Đề Xuất 5/2023 # Làng Xóm Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Phương Đông # Top 12 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 5/2023 # Làng Xóm Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Phương Đông # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làng Xóm Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Phương Đông mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước, cuốn sách “Đất lề quê thói” của tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu xứng đáng được xem như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Qua từng trang sách, độc giả như được mời thả bước trong một không gian sống cổ xưa nhưng lại vô cùng thân thuộc, gần gũi. Tác phẩm không chỉ bao gồm những câu chuyện về tâm tính người Việt, tục ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ, hay nguồn gốc những kiêng khem mê tín… mà còn chứa đựng cả một thế giới tinh thần người Việt với những gìn giữ và thích nghi, thay đổi qua bao nhiêu thế hệ. Tạp chí Phương Đông trân trọng giới thiệu với bạn đọc một trích đoạn trong cuốn sách này.

Nơi thôn quê đồng ruộng nhiều gia đình ở quy tụ thành khu gọi là Xóm. Tùy trường hợp không nhất định, có xóm lớn gồm hàng trăm nóc nhà, có xóm nhỏ chỉ vài ba chục hay mươi lăm nhà.

Ở đất Bắc các xóm thường có lũy tre xanh vây bọc chung quanh. Trên đường đi vào xóm đôi khi có cổng xây hay cổng tre tối đến đóng lại phòng ngừa trộm cướp. Phần nhiều các xóm cách biệt nhau qua một khoảng trống là ruộng, hay ít nhất cũng bằng một con đường phân ranh.

Hai ba bốn có khi năm sáu xóm họp lại thành một Thôn còn gọi là Làng. Hai ba bốn thôn, có khi hơn nữa, họp lại thành đại Xã. Danh từ Làng nhiều khi lẫn lộn với Xã, nếu Xã đơn thuần không có đến hai Thôn. Nói cho rõ thêm thì Làng là tiếng thuần túy Việt nam, Xã là do chữ Hán có nghĩa là cái nền để tế thần đất; Cổ thời những người ở quy tụ với nhau một nơi hằng năm làm lễ tế thần đất trên một cái nền.

Theo tổ chức hành chính, danh từ Xã được dùng trong các giấy tờ sổ sách là một đơn vị khởi điểm của hạ tầng cơ sở, bất cứ Xã chỉ có một xóm hay gồm nhiều thôn.

Ở miền Bắc và miền Trung có nhiều làng đất rộng hẹp không chừng với hai ba ngàn xuất đinh,[1] kể là một xã, trái lại có nhiều làng đất hẹp người ít, có khi không đủ một trăm xuất đinh, cũng vẫn là một xã, khác hẳn với miền Nam phần nhiều các xã ấp đồng ruộng mênh mông thẳng cánh cò bay, ở rời rạc cách xa nhau tít mù tắp, không quy tụ chen chúc, không có những lũy tre xanh bao bọc chung quanh.

Có khi hai ba làng chỉ cách nhau một con đường hay một dòng sông một cái ngòi, mà giọng nói khác nhau, dáng điệu khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. giọng nói Kẻ Noi, giọng nói quê hương thi sĩ Tản Đà và nhiều làng khác nữa, người các tỉnh xa nghe nhận biết ngay được.

Nguồn gốc của làng xóm

Người Pháp trước đây đã viết khá nhiều về Làng Xóm Việt Nam, họ thấy sao viết vậy thì còn nói gì, nhưng có người đã suy tưởng nông nổi đưa ra những ý kiến sai lầm về nguồn gốc làng xóm của ta. Người mình có những bậc “trí thức” dường như chỉ biết đọc mấy quyển sách ấy, đã phụ họa với họ, làm luận án văn chương luật khoa, được chấm đậu, lẽ dĩ nhiên là người Pháp chấm.

Cho rằng từ lúc có người ở rồi dần dần quy tụ thành làng xóm, thì lẽ tất nhiên như thế, không nói khác được.

