Cập nhật nội dung chi tiết về Độc Chiêu “Nhử” Khách Bằng Tên Gọi Mỹ Miều Của Món Ăn mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, để “nhử” khách, bên cạnh việc đầu tư chế biến món ăn từ những sản phẩm thực, động vật quen thuộc thì nhiều nhà hàng có xu hướng đặt tên mỹ miều cho món ăn.
Cách làm này đang trở thành độc chiêu hút khách của các nhà hàng.
Hoa mắt với danh sách mỹ miều, gây sốc
Đến nhà hàng Hồn quê (ở Triệu Việt Vương, Hà Nội), thực khách chắc chắn sẽ ấn tượng bởi danh sách các món ăn mang tên gọi khá lạ tai:
“Heo chạy quanh rừng, Bụi vàng phủ kim tơ, Rừng hoang muôn thú…”.
Theo anh Quốc Hùng, chủ quán Hồn quê thì sen vốn được coi là quốc hoa của Việt Nam nên món cơm sen quen thuộc của nhà hàng không chỉ hấp dẫn thực khách bằng thứ nguyên liệu thanh tao từ hạt sen hấp cùng cơm đến lá sen ủ ngoài mà còn bởi chính những cái tên thuần Việt mà các chủ nhà hàng sáng tạo ra như:
Hồn Việt, Hương quê.
Đặc biệt là đối với những người xa xứ lâu năm trở về nước hay khách du lịch tỏ ra vô cùng thích thú với sự sáng tạo này.
Anh David Vương, một thực khách thưởng thức tại nhà hàng cho biết:
“Ngoài lối trang trí đẹp mắt, nguyên liệu thuần Việt thì ngay cả cái tên của món ăn cũng khiến mình xúc động và càng yêu hơn những món ăn quê nhà”.
Bếp trưởng nhà hàng Hồn quê, Cao Đức cho biết:
“Tên gọi là một thủ thuật khai thác thị hiếu hấp dẫn khẩu vị của con người và cách trang trí đẹp mắt cũng là một cách khiến món ăn được nâng tầm lên cho xứng với tên gọi”.
Anh Nguyễn Hồng Tĩnh – bếp trưởng khách sạn Phụ nữ (Thụy Khuê, Hà Nội) cho biết:
Một trong những bí quyết chế biến món ăn vừa ngon, vừa đẹp là sử dụng dừa bào.
Món nộm bình dân ngoài những thứ quen thuộc như xu hào, củ đậu, rau thơm thì tới 50% thành phần chính là dừa bào khiến món ăn bỗng chốc được lên hạng cùng với cái tên khá kêu:
Nộm bạch tuyết.
Cũng với dừa bào sau khi bọc ngoài con tôm đem chiên sẽ tạo nên một lớp áo có màu vàng rộm bắt mắt.
Thành phẩm thực phẩm chế biến đơn giản nhưng tên gọi Tôm chiên hoàn bào lại gợi cho thực khách cảm thấy đó là cả một quá trình chế biến cầu kỳ khiến món ăn trở nên sang trọng hơn rất nhiều.
Anh Ngọc – chủ một quán ăn trên đường Giải Phóng (Hà Nội) chia sẻ, tên gọi mỹ miều của món chủ đạo tại nhà hàng là ếch nướng.
Nó đơn thuần là ếch được tẩm ướp gia vị, ngũ vị hương… rồi chao dầu.
Cái làm nên “bản quyền” của món này chỉ là sự tinh ý trong chế biến.
Món chân giò muối giòn của đầu bếp Hồng Tĩnh cũng khác lạ.
Chân giò tẩm ướp gia vị, chủ yếu là mì chính, được cuộn giấy bạc và luộc bằng nước mắm.
Sau khi để nguội sẽ đem chiên giòn và ăn kèm với kiệu chua.
Anh Tĩnh phân tích:
“Công đoạn luộc là để thịt đảm bảo chín và ngấm mặn còn khi chiên dưới nhiệt độ cao tạo nhằm độ giòn cho bì”.
