Đề Xuất 5/2023 # Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật # Top 14 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 5/2023 # Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tác phẩm ảnh “Dệt thổ cẩm” của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Chính.

Trong một Trại sáng tác ký và truyện ngắn Tuyên Quang, nhà văn Sương Nguyệt Minh từng ví nhan đề như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Để đặt được một nhan đề sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo không phải dễ. Bởi nhan đề vừa phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng, vừa phải nói cô đọng được cái “thần”, cái “hồn” của tác phẩm.

Ví như tiểu thuyết “Ma làng”, tác giả Trịnh Thanh Phong đã rất dụng công để tìm được một nhan đề gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa, gói gọn được cái thần, cái hồn của tác phẩm. Nhà văn Trịnh Thanh Phong bày tỏ, cuốn sách viết về cuộc sống làng quê, bên cạnh những người dân chân chất thật thà thì vẫn tồn tại những kẻ xấu xa. Đó là lão Tòng với một lô, một lốc con cháu, anh em của lão dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước quỷ nắm các chức quyền. Tất cả bọn chúng như những con ma làng, chuyên đục khoét, tham lam làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên nơi thôn quê. Từ nội dung đó, tác giả đã khái quát và đặt tên tác phẩm là “Ma làng”.

Các tác phẩm văn học được dụng công ngay từ cách đặt tít.

Nhà thơ Mai Liễu chia sẻ, nhan đề có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả với tác phẩm. Nhan đề giống như một dạng mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, sẽ cho độc giả biết trước: Tác phẩm viết về cái gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc nó như thế nào… Kinh nghiệm nhiều thi sỹ thường đặt tên bài thơ bằng xúc cảm từ nội dung tác phẩm. Và ngược lại, khi có được tựa đề hay sẽ tạo được mạch nguồn cảm hứng cho chính tác giả. Mai Liễu có loạt bài thơ viết về bản làng với tựa đề đậm chất miền núi, gợi lên nét thân thuộc như: “Suối làng”, “Mây vẫn bay về núi”, “Tìm tuổi”,  “Giấc mơ của núi”.

Đến với nhiếp ảnh, mỹ thuật việc đặt tên tranh, ảnh cũng như đặt tên một tác phẩm văn học. Tên bức tranh phải gợi được ý đồ tư tưởng của họa sĩ, có tính biểu cảm sâu lắng, có chất thơ. Theo họa sĩ Lê Cù Thuần, Phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật, trước khi đặt bút vẽ, họa sĩ phải có chủ đích: Vẽ cái gì? Vẽ để làm gì? Anh cho rằng tên tranh (cái chủ đích) bao giờ cũng phải đặt trước tiên để từ đó việc hình thành tác phẩm sẽ nhanh gọn, tránh lan man. Có như thế mới có được bức tranh giàu tính nghệ thuật và gửi gắm được nhiều thông điệp ý nghĩa.

Điển hình như tác phẩm “Con hạc giấy” thể hiện ước mong của tác giả về cuộc sống hạnh phúc, vui tươi dành cho những gia đình có công với cách mạng. Họa sĩ Lê Cù Thuần chia sẻ, anh lấy tựa đề con hạc giấy và hình ảnh những chú hạc làm trung tâm tác phẩm. Xung quanh là gương mặt bà cụ tay ôm lá cờ đỏ sao vàng trước ngực, suốt đời cống hiến cho Tổ quốc là người cha đi bộ đội trở về mang trong mình di chứng của chiến tranh. Bên cạnh đó là nụ cười ngờ nghệch của người con đã bị nhiễm chất độc da cam. Hình ảnh con hạc giấy tượng trưng cho điều ước về một cuộc sống gia đình hạnh phúc cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm.

Tác phẩm ảnh “Sương sớm Hồng Thái” của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Quang Minh.

Nhiều tác giả nhiếp ảnh lại thích sự đơn giản, dung dị trong đặt tên. Có thể kể đến tác phẩm “Ngày mùa” của Nguyễn Chính, “Sương sớm vùng cao” của Quang Minh, “Cụ già người Mông” của Ma Tuyên… Đi theo lối này, nhiều nhiếp ảnh cho rằng, một cái tên giản dị, không đa nghĩa sẽ dành nhiều “khoảng trống” hơn cho việc thưởng ngoạn của người xem. Tác giả Ma Tuyên chia sẻ, kiểu đặt tên “chụp gì gọi tên thế” có nội hàm cảm xúc và tư tưởng phong phú hơn nhiều. Từ đó, giúp người xem có những phút giây lắng đọng, để cảm thấu được điều tác giả gửi gắm.

Ở mỗi lĩnh vực văn học nghệ thuật sẽ có cách đặt tên riêng cho từng tác phẩm. Đây cũng là quá trình sáng tạo của tác giả, từ đó góp phần cho sự thành công trọn vẹn của tác phẩm.

Đặt Tên Tác Phẩm

Thứ hai – 20/07/2020 09:01

Viết văn là nghề có từ lâu đời và bao nhiêu tác phẩm đã được tạo ra, khó khăn trong việc đặt tên là nó rất dễ trùng tên với những tác phẩm đã từng tồn tại. Những cái tên đại loại có những cụm từ như: “Lần cuối cùng”, “Đêm cuối”, “Ngày đầu tiên”… đã bị vô số người sử dụng. Nếu lặp lại những cụm từ ấy dễ dẫn đến sự hiểu lầm hoặc lẫn vào trong đám đông hoặc biểu hiện của sự thiếu tìm tòi và sáng tạo.

Không riêng gì tên tác phẩm, ngay cả tên người thiên hạ đã đặt hết cả rồi những cái tên Tuấn, Mai, Hiền, Thảo, Vũ… nhìn đâu cũng thấy. Tìm một cái tên mới không trùng ai và tạo được ấn tượng là điều vô cùng khó khăn, thậm chí trong một số trường hợp là bất khả.

Chính tôi đã rơi vào những trường hợp khóc dở, mếu dở. Tìm được một cái tên ưng ý, trước khi tác phẩm mang đi nhà in thì phát hiện có người dùng cái tên ấy rồi, thế là buộc lòng phải tìm một cái tên khác thay thế, khi sách in ra vẫn không thấy thoả mãn với nó.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.

