Cập nhật nội dung chi tiết về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tên Gọi “Sài Gòn” mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ đâu có tên gọi “Sài Gòn”? Như chúng ta đã biết, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trước đây từng có tên gọi là Sài Gòn, trên các văn bản chữ Hán được quy phạm hóa thành 西貢 Tây Cống (âm Bắc Kinh là xī gòng). Vậy địa danh này có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó là gì? Để giải đáp vấn đề này trước hết cần chú ý vào vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử. Về vị trí địa lý, đất Sài Gòn trước đây thuộc nước Phù Nam (tồn tại từ thế kỉ 1 đến thế kỷ 7) sau đó thuộc về vương quốc Chân Lạp. Theo dữ liệu lịch sử, thế kỷ 17, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là công nữ Vạn Ngọc cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II, từ đây lưu dân Việt có điều kiện đến vùng đất này khai hoang và làm ăn. Vào những năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh đến vùng đất này sinh sống. Căn cứ vào những thông tin trên có thể rút ra được một số điểm như sau: đất Sài Gòn trước đây thuộc vương quốc Phù Nam, tức có nguồn gốc từ nền văn minh Óc Eo, do đó có nhiều di sản chịu ảnh hưởng của nền văn minh này – trong đó có ngôn ngữ; thời các chúa Nguyễn có công khai phá, sáp nhập đất Sài Gòn và rộng hơn là vùng Đồng Nai – Cửu Long vào lãnh thổ của người Việt; đến cuối thể kỷ 17, văn hóa Hán mới theo chân những người tị nạn triều Thanh, thường gọi là người Minh hương, đến vùng này. Thời kỳ còn thuộc lãnh thổ Chân Lạp, vùng đất này có tên gọi là “Prey Nokor” (phiên âm từ tiếng Khmer) có nghĩa là rừng kinh thành hay vương quốc của rừng. Người Khmer đọc “Prey” gần với /rai/, lướt nhẹ “no”, còn “kor” thì đọc gần giống với /gòr/. Đến khi vào khai phá vùng Đồng Nai – Cửu Long (nửa đầu thế kỷ 17), người Việt đọc trại thành /rài gòn/ rồi theo thời gian đọc thành /sài gòn/. Đến thời Pháp thuộc, địa danh này thường được viết thành “Saigon” trên các văn bản. Từ sau thế kỷ 17, đất Sài Gòn không chỉ có người Việt sinh sống mà còn có thêm thành phần người Hoa, người Minh hương. Bộ phận người Hoa này do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên dẫn đầu, cùng với người Việt khai khẩn vùng đất Đồng Nai – Cửu Long rộng lớn. Họ là những người Hoa gốc Quảng Đông nên khi nghe người địa phương phát âm hai tiếng “Sài Gòn”, họ đã phiên âm qua tiếng Quảng là “Sai Kung” và ghi lại bằng chữ Hán là 西貢 (âm Hán – Việt là Tây Cống, âm Bắc Kinh là xī gòng). Việc phiên âm này chỉ mang tính chất ghi âm, không có giá trị ý nghĩa.
Như Châu
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tên Gọi “Sài Gòn”
Như Châu
(Vanchuongphuongnam.vn) – Khác với miền Bắc, địa danh đại đa số có âm Hán – Việt, miền Nam Việt Nam của chúng ta lại dùng rất nhiều những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Khmer để gọi tên đất, đó là đặc sắc văn hóa vùng miền. Chính sự đặc sắc đó tạo nên sự phong phú cho văn hóa Việt Nam.
Sài Gòn xưa
Từ đâu có tên gọi “Sài Gòn”? Như chúng ta đã biết, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trước đây từng có tên gọi là Sài Gòn, trên các văn bản chữ Hán được quy phạm hóa thành 西貢 Tây Cống (âm Bắc Kinh là xī gòng). Vậy địa danh này có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó là gì? Để giải đáp vấn đề này trước hết cần chú ý vào vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử. Về vị trí địa lý, đất Sài Gòn trước đây thuộc nước Phù Nam (tồn tại từ thế kỉ 1 đến thế kỷ 7) sau đó thuộc về vương quốc Chân Lạp. Theo dữ liệu lịch sử, thế kỷ 17, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là công nữ Vạn Ngọc cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II, từ đây lưu dân Việt có điều kiện đến vùng đất này khai hoang và làm ăn. Vào những năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh đến vùng đất này sinh sống.