Món cuốn mùa xuân nghe thì mỹ miều nhưng không có gì đặc biệt.
Chỉ là tôm, thịt, trứng, bún, giò lụa…
Điểm nhấn của món ăn này là thứ rau sống gói kèm là những loại rau đặc trưng của mùa xuân.
Anh Hồng Tĩnh cho biết:
Đây cũng là một cách đặt tên nhằm gây ấn tượng với thực khách nước ngoài khi sang du lịch ở Việt Nam của món ăn thuần Việt và về tiết trời mùa xuân.
“Câu” khách bằng “lịch sử”
Món Cơm âm phủ cũng có “lịch sử” riêng.
Nó là một loại cơm thập cẩm trộn đủ thứ như nem, chả, tôm, thịt heo, dưa gang, dưa chuột bóp với chén nước mắm pha loãng dùng để chan thêm vào.
Tuy nhiên thực khách sẽ cảm thấy thú vị hơn nếu biết được nguồn gốc tên gọi của món ăn.
Nó xuất phát từ một câu nói quen thuộc của người dân xứ Huế cách đây gần 50 năm:
“Ăn cơm âm phủ, ngủ khách sạn Thiên Đường” để chỉ về loại cơm đặc trưng dành cho những thành phần xã hội nghèo hèn như những con vạc ăn đêm.
Đó là một góc khuất trên trang sử của xứ Huế, bên cạnh những lăng tẩm đế vương
Anh Tú bếp trưởng của nhà hàng cho biết.
Sự hoa mỹ quá đà… phản chủ
Minh Thư – nhân viên ngân hàng thường xuyên lui tới nhà hàng trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) bởi cô “kết” món bò xào lúc lắc.
Thứ tên gọi khá ngộ nghĩnh này bắt nguồn từ đặc điểm của những nguyên liệu từ chính đến phụ của món bò xào lúc lắc là tất cả đều được thái hình vuông.
Hay món tôm quen thuộc tại những tiệc cưới có tên gọi khá hoa mỹ là tôm viên tuyết hoa thực chất là giò sống trộn với tôm băm nhỏ, lăn qua thứ vỏ bánh mỳ đã được bóp nát trộn lẫn trứng.
Minh Thư cho biết:
“Ngoài những món ăn quen thuộc, tôi đặc biệt chú ý đến tên gọi của một số món ăn lạ nhưng không kém phần độc đáo của nhà hàng.
Tôi tò mò với món đồi phủ tuyết trắng.
Khi nhà hàng mang đồ lên, tôi thất vọng vì nó là bánh bao.
Món bâng khuâng sương sớm là tên gọi của bánh bột lọc hay thứ bánh vầng trăng thực chất là vỏ bánh gối còn nhân là thứ nhân nem rán quen thuộc.
Nhiều thực khách như chúng tôi đã phì cười và không bao giờ trở lại những nhà hàng đặt tên cho món ăn thái quá như thế”.
Ngoài đối tượng trung tuổi là cán bộ công chức không thích tên mỹ miều của món ăn thì thực khách có tuổi cũng tỏ ra không mặn mà với lối câu khách gây sốc này.
TUỆ LINH
Nguồn: Báo Người đưa tin
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Gợi Ý Đặt Tên Món Ăn Hay Ho Cho Menu Của Bạn
Ẩm thực Việt Nam không chỉ khiến thực khách thích thú bởi sự độc đáo ở hương vị mà cái tài sáng tạo trong tên gọi món ăn cũng là điều chúng ta nên tự hào. Chỉ cần vài cái liên tưởng, chơi chữ, nói lái… là biết bao nhiêu mỹ từ để gán vào từng hương vị. Bởi thế mà đôi khi thực khách cứ phải “ngẩn ngơ” mất mấy giây với những món Việt Nam có tên lạ tai và thú vị nhưng hóa ra toàn là “gương mặt thân quen”.
