Đề Xuất 6/2023 # Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật # Top 9 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1.   SỰ PHÂN CHIA SINH GIỚI

Năm 1753, Linnaeus lần đầu tiên xếp các sinh vật thành hai giới (kingdom): 1 giới thực vật (thực vật, vi khuẩn, nấm, tảo) và giới động vật (động vật nguyên sinh và động vật bậc cao).

Năm 1865, Haeckel phân thành ba giới: thực vật, động vật và giới nguyên sinh vật (protista). Trong đó, các vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm mốc, nấm men nằm trong giói protista.

Năm 1969, Whittaker tách giới nguyên sinh yật của Haeckel thành ba giới riêng: monera (tất cả các vi khuẩn), fungi (các loại nấm), protista (động vật nguyên sinh và tảo đơn bào). Cùng với hai giới thực vật và động vật, sinh vật theo Whittaker được xếp thành năm giới.

Năm 1977, Woese sau khi phân tích rARN lại xếp các sinh vật thành ba giới: eukaryota (sinh vật nhân thật gồm tất cả động vật và thực vật), eubacteria (vi khuẩn thật gồm đa số các vi khuẩn trong tự nhiên) và archeaeobacteria (vi khuẩn cổ là một nhóm vi khuẩn đặc biệt, khác với các vi khuẩn thật ở chỗ vách không có peptidoglycan, ARN-polymerase có cấu trúc tương tự nấm men và không mẫn cảm với rifampicin, thứ tự các nucleotit của rRNA rất khác với các vi khuẩn thông thường).

Một số tác giả khác khi dựa vào cấu trúc của nhân (có màng bao bọc hay không) còn phân chia sinh vật thành hai nhóm lớn hoặc hai siêu giới (superkingdom): prokaryota (nhân nguyên thủy) và eukaryota (nhân thật). Cũng theo đó, người ta chấp nhận có hai kiểu tế bào: tế bào nhân nguyên thủy (prokaryot) và tế bào nhân thật (eukaryot). Vi khuẩn nằm trong kiểu tế bào nhân nguyên thủy.

Ngày nay, việc phân loại sinh giới sao cho hợp lý hơn vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, những điểm chung sau đã được thống nhất:

·         Đơn vị cơ sở về cấu trúc là tế bào, là đơn vị sống nhỏ nhất.

·         Chất di truyền là ADN. Các cao phân tử sinh học (acid nucleic, protein, polysaccharid, lipid) đều có thành phần tương tự.

·         Sử dụng ATP làm “đồng tiền năng lượng” phổ biến.

·         Quá trình truyền thông tin di truyền (sao chép, phiên mã, dịch mã) cung như các con đường trao đổi chất cơ bản diễn ra tương tự.

·         Thuật ngữ “vi sinh vật” dùng để chỉ các cơ thể có kích thước rất nhỏ, đa số là đơn bào và kém phân hóa. Ngoài các tế bào nhân nguyên thủy thuộc prokaryot (các vi khuẩn), vi sinh vật còn bao gồm cả tảo, nấm, động vật nguyên sinh (thuộc eukaryot).

2.   PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP VI KHUẨN

Đơn vị phân loại cơ bản ở vi khuẩn là loài (species). Các vi khuẩn trong cùng loài có cùng nguồn gốc, genotype, các tính chất sinh học và di truyền được các tính chất đó cho thế hệ sau. Các loài rất gần nhau được xếp thành chi (genus) (một số tài liệu dịch là giống), nhiều chi (hoặc giống) gần nhau hợp thành một họ (family), các họ gần nhau thành một bộ (order). Dưới loài là chủng (strain), chủng là tập hợp các tế bào con cháu của một khuẩn lạc đơn độc từ một quần thể thuần khiết.