Căn cứ vào những thông tin trên có thể rút ra được một số điểm như sau: đất Sài Gòn trước đây thuộc vương quốc Phù Nam, tức có nguồn gốc từ nền văn minh Óc Eo, do đó có nhiều di sản chịu ảnh hưởng của nền văn minh này – trong đó có ngôn ngữ; thời các chúa Nguyễn có công khai phá, sáp nhập đất Sài Gòn và rộng hơn là vùng Đồng Nai – Cửu Long vào lãnh thổ của người Việt; đến cuối thể kỷ 17, văn hóa Hán mới theo chân những người tị nạn triều Thanh, thường gọi là người Minh Hương, đến vùng này.
Thời kỳ còn thuộc lãnh thổ Chân Lạp, vùng đất này có tên gọi là “Prey Nokor” (phiên âm từ tiếng Khmer) có nghĩa là rừng kinh thành hay vương quốc của rừng. Người Khmer đọc “Prey” gần với /rai/, lướt nhẹ “no”, còn “kor” thì đọc gần giống với /gòr/. Đến khi vào khai phá vùng Đồng Nai – Cửu Long (nửa đầu thế kỷ 17), người Việt đọc trại thành /rài gòn/ rồi theo thời gian đọc thành /sài gòn/. Đến thời Pháp thuộc, địa danh này thường được viết thành “Saigon” trên các văn bản.
Từ sau thế kỷ 17, đất Sài Gòn không chỉ có người Việt sinh sống mà còn có thêm thành phần người Hoa, người Minh Hương. Bộ phận người Hoa này do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên dẫn đầu, cùng với người Việt khai khẩn vùng đất Đồng Nai – Cửu Long rộng lớn. Họ là những người Hoa gốc Quảng Đông nên khi nghe người địa phương phát âm hai tiếng “Sài Gòn”, họ đã phiên âm qua tiếng Quảng là “Sai Kung” và ghi lại bằng chữ Hán là 西貢 (âm Hán – Việt là Tây Cống, âm Bắc Kinh là xī gòng). Việc phiên âm này chỉ mang tính chất ghi âm, không có giá trị ý nghĩa.
Một góc Sài Gòn xưa
Tên gọi một số vùng đất ở Nam Bộ có quan hệ với tiếng Khmer
Bến Tre có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Srôk Tréy có nghĩa là xóm cá. Dân ta đọc là Sóc Tre. Tương truyền vùng này có rất nhiều cá nên có nhiều thuyền bè đến đánh bắt, do đó cần có nơi neo đậu. Từ Sóc (xóm) chuyển thành Bến (nơi thuyền neo đậu), và Sóc Tre thành Bến Tre.
Chữ Vàm gốc từ tiếng Khmer là péam có nghĩa là cửa sông, nơi một con sông nhỏ chảy vào sông lớn.
Khác với miền Bắc, địa danh đại đa số có âm Hán – Việt, miền Nam Việt Nam của chúng ta lại dùng rất nhiều những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Khmer để gọi tên đất, đó là đặc sắc văn hóa vùng miền. Chính sự đặc sắc đó tạo nên sự phong phú cho văn hóa Việt Nam.
(Theo Văn Nghệ Thái Nguyên)
Nguồn Gốc Tên Gọi An Giang
Địa danh vùng đất An Giang có từ khi nào và thay đổi bao nhiêu lần qua thời gian? Những ai người An Giang có bao nhiêu người biết đến, những ai từng đến An Giang có khi nào hỏi đến? Tên gọi nào cũng có gốc tích của nó và tên gọi vùng đất An Giang này có nhiều điều đáng nói đến.
