào Like Page để họ biết Page của bạn có gì hấp dẫn và bạn chia sẻ điều gì.
Không một Trang nào được gọi là hoàn chỉnh nếu thiếu một ảnh đại diện phù hợp. Ảnh đại diện rộng tối thiểu là 399 pixels nhưng sẽ bị kéo dãn ra. Kích thước tốt nhất là chiều rộng 820 pixel, chiều cao 312 pixel trên máy tính và chiều rộng 640 pixel, chiều cao 360 pixel trên điện thoại thông minh.
Facebook có không gian cho bạn mời bạn bè trong danh sách email nhưng bạn không vội làm việc này mà hãy đợi đến khi đã cập nhật một vài thông tin, status lên đấy. Về mặt cá nhân mà nói thì mình không thích dùng tính năng này của Facebook. Thay vào đó bạn nên tự tạo một thông điệp email rồi gửi trực tiếp từ dịch vụ email bạn đang dùng (Yahoo, Gmail, Outlook, …).
12. Thêm thông tin cho Trang Giới Thiệu
Như đã nói ở trên, bạn có thể thay đổi hạng mục khi thấy không phù hợp và đây là lúc cho bạn làm việc này. Ngoài ra còn có nhiều phần khác để mô tả cho doanh nghiệp như Company Description (Mô tả về công ti), Mission (sứ mạng của doanh nghiệp), Awards (được giải thưởng gì liệt kê ra), Products (doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì)… Sau khi đã điền xong bạn nhấn Save Changes để lưu thông tin này lại.
Cám ơn các bạn đã theo dõi đến hết bài viết này và chúc mừng các bạn đã thành công trong việc tạo fanpage trên Facebook và bắt đầu bước vào thế giới marketing trên Facebook.
Vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khi đăng lại nội dung này.
Cập nhật kiến thức Facebook Marketing
Cách Đặt Tên Công Ty/Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp
Đặt tên công ty (doanh nghiệp) là một trong những bước quan trọng trong quy trình thành lập công ty. Người thành lập công ty cần phải suy nghĩ thận trọng, thấu đáo để lựa chọn cho công ty mình một cái tên phù hợp nhất để hạn chế việc đổi tên sau khi công ty chỉ vừa mới thành lập, bởi thủ tục đổi tên công ty cũng không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, tên công ty cũng phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định về tên doanh nghiệp thì Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ: Bạn thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, và tên riêng là ABC thì tên Công ty có thể được đặt là:
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) ABC Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Thương Mại ABC Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Tư vấn ABC
Bên cạnh đó, Điều 40 Luật doanh nghiệp quy định về Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp như sau:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
→ Chú ý: Bạn không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh. Điều 42 Luật doanh nghiệp giải thích thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn:
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!
Hướng Dẫn Cách Đặt Tên Cho Doanh Nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng).
Tên doanh nghiệp
+ Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
+ Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
+ Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Công ty TNHH Hoa Hồng;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hồng;
– Công ty TNHH một thành viên Hoa Hồng;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Hồng;
– Công ty cổ phần Hoa Hồng;
– Công ty Hợp danh Hoa Hồng;
– Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng.
II. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Tham khảo Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
(Tham khảo Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
III. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn.
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).
(Tham khảo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Hoa Hong company limited;
– Rose company limited;
– Hoa Hong Corporation; Hoa Hong joint stock company;
– Rose Corporation; Rose joint stock company;
– Hoa Hong Private Enterprise;
– Hoa Hong partnerships;
(Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
(Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ.
Để việc dò tên hiệu quả doanh nghiệp lưu ý các nguyên tắc sau:
Chỉ dò phần tên riêng của doanh nghiệp
Ví dụ: muốn dò tên của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công thì chỉ cần nhập phần tên riêng là “Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công”.
Chia nhỏ phần tên riêng doanh nghiệp thành nhiều phần để hiển thị tất cả các tên sắp xếp theo thứ tự khác nhau, sử dụng dấu “+” để liên kết các phần cấu thành tên riêng và sử dụng dấu “” để giới hạn phạm vị dò tên.
Nếu nhập “Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công” thì kết quả là 0. Tức là không có doanh nghiệp nào có tên chính xác là “Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công”.
Nếu nhập “Sản xuất + Thương mại + Dịch vụ + Xây dựng + Thành Công” thì kết quả là hơn 100. Trong số hơn 100 kết quả này là tập hợp các doanh nghiệp mà tên có chứa các từ “”Sản”, “xuất”, “Thương”, “mại”, “Dịch”, “vụ”, “Xây”, “dựng”, “Thành”, “Công”.
Để giới hạn chính xác kết quả thì phần tên Thành Công phải đặt vào dấu “”. Kết quả của cụm từ: Sản xuất + Thương mại + Dịch vụ + Xây dựng + “Thành Công” là 7 kết quả. Trong đó kết quả thứ 2 “Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Sản xuất Thành Công” gây nhầm lẫn với “Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Công”.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Đổi Tên Page Facebook Cho Doanh Nghiệp trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!