Theo lịch sử thì nguồn gốc làng xóm của ta khá rõ rệt. Sau khi Lang Liêu được vua Hùng Vương thứ ba truyền ngôi cho, hai mươi mốt người anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố. Về sau họ thường tranh nhau làm trưởng, người nào cũng dựng hàng rào gỗ (mộc sách) để che chở; bởi vậy có tên là Sách là Trại là Trang bắt đầu từ đấy.[2]

Khúc Hạo làm Tiết độ sứ (907-917) Giao Châu chia đất lập ra Lộ, Phủ, Châu, Xã.[3] Rất có thể danh từ Xã đã được đặt ra từ trước nữa.

Triều Lý và Triều Trần đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chính vẫn được mệnh danh là Xã.[4]

Triều Lê trong các sổ sách công văn Làng được phân biệt gọi là Xã, Thôn, Trang, Động, Sách, Trại, Sở, Phường và Vạn. Trang, động, sách, trại, là những xóm làng ở tiếp giáp rừng núi hoặc ở nơi sâu thẳm trong rừng núi. Vạn là những xóm làng ở ven sông ven biển, chuyên nghề chài lưới. Phường là khu các nhà làm cùng một nghề ở quy tụ với nhau.

Triều Nguyễn từ đời Minh Mệnh về sau trong sổ sách và công văn, tất cả đều gọi là Xã, mộc triện đồng triện của lý tưởng đều khắc chữ Xã.

Tên các làng xóm

Các làng phần nhiều đã được đặt tên từ xưa, ngay sau khi mới thành lập. Hầu hết là tên gồm hai chữ có ý nghĩa lịch sử, địa lí, hoặc một ý niệm tốt lành thịnh vượng an ninh, như Thịnh Hào, Xuân Phú, An Hạnh, Lũ Phong, Vĩnh Lộc, Bình Hòa, Long Hưng, Đông Mĩ…

Những đại xã đất rộng có nhiều thôn ở cách xa nhau thường mang tên có thêm chữ thượng, trung, hạ, tiền, hậu để phân biệt vị trí, như Chuyên Mĩ thượng, Chuyên Mĩ trung, Thạch Tuy hạ, Dịch Vọng tiền, Dịch Vọng hậu…

Những làng quê quán của mấy vị công thần, những ấp họ thiết lập, những đất họ được vua phong cho, thường mang tên Trang, Xá, như Cấn Xá (tỉnh Sơn Tây), Đặng Xá (tỉnh Hà Đông), Mai Xá, Đông Trang (tỉnh Ninh Bình).

Một đôi khi làng được vua đặt tên thay cho tên cũ như Thiện Dưỡng, Thiện Trạo (tỉnh Ninh Bình) vì đã cứu giúp vua trong khi nguy khốn chạy nạn.

Nhiều làng có tên tục đơn giản thường nói cửa miệng, tuy vẫn có tên chính thức bằng hai chữ ghi trong sổ bộ nhà nước; không biết xưa theo tên tục rồi đặt ra tên chữ, hay là theo tên chữ mà gọi ra tên tục, như những làng Đăm (xưa là Tây Đàm nay là Tây Tựu tỉnh Hà Đông), Sêu (Trinh Tiết, tỉnh Hà Đông), Ngăm (Kim Giang, tỉnh Hà Đông), Ngọt (Vọng Nguyệt, tỉnh Bắc Ninh), Ké (Sính Kế, tỉnh Bắc Ninh), So (Sơn Lộ, tỉnh Sơn Tây), Bùng (Phùng Xá, tỉnh Sơn Tây), Hới (Hải Yến, tỉnh Hưng Yên), Mo (Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), Vó (Vũ Xá, tỉnh Ninh Bình).

Trái lại, có những tên tục và tên chữ chẳng ăn nhập gì với nhau; có lẽ vì quá lâu đời không còn truyền lại cái ý nghĩa của mối liên hệ giữa tên tục và tên chữ, và gián hoặc nếu còn truyền lại thì cũng chỉ người địa phương ấy biết, như những làng Gióng (Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh), Và (Yên Đổ, tỉnh Hà Nam), Bông (Lai Hạ trung, tỉnh Hưng Yên), Sấu (ba thôn Quế Dương, Mậu Hòa và Dương Liễu, tỉnh Hà Đông), Giá (hai thôn Yến Sở và Đắc Sở, tỉnh Hà Đông).

