Đề Xuất 3/2023 # Part 1: “Ngôn Ngữ Chung” Của Thương Mại Quốc Tế # Top 11 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 3/2023 # Part 1: “Ngôn Ngữ Chung” Của Thương Mại Quốc Tế # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Part 1: “Ngôn Ngữ Chung” Của Thương Mại Quốc Tế mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. HS code là gì?

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hoá (Harmonized Commodity Description and Coding System) hay còn được gọi là mã HS, là một tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới để mô tả loại hàng hóa được vận chuyển. Mỗi hàng hóa khi nhập khẩu hay xuất khẩu tại các biên giới quốc tế phải được khai báo cho hải quan bằng cách sử dụng mã này. Do đó, mã giúp chuẩn hóa và xác định hàng hóa theo cách tương tự cho dù ở bạn đang ở bất kì nơi nào trên thế giới, dù là ở Singapore, Mali hay Rotterdam hàng hóa đều được mô tả giống nhau.

2. Những tính chất cơ bản của mã HS

Phát triển và quản lý bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (World Customs Organization), Bộ luật HS

Bao gồm 5.000 nhóm hàng hóa được bao gồm trong 99 Chương với 21 Phần;

Được xác định bởi một mã sáu chữ số;

Cấu trúc rõ ràng:  

6 số đầu sẽ theo quy định phân mã từ WCO, mang cấp bậc Quốc Tế. Từ sau 6 số đầu sẽ là sự phân loại riêng biệt theo từng quốc gia mà hàng hóa nhập khẩu vào. Mã HS hoàn chỉnh cho từng lãnh thổ là tối thiểu 8 số, cho dài nhất được ghi nhận là 12 số (Ví dụ 10 chữ số được sử dụng ở EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Canada và Trung Quốc; 12 chữ số được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 8 chữ số được sử dụng ở Ấn Độ, 9 chữ số được sử dụng ở Moldova và Nhật Bản để phù hợp với yêu cầu của quốc gia.)

Được hỗ trợ bởi các quy tắc được xác định rõ ràng để đạt được sự phân loại thống nhất trên toàn thế giới

Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan, gọi tắt là Công ước Kyoto, có hiệu lực từ năm 1974 và đã sửa đổi và cập nhật để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu hiện tại của các chính phủ và thương mại quốc tế.

Ví dụ, Chi tiết về việc áp dụng các thủ tục đơn giản nhưng hiệu quả và có những quy tắc mới và bắt buộc áp dụng cho tất cả các Bên ký kết phải chấp nhận. Kể từ tháng 1 năm 2017, Công ước Kyoto có 106 Bên ký kết (hoặc các Bên ký kết).

  3. Mã HS được sử dụng như thế nào?

Hệ thống này được sử dụng bởi nhiều nền kinh tế trên thế giới như là một nền tảng cho thuế quan và để thu thập các số liệu thống kê thương mại quốc tế. Hơn 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế được phân loại theo HS.

HS code có 99 chương bao gồm 21 phần. Hệ thống này được sử dụng bởi các tổ chức quốc tế khác nhau, các chính phủ nhằm mục đích thuế, chính sách thương mại, giám sát, thiết lập cước phí vận chuyển và vận tải, thu thập số liệu thống kê thương mại và nghiên cứu kinh tế và phân tích trong các mục đích sử dụng khác.

4. Những thách thức trong phân loại mã HS

Sự chấp nhận và tính linh hoạt của mã HS được xem như là một ngôn ngữ kinh tế phổ biến và mã số hàng hoá đã làm cho nó trở thành một công cụ không thể thiếu đối với thương mại quốc tế, được kết hợp với nhiều hệ thống thông quan trên khắp thế giới.

Sử dụng mã HS chính xác có thể khá phức tạp trong một vài trường hợp vì việc giải thích mã có thể khác nhau giữa các quốc gia và cơ quan hải quan. Việc sử dụng mã HS một cách không đúng có thể dẫn tới việc áp dụng mức thuế không phù hợp do hải quan áp dụng, làm tăng chi phí nhập khẩu theo cấp số nhân cho khách hàng, và với thương mại Quốc Tế đó là việc đối mặt với rất nhiều sự rủi ro trong khía cạnh pháp lý.

