Đề Xuất 3/2023 # Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Hoa Ly # Top 9 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 3/2023 # Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Hoa Ly # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Hoa Ly mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 

Đã từ rất lâu, hoa ly luôn là một loài hoa tượng trưng cho sự thanh tao, quý phái, sang trọng, lịch lãm, nó không chỉ thể hiện cho sắc đep và đức hạnh của con người mà còn là sự kiêu hãnh thể hiện tình yêu cao thượng, thủy chung. Chính bởi thế hiện nay, hoa ly chưng tết đang được bày bán rất nhiều, nó không chỉ mang lại nét đẹp cho cảnh quan mà còn thích hợp dùng để tặng mẹ, tặng người yêu hay những ngày như lễ tết, chúc mừng, khai trương, tốt nghiệp…

Hoa ly có nguồn gốc từ đâu?

Ở Trung Quốc cũng có 1 giống hoa ly gọi là hoa bách hợp có từ rất lâu đời. Hoa trắng thơm, dùng để làm thuốc, củ có thể ăn được như hành tây. Nhưng dân thường cũng không được nếm củ đó. Chính vì thế mà hoa ly thường được tượng trưng cho sự tinh khiết, quý phái.

Nguồn gốc của loài hoa ly vô cùng xinh đẹp

Vì cái tên bách hợp (trăm năm hạnh phúc hòa hợp) nên hoa ly được dùng trong các đám cưới của Trung Quốc. Ngày nay ở Việt Nam cũng bắt đầu học đòi theo. Trước đây trong đám cưới của ta không dùng hoa này. Sau này hoa bách hợp được truyền bá sang Nhật Bản, Hàn Quốc.

Còn loại hoa lilyy có nguồn gốc của phương Tây (nhất là của Hà Lan) thì có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau như ta thấy bán ở các shop hoa ly tại Tphcm. Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa riêng.

Hoa Ly có nhiều màu sắc, mỗi màu sắc có một nét thu hút khác nhau. Thực tế trên thế giới người ta đã phát hiện ra có hơn 1000 màu sắc hoa ly. Gặp phổ biến là hoa ly đỏ, hoa ly màu trắng, hoa ly màu cam, hoa ly tím, hoa ly hồng,…

Ý nghĩa hoa ly trắng

Hình ảnh những bông hoa ly trắng thuần khiết

Bông ly Trắng: Cây Hoa Ly trắng tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết và đức hạnh của con người. Do đó, hoa Ly trắng luôn được cắm trong nhà thờ suốt mùa lễ Phục Sinh hay được dùng để dâng lên Đức Mẹ cũng nhiều khi hoa ly trắng được dùng ở những buổi tang lễ, cắm trên bàn thờ để tưởng nhớ người quá cố. Và khi bạn gửi tặng ai đó một bó ly trắng, còn có nghĩa là bạn đang chúc cho người đó luôn hạnh phúc, thịnh vượng.

Hoa ly trắng mang vẻ đẹp thuần khiết, ý nghĩa hoa ly trắng tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết của con người, của tình yêu. Hoa ly trắng còn mang ý nghĩa cho sự thịnh vượng. Cũng chính bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đó mà người ta luôn ưu tiên sử dụng ly trắng trong các sự kiện.

Ý nghĩa hoa ly đỏ

Hoa ly đỏ hay các loài ly màu khác có tên khoa học chung là Lilium Longiflorum hay là lily hoặc cũng được biết với cái tên hoa bách hợp. Bắt nguồn từ các nước phương Đông, đặt biệt từ thời xưa người Trung Quốc sử dụng với tên hoa bách hợp vào những ngày trọng đại như lễ cưới. Họ hy vọng sự viên mãn, trăm năm hòa hợp. Đến nay thì hoa Ly đỏ có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.

Hoa ly đỏ có mặt khắp mọi nơi và trở nên rất quen thuộc với người Việt.

Rất khó để bạn thấy được một bông ly đỏ bởi đây là màu hoa hiếm và rất ít có trên thị trường, ly đỏ mang vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy, loài hoa khiến người nhìn không thể rời mắt.

