Cập nhật nội dung chi tiết về Nạo Phá Thai Và Nhân Quả – Nên Cầu Siêu Và Thờ Cúng Vong Nhi Như Thế Nào? mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
VẤN: Con là một người mẹ đầy đau khổ và xấu hổ. Thật ra con chưa bao giờ có được thiên chức làm mẹ vì con đã phá thai hai lần dù chỉ mới 19 tuổi. Tất cả đều vì hoàn cảnh, sự mê dại sai lầm của tuổi trẻ chúng con đã vượt qua giới hạn cho phép không kiểm soát được nhưng lại không thể có đủ khả năng nuôi con mình nên đã phá thai. Lần đầu phạm tội con đã quá đau khổ không bao giờ mong có lần thứ hai thế mà lại tiếp tục xảy ra. Cứ mỗi lần nghĩ tới con thấy mình sao lại tồi tệ đến vậy, con đã mang tội giết người vì đã giết con của mình, đọc một số bài viết về vấn đề nạo phá thai và nhân quả trên trang nhà Linh Sơn Phật Giáo, con khóc rất nhiều vì hối hận. Một người bạn đã chỉ con đến một miếu thờ nhờ một người chuyên lên đồng bóng và xem tử vi cúng cầu siêu cho con của con. Cô ấy đưa giá 1 triệu một trường hợp thì sẽ chắc chắn siêu thoát. Cô ấy cũng không đặt pháp danh cho con của con vì bảo là không cần thiết. Vậy xin Sư cho con biết là con làm như vậy có đúng không? Con nên làm sao để cho con của con được siêu thoát? Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.
Nạo Phá Thai Và Nhân Quả – Cách Siêu Thoát Cho Vong Nhi
ĐÁP:
Bạn lập gia đình sớm quá, theo người Á đông nhất là Việt Nam ngày nay dù nam hay nữ đối với việc lập gia đình “sớm” đã lỗi thời. Tuổi trẻ cần có sự ăn học, tuổi bạn còn sống trong tầm tay của cha me quản lý, không cần thiết phải lập gia đình sớm mà phải lo học hành, học nghề, cho đến tuổi 30 đã vững chảy, bấy giờ lập gia đình không muộn.
Bạn đã quy y Tam bảo thọ trì ngũ giới cấm chưa? nếu đã quy y thì bạn phải biết giới thứ nhất là không sát sanh – thư hai không trộm đạo – thứ ba không tà dâm – thứ tư không nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa sã – thứ năm không uống rượu tham lam sân giận si mê.
Nếu chưa quy y Phật thì nên đến chùa tìm Sư xin quy y Tam bảo, thọ giới cấm, giới luật của Phật sẽ làm cho đời sống của Bạn hạnh phúc. Giới sẽ hộ trì cho Bạn không làm những việc ác, thì việc lành luôn đến với Bạn.
Bạn không nên làm việc phá thai, vì phá thai đồng với tội giết người, dù thai nhi đó bao nhiêu tháng cũng thế thôi. Sát đã là gây thêm nghiệp báo rồi, lại thêm mất tính đạo đức, tính người vì đã giết “con”. Mà đã mang vào nghiệp sát thì phải bị quả báo chúng sanh “sát” lại làm cho chết đi “nhân tâm con người”, nên cảm thấy có linh hồn đứa con nhập vào trong mình, nói chuyện ọ ẹ như trẻ con, đấy chính là quả báo nhãn tiền! phạm giới “sát” và giết chúng sanh bị chúng sanh giết lại.
Nếu là Phật tử, đồng với cuộc sống hôm nay dù giàu hay nghèo cũng phải vất vả lao động lo cho kinh tế gia đình thì các bạn có thể giữ giới thứ ba là không tà dâm, tức là bạn chỉ sống một vợ một chồng, chung thỉ để giữ hạnh phúc vợ chồng. Tuy nhiên giới tà dâm vẫn còn thêm một ý nữa là hạn chế sinh hoat gia đình. Theo Khổng phu tử thì “bảy ngày sinh hoạt gia đình một lần thì sanh quý tử”, chẳng lẽ Phật tử chúng ta không làm được việc của thế gian nầy hay sao? Như thế làm gì có việc nạo thai, phá thai.