Vùng đất Tầm Phong Long thuộc về Việt năm 1757 do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất trả ơn cho việc được chúa Nguyễn giúp đỡ khi đất nước Chân Lạp nổi lên các cuộc biến loạn. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận đất này và chia vùng đất này thành 3 đạo : đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo Tân Châu ở xứ cù lao Diến (hay cù lao Giêng) trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc ở xứ Châu Đốc trên Hậu Giang, lấy quân dinh Long Hồ để trấn áp, chặn giữ những nơi yếu hại ở địa đầu.
Vùng đất Tầm Phong Long rộng lớn trước kia được chia cắt là cơ sở định hình cho 3 tỉnh Tây Nam Kỳ của Nam Kỳ lục tỉnh.
Địa danh ban đầu là đạo Châu Đốc, tên gọi Châu Đốc có trước vì thế đến ngày nay nhiều người quen thuộc tên Châu Đốc hơn An Giang. Vậy nếu ai nói biết Châu Đốc mà không biết An Giang thì cũng không phải chuyện gì đáng kể lắm.
Đạo Châu Đốc được đổi tên thành Châu Đốc Tân Cương năm 1808 để thấy tầm quan trọng của vùng đất này, nơi biên cương mới của nhà Nguyễn.
Tên gọi vùng đất này được thay đổi lần nữa, địa danh An Giang chính thức ra đời năm 1832, do vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính, chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh. Tỉnh An Giang trong Nam Kỳ Lục tỉnh khá rộng lớn, phía bắc từ thượng nguồn sông Tiền cho đến phía nam sông cái biển Đông (bao gồm tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng ngày nay), phía tây giáp phủ Nam Vang (trước là Cao Miên nay là Campuchia) từ cửa sông Tiền đến sông Hậu và tiếp giáp sông Cái Bồn (Kiên Giang).
Tên gọi An Giang có thể giải nghĩa là dòng sông an lành, để định cư lâu dài khi mà vua Minh Mạng thực hiện chính sách di dân khẩn hoang lập làng, khuyến khích các cư dân vào vùng đất này khai phá.
Sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp thay đổi địa giới hành chính, năm 1899, Nam kỳ từ 6 tỉnh tách thành 19 tỉnh. Tỉnh An Giang được tách thành 5 tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng. Địa danh An Giang không còn trên bản đồ, 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc là định hình cho tỉnh An Giang ngày nay.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, hình thành Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, bên cạnh tên gọi theo địa giới hành chính của Pháp thì nơi này có tên gọi mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, phân chia theo sông Tiền và sông Hậu.
Trong 2 năm 1950 – 1951, tên gọi Long Châu Tiền và Long Châu Hậu lại đổi tên thành Long Châu Hà (sáp nhập Long Châu Hậu và Hà Tiên) và Long Châu Sa (sáp nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền).
Từ năm 1945 đến 1954, có 2 cách phân chia địa giới và đặt địa danh cho vùng đất này, một theo Pháp, một theo Ủy ban kháng chiến. Người dân thuộc khu vực kháng chiến thì quen thuộc với Long Châu Tiền (hoặc Long Châu Hà), Long Châu Hậu (hoặc Long Châu Sa), có khi họ nhầm lẫn tên gọi mới và cũ. Người dân thuộc khu vực của Pháp vẫn dung tên gọi tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Đến nay thì tên gọi Long Châu Tiền hoặc Long Châu Hà rất ít người nhớ đến, có khi nghe đến thấy là lạ.
Dưới thời chính quyền Sài Gòn, năm 1956, tên gọi An Giang được sử dụng lại, tỉnh An Giang bao gồm tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc (theo địa giới của Pháp đến 1954). Sau đó, từ năm 1964 đến năm 1975, tách thành tỉnh Châu Đốc và tỉnh An Giang.