Nhưng cũng có rất nhiều người giỏi đặt tên, họ tạo những cái tên rất ấn tượng, đọc lên đã thấy hấp dẫn và gần như không trùng ai. Một trong người đặt tên hay là Nguyễn Ngọc Thuần.

Hãy đọc thử những cái tên tác phẩm của anh mà xem: “Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ”, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, “Vào ngày đẹp trời người nhổ khoai mì bị rắn độc cắn”… Mỗi cái tên đều rất gợi, khá dài và mang sẵn một sự khiêu khích nào đó.

Khi được hỏi về cách đặt tên tác phẩm, Nguyễn Ngọc Thuần đã thú nhận rằng, anh thường nghĩ tên tác phẩm trước, khi nào đặt được cái tên hay, ưng ý anh mới bắt đầu viết. Đây là một cách độc đáo và thú vị vì thông thường người ta sẽ nghĩ ra một vài ý tưởng rồi mới viết, cái tên ban đầu chỉ là một phương án chứ không thể quyết định sự viết. Nếu đặt được một cái tên độc đáo rồi mới viết thì điều ấy quả rất lạ hoặc Nguyễn Ngọc Thuần đã nói đùa!

Cách đặt tên dài là một kiểu khá phổ biến thời gian gần đây, đó là một cách chống lại sự trùng lặp và “gây hấn” với độc giả. Hồ Anh Thái cũng là một trong những người đặt tên khá thú vị. Đây là tên một số tác phẩm của anh: “Cõi người rung chuông tận thế”, “Cả một dây theo nhau đi”, “Mua tranh Van Gogh để đốt”… Những tiêu đề của Hồ Anh Thái thường đi thẳng vào nội dung tác phẩm, ít khi ẩn dụ hay ngầm ẩn.

Nhưng không phải bây giờ các nhà văn mới đặt tên tác phẩm dài và tạo một cú huýnh vào tâm lý của độc giả. Các cây bút tiền chiến xưa cũng từng có cách đặt tên khiến người đọc phải giật mình. Vũ Trọng Phụng có những cái tên rất gây sốc: “Kĩ nghệ lấy Tây”, “Làm đĩ”, “Một con chó hay chim chuột”… Chỉ đọc tên tác phẩm đã biết tác giả chơi một cú “vỗ mặt”. Tôi chắc hẳn những dòng tít không biết nể nang này đã góp phần làm nên sự thành công của Vũ Trọng Phụng.

Nam Cao cũng là một người đặt tên hay, ông có những truyện tên rất gợi như: “Cái mặt không chơi được”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Mò sâm banh”… Nhưng không phải tác phẩm nào Nam Cao cũng thành công trong việc đặt tên. Xem lại những lần ông thay đổi tên gọi tác phẩm, ta thấy rằng nhà văn cũng vật vã với nó lắm.

Một tác phẩm xuất sắc của Nam Cao, lần đầu ông gọi nó là “Cái lò gạch cũ”, khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, sau này in lại, ông đổi thành “Chí Phèo”. Và tôi đồ rằng từ ngày được định danh “Chí Phèo”, sự lan toả và danh tiếng của tác phẩm được biết đến nhiều hơn so với hai cái tên ban đầu.

Và chính Nam Cao cũng từng có những cú bẻ ngược khác rất đáng chú ý, một cuốn tiểu thuyết của ông, ban đầu được đặt tên là “Chết mòn”, sau lại đổi tên là “Sống mòn”. Tất nhiên, chết mòn thì quá dễ, sống mòn mới đáng nể!

Một nhà văn nổi tiếng từ thời tiền chiến như Ngọc Giao có những tác phẩm rất trữ tình và dịu dàng như “Phấn hương”, “Cô gái làng Sơn Hạ”… bỗng “huỵch” một phát đặt tên cho một truyện ngắn cái tên rất khiêu khích: “Đời tư Lã Bố”! Có lẽ chính vì cái tên rất khác người này mà tác phẩm này đã được nhiều nhà xuất bản hồi ấy in vào tuyển tập và tôi chắc hẳn độc giả khi nhắc đến cái tên truyện đều không khỏi tò mò, thế mà Ngọc Giao đã đặt tên kiểu đó từ năm 1938!

Nhà văn Hồ Anh Thái.

Đó là những kiểu tên dài và thách thức, có những nhà văn lại thích đặt những cái tên thật ngắn, thậm chí là một chữ. Những kiểu đặt tên này mang lại một hương vị khác lạ, nó ngầm ẩn và thách thức. Nguyễn Bình Phương có “Ngồi”, Nguyễn Ngọc Tư có “Sông”, Nguyễn Đình Tú có “Nháp”…

Các nhà văn nước ngoài nhiều người cũng có cách đặt tên rất hay. Ta có thể vài cuốn đình đám quen thuộc với độc giả Việt. Đó là “Gone with the wind” của Margaret Mitchell – Cuốn theo chiều gió, “For whom the bell tolls” của Ernnest Hemingway – Chuông nguyện hồn ai, “The call of the wild” của Jack London – Tiếng gọi nơi hoang dã…

Có những kiểu tên được đặt theo những khái niệm. Phong cách này thường được các nhà văn cổ điển ưa thích như các cuốn: “Chiến tranh và hòa bình”, “Tội ác và hình phạt”, “Kiêu hãnh và định kiến”, “Lý trí và tình cảm”… Các nhà văn Việt ít khi đặt tên theo kiểu khái niệm vì cho rằng nó quá Tây và cứng nhắc. Nhưng làm gì có khuôn vàng thước ngọc nào cho việc đặt tên, thế này hoặc thể kia!

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi phải 7 lần đổi tên vì những lí do khác nhau và tôi cũng muốn nó thuần Việt theo tư duy người Việt nhưng rốt cục tôi đã “nhượng bộ” người biên tập cuốn sách và đặt tên nó là “Tưởng tượng và dấu vết”. Nhiều người bảo cái tên đó trúng, người khác thì nói nó quá cứng! Cũng không thể nào chiều hết mọi người và thậm chí ngay cả những tác phẩm đã rất nổi tiếng, người viết vẫn luyến tiếc về cái tên của nó.

Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh ban đầu có tên là “Nỗi buồn chiến tranh”, sau đó đến nhà xuất bản, biên tập viên đổi là “Thân phận của tình yêu”, lúc tái bản, Bảo Ninh lấy lại tên cũ nhưng sau rốt ông lại thú nhận, giá kể cuốn sách chỉ mang tên “Nỗi buồn” là đủ, thêm từ “chiến tranh” là không cần thiết!

Một kiểu đặt tên ưa thích của người viết là lấy luôn tên nhân vật chính làm tên tác phẩm. Những tác phẩm kiểu này rất nhiều như: “Anna Karenina”, “Bà Bôvary”, “Lão Hạc”, “Hồ Quý Ly”… Kiểu đặt tên này đơn giản và tiện lợi vì nhân vật được tên đặt là nhân vật trung tâm và có ảnh hưởng lớn dễ tạo hình ảnh. Nhưng bây giờ ở các tác phẩm hiện đại, tác giả có khuynh hướng xây dựng nhiều nhân vật chính mà ít có nhân vật trung tâm hoặc nhân vật không đủ nổi bật nên cũng có ít tác phẩm đặt tên kiểu này.

Một câu hỏi đặt ra là tên tác phẩm có nhất thiết phải song hành với nội dung tác phẩm hay không. Tôi cho rằng điều này không nhất thiết. Tên tác phẩm song hành hay không không quan trọng, miễn là nó hay và có những gợi mở. Điều này sẽ phá vỡ được những định kiến và lối mòn đặt tên.

Nhiều tác giả không muốn hé lộ cho độc giả bất cứ điều gì qua cách đặt tên, họ cho rằng, tác giả không việc gì phải tiết lộ nội dung tác phẩm cho độc giả biết qua tiêu đề tác phẩm. Cứ để cho độc giả tự khám phá sẽ hấp dẫn và thú vị hơn. Một vài cái tên kinh điển thuộc thể loại này như: “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco, “Tu viện thành Parma” của Stendhal…

Việc đặt tên tác phẩm giống như dán một cái nhãn hàng hóa, nó rất quan trọng trong việc thu hút độc giả. Ngày nay, văn học bị cạnh tranh khốc liệt với các loại hình khác và chính các tác giả cũng phải có những tư duy mới để có chỗ đứng và neo vào trí nhớ độc giả. Một cái tên hay và hấp dẫn đóng một vai trò nhất định trong sự thu hút này.

Tôi nhớ có lần đạo diễn Lê Hoàng kể, một bộ phim anh đạo diễn có cái tên dự định là “Trường hợp của Hạnh”. Rõ ràng đó là một cái tên quá cứng và khô. Lê Hoàng bảo, đặt tên đó thì “ma” nó mới đi xem phim! Khi đổi tên phim là “Gái nhảy” thì cái tên mới đã tạo được sự hấp dẫn lớn hơn nhiều và bộ phim đã từng là một hiện tượng đáng chú ý.

Tất nhiên, tên tác phẩm chỉ là một phần cấu thành tác phẩm, tên hay mà tác phẩm dở thì không làm gì nổi nhưng đương nhiên một cái tên ấn tượng sẽ có sức lan tỏa mạnh. Cô đọng hoặc khiêu khích, dài dòng hoặc cụt lủn hoặc bất cứ phong cách đặc biệt nào sẽ cộng hưởng với tác phẩm, khiến nó hấp dẫn và được chú ý hơn.

Và lúc này tôi lại nghĩ đến việc người ta đặt tên cho đứa con ruột của mình. Quá trình ấy thường rất lâu và tốn công sức nhưng khi lớn lên chưa chắc đứa trẻ đã hài lòng với cái tên bố mẹ nó đã tâm đắc ấy. Tên một tác phẩm cũng vậy, người viết có khi đắn đo cân nhắc lắm nhưng rốt cuộc khi ra công chúng chưa chắc đã được sự đồng tình, thích thú.

Đặt tên khó lắm, vì rốt cuộc khi đặt tên ta nghĩ đến điều gì? Nghĩ đến tác phẩm hay độc giả? Đừng tưởng đây là một câu hỏi dễ trả lời!

Uông Triều

Nghệ Thuật Đặt Tên Cho Con Năm Nhâm Thìn 2012

Nghệ thuật đặt tên cho con năm Nhâm Thìn 2012

Tuổi Thìn là một con rồng, một hình tượng truyền thuyết với sức mạnh to lớn , thông minh, có tài và có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên với tính chất “bá vương” của tuổi Thìn, do vậy nếu không khéo léo linh hoạt thì cuộc đời và sự nghiệp dễ thăng giáng thất thường, hoặc lo nghĩ nhiều, hoặc vất vả bon chen, hoặc bị phản bội tráo trở… mà chỉ khi qua trung vận mới có thể yên ấm an nhàn.

Phí dịch vụ tham khảo chi tiết tại Dịch vụ kỳ thư Bảng tra cứu tên theo Ngũ hành 2002 tên hay dành cho bé trai và bé gái Bí mật đằng sau cái tên Tên hay thời vận tốt – Định mệnh của mỗi cái tên

Đồ Gỗ Mỹ Nghệ, Cây Cảnh Nghệ Thuật Hải Minh

SƠ ĐỒ TƯƠNG SINH TƯƠNG KHẮC NGŨ HÀNH

 

NGUYÊN TẮC ÐẶT TÊN Khi đặt tên cần tuân thủ các nguyên tắc: 1. Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp: đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục, không trúc trắc. 2. Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng nhiều chữ để dễ gọi. 3. Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hòa giữa họ và tên. 4. Tên gọi phải có ngụ ý hay: điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng, và sở thích để chọn chữ nghĩa.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ÐẶT TÊN 1. Hạn chế đặt tên đơn, vì tên đơn dễ bị trùng tên. 2. Khi đặt tên không nên chạy theo thời cuộc chính trị, đặt tên gọi mang mầu sắc chính trị. 3. Khi đặt tên không nên dùng những từ cầu lợi, làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn. 4. Khi đặt tên không nên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt. 5. Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người khác dễ phân biệt. 6. Tránh các tên dễ bị chế giễu khi nói lái như Tiến Tùng ra Túng Tiền. 7. Các bạn ở nước ngoài nên tránh những tên gọi khi viết không dấu mang những nghĩa khác của địa phương như chữ Phúc và Dũng trong tiếng Anh. 8. Không nên tùy tiện đổi tên.