Mã quốc tế về danh pháp của vi khuẩn đã được quy định bởi ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi khuẩn (International Committee on Systematic Bacteriology: ICSB). Viết và đọc tên vi khuẩn được quy ước thống nhất bằng tiếng La Tinh. Gọi tên một vi khuẩn xác định gồm tên chi và tên loài. Chữ đầu viết tên chi và viết hoa, chữ sau viết tên loài và viết thường. Cả tên chi và tên loài đều viết nghiêng hoặc gạch dưới. Ví dụ: tên của vi khuẩn gây bệnh giang mai là Treponema pallidum hoặc Treponema pallidum. Tên chi có thể được viết tắt nếu xuất hiện nhiều lần trong cùng một bài viết. Khi cần viết tắt thì viết hoa chữ cái đầu của tên chi, sau đó đặt dấu chấm, tên loài vẫn viết thường và cách ra một ký tự, ví dụ: T. pallidum. Khi định danh một vi khuẩn chỉ đến được mức “chi” thì sau tên chi viết tắt là “sp ” thay cho tên loài, nếu muốn chỉ nhiều loài trong chi đó thì viết “spp ”, loài phụ được ghi “ssp ” hoặc “subsp ” (subspecies).

Danh pháp là tên chính thức duy nhất được dùng trong các tài liệu khoa học mang tính quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng, tên thường gọi của một số loài vi khuẩn vẫn thường được đề cập đến vì các tên này gắn liền với vật chủ mà nó gây bệnh hoặc mang tính phổ thông dễ gọi, các tên này không được in nghiêng. Ví dụ:

Danh pháp             Tên thường gọi

1.   tuberculosis Trực khuẩn lao người

2.   aureus Tụ cầu vàng

Một số quy ước khác:

Họ vi khuẩn có tận cùng là chữ aceae.

Bộ vi khuẩn có tận cùng là chữ ales.

Tên chủng đặt theo tên tác giả tìm ra hoặc theo địa danh hoặc theo số hiệu kiểm tra. Tên chủng viết hoa.

Ví dụ: Bộ: Spirochaetales Họ: Spirochaetaceae Chi: Treponema Loài: T. pallidum Chủng: Nicohn

Các căn cứ phân loại:

·         Theo chủng loại phát sinh: các loài xuất hiện qua sự tiến hóa phân ly từ một tổ tiên chung được xếp vào một chi. Khác với sinh vật bậc cao còn giữ lại các hóa thạch, việc phân loại vi khuẩn theo chủng loại phát sinh là khó thực hiện.

·         Theo các đặc điểm giống nhau: đây là cách phân loại nhân tạo, các cá thể giống nhau được xếp thành từng nhóm theo một khóa xác định (không nhất thiết có quan hệ về chủng loại phát sinh). Cách phân loại này hiện nay đang được dùng phổ biến, người có công nhất trong lĩnh vực này là Bergey.

·         Gần đây, cùng với tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử, người ta đã dựa vào việc xác định thứ tự nucleotit của rARN-16S để xếp loại vi khuẩn. Việc phân tích rARN đã khẳng định tính khoa học trong khóa phân loại của Bergey, đồng thời cũng phát hiện một số chỗ chưa hợp lý. Trên cơ sở đó, Hội đồng Danh pháp Quốc tế dần dần bổ sung một số điểm để tiến tới một khóa phân loại hoàn chỉnh hơn.

3.   MỘT SỐ NHÓM VI KHUẨN ĐẶC BIỆT

3.1. Rickettsia

Rickettsia là một nhóm vi khuẩn đa hình thái, ký sinh trên các loại côn trùng chân đốt (chấy, rận), đa số không gây bệnh, loài gây bệnh cho người chỉ chiếm một phần nhỏ. Trước đây, Rickettsia được coi là trung gian giữa vi khuẩn và virus ị vì chúng có đặc điểm ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, kích thước tương tự virus cỡ lớn. Ngày nay, chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn vì trong cấu tạo tế bào có đủ các thành phần như vi khuẩn (vách, nguyên sinh chất, nhân có cả ADN và ARN, chịu tác dụng của một số kháng sinh…). Rickettsia gây sốt phát ban và viêm thành mạch dị ứng, đặc biệt ở các nội tạng, tình trạng nặng.

3.2. Chlamydia

Chlamydia là một loại vi khuẩn cũng ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, kích thước rất nhỏ (0,3 – 0,5 µm). c. trachomatis gây bệnh đau mắt hột và bệnh u lympho hạt ở bẹn. c. psittaci gây viêm phổi, sốt ở vẹt có thể lây sang người.