Cái thông lệ đặt tên đất cũng như đặt tên người là ai cũng thích văn hoa nghĩa lí, chẳng mấy ai ưa chuộng nôm na thô kệch, chỉ khi nào không có chút văn tự, vô học, mới gặp sao bào hao làm vậy bạ đâu đặt tên đấy, đan cử một vài tỉ dụ như ngõ cô Ba Chìa, quán Bà Mau ở Hải Phòng, da Bà Bàu ở Sài Gòn, đường Chú Ía ở Gia Định… Đôi khi hoặc nhân có tên từ trước thì theo đấy phát âm ra tiếng Việt như Nha Trang xưa là tên Chàm Yjatran,[5] Mỹ Tho xưa là tên Miên Mi-Sâr,[6] hoặc theo miệng người khác giống nói mà gọi thành tên như Lao-kay, Faifo, Saigon…

Tên Faifo giờ không còn nữa, hẳn không phải là điều đáng tiếc. Nghe những tên lai căng, không Việt Nam chút nào thì thật là khó chịu, chẳng thà cứ nôm na mộc mạc như Mũi Này, Hòn Chồng lại có ý nghĩa và rất tự nhiên.

Thường thường cứ xem tên làng có thể nhận biết được xưa kia làng ấy là đất văn vật hay chỉ là nơi tụ hội từ lúc mới thành lập của những người bị lưu đày, của những người phiêu bạt, hay của những người khăn gói gió đưa, tha phương cầu thực. Ít văn hóa họ không biết cách đặt tên cho thôn ấp mới thành lập, cứ thuận miệng gọi tên theo vị trí có gò đống dòng lạch cây cao quán vắng, có khi với tên một kẻ cha căng chú kiết, chẳng đáng gì được nêu danh làm kỉ niệm.

Ít lâu nay ở những chốn hoang vu núi xanh đất đỏ và những nơi đồng chua nước mặn, những thôn ấp dinh điền mới thành lập, đều được đặt tên tươm tất không đến nỗi…

Các xóm thường được gọi tên giản dị sơ sài không văn hoa cảnh vẻ, theo vị trí đối với nhau trong phạm vi một làng, như xóm trên, xóm giữa, xóm dưới, hoặc xóm đông, xóm đoài, xóm trong, xóm ngoài./.

trích trong sách “Đất lề quê thói” – Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu

(Theo Tạp chí Phương Đông)

Chú thích:

[1] Xuất đinh: đàn ông từ 18 đến 60 tuổi là một xuất đinh.

[2] Lĩnh Nam chích quái – Trần Thế Pháp

[3] Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục

[4] Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim

[5] Việt Nam văn học toàn thư quyển II – Hoàng Trọng Miên

[6] Monographie de la province de My-tho do Tòa hành chánh tỉnh ấy viết năm 1930 (có bản lưu ở Nha Học chính Nam phần trước đây)

Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam

08/08/2020

Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Hán nôm

Năm xuất bản: 2019

Số trang: 737

 

Thời xưa, ở Trung Quốc, tầng lớp quý tộc quan lại, ngoài họ tên chính thức do ông, bà, cha, mẹ đặt cho; khi lớn lên người ta thường đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu.

Sách Từ nguyên mục Danh tự giải thích: “Tầng lớp quý tộc thời xưa khi mới sinh thì đặt tên (danh), hai mươi tuổi trưởng thành thì làm lễ đội mũ và đặt thêm tên chữ (tự), gọi chung là danh tự. Về sau ngoài tên tự lại đặt hiệu, gọi chung là danh hiệu. Tên (danh) dùng để tự xưng, còn người khác muốn biểu thị sự tôn kính người mình gọi, thường gọi bằng tên tự hoặc tên hiệu”. Mục Tự giải thích: Thiên Khúc lễ thượng sách Lễ ký chép: “Con trai hai mươi tuổi thì đội mũ và đặt tên tự”. Mục Sĩ quan lễ sách Nghi lễ chép: “Đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự, là để tỏ ý kính trọng đối với danh”. Thiên Đàn cung thượng sách Lễ ký chép: “Đặt tên (danh) khi còn nhỏ, đặt tự khi đến tuổi đội mũ…….. đó là phép của nhà Chu”. Chú thích rằng: “Con người khi đến hai mươi tuổi là đã có đủ tư cách làm cha, khi đó bạn bè cùng lứa không được gọi bằng tên (danh) nữa, cho nên khi đến tuổi đội mũ thì đặt tên tự”.  Như vậy, người đời xưa thường có tên (danh), có tên chữ (tự) và có tên hiệu (hiệu), có người còn có cả biệt hiệu nữa. Việc đặt tên tự, tên hiệu và biệt hiệu ban đầu được sử dụng trong tầng lớp quý tộc; sau này được mở rộng, không chỉ có ở tầng lớp quí tộc mà cả các tầng lớp khác trong xã hội, như: quan lại, nho sĩ, các bậc tao nhân mặc khách, v.v…