Sở dĩ những người trẻ tuổi chưa lập gia đình mà có thai, là vì người đó quên mất bản chất người Á đông-Việt Nam, người đó dù sống ở bất cứ phương trời nào nhưng chỉ cần giữ được phần đạo đức tối thiểu của Việt Nam, tự ái bản thân của chính mình, có nhân cách và lòng tự trọng thì không bao giờ bị vi phạm nhân thân trước khi lập gia đình.
Tóm lại, nếu bạn chưa quy y Tam bảo thọ trì ngũ giới cấm của Phật thì nên quy y; các bạn quy y rồi nên giữ nghiêm túc các giới đã thọ. Đã hạnh phúc lại còn hạnh phúc hơn nữa!
Làm lễ cúng thai nhi như thế nào? Tại Việt Nam, nơi nào thì Sư không rõ, nhưng ở Quan Âm tu viện, Biên Hòa, Đồng Nai; Phật tử dù nam hay nữ đến sẽ được hướng dẫn như sau: không thờ thai nhi, chỉ cần Bạn đặt tên cho thai nhi con Bạn; Bạn cảm niệm là nam thì con Bạn là nam, Bạn cảm niệm con Bạn là nữ thì nó sẽ là nữ, Nhà Sư nương theo đó mà đặt pháp danh cho thai nhi, đến chánh điện lạy Phật cầu nguyện họ tên pháp danh của thai nhi vãng sanh theo Phật là đủ rồi, không phải cúng kính mâm quả, đặt tiền vàng chi cả. Tuy nhiên khi về nhà Bạn, mỗi đêm niệm 21 biến thần chú vãng sanh cho đến khi nào không còn lo âu phiền muộn.
Thần chú vãng sanh như sau:
Nam ô A Di đa bà da
Đa tha dà đa dạ
Đa diệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa
Da di ni dà da na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha (đọc 21 lần)
Vãng Sanh Thần Chú trên , gồm 59 chữ như sau:
Nam mô A Di Đa bà dạ, nghĩa là: Con xin quy kính về với Đức Phật A Di Đà.
Đa tha dà đa dạ, nghĩa là: Như Lai
Đa điệt dạ tha là: tức thuyết chú viết,
1 . A Di rị đô bà tì, A di rị đa
2 . Tất đam bà tì, A di rị đa
3 . Tì ca lan đế, A di rị đa
4 . Tì ca lan đa, Dà di nị
5 .Dà dà na, Chỉ đa ca lệ
Ta bà ba
5 câu trên đều là mật ngữ, đại ý có nghĩa là: nhổ bỏ tận gốc các nghiệp chướng trong ba đời.
Ta bà ha: tiếng Phạn là Swâha. Thường là các bài thần chú đều có ba chữ chót là Ta bà ha, có nghĩa là: Thành tựu, kiết tường, viên mãn, tiêu tai tăng phước, viên tịch, vô trụ, viên mãn bồ đề tâm, xin Phật chứng minh, kính Phật chứng minh.
Các vị ấy không còn bị sợ “tội” và bị thai nhi “nhập xuất” nữa!
VẤN: Con cũng như rất nhiều người mẹ đau khổ mang tội phá thai. Bệnh viện đã cho con mang cốt con mình bỏ trong chiếc tiểu và con đang để trong phòng con. Về nhà con vô tình đọc được bài về vấn đề nạo phá thai trên trang nhà chúng tôi Con đã làm theo lời chỉ dạy trên trang nhà chúng tôi là cố gắng làm lành lánh dữ, sống thiện, giúp đỡ mọi người, tụng kinh, lên chùa xin pháp danh cầu siêu. Tuy nhiên, vì con ở miền Bắc, con đã mang cốt của con mình đến một ngôi chùa nhưng họ không nhận cốt nhưng chấp nhận cho được cầu siêu. Đây là một ngôi chùa khá lớn và con đã chọn đến rằm tháng bảy cúng cầu siêu. Chùa yêu cầu dâng lễ và con đã cúng lễ. Tuy nhiên, lúc đặt pháp danh là một tên khác nhưng khi cúng cầu siêu con lại nghe đọc là một tên khác. Con có hỏi sư thầy thì bảo là không sao cả, đã được cầu an rồi. Vậy con xin hỏi con nên đi đâu để chôn cất cốt con mình ở đâu hay chùa nào chấp nhận cốt con của con. Vậy con của con có được siêu thoát không nếu tên đặt pháp danh và tên được đọc trong lúc cầu siêu không giống nhau? Con kính mong được Sư hồi đáp. Con xin thành kính cảm ơn.