-Mycoplasma

Mycoplasma được coi là vi khuẩn nhỏ nhất còn có khả năng sinh sản độc lập, không có vách tế bào. Trên môi trường thạch – huyết thanh tạo thành khuẩn lạc nhỏ dạng trứng oplet, các dạng tương tự được ký hiệu là PPLO. Khuẩn lạc gồm các tế bào và các hạt có hình dạng khác nhau. Chúng sinh sản qua phân đôi hoặc “nảy chồi”. Chúng thường ký sinh vô hại cho vật chủ, sống trên thanh mạc của đường hô hấp và đường sinh dục (chim và động vật có vú). Trên người, chúng gây bệnh do bám rất chắc vào các tế bào biểu mô. Các sản phẩm trao đổi chất của chúng (NH4, H202) có tác dụng độc lên màng tế bào.

– Xạ khuẩn

Tên gọi của nhóm này bắt nguồn từ một loài sống kỵ khí, được mô tả đầu tiên là Actinomyces bovis, gây bệnh “nấm tia” ở bò, các đám tinh thể lớn tạo thành trong mô và ở xương quai hàm có cấu tạo như những tia phóng xạ. Xạ khuẩn sinh trưởng bằng khuẩn ty (hypha), đa số sống trong đất, Gram dương, thích nghi cả kỵ khí và hiếu khí. Chúng tổng hợp ra nhiều loại kháng sinh như streptomycin, chloramphenicol, tetracyclin…

– Xoắn khuẩn

Cấu tạo đơn bào, xoắn ốc, rất mềm dẻo, qua được dụng cụ lọc vi khuẩn. Tế bào gồm 3 phần chính:

– Trụ nguyên sinh chất.

– Sợi trục: là bó sợi quấn quanh tế bào giữa lớp murein và màng ngoài.

– Màng bao ngoài. – Vi khuẩn cổ

Tên gọi “vi khuẩn cổ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “archeae” có nghĩa là “cổ xưa”, ngụ ý sinh vật này có lẽ đã tổn tại qua thời kỳ khắc nghiệt nhất về khí hậu cách đây khoảng 4 tỷ năm. Những vi khuẩn này có thể sống ở những điều kiện vô cùng khắc nghiệt của thiên nhiên như ở suối nước nóng gần 100°c, khu vực dung nham núi lửa hoặc dưới đáy biển sâu (nơi có áp suất rất cao), chúng có thể “ăn” sắt và lưu huỳnh, thải ra khí thiên nhiên… Ví dụ như việc phát hiện ra vi khuẩn Methanococcus jannaschii ở đáy biển sâu hoặc vi khuẩn Pyrolobus fumarii ở khu vực dung nham núi lửa có nhiệt độ 113°c. Khi giải mã bộ gen của những vi khuẩn này, người ta nhận thấy 2/3 số gen của chúng chưa từng được biết đến trong thế giới sinh vật và không biết xếp chúng vào giới eukaryota hay prơkaryota (thế giới 

của các vi sinh vật đã biết). Và cũng từ đáy, nhánh thứ ba của sinh giới, nhánh Archeaebacteria ra đời. Khi phân tích các gen của Archeaebacteria, người ta nhận thấy một số gen giống của vi khuẩn, số khác lại tương tự của eukaryota. Xét về cách thức chuyển giao thông tin di truyền cho thế hệ sau, các vi khuẩn cổ này tương tự như eukaryota nhưng nó lại biến chất liệu từ môi trường xung quanh thành khối tế bào chất mới giống vi khuẩn. Thực ra, xét về mặt tiến hóa thì các vi khuẩn cổ này được xếp hạng cao hơn các vi khuẩn thật (prokaryota), vì vậy trong cấu trúc “cây sự sống” của Woese thì nhánh Archeaebacteria nằm giữa hai nhánh prokaryota và eukaryota.

Các vi khuẩn cổ lại được phân thành 3 nhóm chính: sinh metan, ưa mặn và ưa nhiệt – acid tùy theo đặc tính chuyển hóa của chúng.

