Cập nhật nội dung chi tiết về Nghĩ Về Ngữ Địa Danh Ở Xứ Quảng mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Bài viết này được sử dụng lại tư liệu những bài viết của chính tôi đã được công bố tại trang truongdonggianghoanghoatham, báo Lao Động, Quảng Nam (cuối tuần), tạp chí Xưa & Nay, Đất Quảng, Văn Hóa Quảng Nam…)
HOÀI QUẢNG (Phan Thanh Minh K9)
Vấn đề địa danh lâu đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ, dân tộc, địa lý… quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau, đóng góp nhất định trong việc hệ thống tri thức về tên gọi địa lý, địa chỉ cụ thể và cả gốc gác của nó.
Vùng đất Quảng Nam vốn là đất của Chămpa. Ít nhất là từ năm 1306 đã có người Việt định cư tại nơi này. Đó là sự kiện theo thỏa ước giữa vua Chiêm là Chế Mân và hoàng đế Đại Việt là Trần Nhân Tông thì vương quốc Chămpa dâng 2 châu Ô và Rí để cưới công chúa Trần Huyền Trân (châu Rí tức Hóa Châu là phần đất thuộc một phần tỉnh Thừa Thiên – Huế đến Bắc sông Thu Bồn hiện nay). Theo dòng lịch sử, năm 1471, vua Lê Thánh Tông chiếm phần đất từ phía Nam Thuận Hóa đến đèo Cù Mông và lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 là Thừa Tuyên Quảng Nam và danh xưng này được xuất hiện. Tên Quảng Nam có nghĩa là “mở rộng về phương Nam”.
Theo chân Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 – 1613), phải kể đến từ năm 1558 người Đại Việt mà phần lớn là dân Thanh Hóa và Nghệ An có những đợt di dân lớn đến đây. Từ đây những tên làng, có nơi là những mỹ từ đẹp để thỏa lòng tâm lý cầu mong phước, an, phú quý … ở vùng đất mới – xứ Đàng Trong; có nơi là những tên gọi như là hoài niệm về quê quán ở Đàng Ngoài; và tất nhiên những tên gọi vốn có từ thời cổ, thường là danh từ chung chỉ đối tượng địa hình của người Chăm vẫn tồn tại; rồi quá trình sống họa mục cộng cư, nhiều tên gọi giữa Chăm – Việt xuất hiện, cả Việt (Chăm) – Xơ Đăng, Ca Dong, Co, Giẻ Triêng, Cơ Tu… đều có cả…
Chỉ cần liệt kê hết thảy các địa danh ở xứ Quảng, không cần giải thích gì thêm cũng đủ cho chúng ta viết thành cuốn sách dày. Cho nên người viết bài này chỉ điểm một vài địa danh mà mình cảm và chia sẻ.
Trước hết xin nói về tên gọi sông Vu Gia. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa cho nó có gốc gác từ tiếng Chăm. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào giải thích rõ nghĩa của từ “Vu Gia”. Theo ý kiến riêng, “Vu Gia” cũng là tên gọi ban đầu của “sông nước”, giống như “kông”, “sông”, “giang”… ở vùng Đông Nam Á, hay “Đanuýp” ở Châu Âu. Theo từ điển tiếng Chăm, “yă” có nghĩa là “nước”. Ở Quảng Nam ta thường bắt gặp trò chơi phổ biến của trẻ con ở có tên gọi “ma da lên bờ” (ở Thừa Thiên – Huế gọi “ma da” là “ma rà”). Vì thế ta có thể giải thích “ma da” hay “ma rà” có nghĩa là “ma nước”, trong đó các từ tố theo cách viết và cách đọc phổ biến ngày nay là “gia”, “da”, “rà” đều là tiếng Chăm có nghĩa là “nước”. Cũng từ tên sông nước, tên làng Ô Gia ở xã Đại Cường hay Ô Đà ở Đại Minh (Đại Lộc) trong đó cách thành tố “gia (da)”, “đà” đều có nghĩa là “nước (lã)” (+); “ô” giống như “ô” của Nam Ô, Châu Ô, “ổ” của Châu Ổ (ở Quảng Ngãi)… Cũng cần nói thêm, ở Quảng Nam có nhiều địa danh trùng nhau; ví như Hội An là đô thị cổ có tên trên bản đồ thế giới, lại có tên làng thuộc xã Tiên Châu (Tiên Phước), làng Nông Sơn thuộc xã Điện Phước (Điện Bàn) lại có tên làng thuộc xã Quế Trung và nay là tên huyện được tách ra từ huyện Quế Sơn; làng La Tháp vừa có tên ở xã Duy Tân, lại có tên ở xã Duy Hòa (Duy Xuyên), nên sau này được đặt thêm hướng địa lý để dễ chỉ rõ địa chỉ (La Tháp Đông/ La Tháp Tây)… Và các tên La Qua, La Thọ, Đồng Chàm, Đồng Dương, Quảng Đại hay Quảng Đại (xã Đại Cường), Đại Bình hay Đại Bường, Quá Giáng…, hay những địa danh vốn là mỹ từ… đều là những tên gọi gợi ý cho chúng ta phải suy gẫm.