Tên hiệu (hiệu) là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành, các sĩ phu và văn nhân thời phong kiến thường có tên hiệu hoặc biệt hiệu của mình. Tên hiệu do người sử dụng tự đặt, không hề bị chi phối bởi gia tộc, thứ bậc trong gia đình. Thông qua việc đặt tên hiệu, hoặc biệt hiệu, người ta có thể tự do gửi gắm tư tưởng và tình cảm, biểu lộ chí hướng và hoài bão, thể hiện sở thích của mình trong cuộc sống. Việc đặt tên hiệu hoặc biệt hiệu đôi khi còn để mang dấu ấn địa phương, quê hương bản quán. Một người có thể thay đổi khá nhiều tên hiệu hoặc biệt hiệu, và thông qua sự thay đổi này có thể hiểu được quan niệm sống, tâm tư tình cảm và tư tưởng của người đó trong cuộc sống ở các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có người chọn hiệu hoặc biệt hiệu chỉ là học đòi làm sang, chứ không hề phù hợp với thân thế và sự nghiệp của họ chút nào.

Nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, nhà nho, nhà thơ, nhà văn, hàng ngũ quan lại, ngoài tên (danh) ra cũng đặt tên tự và tên hiệu hoặc biệt hiệu, dựa theo những nguyên tắc của Trung Hoa. Có thể kể như:

Ngô Tuấn (1019 – 1105), người thành Thăng Long (nay là thành phố Hà Nội). Ông vốn họ Ngô, tự Thường Kiệt, sau được ban quốc tính họ Lý nên thường được gọi là Lý Thường Kiệt. Danh và tự của Lý Thường Kiệt hoàn toàn hỗ trợ cho nhau (tuấn là tài hoa hơn người còn kiệt là tài năng xuất chúng).

 Trần Nguyên Đán (1325 – 1390), người xã Tức Mặc lộ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam Định tỉnh Nam Định). Trần Nguyên Đán lấy hiệu Băng Hồ lấy ý trong câu thơ Đường “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” (một tấm lòng trong trắng trong bình ngọc) để thể hiện tấm lòng của mình đối với nhà Trần.

Nguyễn Quý Đức (1648 – 1720), người xã Thiên Mỗ huyện Từ Liêm (nay là phường Đại Mỗ quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội). Sinh thời ông là người sống thuần hậu, với tên là Đức nên ông đã lấy tự Bản Nhân (nhân là gốc của đức), còn có hiệu Đường Hiên.

Ngô Thì  Sĩ (1725 – 1780), người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai trấn Sơn Nam (nay thuộc xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội). Ngô Thời Sĩ có tên tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong Tiên Sinh và đạo hiệu Nhị Thanh Cư Sĩ, để kỷ niệm một thời làm quan Đốc trấn Lạng Sơn nơi có động Nhị Thanh.

Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), người xã Đan Loan huyện Đường An trấn Hải Dương (nay thuộc xã Nhân Quyền huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Phạm Đình Hổ hiệu Châu Phong, Đan Sơn và Đông Dã Tiều, tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, thường gọi là Tế Đan Loan. Với tên gọi là Hổ (hổ phách) và tự Tùng Niên, chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa danh và tự.