Lily đỏ mang vẻ đẹp thanh cao, quyến rũ làm mê mẩn biết bao người. Màu đỏ còn thể hiện sự đam mê, khát vọng và nồng cháy, tạo cho bầu không khí xung quanh trở nên hăng hái và đầy sinh khí.  Màu đỏ còn là màu đại diện cho tuổi trẻ, hoa ly đỏ chính là nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Những bông hoa ly đỏ biểu tượng tuổi trẻ, hạnh phúc và sự lạc quan.

Rất nhiều bạn trẻ cả phương Đông lẫn phương Tây đều sử dụng những bông lily đỏ cầm tay cô dâu hay vòng đội đầu vào những dịp như lễ cưới, lễ hội quan trọng. Bởi Ly đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, lạc quan và chung thủy cũng như bách niên giai lão, sống cùng nhau trọn vẹn đến trăm năm.

Ý nghĩa hoa ly vàng

Ý nghĩa hoa ly vàng tượng trưng cho sức khỏe. Thường được dùng để làm quà tặng những người lớn tuổi hoặc những người đang bị bệnh.

Hoa ly vàng ý nghĩa nhất với thông điệp: Hãy luôn giữ được sức mạnh của bản thân. Những điều mới mẻ luôn ở quanh bạn. Hãy luôn nhớ rằng, khi một cánh cửa khép lại, thì sẽ có những cánh cửa khác được mở ra”.

Hoa ly vàng tặng bố để tỏ lòng hiếu thảo

Hoa ly vàng đẹp nhất thường được dùng làm quà tặng cho ba mẹ, hoặc những người lớn tuổi trong các ngày lễ như ngày của mẹ, ngày của cha.

Ngoài ra ý nghĩa của hoa ly màu vàng là loài hoa đại diện cho những người đàn ông hào hoa, phong nhã. Vậy nên,hãy dành tặng loài hoa này cho người đàn ông luôn giúp đỡ bạn trong công việc.

Hoa ly biểu tượng cho điều gì?

-  Biểu tượng hoa ly với người phương Đông

Hoa ly còn được gọi là hoa Bách Hợp. Từ này xuất phát từ Trung Quốc, nó tượng trưng cho các cô gái đài các, kiêu sa. Chính bởi vì thế mà hoa ly biểu tượng cho sự cao sang và quý phái ở người phụ nữ thời xưa.

Hoa ly – biêu tượng cao sang và quý phái

-  Biểu tượng hoa ly với người Phương Tây

Hoa ly màu trắng ở phương Tây có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. nó là loài hoa dùng để dâng lên Mẹ Maria, màu trắng chỉ sự trong sáng, tinh khiết dâng lên Đức Mẹ Đồng Trinh. Bởi thế mà ở phương Tây, những thiên thần thường cầm trên tay bông ly trắng thể hiện sự ngây thơ và hồn nhiên của các vị thần.

Bó hoa ly kính dâng Đức mẹ Đồng Trinh

CÔNG TY CP XNK HOA TƯƠI 360 – Dịch vụ cung cấp hoa tươi 63 tỉnh thành

Ý Nghĩa Của Hoa Đỗ Quyên Và Sự Tích Về Loài Hoa Của Lứa Đôi

Một số tên gọi khác của hoa đỗ quyên:

Tên khoa học: Rhododendron simsii Planch thuộc họ Đỗ Quyên (Ericaceae).

Tên tiếng Anh: Rhododendron.

Tên tiếng Pháp: Rhododendron d’Indie.

Tên khác hay được gọi ở Việt Nam: Hoàng quyên (màu vàng), bạch quyên (màu trắng), hồng quyên (màu hồng), tử quyên (màu đỏ tía).

Hoa đỗ quyên mọc tự nhiên nhiều trong rừng ở: Vườn quốc gia Hoàng Liên, Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

*Thông tin tham khảo Wikipedia và Dược Học Đại Từ Điển

Cây đỗ quyên ra hoa vào mùa nào:

Hoa Đỗ Quyên giống như tên gọi “hoa báo xuân”, chúng nở vào tháng 2 đến tháng 4 mỗi khi xuân về. Vì vậy đỗ quyên là loài hoa tết rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Mùa quả đỗ quyên chín là từ tháng 8 đến 10.

Lưu ý: hoa đỗ quyên rất độc với côn trùng và cũng độc với con người. Rễ và lá không có tác dụng diệt côn trùng.