4. Cơm âm phủ
Người ta hay kháo nhau rằng đến Huế mà không thưởng thức cơm âm phủ thì coi như chuyến đi chưa trọn vẹn. Cái tên ma mị khiến ai cũng có phần sợ sệt nhưng đây là một món ăn đặc sắc và mang đậm truyền thống của ẩm thực Huế. Bắt nguồn từ một quán ăn mở vào giai đoạn 1914 – 1918, toạ lạc ở vùng đất hẻo lánh, tối tăm và chỉ có duy nhất một chiếc đèn để thắp sáng. Thêm vào đó, ông chủ chỉ bán “độc” một món cơm nên thực khách cứ gọi vui là cơm âm phủ.
Có lẽ vì có hình sợi dài, mềm mại nên người ta liên tưởng cọng rau muống như rồng đang uốn lượn, lại còn được xào ngập nước nên chẳng phải đang “vượt đại dương” hay sao? Chỉ cần một chút thêm thắt, sáng tạo mà từ món có vẻ bình dân, quen vị đã khiến thực khách thích thú và yêu thích hơn hẳn.
(Theo Kenh14)
Những cái tên độc đáo này tuy quen mà lạ, tuy lạ mà quen với cộng đồng mạng.
Đặt in menu giá rẻ tại In Kỹ Thuật Số
Với đội ngũ nhân viên tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp, In Kỹ Thuật Số cung cấp cho khách hàng dịch vụ khép kín:
Tư vấn chất liệu giấy in menu thích hợp
Thiết kế menu theo yêu cầu khách hàng
In ấn
Gia công ép plastic, đóng lò xo, cán formax, cán màng
Giao hàng tận nơi
Liên hệ ngay với In Kỹ Thuật Số qua:
Gửi file in và yêu cầu in về Email: innhanh@inkythuatso.com
Địa chỉ: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Dùng Tên Kinh Phật Đặt Tên Món Ăn Có Nên Không ?
Đến Việt Nam Quốc Tự nhân mùa Phật đản, tôi ngạc nhiên khi thấy gian hàng “Bánh mì chay Pháp Hoa”.
Việc dùng tên danh nhân, tên những biểu tượng tôn quý như địa danh lịch sử… ghép vào tên đơn vị kinh doanh, cửa tiệm, mặt hàng kinh doanh, và tệ nhất, là tên món ăn thành một cụm từ chính phụ, trong đó, tên danh nhân, địa danh lịch sử… là yếu tố phụ, khu biệt yếu tố chính là đơn vị kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…, là điều rất không hay.
Đã có “Mì vịt tiềm Nguyễn Trãi”, “Phở Nguyễn Du”, “Cơm tấm Vạn Kiếp”, Bánh mì thịt Hà Nội”, “Thịt chó Thoại Ngọc Hầu” (khu Ông Tạ)…
Đối với lịch sử, với danh nhân, đây là việc bất kính. Nghe nói đã có quy định cấm dùng tên danh nhân vào việc liên hệ kinh doanh, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp trùng tên với danh nhân.
Nay ở Phật giáo đã có việc mở rộng liên hệ buôn bán thức ăn ra ngoài cả những tên danh nhân, địa danh lịch sử, để đến những bộ kinh, vốn là Pháp bảo, một trong ba ngôi tôn kính trong Phật giáo.
Ban đầu khi thấy tiệm “Cơm chay Pháp Hoa”, tôi đã thấy cái gì đó không ổn, thì nay đến bảng hiệu “Bánh mì chay Pháp Hoa”! Người ta đã đi đến tên một món ăn cụ thể là bánh mì!
Nếu thực hiện thay thế cùng loại, áp dụng cùng nguyên tắc cấu tạo cụm từ, ta sẽ có:
- Gỏi cuốn Pháp Hoa
- Chả giò Pháp Hoa
- Cơm tấm Pháp Hoa
Và cũng sẽ có:
- Bánh mì chay Lăng Nghiêm
- Bánh mì chay Địa Tạng
- Bánh mì chay Hoa Nghiêm
- Bánh mì chay Vu Lan…
Lấy tên kinh Phật đặt cho tên tiệm cơm thì đã nghe xóc óc đối với người theo đạo Phật, nay lại dùng tên kinh đặt đến tên mặt hàng bánh mì, thì quả là đại bất kính.