ĐÁP:
Với thai nhi đã “bỏ” theo đạo đức và tập quán thì phải thờ nhưng cũng không phải cúng kiến rườm rà chi cả, thai nhi thuộc về “vô danh vô vị” tức là chưa có vị trí thờ cúng.
Tuy nhiên khi Bạn đã nghe người khác nói lại “việc phá thai là có hại, là sát nhân” thì đặt tên, nhờ Thầy đặt pháp danh thì phải thờ cúng thôi, nhưng cúng như đã hướng dẫn như trên.
(Bạn nghiên cứu lại bài pháp giải đáp như trên).
HT Thích Giác Quang
Hướng Dẫn Cách Giải Oán Kết Cho Vong Linh Thai Nhi Bị Phá Thai Hoặc Hư Thai
Người mẹ phải làm các việc sau đây:
Đặt tên cho vong linh rồi nhờ quý tăng ni làm linh vị với đầy đủ tên, tuổi, ngày, tháng, năm qua đời.
Lập bàn thờ tại nhà, đặt linh vị lên, cúng cơm liên tục mỗi ngày, ít nhất là 21 ngày và nhiều nhất là 49 ngày. Khi cúng, đứng trước bàn thờ khởi lòng thương vong linh thật sự như thương những đứa con hiện đang sống với mình, thành tâm sám hối, xin lỗi vong linh rằng vì lý do bất đắc dĩ chứ không vì lòng ghét bỏ, hất hủi mà mẹ phải bỏ con, từ nay mẹ sẽ phát tâm tu hành làm điều phước thiện và hồi hướng tất cả công đức cho con được siêu sanh về cõi Phật.
Liên hệ với thầy/cô trụ trì ngôi chùa gần nhà nhất để xin đưa linh vị của vong linh vào thờ trong chùa.
Ngày cuối cùng trước khi đưa linh vị đi thì cúng một bữa cơm và khấn với vong linh rằng vì công việc đa đoan, bận rộn mẹ không thể thường xuyên cúng vái mỗi ngày cho con được no đủ, mẹ cũng không đủ đức độ để cầu cho con được siêu thoát nên hôm nay sẽ đưa con vào chùa để quý thầy/cô lo cho con (phải nói rõ tên, địa chỉ chùa và tên thầy/cô trụ trì ). Thầy/Cô trụ trì đã chấp thuận cho con được nhập chúng, tại chùa con sẽ được hưởng các điều lợi ích như sau:
Được no đủ qua 2 lần cúng xuất sanh và thí thực mỗi ngày.
Tối được nghe kinh kệ để siêu thoát.
Sống với chúng không bị cô đơn như theo mẹ từ trước đến giờ.
Vì thế mẹ đưa con vào chùa chứ không có ý gì khác (phải giải thích cho vong linh hiểu rõ giống như giải thích cho người đang sống).
Sau đó mang toàn bộ vật dụng trên bàn thờ vong linh ra đến ngã ba đường đầu tiên (tính từ cửa nhà đi ra có một con đường cắt ngang thì đó là ngã ba ), đặt xuống, cúng và khấn vái lần cuối cùng giống như trọn phần số 4, chờ đến khi tàn 1⁄2 cây nhang thì mang linh vị và lư hương đi thẳng đến chùa (không được quay trở vào nhà).
Đến trước cổng chùa thì dừng lại, xin hộ pháp cho phép đem linh vị của vong linh (đọc rõ tên tuổi) đã được thầy/cô trụ trì chấp thuận vào trong chùa để nương chúng tu hành.
Khi vào chùa rồi thì xin thầy/cô trụ trì làm lễ quy y cho vong linh.