Trong cấu trúc, vách tế bào của vi khuẩn cổ chứa pseudomurein, protein hay polysaccharid; đo đó không chịu tác dụng của kháng sinh nhóm P-lactamin. Thứ tự nucleotid của rARN-16S rất khác với các vi khuẩn thông thường. ARN-polymerase có cấu trúc tương tự của nấm men và không mẫn cảm với riíampicin.

4.   PHÂN LOẠI VIRUS

4.1. Cơ sở phân loại

Phân loại virus dựa trên các cơ sở sau đây:

·         Dựa vào kích thước, hình thể: virus nhỏ, virus lớn, virus hình cầu, virus hình khối đa diện..

·         Dựa vào thành phẩn cấu tạo: virus có bao ngoài, virus trần.

·         Dựa vào tính chất sinh lý: virus chịu nhiệt, virus không chịu nhiệt, virus nhạy cảm với pH acid, virus nhạy cảm với pH kiềm, virus nhạy cảm với ether.

·         Dựa vào đặc điểm genome: virus ADN, virus ARN, kích thước phàn tử của genome (đơn vị kilobase), hàm lượng G + C.

·         Dựa vào tính chất của protein: hoạt tính chức năng của protein, đoạn của acid amin.

·         Cách phân loại theo đường lây và khả năng gây bệnh được dùng nhiều trong y học.

Các virus lây bệnh theo đường hô hấp (cúm, sởi, Rubella, quai bị, thủy đậu), các virus ỉây bệnh theo đường tiêu hóa (virus Rota, viêm gan A, Entero, bại liệt), các virus lây bệnh theo đường máu (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C), các virus lây bệnh qua côn trùng chân đốt (viêm não Nhật Bản B, Dengue), các virus lây bệnh theo đường tình dục (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan c, Herpes).

Dựa vào khả năng gây bệnh: virus gây bệnh đường ruột, virus gây bệnh ở hệ thống thần kinh, virus gây bệnh da niêm mạc, virus gây sốt xuất huyết, virus gây viêm gan.

·         Một hệ thống phân loại được David Baltimore đưa ra. Theo hệ thống phân loại Baltimore, virus được phân loại theo cách tổng hợp ARNm và được chia thành 7 nhóm:

+ dsDNA virus (Adeno, Herpes, Pox): virus ADN 2 sợi.

+ ssDNA virus (Parvo): virus ADN 1 sợi (+).

+ dsRNA virus (Reo): virus ARN 2 sợi.

+ (+)ssRNA virus (Picoma, Toga, Flavi): virus ARN 1 sợi (+).

+ (-)ssRNA virus (Orthomyxo, Rhabdo): virus ARN 1 sợi (-) + ssRNA-RT virus (Retro): virus ARN 1 sợi (+) nhân lên cần đến ADN.

+ dsDNA-RT virus (Hepadna).

Phân loại và đặt tên virus là công việc khó khăn, phức tạp và do một ủy ban quốc tế đảm nhiệm, được viết tắt là ICTV (International Committee on Taxonomy of viruses). Trên thực tế, phần nhiều phân loại virus dựa vào đặc điểm của acid nucleic (ADN hay ARN) và dựa vào khả năng gây bệnh

4.2. Đơn vị phân loại

Theo ICTV, thứ tự phân loại từ trên xuống gồm:

·         Bộ (order): bao gồm nhiều họ virus có chung đặc tính nhưng khác nhau với các bộ khác. Đuôi của bộ có chữ viales, ví dụ: Mononegavỉrales.

·         Họ (family): bao gồm nhiều giống virus có chung đặc tính. Đuôi của họ có

chữ viridae, ví dụ: Picornaviridae.

·         Chi (genus): gồm các virus có chung đạc tính trong một họ. Đuôi của chi có chữ virus, ví dụ: Enterovirus,

·         Loài (species): là một cion virus (một dòng virus từ một virus ban đầu). Khi gọi tên của một virus cụ thể đã được xác định phải viết tên loài.

Theo phân loại này, virus gồm có 3 bộ, 56 họ, 9 dưới họ, 233 chi và có khoảng 1.550 loài virus đã được xác định.