Theo Xứ ủy Nam kỳ, năm 1954, lập lại tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thay tỉnh Long Châu Hà và tỉnh Long Châu Sa. Đến năm 1957, hợp nhất tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang. Sau đó lại tách ra vào năm 1971, tỉnh An Giang tách thành tỉnh An Giang và tỉnh Châu Hà (địa giới Châu Đốc). Đến 1974, lần nữa bỏ địa danh An Giang quay lại với địa danh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Sự thay đổi địa danh này làm cho sự phân chia ranh giới khá phức tạp.
Đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, tên gọi An Giang được chính thức sử dụng lại cho đến ngày nay, địa giới An Giang ngày nay cũng được hình thành, bao gồm Long Xuyên và Châu Đốc.
Như vậy, địa danh An Giang được đặt tên cho vùng đất này từ năm 1832, trở thành 1 trong 6 tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ, vùng đất có những dòng sông hiền hòa và an lành, vì thế qua nhiều lần tách nhập địa giới và thay đổi tên gọi nhưng cuối cùng An Giang vẫn là tên gọi được gắn liền đến ngày nay. Có lẽ địa danh phản ánh đúng thực cuộc sống an bình của cư dân trên những dòng sông.
Sưu tầm
Nguồn Gốc Tên Gọi Hùng Vương
Chúng ta đã rõ Lạc Vương nghĩa là Quốc Vương. Chữ Lạc có tiền ngữ là nước, vùng nước, từ đó được trừu tượng hóa thành lãnh thổ tại ngôn ngữ Austronesian, trong đó Thái – Tráng là một nhánh.
Ngạc nhiên lớn với chúng tôi là Hùng Vương tương đồng hoàn toàn với Quân Vương. Viết về các bộ lạc bản địa sử dụng trống đồng ở vùng Quảng Tây và Bắc Việt Nam, sách Thông Điển năm 801 ghi: 以富為雄 – Dĩ phú vi hùng. Có thể dịch thành “giàu có thì làm thủ lĩnh”. Chữ Hùng 雄 này chính là Hùng trong danh xưng Vua Hùng, Hùng Vương tại tất cả các quyển sử Việt Nam từ xưa đến nay.
Hùng 雄, Hán ngữ cổ đại mang âm [whǝŋ], trung đại khoảng thời Đường đọc là [ɦüŋ]. Âm [ɦüŋ] rõ ràng là sự nặng hóa của phương nam khi đọc âm [kün] của chữ Quân君. Các căn cứ ngữ âm liệt kê như sau: Genghis Khan tức Thành Cát Tư Hãn. Khan âm Mông Cổ là thủ lĩnh, âm KH đi về phương nam trở thành H trong Hãn. Chữ Hảo 好 nghĩa là tốt đẹp, người Hoa Nam đọc rõ chữ H trong khi ở Bắc Kinh chúng tôi nghe được âm KH rất nhẹ. Người Việt cũng có quan hệ bắc – nam như thế trong từ Không ở Hà Nội hay bị biến thành Hông tại Sài Gòn.
Quân 君 âm Hán cổ là [kun], trong văn hiến suốt thời Chu chỉ vua của nước nhỏ, xếp dưới Vương và Đế. Quân 君 xuất hiện nhiều ở giáp cốt văn và bốc tự (lời bói toán) do đó nó thuần Hán. Như vậy nhiều khả năng âm Quân 君 đã được người phương nam vay mượn từ Hoa Hạ phía bắc để chỉ thủ lĩnh bộ lạc từ thời Thương – Ân. Tiếng Thái hiện đại ngày nay vẫn dùng Khun tôn gọi ngôi thứ hai một cách trang trọng.
Đến thời Đường, khi âm chỉ thủ lĩnh của các bộ lạc phương nam là [kün] hao hao giống Hùng 雄 [ɦüŋ], thì từ Hùng 雄 mới được dùng để ký âm ấy. Nói cách khác Hùng Vương trong Hán ngữ chỉ xuất hiện cách đây hơn 1200 năm mà thôi. Cũng nên lưu ý chi tiết về nước Sở, theo Sử Ký vua Sở là người thuộc bộ tộc Hùng 熊, họ Mị 羋 (bộ Dương 羊). Âm cổ đại của Hùng 熊 là [whǝm], trung đại là [ɦüŋ]. Dục Hùng không thể hiểu là ông vua tên Dục vì âm thời Chu của Hùng 熊 hoàn toàn khác Quân 君.