Tương tự, chúng tôi muốn nói “địa danh thường đi kèm với danh pháp, tức là danh từ chung chỉ đối tượng địa hình” (theo GS-TS Hoàng Thị Châu) để cắt nghĩa rõ hơn về ngữ địa danh Đà Nẵng. “Đà Nẵng” cũng tên gọi ban đầu của “sông nước, cụ thể hơn là tên gọi ban đầu có gốc gác ngữ hệ Mã Lai – Đa đảo thường gặp khắp vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, như: “gia” (Vu Gia), “rằng” ( Đà Rằng), “ra” (Rarang, Rayang, tên gọi khác là Đà Rằng), “nha” (Nha Trang), “ia”, “ya” hay “ea” (Ialy, Ea Súp…). Trong đó các thành tố đà, ra, da, gia, nha, ya, ea… theo cách nói và cách viết phổ biến ngày nay đều có nghĩa là “nước”; “nẵng”, “rang”, “yang” “trang”… đều có nghĩa là “sông”. Sở dĩ có hiện tượng “ra, da, ya” biến thành “đà” chính là quy luật biến hóa của sự vận động ngôn ngữ theo thời gian (1). Như vậy, “Đà Nẵng” nếu phân tích tích kỹ và vận dụng mối quan hệ với một số địa danh gần gũi vốn là vùng đất các tiểu vương quốc Chămpa thì sẽ thấy nó có gốc gác giống như Đà Rằng (địa danh và cũng là tên sông lớn ở Phú Yên) hay Rarang (cũng còn gọi là Sông Ba, sông Đà Rằng), Nha Trang (tên thành phố và cũng là tên con sông thuộc tỉnh Khánh Hòa). Nghĩa là ban đầu “Đà Nẵng” hay “Đà Rằng”, “Nha Trang” “Vu Gia”, “Krông Nô” (sông lớn ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng)… vốn là danh từ chung, chỉ đối tượng địa hình là “sông nước”, sau mới thành danh từ riêng theo cách viết và cách đọc khác nhau (bằng Hán tự, Latin, tiếng Pháp, Quốc ngữ…). Riêng danh pháp “Đà Nẵng” vốn gốc gác từ tiếng Chăm, được ghi bằng chữ Hán xuất hiện có thể sớm trên sách Ô Châu Cận Lục do tiến sĩ Dương Văn An nhuận sắc vào thế kỷ XVI .
Theo các nhà ngôn ngữ học chứng minh nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt hoặc xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo (Bình Nguyên Lộc, Hồ Lê…) thì từ “cù lao” là do người Việt mình phiên âm chữ “pu-lô” của tiếng Mã Lai (tương tự như từ đảo). Âm Hán – Việt gọi là “côn lôn” (chữ côn lôn vốn là danh từ chung, sau mới thành tên riêng chỉ quần đảo Côn Lôn (Côn Đảo) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); và ” Cù Lao Chàm” rõ là hòn đảo mà gốc gác của nó xuất xứ từ tiếng Chăm đã hòa mục với tiếng Việt. Hiện tượng này ta gặp khá nhiều ở đất Quảng, kể cả Quảng Ngãi: Trà My, Trà Kiệu, Trà Quế, Sơn Trà, Trà Đõa, Trà Bồng, Trà Khúc…
Khi thực hiện bài viết này, tôi và anh Nguyễn Tri Hùng đã có sự trao đổi trước đó và hẹn với bạn đọc sẽ nói tiếp ngữ địa danh mà các yếu tố cộng hưởng giũa tiếng Việt, tiếng Chăm với các thứ tiếng của đồng bào đân tộc niền núi ở Quảng Nam.