9. Hạn chế tính tương khắc theo sơ đồ trên (Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim).

50 tên đẹp cho con trai

1. THIÊN ÂN Con là ân huệ từ trời cao 2. GIA BẢO Của để dành của bố mẹ đấy 3. THÀNH CÔNG Mong con luôn đạt được mục đích 4. TRUNG DŨNG Con là chàng trai dũng cảm và trung thành 5. THÁI DƯƠNG Vầng mặt trời của bố mẹ 6. HẢI ĐĂNG Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm 7. THÀNH ĐẠT Mong con làm nên sự nghiệp 8. THÔNG ĐẠT Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời 9. PHÚC ĐIỀN Mong con luôn làm điều thiện 10. TÀI ĐỨC Hãy là 1 chàng trai tài dức vẹn toàn 11. MẠNH HÙNG Người đàn ông vạm vỡ 12. CHẤN HƯNG Con ở đâu, nơi đó sẽ thịnh vượng hơn 13. BẢO KHÁNH Con là chiếc chuông quý giá 14. KHANG KIỆN Ba mẹ mong con sống bình yên và khoẻ mạnh 16. TUẤN KIỆT Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ 17. THANH LIÊM Con hãy sống trong sạch 18. HIỀN MINH Mong con là người tài đức và sáng suốt 20. THỤ NHÂN Trồng người 21. MINH NHẬT Con hãy là một mặt trời 23. TRỌNG NGHĨA Hãy quý trọng chữ nghĩa trong đời 24. TRUNG NGHĨA Hai đức tính mà ba mẹ luôn mong con hãy giữ lấy 25. KHÔI NGUYÊN Mong con luôn đỗ đầu 26. HẠO NHIÊN Hãy sống ngay thẳng, chính trực 27. PHƯƠNG PHI Con hãy trở thành người khoẻ mạnh, hào hiệp 29. HỮU PHƯỚC Mong đường đời con phẳng lặng, nhiều may mắn 30. MINH QUÂN Con sẽ luôn anh minh và công bằng 31. ĐÔNG QUÂN Con là vị thần của mặt trời, của mùa xuân 32. SƠN QUÂN Vị minh quân của núi rừng 33. TÙNG QUÂN Con sẽ luôn là chỗ dựa của mọi người 34. ÁI QUỐC Hãy yêu đất nước mình 35. THÁI SƠN Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao 36. TRƯỜNG SƠN Con là dải núi hùng vĩ, trường thành của đất nước 37. THIỆN TÂM Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng 38. THẠCH TÙNG Hãy sống vững chãi như cây thông đá 39. AN TƯỜNG Con sẽ sống an nhàn, vui sướng 40. ANH THÁI Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn 41. THANH THẾ Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm 42. CHIẾN THẮNG Con sẽ luôn tranh đấu và giành chiến thắng 43. TOÀN THẮNG Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống 44. MINH TRIẾT Mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế 45. ĐÌNH TRUNG Con là điểm tựa của bố mẹ 46. KIẾN VĂN Con là người có học thức và kinh nghiệm 47. NHÂN VĂN Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa 48. KHÔI VĨ Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ 49. QUANG VINH Cuộc đời của con sẽ rực rỡ, vẻ vang 50. UY VŨ Con có sức mạnh và uy tín