Người Phật tử nghĩ gì khi tên kinh là một món hàng ăn rẻ tiền?
Không hiểu vì sao, trong chùa, người ta vừa đặt kinh Pháp Hoa lên bàn thờ để lễ lạy, đồng thời, lại dùng tên kinh Pháp Hoa để gọi tên… bánh mì?
Trước đây, tôi đã phê phán việc dùng tên Phật, tên cao tăng để đặt tên sản phẩm như mì gói A Di Đà, mì chay Vạn Hạnh, nhang trầm Quan Âm Đại Sĩ, dầu Phật Linh…, nhưng đó là việc ngoài chùa. Còn bánh mì Pháp Hoa là việc ngay trong chùa, trưng bảng hiệu chính tại Việt Nam Quốc Tự, xin nhấn mạnh thành tố “Quốc tự”. Tại Quốc tự trong lễ hội Phật đản có bánh mì chay Pháp Hoa!
Đây có phải là sự tiếp nối của xu hướng một số người kinh doanh nhà hàng chay, có cả nhà hàng trong chùa, dùng chữ Phật để đặt tên các thức ăn cầu kỳ, tự chế biến, khó gọi tên. Trên menu người ta đọc thấy các từ “Phật thủ”, “La Hán”, … Có điều họ không treo bảng lớn và thức ăn có tên Phật đó không đến nỗi rẻ tiền như bánh mì Pháp Hoa.
Theo chỗ tôi biết, các tôn giáo khác chưa có chuyện đem kinh điển gắn vào bánh mì. Trong chính cơ sở Phật giáo lớn bậc nhất, người đi tham quan thấy tên kinh Phật dùng đặt tên cho bánh mì thì ắt không tránh khỏi lạ lùng, kỳ dị và đáng khinh miệt.
Kỳ dị hơn, điều đó diễn ra trước mắt của các nhà lãnh đạo Phật giáo. Thế thì trách gì người ta làm mì gói A Di Đà, dầu gió Phật Bà…?
Sự ngớ ngẩn đến mức kỳ cục của một số người, tín đồ Phật giáo thật là điểm báo chẳng lành cho Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam còn lại những giá trị gì khi hành động đại bất kính Pháp bảo, lấy tên kinh Pháp Hoa đặt tên bánh mì kinh doanh, rồi trương bảng bày bán ngay trong sân chùa lớn trong mùa Phật đản, và cứ làm thế trước mắt của những nhà lãnh đạo, tu sĩ và tín đồ Phật giáo?
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, chúng tôi ĐT: 0915553610.
**********************************************************************
Không dùng hình Phật thì ta lại dùng tên
Chiều nay , vào một quán cơm chay để dùng cơm, tôi thấy trong tủ kiếng có trưng bày một sản phẩm mì ăn liền do Cty TNHH CNTP An Thái . Địa chỉ : 27/9 . Trần Hưng Đạo . Long Xuyên . An Giang sản xuất .
Việc một sản phẩm mì do một công ty sản xuất hẳn hòi thì không có việc gì phải nói . Nếu có phải nói chăng , thì cũng chỉ nói về giá cả và chất lượng .
Mấy công ty sản xuất mì gói rất giỏi trong việc nắm bắt thị trường , đối tượng sử dụng sản phẩm . Ngoài các sản phẩm mì cao cấp dành cho người có tiền , thì cũng có những sản phẩm dành cho giới bình dân .
Hoan hô mì gói . Sản phẩm tiêu biểu của thế kỷ 20 . Sản phẩm dành cho mọi người , mọi giới . Không phân biệt đẳng cấp . Không phân biệt tôn giáo . Chay, mặn đều dùng, đều có cả . Tôi sung sướng khi sanh nhằm thế kỷ có thật nhiều loại mì đóng gói .