Đi Tìm Địa Danh Ở Đồng Tháp
Gò Rượu ở ấp Công Tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng. Từ xa xưa, gò này có tên là gò Cây Trôm, khoảng năm 1945, gia đình ông Nguyễn Văn Đỏ sống trên gò này, làm nghề nấu rượu – lò rượu duy nhất của làng Bình Phú lúc bấy giờ, lần hồi người ta gọi gò này là gò Rượu và tên gò Cây Trôm không còn nữa.
Dứt Gò Suông:
Cần phân biệt gò Cây Trôm nói trên khác với gò Cây Trôm ở ấp 1, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, diện tích khoảng 1ha, trên đó có cây trôm cao lớn, nhân dân gọi là gò Cây Trôm. Sau đó, ông Bảy Châu Giang (Bảy là thứ trong gia đình, Châu Giang là quê cũ của ông) đem gia đình đến khai khẩn và định cư ở đây. Ông là người có quan hệ rộng, hay làm việc thiện, được nhiều người biết đến, qua năm tháng, tên gò Cây Trôm ít được nhắc đến mà thay vào đó là gò Ông Bảy Châu Giang, về sau rút ngắn thành gò Bảy Châu Giang, lại có người nói trại thành “Bảy Trâu Rang” hoặc “Bảy Trâu Giang”.
Ngã ba Ông Bầu:
Trước hết phải hiểu “dứt” là một loại địa danh chỉ địa hình (giống như bưng, trấp, vàm, xẻo,…), dùng để chỉ “phần đất vừa hết độ cao của gò hoặc giữa hai gò tạo nên dòng chảy giống như xẻo, rạch,…”. Loại địa danh địa hình này phổ biến ở huyện Tân Hồng (dứt Gò Suông, dứt Gò Muống, dứt Họng Giang,…). Dứt Gò Suông ở huyện Tân Hồng dài khoảng 4,5km, ngang 12m, kéo dài từ cầu Thành Lập (xã Tân Công Chí) đến gần tượng đài Chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung (xã An Phước). Đây một cái dứt, dọc theo triền gò và dưới lòng dứt, cây suông (giống như cây nghễ, rất ngứa) mọc ken dày, có lúc ghe xuồng không qua được, thành tên Dứt Gò Suông.
Tràm Chim:
Về tên gọi, có hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất, ngày xưa, bên bờ rạch là gò đất cao, cây cối rậm rạp, tập trung nhiều ong bầu, nên gọi là rạch Ong Bầu, dần dần nói trại thành Ông Bầu. Rạch ông Bầu: dài 3km, từ nhánh sông Tiền chạy qua đình Mỹ Thọ đến rạch Cái Chay, ban đầu rộng khoảng 5m, thời kháng chiến được mở rộng lên 8m, đến khi thị trấn Mỹ Thọ phát triển đã bị san lấp bớt. Giả thuyết thứ hai, Bầu là tên người hoặc là ông bầu gánh hát bội, đã quy tụ dân về đây khai hoang, lập ấp. Ngã ba đường từ Quốc lộ 30 vào Tháp Mười sát bên rạch Ông Bầu nên có tên gọi ngã ba Ông Bầu.
Ở Nam bộ, nhất là ở Đồng Tháp Mười và Cà Mau, có nhiều địa danh mang từ tố “tràm”. Về mặt cấu tạo, loại địa danh có từ tố “tràm” có 2 dạng: từ tố khác + /tràm/ (Đồng Tràm, Rõng Tràm, Rạch Tràm,…), “tràm” trong dạng thức này có nghĩa là cây tràm (bách bì), và do đó Đồng Tràm có nghĩa cánh đồng có nhiều tràm; /tràm/+ từ tố khác: tràm + một loài động vật (chim, dơi,…) hoặc một dạng địa hình (sình, cù lao,…), từ tố /tràm/ trong dạng thức này có thể có nghĩa là vùng trũng thấp, vùng ngập nước, đồng nghĩa với “hõm” và “chằm”, như trong câu “Nó nằm ở chỗ đất hõm sâu”. /Tràm/ âm ra tiếng Hán – Việt là /khảm/, /chằm/hoặc /trầm/, do vậy trước đây, người Hoa thường gọi Hà Tiên là Mang Khảm (xóm dân vùng ngập nước) hoặc trong sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức gọi vùng Đồng Tháp Mười là “chằm Mãng Trạch”.
Lấp Vò:
Như vậy, địa danh Tràm Chim có nghĩa là vùng ngập nước có nhiều chim. Nhưng trong thực tế người ta thường hiểu rằng đó là khu rừng tràm có nhiều chim, vì có sự đồng âm giữa “tràm” là “cây tràm”, “tràm” là “vùng ngập nước”, thêm vào đó ở Nam bộ, vùng ngập nước thường có rừng tràm.