300 tên đẹp cho con gái

1. Hoài An: cuộc sống của con sẽ mãi bình an 2. Huyền Anh: tinh anh, huyền diệu 3. Thùy Anh: con sẽ thùy mị, tinh anh. 4. Trung Anh: trung thực, anh minh 5. Tú Anh: xinh đẹp, tinh anh 6. Vàng Anh: tên một loài chim 7. Hạ Băng: tuyết giữa ngày hè 8. Lệ Băng: một khối băng đẹp 9. Tuyết Băng: băng giá 10. Yên Bằng: con sẽ luôn bình an 11. Ngọc Bích: viên ngọc quý màu xanh 12. Bảo Bình: bức bình phong quý 13. Khải Ca: khúc hát khải hoàn 14. Sơn Ca: con chim hót hay 15. Nguyệt Cát: kỷ niệm về ngày mồng một của tháng 16. Bảo Châu: hạt ngọc quý 17. Ly Châu: viên ngọc quý 18. Minh Châu: viên ngọc sáng 19. Hương Chi: cành thơm 20. Lan Chi: cỏ lan, cỏ chi, hoa lau 21. Liên Chi: cành sen 22. Linh Chi: thảo dược quý hiếm 23. Mai Chi: cành mai 24 Phương Chi: cành hoa thơm 25. Quỳnh Chi: cành hoa quỳnh 26. Hiền Chung: hiền hậu, chung thủy 27. Hạc Cúc: tên một loài hoa 28. Nhật Dạ: ngày đêm 29. Quỳnh Dao: cây quỳnh, cành dao 30. Huyền Diệu: điều kỳ lạ 31. Kỳ Diệu: điều kỳ diệu 32. Vinh Diệu: vinh dự 33. Thụy Du: đi trong mơ 34. Vân Du: Rong chơi trong mây 35. Hạnh Dung: xinh đẹp, đức hạnh 36. Kiều Dung: vẻ đẹp yêu kiều 37. Từ Dung: dung mạo hiền từ 38. Thiên Duyên: duyên trời 39. Hải Dương: đại dương mênh mông 40. Hướng Dương: hướng về ánh mặt trời 41. Thùy Dương: cây thùy dương 42. Kim Đan: thuốc để tu luyện thành tiên 43. Minh Đan: màu đỏ lấp lánh 44. Yên Đan: màu đỏ xinh đẹp 45. Trúc Đào: tên một loài hoa 46. Hồng Đăng: ngọn đèn ánh đỏ 47. Hạ Giang: sông ở hạ lưu 48. Hồng Giang: dòng sông đỏ 49. Hương Giang: dòng sông Hương 50. Khánh Giang: dòng sông vui vẻ 51. Lam Giang: sông xanh hiền hòa 52. Lệ Giang: dòng sông xinh đẹp 53. Bảo Hà: sông lớn, hoa sen quý 54. Hoàng Hà: sông vàng 55. Linh Hà: dòng sông linh thiêng 56. Ngân Hà: dải ngân hà 57. Ngọc Hà: dòng sông ngọc 58. Vân Hà: mây trắng, ráng đỏ 59. Việt Hà: sông nước Việt Nam 60. An Hạ: mùa hè bình yên 61. Mai Hạ: hoa mai nở mùa hạ 62. Nhật Hạ: ánh nắng mùa hạ 63. Đức Hạnh: người sống đức hạnh 64. Tâm Hằng: luôn giữ được lòng mình 65. Thanh Hằng: trăng xanh 66. Thu Hằng: ánh trăng mùa thu 67. Diệu Hiền: hiền thục, nết na 68. Mai Hiền: đoá mai dịu dàng 69. Ánh Hoa: sắc màu của hoa 70. Kim Hoa: hoa bằng vàng 71. Hiền Hòa: hiền dịu, hòa đồng 72. Mỹ Hoàn: vẻ đẹp hoàn mỹ 73. Ánh Hồng: ánh sáng hồng 74. Diệu Huyền: điều tốt đẹp, diệu kỳ 75. Ngọc Huyền: viên ngọc đen 76. Đinh Hương: một loài hoa thơm 78. Quỳnh Hương: một loài hoa thơm 79. Thanh Hương: hương thơm trong sạch 80. Liên Hương: sen thơm 81. Giao Hưởng: bản hòa tấu 82. Uyển Khanh: một cái tên xinh xinh 83. An Khê: địa danh ở miền Trung 84. Song Kê: hai dòng suối 85. Mai Khôi: ngọc tốt 86. Ngọc Khuê: danh gia vọng tộc 87. Thục Khuê: tên một loại ngọc 88. Kim Khuyên: cái vòng bằng vàng 89. Vành Khuyên: tên loài chim 90. Bạch Kim: vàng trắng 91. Hoàng Kim: sáng chói, rạng rỡ 92. Thiên Kim: nghìn lạng vàng 93. Bích Lam: viên ngọc màu lam 94. Hiểu Lam: màu chàm hoặc ngôi chùa buổi sớm 95. Quỳnh Lam: loại ngọc màu xanh sẫm 96. Song Lam: màu xanh sóng đôi 97. Thiên Lam: màu lam của trời 98. Vy Lam: ngôi chùa nhỏ 99. Bảo Lan: hoa lan quý 100. Hoàng Lan: hoa lan vàng 101. Linh Lan: tên một loài hoa 102. Mai Lan: hoa mai và hoa lan 103. Ngọc Lan: hoa ngọc lan 104. Phong Lan: hoa phong lan 105. Tuyết Lan: lan trên tuyết 106. Ấu Lăng: cỏ ấu dưới nước 107. Trúc Lâm: rừng trúc 108. Tuệ Lâm: rừng trí tuệ 109. Tùng Lâm: rừng tùng 110. Tuyền Lâm: tên hồ nước ở Đà Lạt 111. Nhật Lệ: tên một dòng sông 112. Bạch Liên: sen trắng 113. Hồng Liên: sen hồng 114. Ái Linh: Tình yêu nhiệm màu 115. Gia Linh: sự linh thiêng của gia đình 116. Thảo Linh: sự linh thiêng của cây cỏ 117. Thủy Linh: sự linh thiêng của nước 118. Trúc Linh: cây trúc linh thiêng 119. Tùng Linh: cây tùng linh thiêng 120. Hương Ly: hương thơm quyến rũ 121. Lưu Ly: một loài hoa đẹp 122. Tú Ly: khả ái 123. Bạch Mai: hoa mai trắng 124. Ban Mai: bình minh 125. Chi Mai: cành mai 126. Hồng Mai: hoa mai đỏ 127. Ngọc Mai: hoa mai bằng ngọc 128. Nhật Mai: hoa mai ban ngày 129. Thanh Mai: quả mơ xanh 130. Yên Mai: hoa mai đẹp 131. Thanh Mẫn: sự sáng suốt của trí tuệ 132. Hoạ Mi: chim họa mi 133. Hải Miên: giấc ngủ của biển 134. Thụy Miên: giấc ngủ dài và sâu 135. Bình Minh: buổi sáng sớm 136. Tiểu My: bé nhỏ, đáng yêu 137. Trà My: một loài hoa đẹp 138. Duy Mỹ: chú trọng vào cái đẹp 139. Thiên Mỹ: sắc đẹp của trời 140. Thiện Mỹ: xinh đẹp và nhân ái 141. Hằng Nga: chị Hằng 142. Thiên Nga: chim thiên nga 143. Tố Nga: người con gái đẹp 144. Bích Ngân: dòng sông màu xanh 145. Kim Ngân: vàng bạc 146. Đông Nghi: dung mạo uy nghiêm 147. Phương Nghi: dáng điệu đẹp, thơm tho 148. Thảo Nghi: phong cách của cỏ 149. Bảo Ngọc: ngọc quý 150. Bích Ngọc: ngọc xanh 151. Khánh Ngọc: viên ngọc đẹp 152. Kim Ngọc: ngọc và vàng 153. Minh Ngọc: ngọc sáng 154. Thi Ngôn: lời thơ đẹp 155. Hoàng Nguyên: rạng rỡ, tinh khôi 156. Thảo Nguyên: đồng cỏ xanh 157. Ánh Nguyệt: ánh sáng của trăng 