Khi phân vân trong việc xác định mã HS cho hàng hóa của bạn, hãy trực tiếp tham khảo ý kiến ​​của các cơ quan hải quan hoặc các chuyên gia trong các công ty thông quan hàng hóa  để được hướng dẫn về mã HS chính xác để sử dụng.

5. Cách thức tra mã HS:

Cách 1: Tra cứu Biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt

Bạn có thể tra mã HS theo sách Biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu hoặc tải về file pdf của cuốn sách này. Khi cần tra cứu, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), nhấn Ctr+F để search theo tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không. Nếu có, kết thúc việc tìm kiếm, nếu chưa tìm thấy, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm mã HS tại các trang trực tuyến.

Link tải bản pdf của Biểu thuế XNK 2018

Cách 2: Tra cứu HS code trực tuyến

               Tra cứu tại website của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tổng cục Hải quan là trang thông tin uy tín nhất cung cấp các thông tin về xuất nhập khẩu, bao gồm thông quan, tra cứu biểu thuế, tờ khai hải quan, tỉ giá,… Khi truy cập vào trang web này, bạn sẽ có thể tìm kiếm dựa trên mô tả hàng hóa bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh đồng thời cung cấp kết quả theo thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch, giúp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm.

Nhưng trên thực tế, 2 phương thức trên vẫn chỉ có thể áp dụng phù hợp với những mặt hàng cơ bản, có tính thiết yếu trong tiêu dùng, và trên hết là tên hàng hóa được nêu rõ, cụ thể trong Tra Cứu Biểu Thuế Suất của quốc gia đó. Vậy đối với những mặt hàng mới, mang nhiều tính chất hoặc công nghệ phức tạp và không được nêu đích danh, ví dụ bạn sẽ không thể tìm được cụm từ ‘Máy tính cá nhân’ – Personal Computer – trong bộ mã HS, thì đâu sẽ là cách tra cứu hiệu quả?

Theo freighthub.com

VILAS team

Nắm bắt toàn diện hệ thống Logistics

Thiết kế giải pháp và Quản trị dịch vụ hiệu quả

Ứng dụng ngay các kỹ năng làm việc sau khoá học.

Quốc Kỳ, Quốc Huy, Quốc Ca, Tuyên Ngôn

Thông tin tổng hợp Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn Hiến pháp năm 2013 Chủ tịch Hồ Chí Minh Hệ thống chính trị Ban Chấp hành Trung ương Các Ban Đảng Trung ương Văn kiện Đảng Tư liệu về Đảng Lịch sử Địa lý Dân tộc Bản đồ hành chính (GIS) Kinh tế- Xã hội Văn hoá Du lịch

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ

Quốc huy 

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Quốc huy

Quốc ca 

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

Bạn hãy cài Flash Player để chạy file này

url=http://datafile.chinhphu.vn/files/clip/2015/07/QuocThieu.mp3 width=250 height=20 loop=false play=false downloadable=false fullscreen=true displayNavigation=true displayDigits=true align=center dispPlaylist=none playlistThumbs=false

Tuyên ngôn độc lập 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á, với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

Nhấn vào đây để nghe

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông – Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập ! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976.  

Ý Nghĩa Tên Của Các Cơn Bão Theo Quy Chuẩn Quốc Tế

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Ở Việt Nam, thuật ngữ “bão” thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn.

Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb.

Bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc.

Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng

Ý nghĩa cách đặt tên các cơn bão

Trước kia, người châu Âu và tiếp đó là châu Mỹ đặt tên chúng theo tên của các vị thánh trong Kinh thánh. Sau này, họ đặt tên theo tọa độ (kinh độ và vĩ độ phát hiện ra cơn bão). Đây là cách đặt tên phức tạp, dài dòng nên ít phổ biến.

Tới Thế chiến II, các nhà khí tượng làm việc cho quân đội lại đặt tên các cơn bão bằng tên… phụ nữ!