Quan trọng nhất là khi đặt linh vị lên bàn thờ vong thì thầy/cô trụ trì hoặc chính mình phải khấn với các vong cũ rằng hôm nay, xin cho nhập chúng mới (tên, tuổi) để tu chung, xin đừng ăn hiếp (nếu không làm như vậy thì vong mới sẽ bị vong cũ đánh bạt ra không ở chung được). Như vậy là hoàn mãn.
(Hướng dẫn này được trích từ bài Kinh Thập Thiện, phần 5B, do thầy Thích Tuệ Hải giảng)
Related
Ý Nghĩa Chân Tâm Và Bản Tính Như Thế Nào?
Giữa chân tâm và bản tính tuy hai danh từ có khác nhưng ý nghĩa thì không khác. Nói chân tâm là đối với vọng tâm mà nói. Chân là chân thật không biến đổi đó là nghĩa thường hằng bất sinh bất diệt. Tâm là biết, cái biết này nó lặng lẽ trong sáng không bị ngoại cảnh chi phối. Nếu trong lúc ngồi thiền, khi tâm chúng ta chưa dấy động khởi nghĩ bất cứ thứ gì, mà lúc đó chúng ta vẫn có cái biết sáng suốt hiện tiền, chính đó mới là cái biết chân thật. Trong Kinh thường gọi cái “biết” này là chân tâm. Còn khi chúng ta khởi niệm nghĩ đến chuyện lành dữ, phải trái, hơn thua v.v… thì cái biết đó trong kinh gọi là vọng tâm. Nghĩa là cái biết duyên theo trần cảnh đối đãi mà có. Kinh Viên Giác nói: “Cái tâm này nó do duyên theo bóng dáng sáu trần, mà có ra cái tướng tự tâm”. Nên nói nó là vọng tưởng. Chính nó do duyên sinh, nên bản chất của nó là không thật. Vì không thật, cho nên nó khởi sinh, khởi diệt, chợt có, chợt không, sinh diệt biến đổi liên miên không dừng.
Còn nói bản tính là vì cái tính “Biết” nó sẵn có từ hồi nào đến giờ. Trong kinh gọi là Phật tính hay chân như. Bản tính là tên khác của Phật tri kiến hay Viên giác v.v… Thí như trong quặng nhơ sẵn có chất vàng ròng trong đó. Ðứng về mặt bản thể của sự vật, thì nói là bản tính. Thí như nước và sóng, nếu đứng về mặt bản thể, thì người ta gọi là nước. Nhưng nếu đứng về mặt hiện tượng thì người ta gọi là sóng. Như vậy, sóng và nước không thể ly khai ra mà có. Chính trong lúc sóng nổi lên, thì nó mang sẵn chất nước tiềm tàng ở trong sóng. Nếu không có nước thì làm gì có sóng? Nhưng nói sóng là nước thì không đúng.
Cũng thế, khi phiền não (dụ cho sóng) dấy khởi thì nó che phủ mờ tính giác sẵn có. Ngay khi phiền não dấy lên, thì mình không thể nói phiền não là chân tâm hay bản tính được. Nhưng bản tính cũng không rời phiền não mà có. Như nước trong không rời lìa nước đục mà có. Muốn có nước trong cần phải lóng. Lóng có nghĩa là tu, tu là chuyển hóa những thứ phiền não nhiễm ô, để cho tâm ta được thanh tịnh sáng suốt. Hai thực thể này không thể ly khai mà có. Ðây là lý “Bất Nhị” hay pháp môn “Không Hai” của Kinh Duy Ma Cật đã nói. Và đây cũng chính là yếu lý “Tương Tức Tương Nhập, hay Lý Sự vô ngại” của hệ tư tưởng giáo lý trong Kinh Hoa Nghiêm. Vì thế, nên nói một là sai, mà nói hai thì không đúng.
Thí dụ như lúc mình nổi giận, thì cái tính không giận nó tiềm tàng sẵn có trong cái phiền não giận. Giận là hiện tượng dấy khởi từ bản thể. Bản thể vốn vắng lặng. Vì nó sẵn có nên khi hết giận thì cái tính không giận (trước khi nổi giận) nó trở lại với cái tính không giận. Sở dĩ giận là vì tại mình không khéo gìn giữ ở nơi cái tính không giận, nên để cho tập khí giận nổi lên.