Lấp Vò xuất phát từ tiếng Khmer “Srok tak por”. “Tak por” phát âm theo tiếng Việt thành Lấp Vò, nhưng “tak por” không có nghĩa là “lấp dò” ghe thuyền, mà có nghĩa “nước sôi”. Lưu ý rằng, từ rất lâu, người Khmer ở vùng Nam bộ gần như không có mối liên hệ với chính quốc nên nhiều từ của họ không tìm thấy trong các từ điển tiếng Khmer ngày nay, do đó, nhiều địa danh do họ đặt rồi được Việt hóa, đến giờ vẫn không hiểu nghĩa của nó là gì (thí dụ: Mặc Cần Dưng ở An Giang, Mộc Rá ở Tân Hồng,…). Giống như người Việt ở Nam Bộ, người Khmer có cách đặt tên rất chân chất, “thấy sao đặt vậy”, theo kiểu: xóm có nhiều “sla tampung” (trái cau già rủ trên cây, còn gọi là cau tầm vung) thì đặt là “srok sla tampung”, người Việt phiên âm thành Lai Vung, thấy con kinh nước xoáy thì đặt là “Kanlòh” (nghĩa là “nước lộn”), ta phiên thành Cần Lố,…
Hữu Nghĩa
Ông Lê Minh Trung – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp cho biết, quá trình biến đổi địa danh rất phức tạp, giới địa danh học vẫn còn tiếp tục nghiên cứu, các địa danh trên chỉ tóm tắt những giả thuyết được nhiều người tạm thời chấp nhận cho đến nay.
Một Số Địa Danh Đáng Lưu Ý Ở Lâm Đồng
.Có hai con đường dẫn đến Đà Lạt. Nếu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta phải qua đèo 2Chuối, một ngọn đèo ở huyện Đạ Huoai. Vì hai bên đèo có nhiều chuối rừng, nay vẫn còn, nên mới gọi thế.
Nếu chúng ta khởi hành từ Phan Rang-Tháp Chàm, qua quốc lộ 27, ta sẽ đến Đà Lạt sau khi vượt qua 12km đường đèo. Ở chỗ giáp giới hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng, có độ cao 980m. Đèo mang tên Ngoạn Mục. Người Pháp gọi là Belle Vue (đẹp mắt). Ngoạn Mục là từ Hán Việt, có nghĩa là “đẹp, trông thích mắt”.
Nằm ở trung tâm thành phố, gần hồ Xuân Hương, là đồi Cù. Sở dĩ gọi là đồi Cù vì trái bóng mỗi lần đánh bay đi, nó lăn tròn như trái cù.
là hồ nhân tạo ở trung tâm thành phố Đà Lạt, diện tích 38ha, chu vi 5km, được xây dựng năm 1919, Pháp gọi là Grand Lac (hồ lớn), được ông Nguyễn Vỹ-Chủ tịch Hội đồng Thị chính Đà Lạt-Việt hoá thành Xuân Hương năm 1953. Xuân Hương là “mùi thơm mùa xuân”.
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6km, diện tích 9ha, một địa điểm du lịch nổi tiếng. Sau năm 1975, được đổi thành hồ Sương Mai; đến năm 1990, phục hồi tên cũ.
Than Thở là “kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu đau khổ của mình” (HP), được gọi từ ngày 22-10-1956, có tên dịch t ừ tiếng Pháp Lac des Soupirs. Theo một số người, địa danh này bắt nguồn từ hai mối tình đau khổ của Hoàng Tùng-Mai Nương (tk 18) và Thảo-Tâm sau này.
là hồnhân tạo ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, cách thành phố Đà Lạt 40km trên đường đi Phan Rang, diện tích độ 9,7km 2, ở độ cao 1.042m. Cũng gọi hồ Đơn Dương.
Sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, phát nguyên từ núi Hòn Giao, huyện Lạc Dương, chảy vào hồ Đơn Dương, sau đó đổ vào sông Đắk Dung (đoạn thượng nguồn sông Đồng Nai). Trên sông có hệ thống ống dẫn nước từ độ cao khoảng 1.000m đổ xuống để chạy các tuốc bin phát điện ở nhà máy điện Krông Pha thuộc huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, với công suất 160.000kw. Cũng gọi là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, xây dựng từ năm 1963.
Đa Nhim gốc Cơ Ho, là “nước mắt”.