Danh, tự và hiệu hay biệt hiệu tuy đều là tên người, nhưng khi sử dụng không thể tùy tiện mà phải tuân theo phép tắc nhất định. Do người xưa rất trọng lễ nghĩa nên cách dùng danh, tự và hiệu cũng rất cầu kỳ. Trong giao tiếp, danh thường dùng trong trường hợp khiêm xưng, hoặc trên gọi dưới, còn những người ngang hàng chỉ gọi danh khi thật thân mật. Khi không được phép mà gọi thẳng danh của người đang nói chuyện là bất lễ, danh của cha mẹ mà nhắc tới là bất kính, còn danh của vua chúa mà nhắc tới là đại nghịch. Tự và hiệu dùng trong trường hợp người dưới gọi người trên, hoặc những người ngang hàng gọi nhau.

Danh, tự và hiệu hoặc biệt hiệu, ngoài việc dùng trong giao tiếp, người ta còn dùng để đặt tên cho các tác phẩm của người đó, như: Chu Văn An đã dùng tên hiệu để đặt cho các tên sách: Tiều Ẩn thi tập, Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập. Trần Nguyên Đán đã dùng tên hiệu để đặt tên sách: Băng Hồ ngọc hác tập. Nguyễn Thiếp đã dùng các tên hiệu để đặt cho các tên sách: Hạnh Am di văn, Lạp Phong văn cảo.

Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam được trình bày thành các mục từ, gồm tên tự, tên hiệu, pháp hiệu, đạo hiệu và biệt hiệu; các mục từ này được đánh số thứ tự và xếp theo vần chữ cái (a, b, c,..). Trong các mục từ, có mục từ chính và mục từ phụ. Mỗi mục từ chính được trình bày theo quy cách thống nhất bao gồm: ảnh (nếu có); tên tự; tên hiệu hoặc biệt hiệu; tên thường gọi; ngày tháng năm sinh; các tên tự, tên hiệu và tên gọi khác; quê quán (có quy đổi theo địa danh hiện nay khi tác giả biết được); thân thế, sự nghiệp và tác phẩm; mục tìm đọc là giới thiệu sách về tác gia và tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Việt. Khi một người có nhiều tên tự hoặc nhiều tên hiệu, chúng tôi lấy một tên tự (hoặc một tên hiệu) thường được nhiều người biết đến làm mục từ chính còn các tên khác thì đưa vào mục từ phụ và được hướng dẫn xem mục từ chính.

Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam còn cung cấp cho độc giả hệ thống những bảng tra, như: Bảng tra tên tự tên hiệu (chữ Việt và chữ Hán), Bảng tra tên thường gọi, Bảng tra tác phẩm Hán Nôm và Bảng tra địa danh của các tác gia Hán Nôm được giới thiệu trong tập sách này. Các số ghi kèm theo mỗi đơn vị là số thứ tự ghi trong sách theo tên tự, tên hiệu mà tác giả biên soạn để tiện cho việc tra cứu khi cần thiết.

Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam tái bản lần này, tác giả mới đưa được 1.137 tên tự, tên hiệu, đạo hiệu và biệt hiệu khác nhau của 791 tác gia Hán Nôm. Các tên tự, tên hiệu, đạo hiệu và biệt hiệu được lựa chọn lần này chủ yếu lấy ở thư tịch Hán Nôm, văn khắc Hán Nôm hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, còn thư tịch Hán Nôm ở các địa phương cũng như các loại hình văn bản khác, tác giả chưa có điều kiện đi sâu. Hy vọng vào một thời điểm thích hợp, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam sẽ tiếp tục lựa chọn bổ sung một cách đầy đủ hơn. Việc sưu tầm tên tự tên hiệu của các tác gia Hán Nôm Việt Nam tựa như mò kim đáy biển, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm và bổ sung.

Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam là một loại sách công cụ, trong quá trình biên soạn thực sự gặp nhiều khó khăn, tác giả đã cố gắng ở mức độ cao nhất, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong được độc giả chỉ giáo để có thể bổ sung và sửa chữa được tốt hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

PV.