Nhưng gói mì chiều nay tôi bắt gặp lại là một gói mì mà chỉ nhìn qua là tôi muốn nổi Bồ Đề Gai. Mang gói mì này về nhà cho vợ xem , thì cô ta nói : “Mì nào thì cũng gọi là mì , nhưng gói mì này em đố anh ăn xong thì anh vứt cái bao bì vào đâu cho phải phép, không sợ mang tội ”
Cô ta nói đúng , thực tình là tôi cũng chẳng biết để cái bao bì đó ở đâu. Vì cái bao bì đó có cái tên: mì chay A DI ĐÀ. Vứt cái bao bì này mà không đúng chổ thì chắc chắn lúc vô thường thì cũng khó mà được …. vãng sanh .
Không hiểu ai “ tối kiến ” đưa ra cái tên sản phẩm này , làm khó cho người sử dụng . Đặc biệt là tôi một phật tử thì lại càng khó vô cùng . Vì lòng tôn kính Phật của tôi không cho phép tôi làm một điều gì bất kính . Một cái chân nhang trên bàn thờ tôi cũng không dám quăng bừa bãi mà phải đốt . Huống hồ trên cái bao bì mà tôi đang cầm có danh hiệu Phật.
Tôi hy vọng rằng người chủ của công ty này không phải là người đạo Phật. Người của đạo Phật mà làm ra sản phẩm này thì đoạ xứ không xa .
Vợ tôi buông một câu trước khi đi nấu cơm cho tôi ăn, để khỏi phải xé gói mì : “ Người ta coi thường Đạo Phật của mình quá đi …
Tôi yên lặng ăn cơm mà không nói gì .Biết nói gì bây giờ . Mọi người lên tiếng nói dùm tôi đi…
Thành Quang
Nguồn: phattuvietnam.net
5 Quy Tắc Đặt Tên Shop Mỹ Phẩm Hay, Lấy Được Sự Chú Ý Của Khách Hàng
Bắt đầu kinh doanh shop mỹ phẩm hay bất kỳ công việc kinh doanh nào cũng có thể là một nỗ lực hết sức mình nhưng nó cũng là một công việc rất thú vị. Cũng giống như việc đặt tên shop mỹ phẩm hay, đây có thể được coi là một trong những giai đoạn quyết định khó khăn nhất sau cả quá trình thiết kế, thi công cửa hàng mỹ phẩm.
Bài viết này sẽ nói về một số điều nên và không nên trong quá trình chọn tên cho công việc kinh doanh của bạn.
Thực sự có rất nhiều. Cho dù bạn có thích, muốn hay không thì tên doanh nghiệp của bạn sẽ là ấn tượng đầu tiên bạn dành cho khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể chọn một cái tên mà ở mức tốt nhất, khiến cho khách hàng có thể nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn hoặc cùng lắm là phần nào thu hút sự tò mò của khách hàng về shop mỹ phẩm của bạn.
Trước khi bạn chọn cho mình một cái tên doanh nghiệp cố định, bạn cần phải thiết lập các giá trị thương hiệu của mình. Bạn muốn chọn một cái tên phù hợp với hình ảnh thương hiệu của bạn.
Đừng bỏ qua: Một số mẹo hay giúp thiết kế shop mỹ phẩm đẹp sang trọng
Có vô số nguồn mà bạn có thể lấy cảm hứng từ đó cho cửa hàng mỹ phẩm của mình. Khi bạn có ý tưởng về thông điệp bạn muốn truyền tải cho khách hàng của mình, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các từ, cụm từ hoặc các tên hay truyền tải thông điệp đó.