Ngọn núi cao nhất thành phố Đà Lạt là Lang Bian, gốc tiếng Lạch (Cơ Ho) Lơmbiêng hay M’Biêng, có một đỉnh cao 2.167m, và đỉnh Bi Đúp cao nhất 2.287m. Tiếng Pháp viết thành Langbian, Lang Bian, Lang-Bian, Langbiang hay Lang Biang. Lơmbiêng là một họ của người Lạch.
Vì núi nằm trong cao nguyên trung bình cao 1.300-1.600m nên tên núi đã được Hán Việt hóa thành tên cao nguyên Lâm Viên.
Tên núi Lang Bian đã trở thành tên tỉnh Lâm Viên ngày 6-1-1916. Trước đó, ngày 1-11-1899, thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng. Đến ngày 22-2-1951, hợp nhất chữ đầu tên hai tỉnh cũ thành Lâm Đồng. Lâm Đồng nửa Hán Việt nửa thuần Việt.
Còn của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 978,52km Lâm Hà là huyện 2, dân số 133.679 người (2009), gồm 2 thị trấn Đinh Văn, Nam Ban và 18 xã.
Lâm Hà là do ghép chữ đầu của tỉnh Lâm Đồng và thủ đô Hà Nội, vì đây là huyện mới thành lập ngày 24-10-1987 mà nhiều cư dân đến từ thành phố Hà Nội.
là huyện của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 1.513,8km 2, dân số 25.300 người (2006), gồm 7 xã. Lạc Dương còn là thị trấncủa huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Lạc Dương vốn là tên một thành ở Trung Quốc. Ở vùng này có nhiều người thuộc bộ tộc Lạc (dân tộc Cơ Ho) sinh sống nên người ta gọi vùng này là Lạc Dờng (nhiều người Lạc). Ngữ âm hai tên gọi gần nhau nên người Việt đã mượn tên Lạc Dương quen thuộc trong truyện Tàu để phiên địa danh này.
Lâm Đồng có hàng chục thác lớn nhỏ.
Đa Tân La gốc Cơ Ho, có hai cách lý giải: 1. Đa Tơhla, nghĩa là “suối ở giữa rừng”. 2. Đa Tàm N’ha “nước dưới lá”.
là thác ở trên một nhánh sông Đa Nhim, thuộc huyện Đức Trọng, cao 13m, cách Đà Lạt 10km. Có lẽ đây là cách phiên theo người Pháp vì từ Nam Á không có hai phụ âm cuối.
Có hai giả thuyết về nguồn gốc của Prenn.: 1. Prenn gốc Chăm, nghĩa là “vùng bị chiếm”. 2. Prenn gốc Thượng, nghĩa là “cây cà đắng-một món ăn được đồng bào ưa thích và mọc khá nhiều dọc con suối cùng tên”.
là s uối bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt, dài 64,1km, dài nhất thành phố, đổ vào hồ Xuân Hương. Cũng gọi Cẩm Lệ.
Thác nước trên suối Cam Ly, cao 10m, đổ vào sông Đa Dung. Được Hán Việt hóa thành Cẩm Lệ.
Cam Ly gốc Cơ Ho. Có ba cách lý giải: 1. Vốn là tên làng cũ Rhàng Pàng M’Ly, nghĩa là “làng cũ của ông M’Ly”. 2.Vốn là tên ông K’Mlơi. 3. Vốn là Kamlê. Như vậy, Cam Ly vốn là tên người, tuy cách viết khác nhau.
Thác nước trên sông Đa Nhim tên Liên Khương, cao 30m, rộng độ 100m, bên quốc lộ 20, cách Đà Lạt 28km. Cũng gọi là Liên Khang.
Liên Khương gốc Cơ Ho Liang Khàng. Có hai cách lý giải: 1. Nghĩa là “kiến vàng”.2. Nghĩa là “loài ong ruồi”.
là t hác ở trong rừng, thuộc thành phố Bảo Lộc, cao 57m. Cũng viết Đămbri, Đạm Mri. Có người đặt tên khác là Chờ Đợi.
Đambri nửa Cơ Ho nửa Chil (gốc Mơ Nông): Đa (Cơ Ho) là “nước, thác”; Bri (Chil) là “rừng”. Phụ âm môi “m” xuất hiện có lẽ do phụ âm môi “b” lan sang (contagion). Vậy Đambri vốn có nghĩa là “thác nước chảy trong rừng”.
Thác nằm ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh, cách Đà Lạt độ 85km, ngay sát quốc lộ 20, phía tay trái từ Đà Lạt xuống, cao độ 45m tên là Bô Bla. Cũng viết Pố Pla.