Nguồn: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

 

Nguồn: Khoa học xã hội

Quảng Bình, 410 Năm Phát Triển (1604

Hướng tới kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604-2014):

(QBĐT) – Năm 1604, tên gọi “Quảng Bình” lần đầu tiên xuất hiện khi chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, từ đó danh xưng Quảng Bình chính thức đi vào lịch sử.

Dưới thời Tây Sơn, Quang Trung quyết định nhập hai châu của phủ Quảng Bình là Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính  làm một và đặt tên là châu Thuận Chính. Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), cùng với các dinh Quảng Trị, Quảng Nam, dinh Quảng Bình được gọi là trấn. Tháng 10 năm Minh Mạng thứ mười hai (1831), dinh Quảng Bình được chuyển đổi thành tỉnh Quảng Bình và tên gọi “tỉnh Quảng Bình” tồn tại từ đó cho đến ngày nay.

Danh xưng “Quảng Bình” có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. “Quảng Bình” với ý nghĩa “Thái bình rộng lớn” như là một sự định danh của Chúa Nguyễn Hoàng nhằm cụ thể hóa Sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một dãy Hoành sơn, dung thân suốt đời).

1. Quảng Bình dưới chế độ phong kiến triều Nguyễn 

Do nằm ở vùng đất tranh chấp và chính sách bóc lột, đàn áp của hai thế lực phong kiến (vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong) đã làm cho nhân dân Quảng Bình điêu đứng, cực khổ trong cuộc chiến tranh kéo dài nửa thế kỷ (từ 1627 đến 1672). Năm 1771, phong trào nông dân Đàng Trong nổi dậy chống áp bức, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Năm 1786, nhân dân Quảng Bình đã nổi dậy phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 3 vạn quân Trịnh trên phòng tuyến sông Gianh. Sau đó tiếp tục tiến thẳng ra Bắc Hà, lật đổ chế độ nhà Trịnh, thống nhất đất nước.

Sau khi Nguyễn Huệ qua đời, Triều đại Tây Sơn suy yếu. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên làm vua, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), lập ra nhà Nguyễn. 

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 27-6-1885, quân Pháp tấn công kinh đô Phú Xuân, triều Nguyễn đầu hàng vô điều kiện. Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), sau đó ra Hà Tĩnh, cuối cùng quay về chọn Tuyên Hóa (Quảng Bình) làm căn cứ kháng chiến, phát Chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua cứu nước.

Đứng trước nguy cơ mất nước, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhân dân Quảng Bình đã vùng dậy dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, quan lại và trí thức có lòng yêu nước, đánh trả quân xâm lược. Vùng đất Quảng Bình trở thành một trong những nơi tụ nghĩa của phong trào Cần Vương. Các sĩ phu yêu nước của đất Quảng Bình như: Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân, Hoàng Phúc, Đoàn Chí Tuân, Đề Én, Đề Chít… đã chiêu tập nghĩa quân, đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, gây cho chúng những tổn thất to lớn.

2. Các tổ chức cơ sở đảng ra đời, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền cách mạng

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Từ đây, phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam bước sang giai đoạn đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, ở Quảng Bình, các tổ chức cơ sở đảng lần lượt ra đời như chi bộ ga Bố Trạch (Bố Trạch), Bãi Đức (Tuyên Hóa), Mỹ Trung (Lệ Thủy), Lũ Phong (Quảng Trạch)…  Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chống sưu cao, thuế nặng ở Quảng Bình liên tiếp nổ ra.

Từ năm 1936-1939, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời. Các tổ chức quần chúng được thành lập từ tỉnh đến xã với nhiều hình thức như: công hội, nông hội, hội cứu tế… Các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này đã làm cho phong trào cách mạng ở Quảng Bình có sự khởi sắc; đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trưởng thành; quần chúng cách mạng được tập hợp, thử thách trong thực tiễn đấu tranh, tạo tiền đề cho cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Cùng với sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức cơ sở đảng ở Quảng Bình ngày càng trưởng thành. Để thống nhất tổ chức đảng ở miền Trung, chấm dứt tình trạng phân tán diễn ra sau nhiều đợt khủng bố của địch, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lời kêu gọi của Ủy ban thống nhất Trung Kỳ về thống nhất các tổ chức cơ sở đảng dưới ngọn cờ của Đảng. Ngày 02-7-1945, Hội nghị cán bộ đảng trong toàn tỉnh được triệu tập tại An Xá (Lệ Thủy). Hội nghị quyết định củng cố các tổ chức đảng ở các vùng trọng yếu, nhất là ở thị xã Đồng Hới; thống nhất lực lượng Việt Minh trong toàn tỉnh; chuẩn bị mọi điều kiện cho khởi nghĩa giành chính quyền…