Nguồn: Giáo trình vi sinh y học – Học viện Quân y

Định Nghĩa, Phân Loại Và Cân Bằng Phản Ứng Oxi Hóa Khử

1. Chất khử (chất bị oxi hoá)

2. Chất oxi hoá (chất bị khử)

* Lưu ý:Kim loại có số oxi hoá thấp nhất là 0, phi kim thuộc nhóm xA thì số oxi hoá thấp nhất là (x – 8).

3. Sự khử và sự oxi hoá

– Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển e giữa các chất phản ứng.

– Dấu hiệu nhận biết: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

+ Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố bằng 0:.

+ Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử (trung hoà điện) bằng 0.

+ Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion phức tạp bằng điện tích của ion đó.

+ Khi tham gia hợp chất, số oxi hoá của một số nguyên tố có trị số không đổi: H là +1, O là -2 …

* Lưu ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, còn dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe 3+)

2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron

– Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.

(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).

Nước (cân bằng H 2 O để cân bằng hiđro).

– Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? Giải thích.

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy chỉ ra nguyên tố là chất khử, chất oxi hóa

III. Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

– Phản ứng oxi hóa – khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa – khử.

– Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong ăcquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử. Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học,…đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa – khử

Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

Luật Danh Pháp Và Cách Đọc Tên Khoa Học Các Loài Cây

Danh pháp thực vật đã xuất hiện từ năm 1753, năm xuất bản đầu tiên của công trình Species Plantarum của Carl Linnaeus. Sau đó các quy tắc về danh pháp được khẳng định qua các hội nghị quốc tế về thực vật học trên thế giới bắt đầu từ Hội nghị Paris (1867) trở đi. Ngày nay chúng ta đã biết giới thực vật được chia thành:

Ngành và phân ngành

Lớp và phân lớp

Bộ và phân bộ

Họ và phân họ

Tông và phân tông

Chi và phân chi

Tổ và phân tổ

Loạt và phân loạt

Loài và phân loài

Thứ và phân thứ hoặc giống trồng

Dạng và phân dạng

Trong đó, bậc phân loại loài các đơn vị cơ bản (Ngành, Lớp, Bộ và Họ) và tiếp đó là bậc chi (trước đây dùng chữ giống) là thông dụng nhất.

Tên khoa học gồm ít nhất 2 tên (chi và loài). Tên cây phải được viết bằng chữ La tinh. Tên La tinh là bắt buộc đối với các chi, loài, thứ, các bậc dưới chi, loài và thứ. Tên La tinh thường được viết nghiêng. Các bản mô tả gốc của các họ, phân họ, tông, phân tông, chi, phân chi, tổ, phân tổ, loạt, phân loạt… loài và các bậc dưới loài phải viết bằng chưa La tinh.

Hiện nay, các nhà thực vật hay dùng các chữ “taxa“, “taxanomia” láy từ chữ Hy Lạp “taxis” nghĩa là xắp xếp và “monos” nghĩa là tên. Khái niệm đó thường dùng tắt với thuật ngữ “taxa” ở số nhiều và “taxon” ở số ít. Để phân loại cây cỏ, người ta đặt ra một loạt các bậc với sự sắp xếp các tên để hạn định các bậc taxa như sau:

Thuật ngữ cho các bậc phân loại từ Ngành đến Tông

Người ta còn đặt thêm bậc phụ với tiếp tiền tố super và có tiếp vị tố cụ thể ứng với từng bâc đi kèm, ví dụ như superordo – liên bộ với tiếp vị tố là -anae

Về nguyên tắc, các tên của các bậc từ ngành đến phân lớp được cấu tạo bằng một tên có nguồn gốc Hy Lạp viết dưới dạng La tinh. Tên bộ được cấu tạo từ tên Họ thuộc bộ đó và tên Họ của từ gốc của tên chi điển hình hoặc một tên đồng nghĩa. Do đó khi biết một tiếp tố được thêm vào gốc ta có thể biết được bậc của taxon hay tên đó.

Nếu như tên của một họ là một tính từ số nhiều dùng như một danh từ thì tên của chi là một từ danh từ hoặc một tính từ dùng như một danh từ và luôn luôn ở số ít. Tên của các bậc phân loại lớn hơn loài đều phải viết in hoa.