Nói giận là để tiêu biểu cho tất cả những thứ phiền não khác. Giận là vì nó gặp nghịch cảnh cho nên khởi giận. Cũng như nước vốn không phải sóng, nhưng vì gặp gió thổi nên nước mới nổi sóng. Khi sóng dừng lại thì tính nước sẽ hiện bày trở lại như cũ, nghĩa là như cái lúc mà nước chưa khởi thành sóng. Cho nên trong kinh nói: “Phiền não tức Bồ đề, sinh tử tức Niết bàn” là ý đó. Sóng thì khi có, khi không, nhưng nước thì lúc nào cũng vẫn có. Nước là dụ cho bản tính hay chân tâm, còn sóng là dụ cho vô minh hay phiền não. Muốn hết phiền não thì phải dừng vô minh. Muốn không có sóng thì gió phải dừng lại.
Ðó là ý nghĩa của sự tu hành là diệt trừ phiền não. Tham thiền, niệm Phật, tụng kinh, hay trì chú v.v… vô lượng pháp môn Phật dạy cũng nhắm thẳng vào một mục đích duy nhất đó. Nói rõ hơn là Phật muốn cho chúng sinh nhận và hằng sống lại với cái thể tính chân thật sáng suốt hằng hữu bất sinh bất diệt sẵn có của chính mình. Sở dĩ nói bất sinh bất diệt là vì cái thực thể này vốn nó không có hình tướng, giống như hư không. Hư không thì không có sinh có diệt. Tuy nhiên, hư không thì vô tri, nhưng tính giác thì hằng tri hằng giác. Khác nhau là ở chỗ đó. Thế nên, Kinh Bát Nhã nói: “Thị chư pháp Không Tướng, bất sinh, bất diệt” v.v… Tướng của các pháp thì giả có, nhưng tính của các pháp thì không. Nhưng cái “Tính Không” này, xin chớ vội lầm hiểu là không trơn như lông rùa sừng thỏ. Mà cái “Không” này là cái “Không Chân Thật” của vạn pháp.
Ðứng về mặt tu hành mà nói, thì cái chính nhân Phật tính tuy sẵn có, nhưng vì bị vô minh phiền não che lấp, nên có đó mà cũng như không. Ðây là nghĩa Như Lai tại triền (tính giác còn bị các thứ phiền não trói buộc). Khi nào hành giả nỗ lực gia công tu hành chuyển hóa hết vô minh phiền não, thì cái thể tính thanh tịnh sáng suốt kia mới hiện bày. Ðây là nghĩa Như Lai xuất triền (tính giác ra khỏi phiền não nhiễm ô ràng buộc). Cũng thí như mây tan, thì trăng hiện, chỉ cần vẹt tan mây mù vô minh, thì ánh trăng Chân Như sẽ hiện bày.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên chúng tôi với sự cho phép của tác giả.
Thích Phước Thái
Tên Đệm Cho Tên Như Nên Được Đặt Như Thế Nào Cho Con Yêu?
Tên đệm cho tên Như nên đặt như thế nào để mang nhiều ý nghĩa hay đẹp, mang lại may mắn cho con? Bài viết sẽ phân tích tầm quan trọng của tên lót và gợi ý rất nhiều tên để ba mẹ tham khảo cho con yêu.
Tầm quan trọng của tên đệm trong đặt tên của người Việt
Cấu trúc thường thấy khi đặt tên trong Tiếng Việt là: Họ + Tên đệm + Tên chính.
Tên đệm, hay còn gọi là tên lót là một phần không thể tách rời của một cái tên và có thể có ý nghĩa sau:
Giúp phân biệt đó là nam giới hay nữ giới
Ghi nhớ về họ của người mẹ khi ba mẹ lấy họ của vợ làm tên lót
Bổ sung, làm rõ thêm ý nghĩa cho tên chính
Ở những gia đình truyền thống, đặt tên lót còn để chỉ thứ bậc dòng họ
Chọn tên đệm hợp lý không chỉ khiến cho tên của bé trở nên ý nghĩa mà còn có vần điệu và hợp thẩm mỹ
Tên “Như” trong tiếng Việt thường được đặt cho con gái nhiều hơn là con trai. Bởi vì khi gọi tên Như gợi lên cảm giác nhẹ nhàng. Còn con trai thường được đặt cho những cái tên mang ý nghĩa nam tính và sắc thái mạnh mẽ hơn. Do đó, tên “Như” phổ biến cho bé gái hơn.