Như vậy, sau một thời gian dài các tổ chức cơ sở đảng trong tỉnh hoạt động riêng lẻ, thiếu sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, Quảng Bình đã có cơ quan lãnh đạo Đảng thống nhất. Việc tổ chức hội nghị thống nhất Đảng ở Quảng Bình là bước ngoặt lịch sử quan trọng mở ra thời kỳ mới: thời kỳ thống nhất tổ chức, thống nhất lãnh đạo, thống nhất hành động trong toàn tỉnh; tạo nên sức mạnh mới, niềm tin mới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vượt qua mọi gian nan thử thách, vươn lên cùng toàn Đảng, toàn dân giành thắng lợi quyết định của cách mạng.

Cùng với việc thành lập Ban vận động thống nhất Đảng, việc thành lập Tỉnh bộ Việt Minh ngày 04-7-1945 là bước phát triển mới của phong trào cách mạng Quảng Bình, là điều kiện quan trọng trong việc tập hợp lực lượng quần chúng cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sau các hội nghị lịch sử, phong trào cách mạng ở Quảng Bình có bước phát triển nhảy vọt. Ban Chấp hành Việt Minh các phủ, huyện, thị xã, tổng, làng lần lượt ra đời. Hàng trăm cuộc mít tinh được tổ chức thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

Các đội tuyên truyền xung phong bám cơ sở, đi sâu vào quần chúng tuyên truyền chính sách đoàn kết cứu nước của Mặt trận Việt Minh, giải thích cho quần chúng hiểu rõ bản chất của các tổ chức Tân Việt Nam, Thanh niên Việt Nam là trò lừa bịp chính trị nhằm lôi kéo nhân dân, nhất là thanh niên để phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng, vạch trần bộ mặt phản nước hại dân của bọn Việt gian thân Nhật, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết chống Nhật, cứu nước.

Ngày 17-8-1945, Tỉnh bộ Việt Minh đã tổ chức hội nghị để quán triệt lệnh tổng khởi nghĩa do đồng chí Tố Hữu phái viên của Trung ương vào truyền đạt. Hội nghị bàn kế hoạch lãnh đạo và quyết định lấy ngày 23-8-1945 làm ngày khởi nghĩa chung toàn tỉnh. 

Đêm 22 rạng ngày 23-8-1945, các tầng lớp nhân dân ở vùng ven và quanh khu vực thị xã Đồng Hới với băng cờ, gươm, giáo mác, gậy gộc tập trung đông đảo quanh thành Đồng Hới đợi lệnh tổng khởi nghĩa. Mờ sáng ngày 23-8-1945, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Dân chúng từ các nơi đổ về cửa thành, bao vây toà sứ, trại lính. Lực lượng tự vệ nhanh chóng chiếm giữ các vị trí xung yếu trong nội thị, sẵn sàng đánh trả mọi hành động chống cự của địch. 8 giờ ngày 23-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa làm lễ ra mắt và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, quần chúng cách mạng ở các phủ, huyện đã đồng loạt vùng lên giành chính quyền.

Ngày 23-8-1945 là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Bình. Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày đêm, quần chúng nhân dân trong tỉnh đã nhất tề nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc khởi nghĩa diễn ra nhanh gọn và thu được thắng lợi to lớn. Đến ngày 25-8-1945, chính quyền cách mạng từ tỉnh xuống phủ, huyện, tổng, xã đều được thiết lập.