Bô Bla gốc Cơ Ho Vồ Bla nghĩa là “đầu voi”.
Pongour là thác ở huyện Đức Trọng, cao gần 40m, rộng hơn 100m, qua hệ thống bậc thang bảy tầng. Người Pháp tôn vinh là “ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương”.
Pongour gốc Cơ Ho Pon-gou, nghĩa là “ông chủ vùng đất sét trắng” – ở đây có đất cao lanh-được người Pháp phiên thành Pongour.
Thác nước trên sông Đa Nhim, dưới thác Liên Khương, cao 17m, cách Đà Lạt 37km, mang tên Gu Ga. Cũng gọi là Gù Gà, Ổ Gà.
Gu Ga gốc Cơ Ho Gugah, nghĩa là “bờ sông giống cái cũi lồng”.
là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao 1.500m, diện tích 391,1km 2, dân số 168.000 người (2006), gồm 12 phường mang số từ 1 đến 12 và 3 xã. Đà Lạt được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện vào buổi chiều ngày 21-6-1893 và sau đó thành phố được xây dựng.
Đà Lạt gốc Cơ Ho. Đà là “nước hay sông, suối”; Lạt (cũng viết Lat, Làc, Lạch, M’lates) có nghĩa là “rừng thưa” hay “đồi cỏ”, rồi chuyển sang tên một nhóm người thuộc dân tộc Kơ Ho sống ở khu rừng thưa này. Đà Lạt là “dòng suối của người Lạt”.
là cao nguyên đất đỏ ba-dan bao gồm địa bàn hai huyện Bảo Lâm, Di Linh, ở độ cao trên 1.000m. Trước đây gọi là Di Dinh.
Di Linh gốc Mạ là Djiring, nhưng chưa biết nghĩa.
Di Linh là huyện của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 1.614,3km 2, dân số 160.830 người (2006), gồm thị trấn Di Linh và 17 xã. Di Linh còn là thị trấncủa huyện, diện tích 24,65km 2, dân số 27.645 người.
Tên huyện do tên cao nguyên mà ra vì phần lớn địa phận huyện nằm trên cao nguyên. Có ý kiến cho rằng Djiring vốn là tên người có công khai khẩn vùng này.
của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 892.200km Đam Rông là huyện 2, dân số 30.600 người (2006), gồm 8 xã.
Suối nước nóng thiên nhiên ở xã Đam Rông, huyện Lạc Dương, nhiệt độ 40-45 0, bao quanh là rừng tự nhiên và nhân tạo. Đây là một trong 5 suối khoáng thu hút nhiều khách du lịch nhất VN (Bình Châu, Kênh Gà, Kim Bôi, .. ).
ở miền Đông Nam Bộ, dài 635km, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, chảy qua vùng Đồng Nai, đổ ra cửa Soài Rạp. Người Cơ Ho gọi khúc đầu sông này là Đồng Nai là sông Đạ Đờng, nghĩa là “sông lớn”. Đạ Đờng còn được phiên thành Dã Dương, Đa Dâng. Cũng gọi là sông Phước Long vì chảy qua huyện Phước Long trước đây. Hệ phụ lưu gồm 253 sông, suối, tổng chiều dài 10km.
3.Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là những báu vật trên cao nguyên Việt Nam. Ngoài việc thưởng thức những vẻ đẹp kỳ thú của cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, chúng ta còn phải bảo vệ những nơi này để con cháu chúng ta tiếp tục hưởng thụ những lạc thú mà thiên nhiên đã ban tặng.
Nguồn: Kiến thức ngày nay, số 697, 10-7-2015, tr. 12,13,14 và 79.
Giới Thiệu Đôi Nét Về Quảng Trường Lâm Viên Ở Đà Lạt
Quảng trường Lâm Viên là một trong những công trình xây dựng hoành tráng nhất của thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Được xem như trái tim không thể thiếu của thành phố, quảng trường Lâm Viên trở thành điểm dừng chân của hàng ngàn du khách mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt. Quảng trường Lâm Viên có gì hấp dẫn du khách đến vậy? Giới thiệu đôi nét về quảng trường Lâm Viên sẽ giúp du khách biết thêm nhiều hơn về kì quan nhân tạo đẹp nhất Đà Lạt này.
Quảng trường Lâm Viên là tên gọi của một công trình công viên được xây dựng vô cùng hoành tráng nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, hướng ra hồ Xuân Hương.