Đừng giới hạn bản thân ở đây. Hãy sáng tạo như ý muốn của bạn và viết ra ý tưởng bạn cảm thấy tâm đắc nhất cho tên doanh nghiệp của mình. Khi danh sách đầu tiên của bạn đã hoàn tất, hãy lướt qua nó và loại bỏ những cái tên bạn thường gặp phải, sau đó sắp xếp những cái tên bạn yêu thích từ nhiều đến ít hoặc ngược lại, tùy theo ý của bạn. Và bạn có thể tìm thấy nó, có lẽ sau khi lược qua khoảng 10 đến 20 tên khác nhau, thậm chí là hơn.
Tên riêng
Trò chơi chữ
Dùng một ngôn ngữ khác
Từ đồng nghĩa
Các cụm từ phổ biến
Tên từ sách, thần thoại hoặc các tác phẩm hư cấu
Sử dụng trí tưởng tượng của bạn!
Nếu không có gì khác, hãy chắc chắn rằng tên doanh nghiệp chưa từng được bất cứ một doanh nghiệp hay cá nhân nào sử dụng trước đó. Chắc chắn bạn không muốn mình sẽ có mặt trong một cuộc chiến tại tòa án về vi phạm quyền thương hiệu đâu.
Lưu ý: bạn có thể phải loại bỏ rất nhiều cách đặt tên shop mỹ phẩm hay mà bạn đã tốn hàng tá thời gian trước đó chỉ dựa trên bước này thôi. Nó thật tệ nhưng sẽ an toàn hơn cho quá trình kinh doanh sau này của bạn.
Nhiều chủ doanh nghiệp cố gắng đặt một cái tên doanh nghiệp thể hiện sự thông minh cực kỳ. Thật không may, điều này thường gây phản tác dụng và khiến khách hàng tự hỏi tên shop mỹ phẩm của bạn có ý nghĩa gì. Hãy suy nghĩ theo hướng này: nếu bạn phải giải thích hoặc xin lỗi về tên shop cho khách hàng thì bạn nên biết rằng bạn đã chọn sai hướng rồi.
Lưu ý: xem xét chính tả. Nếu tên shop mỹ phẩm của bạn chứa các từ thường sai chính tả hoặc các từ bất thường có lỗi chính tả, hãy xem xét điều đó sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của bạn như thế nào nếu họ cố gắng tìm bạn thông qua hình thức trực tuyến. Cố gắng chọn một tên mà mọi người sẽ có thể đánh vần sau khi nghe nó.
Tên shop mỹ phẩm của bạn không nên là một câu. Nó cần phải ngắn gọn và linh hoạt. Hãy nghĩ về những tên thương hiệu hàng đầu hiện nay. Có tên trong số chúng quá dài hay không? Có lẽ một trong số một trăm?
Nếu bạn chọn rút ngắn tên shop mỹ phẩm của mình bằng cách biến nó thành từ viết tắt, hãy đảm bảo tên đó có tối đa là 2-3 chữ cái.
Làm cho nó thân thiện với Internet
Ắt hẳn cho đến bây giờ, danh sách tên doanh nghiệp tiềm năng của bạn có thể ngắn hơn rất nhiều so với khi bạn mới bắt đầu. Tiếp theo, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng tên doanh nghiệp có thể được đăng ký trực tuyến. Lý tưởng nhất là trang web của bạn sẽ là chúng tôi Khách hàng thường sẽ tìm kiếm “.com” trước. Nếu bạn không sở hữu nó, một số khách hàng có thể vô tình vào trang web của shop khác.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đi đến quyết định đổi tên thương hiệu vì những lý do khác nhau. Đó cả là một quá trình dài cho bạn có thể lấy lại được sự quan tâm vốn có của khách hàng cũ và tạo điểm nhấn với khách hàng mới. Đó là lý do tại sao, ít nhất bây giờ bạn có thể cố gắng không để bản thân bước vào tình huống đó do nghiên cứu kém.
Họ có thể là những người đánh giá khách quan và trung thực nhất, có thể phát hiện ra một số vấn đề mà bạn đã bỏ qua đối với tên shop mỹ phẩm của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Độc Chiêu “Nhử” Khách Bằng Tên Gọi Mỹ Miều Của Món Ăn trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!