Ảnh: Hình dung về Hùng Vương của người Việt Nam hiện đại. Cũng nên nhắc đến chi tiết trong Sử Ký: “Bắt đầu từ thời Sở Uy Vương (339 BC – 329 BC), đã sai tướng quân Trang Kiểu theo thượng lưu Trường giang chiếm các vùng phía tây đất Ba và Kiềm Trung. Trang Kiểu là hậu duệ của Sở Trang Vương ( 613 BC – 591 BC). Kiểu đến hồ Điền (Côn Minh – Vân Nam), rộng ba trăm dặm, xung quanh đất đai bằng phẳng phì nhiêu trải dài cả ngàn dặm, dùng binh lính trấn áp rồi gộp vào nước Sở. Kiểu muốn quay về Sở báo tin, nhằm lúc Tần đang đánh Sở để chiếm Ba quận và Kiềm Trung quận (316 BC), đường bị chặn, bèn quay lại xưng vương xứ Điền, đổi cách ăn mặc, sinh hoạt bằng tập quán bản địa như tù trưởng”.
***
Nếu các từ Âu và Lạc chắc chắn là Hán tự ký âm bản địa, bố mẹ gốc Thái, U/Bu gốc Austronesia vẫn còn thấy trải dọc ven biển từ Indonesia lên đến Phúc Kiến đến tận ngày nay, thì ngôn ngữ chính trị bao gồm: Việt (bộ Ấp chỉ quốc gia bên cạnh chữ Việt 戉 ghi âm bản địa) và Hùng (đồng âm đồng nghĩa với Quân ở thời Đường) lại đặc sệt Hoa Hạ. Nó là chỉ dấu cho hình dung nam tiến của các cơ cấu chính trị hậu bộ lạc khu vực từ Dương Tử đến tận Việt Nam:
Việt hầu Vô Dư: Hậu duệ Hạ Vũ vì biến động chính trị phiêu dạt về vùng Giang Nam lập quốc xưng vương.
Dục Hùng: Quan lớn của Chu Thành Vương được phong đất Kinh Sở, nhiều đời sau bành trướng thành một đại quốc bên bờ Dương Tử.
Trang Kiểu: Tướng quân nước Sở, cùng họ với vua Sở, theo lệnh Sở Uy Vương (339 BC – 329 BC) tấn công Vân Nam rồi ở lại làm vua nước Điền.
Úy Đà: Năm 208 BC huyện Úy nhà Tần là Triệu Đà ly khai, thống nhất hai nhánh Âu Việt và Lạc Việt thành lập vương quốc Nam Việt.
Tóm lại, nếu truy ngược lịch sử đến thời Thương – Ân, vua Hùng sẽ là quân trưởng các liên minh bộ lạc phía nam Dương Tử nói chung, nhiều khả năng là quý tộc hay mang dòng máu quý tộc Hoa Hạ, làm vua và ăn mặc theo kiểu bản địa. Văn minh Dương Tử ở đỉnh cao Lương Chử (2200 BC) suy tàn do thiên tai, xã hội cơ bản thụt lùi trở lại hình thái bộ lạc. Sau đó 1000 năm, nền chính trị Hoa Hạ vươn đến. Đó là lý do thuật ngữ Hoa Hạ chỉ lãnh tụ đã thay thế thuật ngữ Dương Tử tương đương trước đó, nếu có.
***
Dù sao đi nữa chúng ta cũng thấy trùng ngữ Quân và Vương trong danh xưng Hùng Vương, lần đầu tiên được nhắc đến là ở Đại Việt Sử Lược (1388). Về bản chất Lạc là ký âm từ chỉ quốc gia trong ngôn ngữ Thái – Tráng đời Hán, Hùng là ký âm quân chủ bộ lạc Hoa Nam thời Đường. Ở phương vị nhất định, trong xã hội Lạc Việt, Lạc Vương và Hùng Vương là một! Việt ngữ hiện đại vẫn dùng cụm từ “xưng Hùng xưng Bá một phương” chính là thể hiện thực nghĩa của chữ Hùng vậy.