158. Dạ Nguyệt: ánh trăng 159. Minh Nguyệt: trăng sáng 160. Thủy Nguyệt: trăng soi đáy nước 161. An Nhàn: Cuộc sống nhàn hạ 162. Hồng Nhạn: tin tốt lành từ phương xa 163. Phi Nhạn: cánh nhạn bay 164. Mỹ Nhân: người đẹp 165. Gia Nhi: bé cưng của gia đình 166. Hiền Nhi: bé ngoan của gia đình 167. Phượng Nhi: chim phượng nhỏ 168. Thảo Nhi: người con hiếu thảo 169. Tuệ Nhi: cô gái thông tuệ 170. Uyên Nhi: bé xinh đẹp 171. Yên Nhi: ngọn khói nhỏ 172. Ý Nhi: nhỏ bé, đáng yêu 173. Di Nhiên: cái tự nhiên còn để lại 174. An Nhiên: thư thái, không ưu phiền 175. Thu Nhiên: mùa thu thư thái 176. Hạnh Nhơn: đức hạnh 177. Hoàng Oanh: chim oanh vàng 178. Kim Oanh: chim oanh vàng 179. Lâm Oanh: chim oanh của rừng 180. Song Oanh: hai con chim oanh 181. Vân Phi: mây bay 182. Thu Phong: gió mùa thu 183. Hải Phương: hương thơm của biển 184. Hoài Phương: nhớ về phương xa 185. Minh Phương: thơm tho, sáng sủa 186. Phương Phương: vừa xinh vừa thơm 187. Thanh Phương: vừa thơm tho, vừa trong sạch 188. Vân Phương: vẻ đẹp của mây 189. Nhật Phương: hoa của mặt trời 190. Trúc Quân: nữ hoàng của cây trúc 191. Nguyệt Quế: một loài hoa 192. Kim Quyên: chim quyên vàng 193. Lệ Quyên: chim quyên đẹp 194. Tố Quyên: Loài chim quyên trắng 195. Lê Quỳnh: đóa hoa thơm 196. Diễm Quỳnh: đoá hoa quỳnh 197. Khánh Quỳnh: nụ quỳnh 198. Đan Quỳnh: đóa quỳnh màu đỏ 199. Ngọc Quỳnh: đóa quỳnh màu ngọc 200. Tiểu Quỳnh: đóa quỳnh xinh xắn 201. Trúc Quỳnh: tên loài hoa 202. Hoàng Sa: cát vàng 203. Linh San: tên một loại hoa 204. Băng Tâm: tâm hồn trong sáng, tinh khiết 205. Đan Tâm: tấm lòng son sắt 206. Khải Tâm: tâm hồn khai sáng 207. Minh Tâm: tâm hồn luôn trong sáng 208. Phương Tâm: tấm lòng đức hạnh 209. Thục Tâm: một trái tim dịu dàng, nhân hậu 210. Tố Tâm: người có tâm hồn đẹp, thanh cao 211. Tuyết Tâm: tâm hồn trong trắng 212. Đan Thanh: nét vẽ đẹp 213. Đoan Thanh: người con gái đoan trang, hiền thục 214. Giang Thanh: dòng sông xanh 215. Hà Thanh: trong như nước sông 216. Thiên Thanh: trời xanh 217. Anh Thảo: tên một loài hoa 218. Cam Thảo: cỏ ngọt 219. Diễm Thảo: loài cỏ hoang, rất đẹp 220. Hồng Bạch Thảo: tên một loài cỏ 221. Nguyên Thảo: cỏ dại mọc khắp cánh đồng 222. Như Thảo: tấm lòng tốt, thảo hiền 223. Phương Thảo: cỏ thơm 224. Thanh Thảo: cỏ xanh 225. Ngọc Thi: vần thơ ngọc 226. Giang Thiên: dòng sông trên trời 227. Hoa Thiên: bông hoa của trời 228. Thanh Thiên: trời xanh 229. Bảo Thoa: cây trâm quý 230. Bích Thoa: cây trâm màu ngọc bích 231. Huyền Thoại: như một huyền thoại 232. Kim Thông: cây thông vàng 233. Lệ Thu: mùa thu đẹp 234. Đan Thu: sắc thu đan nhau 235. Hồng Thu: mùa thu có sắc đỏ 236. Quế Thu: thu thơm 237. Thanh Thu: mùa thu xanh 238. Đơn Thuần: đơn giản 239. Đoan Trang: đoan trang, hiền dịu 240. Phương Thùy: thùy mị, nết na 241. Khánh Thủy: đầu nguồn 242. Thanh Thủy: trong xanh như nước của hồ 243. Thu Thủy: nước mùa thu 244. Xuân Thủy: nước mùa xuân 245. Hải Thụy: giấc ngủ bao la của biển 246. Diễm Thư: cô tiểu thư xinh đẹp 247. Hoàng Thư: quyển sách vàng 248. Thiên Thư: sách trời 249. Minh Thương: biểu hiện của tình yêu trong sáng 250. Nhất Thương: bố mẹ yêu thương con nhất trên đời 251. Vân Thường: áo đẹp như mây 252. Cát Tiên: may mắn 253. Thảo Tiên: vị tiên của loài cỏ 254. Thủy Tiên: hoa thuỷ tiên 255. Đài Trang: cô gái có vẻ đẹp đài cát, kiêu sa 256. Hạnh Trang: người con gái đoan trang, tiết hạnh 257. Huyền Trang: người con gái nghiêm trang, huyền diệu 258. Phương Trang: trang nghiêm, thơm tho 259. Vân Trang: dáng dấp như mây 260. Yến Trang: dáng dấp như chim én 261. Hoa Tranh: hoa cỏ tranh 262. Đông Trà: hoa trà mùa đông 263. Khuê Trung: Phòng thơm của con gái 264. Bảo Trâm: cây trâm quý 265. Mỹ Trâm: cây trâm đẹp 267. Quỳnh Trâm: tên của một loài hoa tuyệt đẹp 268. Yến Trâm: một loài chim yến rất quý giá 269. Bảo Trân: vật quý 270. Lan Trúc: tên loài hoa 271. Tinh Tú: sáng chói 272. Đông Tuyền: dòng suối lặng lẽ trong mùa đông 273. Lam Tuyền: dòng suối xanh 274. Kim Tuyến: sợi chỉ bằng vàng 275. Cát Tường: luôn luôn may mắn 276. Bạch Tuyết: tuyết trắng 277. Kim Tuyết: tuyết màu vàng 278. Lâm Uyên: nơi sâu thăm thẳm trong khu rừng 279. Phương Uyên: điểm hẹn của tình yêu. 280. Lộc Uyển: vườn nai 281. Nguyệt Uyển: trăng trong vườn thượng uyển 282. Bạch Vân: đám mây trắng tinh khiết trên bầu trời 283. Thùy Vân: đám mây phiêu bồng 284. Thu Vọng: tiếng vọng mùa thu 285. Anh Vũ: tên một loài chim rất đẹp 286. Bảo Vy: vi diệu quý hóa 287. Đông Vy: hoa mùa đông 288. Tường Vy: hoa hồng dại 289. Tuyết Vy: sự kỳ diệu của băng tuyết 290. Diên Vỹ: hoa diên vỹ 291. Hoài Vỹ: sự vĩ đại của niềm mong nhớ 292. Xuân xanh: mùa xuân trẻ 293. Hoàng Xuân: xuân vàng 294. Nghi Xuân: một huyện của Nghệ An 295. Thanh Xuân: giữ mãi tuổi thanh xuân bằng cái tên của bé 296. Thi Xuân: bài thơ tình lãng mạn mùa xuân 297. Thường Xuân: tên gọi một loài cây 298. Bình Yên: nơi chốn bình yên. 299. Mỹ Yến: con chim yến xinh đẹp 300. Ngọc Yến: loài chim quý