Cách đặt này phục vụ cho việc mã hóa của quân đội và sau này (từ 1950) vẫn được Hiệp hội khí tượng thế giới (World Meteorological Organization – WMO) sử dụng với một hệ thống tên theo thứ tự từ điển.

Ví dụ: Các cơn bão từng được đặt tên của phụ nữ như Patricia, Katrina, Linda, Irene…

Các phương tiện truyền thông khi đó thường mô tả các cơn bão mang tên nữ giới với những từ ngữ gây tranh cãi như “cuồng nộ”, “trêu ghẹo” và “tán tỉnh” các bờ biển.

Chính điều này làm các nhà hoạt động nữ quyền vận động nhằm loại bỏ cách đặt tên gây tranh cãi này, sau đó tên của nam giới cùng xuất hiện trong danh sách.

Tới 1979, vì lý do chính trị nên hệ thống có sự thay đổi (thêm tên nam giới, tên của người Pháp, Tây Ban Nha…).

Hiện nay, có tới 6 danh sách khác nhau được WMO sử dụng để đặt tên các cơn bão. Mỗi danh sách gồm 21 tên (nhưng tên có các chữ cái Q, U, X, Y, Z không được sử dụng!). Chúng sẽ được sử dụng xoay vòng với chu kỳ 6 năm.

Như vậy mỗi năm sẽ có một danh sách gồm 21 tên và năm sau lại một danh sách 21 tên khác, nhưng nếu một năm có nhiều hơn 21 cơn bão (ví dụ năm 2005).

Khi đó, tên của những cơn bão từ 21 trở đi sẽ có tên theo bảng chữ cái Hy Lạp. Một trường hợp đặc biệt khác là khi các cơn bão “vượt biên” từ đại dương này qua đại dương khác, hoặc biến đổi thành áp thấp nhiệt đới rồi phát triển lại thành bão.

Lúc đó tên của chúng cũng sẽ bị thay đổi!

Riêng ở tây bắc Thái Bình Dương, bão lại được đặt tên theo động vật hay hoa lá.

Ở vùng Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…) mỗi nước sẽ được đăng ký 10 cái tên (như vậy có tổng cộng 140 tên bão) và tên gọi sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách.

Sau đó sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Ngoài ra ở Việt Nam, khi bão vào biển Đông thì sẽ đánh số thứ tự trong một năm do Nhà nước quy định (và vẫn có tên quốc tế như khi Việt Nam đăng ký tên).

Ví dụ: Bão số 8 là tên gọi của bão Sơn Tinh (tên quốc tế do Việt Nam đăng ký) hay bão Damrey (VN gọi là bão số 7).

Những cơn bão được đặt tên theo chu kỳ, vậy nhưng nếu như cơn bão đó quá mạnh, có mức hủy diệt lớn thì tên của chúng sẽ chỉ dùng một lần và bị loại khỏi danh sách (tránh làm hoang mang người dân) như bão Sandy hay Katrina ở Mỹ.

Những tên như Adolf và ISIS cũng bị loại vì dễ bị hiểu lầm và có ý nghĩa không hay.

Các cơn bão năm 2016 được đặt tên như thế nào?

1. Tên Quốc tế:

2. Số hiệu cơn bão tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, được xác định trên Biển Đông, phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía Bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm, ví dụ: Bão số 1, Bão số 2,…

3. Tên địa phương của Philippines:

Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) sử dụng danh sách tên bão riêng của họ để đặt cho một xoáy thuận nhiệt đới khi nó đi vào khu vực theo dõi của họ. PAGASA đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của họ và những xoáy thuận nhiệt đới di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nếu danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, và danh sách tên bão sẽ được đưa ra trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2020. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2012, với ngoại lệ có Pepito thay thế Pablo.