Hùng Vương được ghép bởi hai danh xưng khác nhau, ở hai bậc, hai mức độ: Quân trưởng và Vương thượng. Nó đồng nghĩa với lãnh tụ ở ngôn ngữ hiện đại. Câu “Tất cả chúng ta đều là con cháu vua Hùng” tương đương với mệnh đề ông Nông Đức Mạnh từng nói: “Chúng ta đều là con cháu Bác Hồ”. Tôn Trung Sơn là quốc phụ nước Trung Hoa hiện đại, người Mỹ cũng có lớp Cha ông lập quốc (founding fathers), các khái niệm này giống hệt Hùng Vương của người Việt Nam.
Ý nghĩa của mọi thuật ngữ lịch sử đều nằm trước mắt bạn. Tôi chỉ có mỗi nhiệm vụ chỉ ra mà thôi.
(*) Các ngữ âm liệt kê trong đây lấy từ S. Starostin
@12.2017 chúng tôi
Nguồn Gốc Đặc Biệt Và Ý Nghĩa
Những ý nghĩa đặc biệt của hoa hồng màu xanh không phải ai cũng biết
Bên cạnh hoa hồng đỏ, hoa hồng nhung thì hoa hồng xanh cũng là một trong những loài hoa được mọi người đặc biệt yêu thích và ưa chuộng, thường được dùng làm quà tặng vào những dịp quan trọng và ý nghĩa trong năm như ngày sinh nhật, ngày kỉ niệm yêu nhau, kỉ niệm ngày cưới,…
Nguồn gốc thật sự của hoa hồng xanh
Hoa hồng xanh là một loài hoa thuộc chi Rosa (1) (họ Rosaceae) biểu hiện sắc tố từ xanh đến tím.
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra đó chính là liệu hoa hồng xanh dương có phải là loài hoa thật sự có nguồn gốc từ tự nhiên hay không?
Xin trả lời với các bạn rằng hoa hồng xanh không có nguồn gốc từ tự nhiên như mọi người vẫn thường hiểu lầm.
Hoa hồng tươi, hay còn được gọi là nữ hoàng của các loài hoa là loài hoa có gam màu rất đa dạng, từ màu trắng, đỏ, vàng, hồng cho đến tím và xanh, thậm chí là cả màu đen.
Mỗi loại hoa hồng đều mang bên mình một vẻ đẹp rất riêng và những ý nghĩa khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế hoa hồng xanh dương không có sẵn trong tự nhiên mà chỉ có trong truyền thuyết bởi loài hoa hồng thiếu đi sắc tố tạo nên màu xanh dương. Không có một sự nhân giống hay lai giống nào có thể tạo nên một bông hoa hồng xanh đúng chuẩn tự nhiên được. Bởi vì hoa hồng không có gen màu xanh dương.
Theo truyền thuyết xưa, họ cho rằng nếu như chúng ta dùng cả trái tim mình để trồng một cây hoa hồng cho người mà mình yêu thương, vậy thì khi hoa nở sẽ có màu xanh.
Và hoa hồng xanh được xem là bông hoa có phép màu kì diệu luôn mang theo bên mình những điều ước, giúp chúng ta có thể đạt được những điều mà mình vẫn luôn mong mỏi.
Ngày nay, nhờ vào phương pháp lai tạo và nhân giống kì công, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hai loại hoa hồng xanh dương tuyệt đẹp, phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:
Hoa hồng xanh tươi: đây chính là kết quả của việc nhuộm màu hoa hồng từ hoa gốc là màu trắng sang màu xanh. Tuy nhiên hoa khi được nhuộm sẽ không được đậm và đều màu.