MỘT VÀI  CÂU CHUYỆN VUI VỀ VIỆC  ĐẶT TÊN CHO CON CHÁU:

1. Cái tên  có thể ảnh hưởng đến cuộc đời, nghề nghiệp trong tương lai của người đó:

    Bạn có biết một nha sĩ tên là Dennis (nha sĩ tiếng Anh là Dentis) hay một người bạn tên Virginia ở cạnh biển Virginia (Mỹ)? Những cái tên trùng hợp như vậy không chỉ là chuyện vui mà nó thực sự là bằng chứng của một hiện tượng tâm lý được gọi là “vị kỷ mặc nhiên”, theo kênh khoa học khám phá BrainCraft. 

   Theo các nghiên cứu về ảnh hưởng của tên gọi đến chủ nhân, chữ cái của tên bạn sẽ ảnh hưởng đến các quyết định lớn trong đời bạn như nơi bạn sống, nghề bạn làm và thậm chí cả người bạn yêu. Điều này hoàn toàn nghiêm túc.

“Chúng ta viết tên mình hàng ngàn lần trong suốt cuộc đời”, chủ kênh BrainCraft là Vanessa Hill cho biết. Bạn càng tiếp xúc với cái gì, chẳng hạn như những chữ cái tên mình, bạn càng thích nó và lý thuyết khẳng định, bạn càng thích thứ gì thì bạn càng gắn chặt với nó.

Các nghiên cứu cũng “cho thấy con người có nhiều khả năng là sống ở những nơi có tên giống với tên của họ. Chẳng hạn như tên bạn là Louis, bạn sống phố Louis”, các tác giả viết.

   Nhưng chưa hết. Các nhà nghiên cứu còn thấy, người ta thường bị hấp dẫn trước những người có tên giống với tên của mình, trang Yahoo Parenting chỉ ra.

 Vì vậy : khi đặt tên cho con cháu, có lẽ ngoài việc chú ý đến âm thanh khi đọc lên và phong cách cái tên, bạn cần cân nhắc tới cả những ẩn ý đằng sau nó nữa. “Cái tên bạn đặt cho con thường chứa đựng phần lớn mong đợi của bạn vào bé. Đó cũng là một cách bạn dựng lên nền móng cho con đương đầu với thế giới bên ngoài và cả xây dựng về hình ảnh của chính bản thân mình”, Pamela Redmond Satran, tác giả cuốn sách The Baby Name Bible, đồng thời là nhà sáng lập trang web về đặt tên cho trẻ Nameberry, bày tỏ.

(Theo Vnexpress.net)

2. Mệt vì đặt tên cho con

    Sinh con gái đầu lòng, vợ chồng anh Toàn, chị Lưu ở Cầu Giấy, Hà Nội loay hoay mãi vẫn chưa đặt được cho con cái tên ưng ý. Lúc đầu, anh chị muốn bé tên là Yến Anh, nhưng có người góp ý là trúc trắc, khó gọi. Vì thế, họ nghĩ đến cái tên Phương Anh, song lại lo con đi học luôn phải đứng đầu sổ, bèn xoay ngược lại thành Anh Phương.

     Nhưng cái tên Anh Phương, theo bạn bè anh chị góp ý, thì không có gì đặc biệt, không gây ấn tượng. Thế là, cả ông bà, các bác đều tham gia vào việc đặt tên cho cháu, nhưng chọn mãi, không thấy tên nào thật hay, cuối cùng lại quay về cái tên ban đầu.

     Thế nhưng, giấy khai sinh đã lấy về thì bất ngờ, một nhà văn có tiếng đến thăm cháu, nói nên đặt tên là Thái An. Theo nhà văn này, đó là cái tên đẹp, lại lành, nhiều ý nghĩa. Thế là anh Toàn lại lật đật ra ủy ban phường xin khai sinh lại cho con.

     Một gia đình khác cũng vất vả không kém trong việc đặt tên con, đó là anh Tuấn và chị Linh ở Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội. Không chỉ tự nghĩ tên cho con, anh chị còn nhờ họ hàng nội ngoại khắp nơi tìm cho cháu trai một cái tên ưng ý. Lọt vào vòng cuối là tên Tuấn Minh, đảo ngược lại tên của bố, mang ý nghĩa một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, thông minh sáng dạ.

     Cứ tưởng thế là xong, ai ngờ bác của bé Tuấn Minh đi xem thầy về nói rằng, với mệnh và ngày sinh, giờ sinh của cháu phải đặt tên là Hanh thì cuộc đời sau này mới hanh thông, tốt đẹp. Thế là, anh thì chọn Hanh, chị lại thích tên Minh. Nhùng nhằng đã được hai năm, đến giờ, cháu Minh (Hanh) đã đi nhà trẻ nhưng vẫn chưa làm giấy khai sinh vì bố mẹ còn chưa ai chịu ai.

3. Để ông đặt tên, ông sẽ tặng nhà…

     Xã hội càng phát triển, các ông bố bà mẹ trẻ càng cầu kỳ trong cách chọn tên cho con. Thông thường, để thể hiện rõ nét tính liên tục và truyền thống của văn hóa gia đình, tên của con cháu thường do ông bà hoặc người có vai vế trong họ đặt cho. Đây thường là những người hiểu biết rộng hoặc nắm được hệ thống tên của những thành viên trong dòng họ, nhờ đó, việc đặt tên con cháu sẽ phù hợp với hệ thống, lại tránh trùng lặp. Tuy nhiên, rất nhiều chuyện “dở khóc dở cười” đã xảy ra xung quanh chuyện ông bà đặt tên cho cháu.