Công trình được thành phố Đà Lạt xây dựng nhằm tạo thêm sự mới lạ, hấp dẫn cho trung tâm thành phố. Thật vậy, từ khi có quảng trường Lâm Viên, khu vực trung tâm thành phố trở nên đông đúc du khách đến tham quan hơn.
Quảng trường Lâm Viên là một trong những điểm du lịch đẹp ở Đà Lạt nằm ở trung tâm thành phố
Địa chỉ quảng trường Lâm Viên nằm trên đường Trần Quốc Toản, phường 1, thành phố Đà Lạt. Tọa lạc tại 1 vị trí khá đẹp gần trung tâm thành phố, hướng ra Hồ Xuân Hương thơ mộng nên khách du lịch theo tour Đà Lạt rất có thể dễ dàng tìm thấy quảng trường.
Với diện tích rộng hơn 7.200m 2, việc tìm ra quảng trường Lâm Viên giữa trung tâm thành phố Đà Lạt vô cùng đơn giản.
Những du khách lần đầu mới đến thăm thành phố ngàn hoa vẫn có thể dễ dàng tìm đến quảng trường Lâm Viên nếu đi dọc theo đường Trần Quốc Toản. Du khách cũng có thể dễ dàng nhận ra quảng trường Lâm Viên qua 2 công trình kiến trúc đặc sắc bằng kính là khối Hoa Dã Quỳ và khối Hoa Atiso.
Không gian rộng lớn, thoáng mát cùng nhiều góc ảnh đẹp bên những công trình kiến trúc nghệ thuật kính khổng lồ tạo nên sức hấp dẫn dẫn du khách đến với quảng trường Lâm Viên Đà Lạt.
Bên cạnh đó, bên trong quảng trường còn có trung tâm thương mại, sân khấu, quán café, đài phun nước… để du khách vui chơi, ngắm cảnh.
2. Vẻ đẹp đặc sắc của quảng trường Lâm Viên
Quảng trường nổi tiếng với những công trình bằng kính đầy huyền ảo như Nụ Hoa Atiso
Quảng trường Lâm Viên là một trong những công trình đặc biệt của thành phố Đà Lạt. Để hoàn thành được công trình này, thành phố Đà Lạt đã mất tới 6 năm thi công, với kinh phí 681 tỷ đồng. Từ khi được hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2016, không lúc nào quảng trường Lâm Viên vắng du khách đến tham quan.
Quảng trường gây ấn tượng mạnh với nhiều không gian vui chơi rộng rãi, thoáng mát hướng ra hồ Xuân Hương thơ mộng. Nổi bật nhất giữa không gian xanh của quảng trường Lâm Viên là 2 công trình bằng kính được xem là tuyệt tác kiến trúc hiện nay, đó là công trình Bông Hoa Dã Quỳ và Nụ Hoa Atiso.
Khối Bông Hoa Dã Quỳ
Bông Hoa Dã Quỳ là công trình gây ấn tượng đối với du khách đến tham quan quảng trường Lâm Viên. Công trình được thiết kế bằng kính vô cùng đẹp mắt với chiều cao 18m cùng diện tích sàn lên đến 1.200m 2. Không gian bên trong bông hoa được thiết kế như một sân khấu có sức chứa 1.500 người.
Hay công trình Hoa Dã Quỳ nghiêng độc đáo
Công trình này lấy ý tưởng thiết kế từ hình ảnh của loài hoa dã quỳ. Đây là loài hoa thường nở vào cuối mùa mưa sinh trưởng rất nhiều trên những ngọn núi ở Đà Lạt.
Theo thiết kế, các cánh hoa được lắp kính vàng sẽ ôm sát theo hình vòm, còn nhụy hoa nghiêng 1 góc vừa đủ để du khách có thể nhìn thấy toàn bộ hình ảnh một bông hoa dã quỳ nở giữa khuôn viên của quảng trường.
Phần còn lại của công trình được lắp kính màu xanh. Đây là công trình xây dựng mang ý tưởng đột phá, tạo nên sức hấp dẫn cho quảng trường Lâm Viên, biến nơi đây thành một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Đà Lạt.
Khối Nụ Hoa Atiso
Cách công trình Hoa Dã Quỳ 80m là một công trình bằng kính cũng ấn tượng không kém nhưng nhỏ hơn, đó là công trình Nụ Hoa Atiso. Ban đầu công trình bằng kính tuyệt đẹp này chỉ lấy hình ảnh nụ hoa để thiết kế mà thôi. Nhưng theo ý kiến của nhiều khách du lịch, công trình này rất giống nụ hoa atiso – một loại đặc sản đặc trưng của vùng núi Đà Lạt.