Sự tích của hoa đỗ quyên

Truyện xưa về hoa đổ quyên:

Có một đôi vợ chồng nghèo sống hạnh phúc, yêu thương nhau trong một ngôi làng nhỏ. Người chồng thường xuyên vào rừng sâu săn bắn, đốn củi. Nhưng bỗng một hôm đợi mãi chẳng thấy chồng quay về, người vợ cứ ngóng dáng chồng mỗi ngày sau buổi hoàng hôn.

Thời gian trôi qua một tháng, hai tháng, ba tháng vẫn chẳng thấy tin tức gì. Người vợ quyết định khăn gói lên đường đi tìm chồng. Buổi sáng người vợ đi tìm chồng, buổi chiều cùng ngày hôm đó người chồng đã quay về.

Người vợ cứ đi mãi từ ngày này qua ngày khác đến khi gục ngã và trút hơi thở cuối cùng bên tảng đá. Nơi tảng đá người vợ chết mọc lên một loài cây nở hoa rất đẹp mỗi khi xuân về. Khi hồn của người vợ về trời gặp Ông Tiên, Ông hỏi “vì sao con lại ngã chết trong rừng sâu như thế?”. Người vợ thuật lại việc đi tìm chồng mình vì vậy Ông đặt tên cho loài hoa kia là hoa Đỗ.

Nhắc đến người chồng đã trở về nhà nhưng chẳng thấy vợ đâu. Anh hỏi những người xung quanh thì được biết vợ đã đi vào rừng sâu tìm mình. Người chồng cũng khăn gói lên đường tìm vợ, tìm mãi đến khi kiệt sức chết đúng trên tảng đá mà người vợ đã chết trước kia. Người chồng hoá kiếp thành một loài chim sống đơn độc một mình và đặt biệt cất tiếng hót khi trời đã hoàng hôn. Tiếng hót của loài chim ấy tựa như tiếng kêu than, tuyệt vọng. Ông Tiên chứng kiến tình yêu của đôi vợ chồng này và đặt tên cho loài chim này là chim Quyên (Quyên đọc lái đilà Quên).

Không biết từ bao giờ loài hoa đẹp kia cũng được gọi là hoa Đỗ Quyên để tưởng nhớ cho mối tình chung thuỷ, sắc son của hai vợ chồng.

Ý nghĩa tượng trưng của hoa đỗ quyên

Ở Trung Quốc đỗ quyên là biểu tượng cho sự ôn hòa, dịu dàng và nữ tính.

Ý nghĩa thông điệp của hoa đỗ quyên:

“Nhớ và muốn quay trở về nhà”.

“Nhắc nhở kiềm chế những cảm xúc thái quá”.

Ý nghĩa theo màu sắc hoa đỗ quyên:

Đỗ quyên tím và hồng tượng trưng cho sự vui vẻ và căng thẳng.

Đỗ quyên vàng tượng trưng cho tình bạn và gia đình.

Đỗ quyên trắng (Bạch quyên) mang đến cảm giác thanh khiết, sự kiềm chế và lịch sự.

Đỗ quyên đỏ đại diện cho tình yêu của vợ với chông, cho sự lãng mạn và đam mê.

Ý nghĩa đại diện cho các cảm xúc:

Vẻ đẹp nữ tính

Sắc đẹp và sự thông minh

Sự tiết chế

Sự mong manh và đam mê đang phát triển

Sự giàu có và thanh lịch

Mối đe dọa tử vong (đừng gửi ai đó hoa đỗ quyên trong chiếc bình màu đen trừ khi bạn muốn đe dọa họ)

Ý nghĩa của hoa đỗ quyên trong phong thủy

Trong phong thủy, hoa đỗ quyên có tác dụng giải những luồng khí xấu, mang đến luồng sinh khí mới và may mắn cho gia chủ. Vì vậy hoa đỗ quyên không chỉ được trưng bày trong ngày tết mà còn được trồng và trang trí trong gia đình. Ngoài ra hoa Đỗ Quyên còn giúp chữa bệnh hiệu quả .

Sự Tích Hoa Thiên Lý

Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ.

Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi… Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra… Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.

Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:

– Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu!

Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:

– Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu.

Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.

-Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng.

Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:

– Anh ơi! Em ở đằng này này!

Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:

– Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô.

Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:

– Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?

– Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra!

Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:

– Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi.

Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất . Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:

– Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi!

Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê… Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:

– Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình… !

Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật… Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.

Sự Tích Và Ý Nghĩa Lịch Sử Của Núi Chúa Bà Nà

1. Sự tích về núi Chúa Bà Nà

Núi Bà Nà thuộc xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố nằm phố khoảng 25km về phía Tây Nam. Bà Nà được khám phá bởi đại úy Debay vào năm 1901. Lúc bấy giờ, toàn quyền Đông Dương Pháp muốn tìm một địa điểm tương tự như Đà Lạt để xây dựng nơi nghỉ dưỡng.

Tháng 4/1901, đại úy Debay đã phát hiện Bà Nà có địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu mát mẻ dễ chịu.

Tháng 11/1911, quan toàn quyền đã đề nghị đưa Bà Nà thành khu bảo tồn lâm nghiệp. Sau chiến tranh thế giới thứ 1, Bà Nà được người Pháp xây dựng thành khu nghỉ mát.

Từ năm 1928, khi con đường lên đỉnh núi hoàn thành, số du khách tới Bà Nà tăng dần lên, chủ yếu là quan chức Việt và người Pháp. Lúc bấy giờ, Bà Nà đã là khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng khắp Đông Dương.

Sau năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người và bị quên lãng gần nửa thế kỷ. Khi chiến tranh chống Mỹ, đế quốc Mỹ đã tận dụng Bà Nà làm nơi quan sát quân sự.

Năm 1997, thành phố Đà Nẵng đầu tư xây dựng Bà Nà thành khu sinh thái quy mô lớn.

Sau năm 2000, Bà Nà lấy lại vị thế của khu du lịch nổi tiếng miền Trung. Tuy nhiên, do sự quản lý thiếu chuyên nghiệp và đầu tư đúng cách, khu du lịch đã không thu hút được nhiều khách như dự kiến.

Năm 2007, khu du lịch Bà Nà được giao cho tập đoàn Sun Group quản lý. Đây cũng là dấu mốc quan trọng, thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Bà Nà lúc bấy giờ.

Năm 2009, Sun World Ba Na hills chính thức khai trương tuyến cáp treo Bà Nà – Suối Mơ. Tiếp theo đó, nhiều công trình được xây dựng: Làng Pháp, Hầm rượu Debay, khu tâm linh, Cầu vàng, Khu vui chơi trong nhà, Lâu Đài, Beer Plaza và rất nhiều công trình đẳng cấp khác, hàng loạt những kỷ lục được xác lập, đưa Bà Nà trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam và thế giới.

Người đăng: Sun World Ba Na Hills vào Chủ nhật, 31 tháng 3, 2019

2. Ý nghĩa tên gọi Núi Chúa Bà Nà

Có nhiều truyền thuyết xung quanh tên gọi Núi Chúa Bà Nà. Truyền thuyết dân gian cho rằng, trên núi có miếu Đức Bà linh thiêng. Miếu thờ một vị thần núi nên mới gọi là Núi Chúa.

Bác sĩ Pháp Albert Salle khi tới Bà Nà đã nghiên cứu rất kỹ về nơi đây. Ông cho rằng, núi Chúa vốn yên tĩnh nhưng khi đêm đến là cả một thế giới huyền bí. Đó là sự hiện diện của thần thiện nữ mọi người gọi là Đức Bà.

Nhắc đến tên gọi Bà Nà thì có người cho rằng, khi người Pháp tìm thấy vùng núi này thấy có rất nhiều chuối. Vì vậy họ đã gọi đây là núi Banane – núi Chuối. Người Việt đọc chệch đi thành Bà Nà.

Cũng có truyền thuyết cho rằng tên núi được viết tắt bởi tên của bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay bà Ponagar. Nhà văn Nguyên Ngọc lại cho rằng Bà Nà là tiếng của người Cơtu có nghĩa là “núi của tui”.

Những truyền thuyết quanh tên gọi núi Chúa Bà Nà bao phủ khiến Bà Nà thêm phần huyền bí, kích thích trí tò mò và sự khám phá của khách du lịch.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Hoa Ly trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!