    Cho đến giờ, đã gần một năm mà chị Oanh, quận Thanh Xuân, Hà Nội vẫn giận mẹ chồng vì bà đã tự ý đặt tên cho cháu trai mà không quan tâm đến ý kiến của con dâu. Số là, bà thì thích đặt tên cháu là Dũng, nhưng cô con dâu nhất định tránh ba cái tên “Dũng, Hùng, Cường”.

     Một trường hợp khác, để được đặt tên cho cháu đích tôn, ông bà nội phải “nịnh” con dâu: “Để ông đặt tên, ông sẽ cho… một cái nhà”. Nói sao làm vậy, ông Hùng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội viết ngay giấy tặng nhà cho cháu nội mới chưa đầy một tháng tuổi.

     Vì vậy, có nhiều chuyên gia đã cho rằng: tên hay không phải là mỹ miều mà là cái tên “nhìn vào có linh cảm tốt, nghe cảm thấy thân thiện, dễ viết, dễ gọi”…

(Theo Người lao động)

3. Một số cái tên độc nhất vô nhị được cha mẹ đặt cho xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đôi khi khiến “khổ chủ” gặp không ít rắc rối.

 

3.1  Chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là người có tên dài nhất tỉnh Thái Nguyên. Dương là con của ông Đào Sinh Hoạt (55 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hảo. Chia sẻ với báo giới trong nước, ông Hoạt đã có những lý giải khá thú vị, về nguyên do mình quyết định đặt tên dài cho con gái. Ông bảo, có lần, hai vợ chồng nghe đài đêm khuya, thấy cái tên Bàng Thị Lung Linh Kim Ánh Hoa, người đàn ông này đã khá ấn tượng. Khi vợ sinh con, ông đã đặt tên Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương cho con, với mong muốn con có một tương lai tươi sáng, khi đi học nhất định sẽ được thầy cô giáo chú ý, vì thế sẽ học tốt hơn. 

3.2 Chàng trai sinh năm 1992 đã gây sốc cho nhiều người khi sở hữu cái tên độc, xưa nay hiếm là Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân. Cậu không phải là người duy nhất sở hữu tên lạ trong gia đình, người chị đầu của Nhân có tên là Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhàn và người chị kế có tên Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Linh Phượng.

  Về cái tên độc của con, bà Nguyễn Thị Tư, 55 tuổi, ngụ xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP HCM cho biết từ ngày bà mang bầu, chồng ngày đêm trầm ngâm suy nghĩ đặt tên con như thế nào cho ý nghĩa và hay nhất, mong các con gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Và cuối cùng ông chọn cách ghép thật nhiều từ mình thích, có ý nghĩa tốt đẹp vào cùng một tên, để khỏi sót. Được đặt tên lạ như vậy, nên 3 chị em gặp nhiều chuyện cười ra nước mắt. Vì vậy, mới đây, bà Tư quyết định đi sửa lại tên cho cả 3 con nhưng chỉ sửa được sổ hộ khẩu, còn các giấy tờ khác vẫn nguyên tên cũ. Tên mới của Nhân là Lê Tâm Nhân. Còn hai người con gái của bà là chị Nhàn và chị Phượng cũng đã sửa tên lại ngắn hơn nhưng bà Tư không muốn tiết lộ.

3.3  Anh Lê Téc Nen, sinh năm 1981, quê ở Hà Tĩnh, được cha mẹ đặt theo tên tiếng Pháp. Thực tế, cái tên gốc tiếng Pháp của anh là L’eternel và khi Việt hóa thì đọc thành Lê Téc Nen, có nghĩa là trường tồn, vĩnh cửu. Cũng theo anh Nen, không riêng anh, mà 4/6 anh chị em của anh cũng có những cái tên rất lạ theo tiếng nước ngoài được bố đặt cho. Tại cơ quan, đồng nghiệp của anh hay trêu đùa và đổi tên Lê Téc Nen của anh thành… Lê Tắt Nến. 

 3.4 Trường hợp một gia đình đặt tên con trai là Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi đã từng khiến dư luận vô cùng ngạc nhiên và tò mò về lý do. Chàng trai này sinh năm 1987, trú tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc của cái tên là do người cha, ông Mai Xuân Cán (khi đó là một cán bộ của UBND xã Đại Cường) sinh đứa con thứ năm và bị UBND xã này buộc phải nộp phạt sáu nghìn rưởi mới cho đăng ký khai sinh, vì sinh nhiều con. Ấn ức vì bị phạt, nên khi làm giấy khai sinh cho con, ông Cán lấy luôn mức tiền phạt đó để đặt tên cho con trai mình. Do gặp quá nhiều phiến phức với cái tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi, vợ chồng ông Cán đã đi đổi tên cho con thành Mai Hoàng Long. Ảnh: Quyết định đổi tên của Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi. 

3.5 Đinh Good OtaNi, sinh năm 1995, sống tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai từng được biết đến bởi những hình xăm hầm hố trên cơ thể. 9X này còn được chú ý nhờ sở hữu cái tên độc nhất vô nhị. Cô cho biết vì gia đình kinh doanh, bố thường xuyên làm ăn với đối tác nước ngoài, ông rất thích tên gọi của người ngoại quốc nên quyết định đặt cho cô con gái duy nhất của mình tên lạ. 

3.6 Vợ chồng ông Phạm Hùng Mạnh sinh hạ được 3 người con lần lượt đặt tên là: Phạm Thượng Côn (SN1991), Phạm Thùy Thương (SN 1994) và Phạm Thiên Kiếm (SN 2005). Sau này, ghép liền 3 cái tên lại trở thành tên các loại binh khí thú vị là Côn – Thương – Kiếm. Ông Phạm Hùng Mạnh chia sẻ, việc đặt tên con toàn binh khí xuất phát từ một lần nghe được trên báo, đài khá tình cờ. 

(Sưu tập trên mạng)

 

 

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH  MẠNH KHỎE – HẠNH PHÚC -  PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH

 

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!