Hoa hồng xanh vĩnh cửu, hay còn gọi là hoa hồng ướp khô: đây là sản phẩm của quá trình tẩm ướp bằng công nghệ sinh học và hoá sinh hiện đại của con người. Loài hoa hồng xanh vĩnh cửu này có thể giữ được sắc màu đẹp và tươi mới trong một khoảng thời gian dài, từ khoảng 3 cho đến 5 năm.
Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã sử dụng biến thể để chỉnh sửa gen, bằng kỹ thuật di truyền để tạo ra hoa hồng có chứa sắc tố màu xanh delphinidin. (2)
Những ý nghĩa đặc biệt của hoa hồng màu xanh không phải ai cũng biết
Ngay từ đầu thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, một nhà thơ trữ tình nổi tiếng trên đảo Lesbos thuộc Hy Lạp là Sappho đã từng viết rằng:
“Nếu như vị thần Jupiter – vị chúa tể của các vị thần – muốn tìm một nữ hoàng cho thế giới loài hoa thì hẳn Người sẽ chọn hoa hồng. Hoa hồng là đứa con xinh xắn nhất của buổi sáng đẫm sương, là viên ngọc quý trang điểm cho bộ ngực trái đất, là ánh sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh và là hơi thở của tình yêu…”
Có thể thấy rằng ngay từ xưa, hoa hồng đã được mọi người coi là biểu tượng của tình yêu.
Tuy nhiên mỗi loài hoa hồng với gam màu khác nhau lại mang theo những ý nghĩa riêng biệt, không loài hoa nào giống loài hoa nào cả. Vậy thật ra hoa hồng xanh có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa của hoa hồng xanh trong tình yêu
Hoa hồng xanh là loài hoa có nhiều ý nghĩa hay, tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là sự tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu, thuỷ chung, tồn tại mãi mãi theo thời gian, theo năm tháng bởi màu xanh được xem là màu của trời, của biển – hai thứ mãi mãi không bao giờ biến mất trên thế giới này.
Chính vì thế nên nếu bạn muốn gửi gắm thông điệp yêu thương của mình đến một nửa kia, vậy thì một bó hoa hồng xanh sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Và nếu như có ai đó tin rằng tình yêu chẳng thể nào tồn tại mãi mãi, thì hoa hồng xanh vẫn được xem là một biểu tượng đại diện cho những phút giây hạnh phúc, thăng hoa vĩnh cửu của tình yêu mà ít nhất ai trong chúng ta cũng từng một lần được trải qua trong đời mình.
Ý nghĩa của hoa hồng màu xanh theo số lượng của hoa
Mỗi khi bạn lựa chọn một bó hoa hồng đẹp để tặng cho những người mà mình yêu quý vào những dịp đặc biệt trong năm thì chính số lượng của hoa cũng thể hiện những ý nghĩa rất riêng mà có thể bạn chưa biết được.
Nếu bạn tặng cho ai đó 1 bông hồng, điều đó có nghĩa bạn muốn nói với họ rằng “em là người con gái duy nhất tồn tại trong trái tim anh. Và ngoài em ra thì không một ai có thể thay thế được nữa” bởi một chính là duy nhất.
Còn nếu như bạn tặng cho nửa kia của mình một bó hoa hồng xanh đẹp với 3 bông, điều đó có nghĩa rằng bạn muốn dùng hoa thay cho lời nói của mình để bày tỏ với họ rằng bạn thật sự rất yêu họ.
Và với 4 bông hồng xanh, bạn đã trao cho họ lời hẹn ước rằng “dù có phải chết đi thì anh cũng tuyệt đối không thay lòng đổi dạ với em.”
Những ý nghĩa đặc biệt khác của bó hoa hồng xanh
Nếu nhìn theo góc độ nguồn gốc, xuất xứ của hoa thì hoa hồng xanh mang theo ý nghĩa thông điệp của sự bí ẩn, của những điều khó có thể thành hiện thực hoặc không thể đạt được. Bởi lẽ trong tự nhiên, hoa hồng xanh là loài hoa không hề có.