Viết tên cây

Tên chi, phân chi và tổ đều viết nghiêng, chữ đầu viết hoa, phần còn lại viết thường. Khi cần mô tả nhiều loài cùng một chi, người ta viết tắt tên chi bằng chữ viết hoa kèm theo dấu chấm. Tên loài được xác định bởi tên của chi kèm theo một tính ngữ, tên loài có thể gồm một từ hay hai từ nối liền nhau.

Ví dụ: Plantagor major, Alisma plantago-aquatica.

Tính ngữ chỉ tên loài đều viết thường, không bao giờ viết hoa ngay cả khi tên đó lấy từ tên người (đương đại hay trong thần thoại) hoặc tên địa phương.

Nếu gặp một loài chưa biết, người ta thường viết tắt tên loài bằng chữ viết tắt sp. (species), viết đứng. Nếu có nhiều loài thuộc về cùng một chi nhưng không chỉ rõ loài nào, người ta có thể viết tắt thành spp., có nghĩa species plurima (nhiều loài), hoặc sp. plur.

Đối với tên phân loài, thứ và dạng cũng được cấu tạo dạng subsp. hay ssp.; var. và form. kiểu chữ đứng. Tên kèm theo các chữ viết tắt này viết nghiêng.

Ví dụ: Setaria palmifolia var. rubra; Agapanthus inapertus ssp. pendulus

Một tên cây đầy đủ phải kèm theo tên của tác giả đã công bố nó. Tên tác giả viết theo hệ chữ cái La Mã (chữ đứng) và phải viết tắt trừ trường hợp tên rất ngắn. Tên viết tắt phải kèm theo dấu chấm, miến sao tránh được sự nhầm lẫn giữa người này và người khác.

Ví dụ: L. (chỉ Carl Linnaeus); DC. (chỉ De Candolle); Guill. (chỉ Guillemin); Guillaum. (chỉ Guillaumin)

Nếu một tên chưa từng được công bố đã được công bố hợp pháp gắn với tên tác giả của nó thì người ta phải ghi tên tác giả của nó. Đối với cây có nguồn gốc trồng trọt cũng vậy. Nếu là cây trồng nhưng không biết tên của người trồng tạo ra nó thì thay vào tên tác giả người ta viết chữ “Hort”.

Ví dụ: Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pitard, loài này cùng được Pierre và Pitard cùng công bố (ex: cùng) hợp pháp độc lập.

Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng, Loài này được C. Z. Tang và S. J. Cheng cùng công bố trong một bài báo (et: và) hợp pháp

Nếu có một loài đã được mô tả và nêu tên, được chuyển sang một chi khác bởi một tác giả mới thì tác giả sau phải giữ tên loài gốc (trừ những điều trắc trở). Trong trường hợp này, danh pháp lưỡng nôm mới sẽ kèm theo tên của tác giả đã công bố nó trước đó được đặt trong ngoặc đơn và tên của tác giả công bố sau đặt sau cùng.

Ví dụ: cây Nhọc trái khớp, trước đây Diels đặt tên là Polyalthia plagioneura Diels, sau này Nguyễn Tiến Bân chuyển sang chi Enicosanthellum nên tên loài hiện tại viết là Enicosanthellum plagioneura (Diels) Ban

Tên đồng nghĩa và luật ưu tiên

Tên đồng nghĩa (synonym) cũng là tên La tinh. Khi có trường hợp đồng nghĩa thì tên xưa nhất được giữ lại nếu nó đúng và có giá trị (đúng theo luật quốc tế về sự ưu tiên). Tên đồng nghĩa được đặt trong ngoặc đơn sau tên chính thức.

Ví dụ: Neptunia oleracea Lour. do Lourerio đặt ra năm 1790, sau đó, Willdenow căn cứ vào một mẫu lộn xộn Mimosa natans L.f. để đặt tên loài này thành một loài khác là Desmanthus natans (L.f.) Willd. vào năm1825.

Vậy ta phải viết Neptunia oleracea Lour. (Desmanthus natans (L.f.) Willd.)