Ý nghĩa của tên “Như” là:
Mang ý so sánh tốt đẹp, ám chỉ sự tương tự hay giống như
Có ý nghĩa là độ lượng, tấm lòng vị tha, sống chan hoà, trái tim yêu thương, hết lòng giúp đỡ mọi người
Thái độ chân thật, tâm hồn yếu đuối, có xu hướng nội tâm, giải quyết công việc thiên về cảm tính
Như còn có ý nghĩa là loài chim nhỏ bé nhưng góp phần làm đẹp cho đời, tự do và vô tư, mang lại những điều tốt đẹp, may mắn và bình an
Gợi ý tên đệm cho tên Như với hàm ý cao đẹp của các loài hoa và đá quý
Bích Như: chữ “Bích” theo Hán Việt là loài quý thạch có tự lâu đời, đặc tính càng mài dũa sẽ càng bóng loáng như gương. Đặt tên này ba mẹ mong muốn con càng lớn càng toả sáng như loài thạch này
Bình Như: chỉ vào người con gái đẹp đẽ như hoa như ngọc
Kiều Như: Mong muốn con có nét đẹp thanh tao kiêu sa như những viên ngọc như ý
Ngọc Như: nghĩa là con người đáng quý đáng yêu như ngọc như ngà
Quỳnh Như: ý muốn nói đến sự tinh khôi, cao sang và sâu lắng giống như loài hoa Quỳnh
Bảo Như: ví von con như hòn quốc bảo châu báu mà bố mẹ luôn nâng niu và giữ gìn
An Như: cuộc sống con mọi điều sẽ bình yên như mong muốn
Chi Như: con cao sang quý phái của cành vàng lá ngọc, ghép hai chữ với nhau ý chỉ mọi việc trong cuộc sống của con sẽ suôn sẻ
Thanh Như: mong cuộc sống con sẽ luôn thuận buồm xui gió
Khánh Như có nghĩa là mong cho con có được sự thông minh, sáng suốt, toàn vẹn và tốt lành trong cuộc sống
Cát Như: cuộc đời con luôn may mắn thành toàn, mọi điều như ý
Trà Như: được đặt với ý nghĩa mong con xinh đẹp, dịu dàng như hương như hoa trà, luôn vui tươi, mạnh mẽ, không vấp ngã trước khó khăn
Khả Như: Tên Khả Như ngụ ý chỉ người con gái xinh đẹp, dễ thương và rất khả ái
Yến Như: yến nhỏ xinh đẹp, dễ thương
Nên đặt tên thế nào để nói lên tính cách và đạo đức của con?
Anh Như: có ý muốn nói đến sự tinh khôi, cao sang và sâu lắng trong tính cách của con yêu
Đông Như: cha mẹ mong con cái có được sự thành công vượt bậc, thành danh nhưng vẫn giữ được đức tính khiêm tốn
Tố Như có nghĩa là vẹn vẻ chân tình, hàm nghĩa chỉ con người thành thật, tinh tế, nhạy bén
Thảo Như: ước mong con có vẻ ngoài dịu dàng, mong manh, có tấm lòng hiếu thảo, bình dị nhưng cũng rất mạnh mẽ để vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời , có khả năng sinh tồn cao
Thủy Như: là những người trong sáng, hồn nhiên, tinh tế, được yêu thương và quý trọng
Minh Như: mong con luôn sáng suốt, ngay thẳng và có tấm lòng quảng đại
Đan Như
Huỳnh Như
Tuyết Như
Phương Như
Phúc Như
Trúc Như
Hải Như
Diệp Như
Diễm Như
Hiền Như
Tuệ Như
Linh Như
Chân Như
Hồng Như
Hoài Như
Tâm Như
Hạnh Như
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Nạo Phá Thai Và Nhân Quả – Nên Cầu Siêu Và Thờ Cúng Vong Nhi Như Thế Nào? trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!