Chính vì điều đó nên hoa hồng xanh được xem là biểu tượng đại diện cho những điều nằm ngoài tầm tay với và khả năng của con người cũng như rất khó để có thể có được, thậm chí là cả một giấc mơ không bao giờ có thể thành hiện thực được.
Ngoài ra, hoa hồng xanh còn được biết đến là loài hoa đại diện cho sự thận trọng và thể hiện nhu cầu riêng tư và biệt lập của mỗi người.
Và hoa hồng xanh còn được xem là loài hoa mang theo thông điệp của bạn muốn gửi đến người nhận rằng họ chính là người hoàn hảo nhất để đề cao, tôn vinh sự hoàn hảo và tuyệt vời của họ trong mắt bạn.
Ngoài ra, hoa hồng xanh với tông màu xanh hơi ngả sang màu tím đậm tạo nên vẻ đẹp bí ẩn, sâu thẳm và mang chút gì đó mơ hồ. Chính bởi thế nên hoa hồng xanh được xem là loài hoa được tạo ra để khẳng định ý nghĩa của chủ nghĩa siêu thực là mơ hồ, vô định, không thể nắm bắt được trong tay.
Ngoài ra, hoa hồng màu tím xanh được xem là phiên bản nhẹ nhàng hơn của hoa hồng xanh, giúp thể hiện tia sáng đầu tiên trong tình yêu với sự mê mẩn và cảm giác bị choáng ngợp ngay từ những phút giây đầu tiên.
Cách nhuộm hoa hồng xanh từ hoa hồng trắng
Như đã nói ở phần đầu bài, hoa hồng xanh là loài hoa không có thật mà nhờ vào sự lai tạo và nhân giống cũng như nhuộm màu kì công của con người mới cho ra đời những bó hoa hồng xanh đẹp rực rỡ với nhiều ý nghĩa đặc biệt và pha chút bí ẩn, vô thực.
Video tham khảo cách làm bông hoa hồng xanh từ hoa hồng trắng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
Hoa hồng trắng, chọn hoa vừa hé nụ và không bị héo, dập
Chai phẩm màu màu xanh
Lọ hoa và nước sạch
Cách thực hiện gồm những bước như sau:
Bước 1: dùng dao cắt vát cành hoa hồng trắng một góc 30 độ sao cho chiều cao của cành hoa gấp đôi với chiều cao của bình cắm
Bước 2: tước bỏ hết gai và lá ở phần thân của cành hoa để tránh làm hỏng nước của bình cắm. Sau đó dùng mũi dao chích một lỗ nhỏ ở đáy cành để hoa nhanh lên màu nhất
Bước 3: sau đó cho nước vào khoảng nước bình và nhỏ thêm vài giọt phẩm màu nhuộm xanh dương vào và khuấy cho màu hoà tan cùng với nước
Bước 4: cuối cùng bạn chỉ việc cắm hoa vào bình và sẽ thấy hiện tượng cánh hoa chuyển màu dần dần sau khi cắm khoảng 30 phút cho đến 1 giờ. Khoảng 7 đến 8 tiếng sau, hoa hồng trắng ban đầu sẽ chuyển hẳn sang màu xanh dương là bạn đã có ngay bình hoa hồng xanh trang trí cho ngôi nhà thêm nổi bật và rực rỡ rồi.
Hoa hồng, đặc biệt là hoa hồng xanh dương luôn là một trong những lựa chọn được mọi người yêu thích và ưa chuộng khi tìm mua hoa tặng cho những người thân yêu vào các dịp quan trọng nhờ vào ý nghĩa tích cực và tuyệt đẹp của mình.
Nếu như bạn muốn biết thêm về loài hoa được mệnh danh là biểu tượng của một tình yêu vĩnh cửu và trường tồn theo năm tháng, vậy thì bài viết này chính là dành cho bạn đó.
Blue rose – Wikipedia (2)
What Does a Blue Rose Mean? (3)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tên Gọi “Sài Gòn” trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!