Các Loại Bia Craft Được Phân Biệt Theo Đúng Chuẩn Quốc Tế

Các loại bia craft được phân biệt theo đúng chuẩn quốc tế

Khi lần đầu bước chân vào thế giới của các loại bia craft (bia thủ công), bạn không những sẽ bị choáng ngợp bởi vô số mùi hương, hương vị mà còn bị bối rối trong việc phân biệt các loại bia craft khác nhau.

Phân biệt các dòng bia thủ công như Ale, Pale Ale India Pale Ale ( IPA), Lager … chưa bao giờ là một điều dễ dàng, đặc biệt là với những người mới nhập môn. Đó là chưa kể, những khái niệm này còn được mở rộng hơn mỗi ngày bởi sự giao thoa, học hỏi giữa các phương thức ủ bia khác nhau trên thế giới.

Để bạn có một nền tảng rõ ràng, giúp việc tìm hiểu về bia craft dễ dàng hơn, East West Brewing sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ khái niệm của 2 dòng bia craft chính: Ale và Lager, và vì sao Lager đôi khi là bia craft hoặc không.

Ale là thuật ngữ rộng, dùng để chỉ rất nhiều loại bia thủ công. Xét về thị trường các loại bia craft, bia Ale hiện chiếm ưu thế hơn bia Lager. Một điểm chung của các loại Ale là chúng đều được ủ từ men ấm. Phương pháp ủ bia Ale là quá trình lên men ở nhiệt độ cao, nhờ thế mà thành phẩm thường sẽ ngọt, vị bia đậm với hương trái cây và hoa bia khá rõ rệt.

Thành phần của dòng Pale Ale rất phong phú. Sự phong phú này trong nguyên liệu dẫn đến vô vàn hương vị khác nhau của các loại Pale Ale. Ví dụ, bia Pale Ale được làm từ đại mạch của Anh sẽ cho ra vị khác với dòng Pale Ale được làm ở những xưởng ủ bia của Mỹ.

Tuy Pale Ale có hương vị nồng hơn nhiều so với nhiều loại bia phổ thông trên thị trường nhưng trong chuỗi bia craft, đây thuộc vào dòng bia nhẹ. Nếu so sánh với loại bia tối màu và đậm hơn như Stout hay Porter, Pale Ale hẳn sẽ là một lựa chọn dễ uống hơn cho những ai ưa thích sự nhẹ nhàng bởi cấu trúc loãng và độ cồn nhẹ.

Bạn nên thử: East West Pale Ale. Đây là loại bia cân bằng hoàn hảo giữa mạch nha Đức với hoa bia New Zealand và Mỹ. Loại bia thủ công mang sự tươi mát này được nhiều người thưởng thức bia craft Sài Gòn yêu thích.

Mục đích sử dụng ban đầu của hoa bia là một nguyên liệu giúp bảo quản bia nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của nó. Nhưng dần về sau này, hoa bia dần trở thành nguyên liệu chính yếu để tạo độ đắng độc đáo của bia craft.

Sự kết hợp của hơn 100 loại hoa bia khác nhau cho phép người uống được nếm trải một bộ sưu tập hương liệu dồi dào, từ đắng, thơm, chua, ngọt, dịu, thậm chí là mang mùi vị của các loại trái cây nhiệt đới.

Các dòng IPA thường chỉ tập trung vào hoa bia, có nghĩa hoa bia sẽ là thành phần định hướng cho cả quá trình ủ bia. Việc tập trung vào tính tương tác và sự cân bằng của hoa bia với những nguyên liệu thành phần khác chính là dấu ấn giúp IPA phân biệt mình với các loại bia craft khác.

Bia IPA được xem là dòng bia có độ đắng cao hơn mức trung bình (do hoa bia nắm vai trò chủ đạo) và thuộc top trên của thang đo độ đắng IBU (International Bitterness Units). Dòng IPA cũng đặc trưng với nồng độ cồn (ABV) cao. Nhiều công thức IPA mang vị khô đắng có thể kéo dài hương vị đến tận cuống họng của bạn. Nếu bạn muốn thử cảm giác mạnh, hãy bắt đầu với một ly bia IPA, điều này hứa hẹn mang đến cho bạn một trải nghiệm đáng nhớ.