Du khách thích thú với những bức ảnh ảo diệu bên Nụ Hoa Atiso bằng kính
Công trình cao 15m, bên trong được thiết kế thành 1 quán café với không gian rất thoáng mát. Bao quanh công trình là những tấm kính cường lực màu xanh và vàng chạy theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên. Người thiết kế nên công trình ấn tượng này là kiến trúc sư Trần Văn Dũng.
Khối Hoa Dã Quỳ và khối Nụ Hoa Atiso là nơi có góc nhìn rất đẹp được nhiều du khách chọn làm nền cho những bức ảnh về thành phố Đà Lạt. Đây cũng là nơi thường xuyên được thành phố Đà Lạt chọn làm địa điểm tổ chức các lễ hội và Festival hoa Đà Lạt.
Ngoài hai khối công trình chính là biểu tượng của quảng trường, khuôn viên xung quanh cũng được bao phủ bởi rất nhiều loại hoa tươi nổi tiếng của Đà Lạt.
Du khách cũng có thể dạo bước xung quanh công viên, ngắm cảnh đẹp hồ Xuân Hương từ những bậc thang của quảng trường, ngồi ngắm cảnh bên tách café nóng ấm bên từ bên trong Nụ Hoa Atiso hay dạo quanh mua sắm bên trong khu thương mại…
Không gian quán café bên trong Nụ Hoa Atiso vô cùng rộng rãi
Về đêm, toàn bộ công quảng trường Lâm Viên được thắp sáng bởi vô số bóng điện đủ màu sắc. Hiệu ứng ánh sáng huyền ảo từ những bóng điện khiến cả quảng trường trở nên lung linh đầy huyền ảo. Ban đêm cũng là thời điểm lý tưởng để du khách dạo bộ quanh quảng trường Lâm Viên.
3. Quảng trường Lâm Viên – địa điểm chụp hình đẹp ở Đà Lạt
Nếu là một người đam mê chụp ảnh, du khách sẽ không thể nào bỏ qua một địa điểm chụp ảnh đẹp như quảng trường Lâm Viên. Hai khối công trình Hoa Dã Quỳ và Nụ Hoa Atiso chính là nơi lý tưởng để chụp ảnh.
Dù du khách có tạo dáng như thế nào, tinh nghịch hay thơ ngây, nô đùa hay đứng yên, chỉ cần lấy nền là Nụ Atiso và Hoa Dã Quỳ là du khách sẽ có cho mình những bức ảnh vô cùng tuyệt vời.
Ngoài ra, du khách cũng có thể chụp ảnh trên những bậc thang dẫn vào quảng trường, chụp ảnh với hồ Xuân Hương, trên thảm cỏ… Với rất nhiều cảnh đẹp, quảng trường Lâm Viên thật sự là thánh địa “check in” mà thành phố Đà Lạt dành tặng cho những du khách yêu thích chụp ảnh.
Quảng trường Lâm Viên chỉ là một trong số rất nhiều điạ điểm có phong cảnh đẹp ở Đà Lạt như Hồ Xuân Hương, Thung Lũng Tình Yêu, Ma rừng lữ quán hay Đà Lạt Milk Farm. Trong số những địa điểm trên, Đà Lạt Milk Farm có lẽ là nơi có nhiều cảnh đẹp lãng mạn nhất.
Một trong những địa điểm chụp hình đẹp nhất ở Đà Lạt chính là Đà Lạt Milk Farm
Đà Lạt Milk Farm là một nông trại có phong cảnh rất đẹp nằm cách thành phố Đà Lạt 35km. Đây là một khu nông trại có phong cảnh rất đẹp có những chú bò sữa, có những cối xay gió và những cánh đồng hoa tuyệt đẹp. Nơi đây hội tụ tất cả những gì đẹp nhất của 1 khu nông trại trên đồi cao.
Vẻ đẹp của nông trại Đà Lạt Milk Farm hấp dẫn như thế nào? Tất cả sẽ có trong giới thiệu về Đà Lạt Milk Farm ở Đà Lạt của Viet Fun Travel.
Quảng trường Lâm Viên là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Đà Lạt của mọi du khách. Giới thiệu đôi nét về quảng trường Lâm Viên là bài viết miêu tả chi tiết về vẻ đẹp của quảng trường Lâm Viên – trái tim của thành phố ngàn hoa Đà Lạt.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghĩ Về Ngữ Địa Danh Ở Xứ Quảng trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!