Danh sách phụ trợ:

Alakdan (chưa sử dụng)

Baldo (chưa sử dụng)

Clara (chưa sử dụng)

Dencio (chưa sử dụng)

Estong (chưa sử dụng)

Felipe (chưa sử dụng)

Gardo (chưa sử dụng)

Heling (chưa sử dụng)

Ismael (chưa sử dụng)

Julio (chưa sử dụng)

4. Tên riêng của FCHCGS:

Đây là tên riêng của FCHCGS, khi một cơn bão có gió từ 51 km/h trở lên trong khu vực do FCHCGS theo dõi thì sẽ được đặt tên riêng, tên riêng được đặt tên theo các Vị Thần và những Ngôi Sao Trên Bầu Trời. Tên được đặt ngẫu nhiên theo chữ cái Hy Lạp (Alpha, Beta, Gamma,…) là tên cố định. Tên được đặt chia ra các năm lặp lại 1 lần trong 5 trong số 10 nhóm, mỗi nhóm có 30 tên, tên phụ được đặt khi đã lấy hết tên trong số đó. Khi tên phụ dùng hết sẽ lấy tiếp trong List tiếp theo. Tên thay thế dùng để thay thế những cơn bão có sức tàn phá nguy hiểm (thông thường thì họ ít khi dùng đến tên thay thế bao giờ).

Tên chính thức không phân loại bổ sung:

List 6:

Danh sách phụ trợ:

Xem clip: Bão là gì?

Phân Biệt Tên Thương Mại Và Nhãn Hiệu

PHÂN BIỆT TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU

Hỏi: Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi nhãn hiệu và tên thương mại khác nhau thế nào? Tôi không phân biệt được 2 khái niệm này. Cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

Tên thương mại và nhãn hiệu thực chất là 2 khái niệm khác nhau về mặt bản chất. Trên thực tế tên thương mại và nhãn hiệu của một hàng hóa, dịch vụ có thể trùng nhau, dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Le & Associates sẽ phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu theo các khía cạnh sau đây

1. Khái niệm

Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk. CTCP Sữa Việt Nam chỉ có 1 tên thương mại là Vinamilk và Vinamilk chỉ đại diện cho CTCP Sữa Việt Nam. Vinamilk phân biệt CTCP Sữa Việt Nam với các tổ chức, cá nhân khác.

Vinamilk sản xuất nhiều sản phẩm: Proby (Sữa chua), Susu (Sữa chua), Vfresh (Nước giải khát), GoldSoy (Sữa đậu nành),… thì Proby, Susu, Vfresh, GoldSoy sẽ là các nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm của Vinamilk. Một nhãn hiệu có thể đại diện cho nhiều sản phẩm. Ví dụ nhãn hiệu Vfresh đại diện cho sản phẩm Nước giải khát (bao gồm Nước trái cây, Nước nha đam, Nước đóng chai, Nước chanh muối, Trà) của Vinamilk, phân biệt Nước giải khát của Vinamilk với Nước giải khát của các thương hiệu khác.

Nhãn hiệu Vfresh

Nhãn hiệu Vfresh

2. Thành phần cấu tạo – Dấu hiệu

Tên thương mại: Tên thương mại cấu tạo bởi chữ, số phát âm được.

Nhãn hiệu: Nhãn hiệu cấu tạo bởi từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh

Nhãn hiệu Vinamilk

3. Quyền sở hữu công nghiệp

Tên thương mại: Được xác lập trên cơ sở chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tên thương mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu: Xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký nhãn hiệu đó.

4. Điều kiện bảo hộ

Tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt phải đáp ứng các điều kiện:

Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng

Nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (quy định cụ thể tại điều 74 Luật SHTT)

Các trường hợp nhãn hiệu không bảo hộ được: nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,… (Quy định cụ thể tại điều 73 Luật SHTT)

5. Phạm vi bảo hộ

Tên thương mại: Bảo hộ trong một địa bàn, trên một lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Nhãn hiệu: Bảo hộ trên toàn quốc

6. Thời gian bảo hộ

Tên thương mại: Không hạn chế

Nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn bảo hộ, mỗi lần gia hạn được 10 năm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Part 1: “Ngôn Ngữ Chung” Của Thương Mại Quốc Tế trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!