Bạn nên thử: Far East IPA. Bia có hương vị mạnh và đậm đà được kết hợp từ mạch nha, hoa bia và men thuộc khắp nơi trên thế giới. Từ các mùi thơm của hoa bia Mỹ trăm năm đến hoa bia Nelson Sauvin vùng nhiệt đới New Zealand, loại bia này mang đến hương thơm liên Thái Bình Dương tuyệt vời và đáng để thưởng thức quanh năm.

Xuất xứ của Porter, một trong hai loại bia đen trứ danh là vào thế kỉ 18 tại thủ đô London phồn hoa của Anh Quốc. Đây là nơi đầu tiên mà “lúa mạch rang” được sử dụng trong những mẻ bia thơm và trở thành món uống yêu thích của giới lao động tại London thuở bấy giờ. Chính vì xuất thân khá “bình dân” như thế, cùng màu nâu đen mạnh mẽ, cái tên Porter (phu khuân vác) cũng được gắn với dòng bia này từ đó. Porter được yêu thích bởi hương vị khen khét đặc trưng của cà phê hay sô cô la. Các loại bia craft này cân bằng hoàn hảo giữa lúa mạch và hoa bia, với độ cồn dao động từ 4% – 7%.

Bạn nên thử: Coffee Vanilla Porter. Bia sử dụng cà phê pha lạnh độc đáo để kết hợp với điểm mạnh của bia. Sự kết hợp của mạch nha rang kĩ và cà phê Việt Nam tạo nên một cặp đôi tuyệt hảo, điểm thêm sự góp phần của những tầng lớp hương thơm vanilla. Thật sự là một ly bia mượt mà.

Stout được xem là anh em với Porter, và thật ra nếu uống một ly bia đen, không nhiều người phân biệt được đấy là Porter hay Stout. Stout sinh sau đẻ muộn hơn, là kết quả của những nghệ nhân ủ bia muốn tạo ra biến thể mới từ Porter mang dấu ấn của riêng mình. Bia Stout có hương vị khét, cafe đậm đà hơn và độ cồn cao hơn, khoảng 7% – 8%.

Ngoài yếu tố lịch sử, khác biệt lớn nhất giữ Porter và Stout nằm ở tỉ lệ lúa mạch thường và lúa mạch đã được rang lên. Tỉ lệ rang càng nhiều thì bia thường nghiêng về hướng Stout hơn. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng không chính xác tuyệt đối vì còn tùy vào phong cách của nhà nấu bia, trên thị trường không thiếu những dòng Porter đậm đà và Stout nhẹ nhàng thanh thoát.

Bạn nên thử: Independence Stout. Đây là loại bia mạnh, đậm màu và chứa đựng nhiều hương vị phong phú cũng như phức tạp. Các loại mạch nha, este trái cây, hoa bia kết hợp hài hoà một cách cân bằng. Mặc dù mang bản chất mạnh mẽ và có nồng độ cồn cao nhưng nó đáng được lưu tâm và thưởng thức.

Không giống mùi vị của các loại bia thủ công, Lager công nghiệp vị của hoa bia lẫn mạch nha đều không đậm đà. Độ mạnh của bia cũng không cao, và vị bia giữa các thương hiệu khác nhau cũng không quá khác biệt.

Nếu bạn đã biết loại bia mà mình chọn là Lager, hãy hỏi bartender về quy mô của nơi nấu bia để xác định đây có phải là bia thủ công hay không. Trong các loại bia craft dòng Pale Lager có cái tên Pilsner phổ biến hơn cả.

Bạn nên thử: Pacific Pilsner. Bia có hương thơm đặc trưng của Pilsner cổ điển (nổi bật là lúa mạch) cùng các hương thơm đến từ những loại trái cây họ cam, quýt và thảo mộc. Tất cả hoà quyện tạo nên một điểm nhấn đầy thú vị. Thưởng thức Pacific Pilsner, bạn sẽ cảm nhận được vị dịu nhẹ mật ong cùng ngũ cốc. Và không quên điểm xuyến chút vị gia vị và thảo mộc khi kết thúc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!