Ngày 2-9-1945, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Quảng Bình đủ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, từ miền xuôi đến miền ngược đã tập trung về tỉnh lỵ và huyện lỵ dự cuộc mít tinh lớn mừng ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời – ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới: “Nước Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập”…, “toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

(Còn nữa)  

12 Bé Trai ‘Bị Bắt Cóc Được Giải Cứu’ Có Tên Độc Nhất Việt Nam

Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh cho biết, 10 bé trai bị bán sang Trung Quốc được giải cứu và đưa về đây chăm sóc, nuôi dưỡng vào ngày 3/5/2013, được đặt tên là: Cộng, Hòa, Xã, Hội, Chủ, Nghĩa, Việt, Nam, Hùng, Mạnh.

Trao đổi với PV, bà Đỗ Thị Hải Yến – Trưởng phòng giáo dục dạy nghề Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh cho biết, thông tin về vụ việc 12 bé trai bị bắt cóc và được đưa về trung tâm chăm sóc nuôi dưỡng là không đúng sự thật.

“Hôm đấy, một nhóm từ thiện ở Cửa Ông đến làm từ thiện, trao cho trung tâm một tủ bếp vào ngày chủ nhật do không có đầy đủ người quản lý nên trong cuộc trao đổi với một số nhân viên của trung tâm không hiểu rõ về 12 cháu bé nên đã gây ra sự hiểu lầm. Sự thật về các cháu bé trên là vào năm 2013, phía Công an Trung Quốc phối hợp với Bộ Công an Viêt Nam trao trả 10 bé trai được Công an Trung Quốc giải cứu trong vụ buôn bán trẻ em mà Trung Quốc phá được vào năm 2011. Trong quá trình trao trả, bộ Công an Việt Nam đã chọn Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh làm điểm chăm sóc.

Các cháu bé này, theo giấy khai sinh mà Bộ Công an Việt Nam đặt tên là: Cộng, Hòa, Xã, Hội, Chủ, Nghĩa, Việt, Nam, Hùng, Mạnh và trong giấy khai sinh các cháu này sinh từ tháng 1 – 6 của năm 2011″.

Cũng theo bà Yến cho biết, tên đầy đủ của 10 cháu trên là :Nguyễn Văn Cộng; Nguyễn Tiến Hòa; Phạm Văn Xã; Phạm Văn Hội; Nguyễn Đình Chủ; Trần Đình Nghĩa; Trần Văn Việt; Hoàng Văn Nam; Hoàng Tiến Hùng; Đoàn Đức Mạnh.

Còn về thông tin mà 2 trong số 10 cháu này đã tìm được bố mẹ thì bà Yến cho biết, 2 mẹ cháu này đều tham gia vào đường dây buôn bán trẻ em và bị phía Công an Trung Quốc bắt giữ.

Trong đó, có cháu Nguyễn Văn Cộng đã có mẹ là chị Nguyễn Thị Bình đến nhận. Qua quá trình làm các xét nghiệm ADN thì đúng 100% chị Bình là mẹ của cháu Cộng.

” Vào đầu năm 2015, chị Bình cũng đã đến Trung tâm để thăm con. Tuy nhiên do đã xa mẹ từ lâu nên cháu Cộng tỏ ra khá bình thường, chị Bình cũng không có cảm xúc gì đặc biệt.

Theo quan sát của chúng tôi khi chị Bình đến trung tâm thì chị này khoảng tầm 30 tuổi”, bà Yến nói về việc chị Bình đến Trung tâm để thăm con.

Trong buổi chiều ngày hôm nay (ngày 26/11), PV cũng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Phúc Phong – Chánh Văn Phòng Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Ông Phong khẳng định, thông tin 12 cháu bị bắt cóc và được giải cứu là không đúng sự thật. Thực chất vụ việc 10 cháu bé này được Công an giải cứu trong một vụ buôn bán trẻ em và được trao trả lại cho Công an Việt Nam.

Khi 10 cháu bé trên được đưa về Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh đều rất khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

Bên phía Bộ Công an cùng với Trung tâm cũng đã nhiều lần thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm gia đình các cháu.

Đã có 2 cháu tìm được người thân. Nếu trong thời gian tới, 10 cháu này không tìm được người nhà thì Trung tâm sẽ có kế hoạch để tìm bố mẹ nuôi cho các cháu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làng Xóm Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Phương Đông trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!