Cập nhật nội dung chi tiết về Tên Nhãn Hiệu – Các Lưu Ý Với Startup – Investip mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tên chủ sở hữu
Giải pháp nhanh chóng và đơn giản nhất là sử dụng tên chủ sở hữu để làm nhãn hiệu và cách thức này khá được ưa chuộng trước đây bởi tên nó mang một dấu ấn cá nhân đặc biệt của chủ thương hiệu. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp đặt tên này ít được sử dụng do nó thể hiện rất hạn chế cho các tính cách và hình mẫu của thương hiệu mà tên nhãn hiệu đang đại diện. Do vậy, các startup đang hướng tới các cách thức khác mà vừa đảm bảo được khả năng bảo hộ cũng như thể hiện được khát vọng và mong muốn của mình khi khởi sự kinh doanh
Tên gợi ý
Tên gợi ý là một trong những cách thức rất được ưa chuộng để đặt làm nhãn hiệu. Từ gợi ý có hai loại, nó có thể là từ có nghĩa không có nghĩa. Tuy nhiên, nhìn vào dấu hiệu đó khách hàng có thể liên tưởng đến ngay sản phẩm dịch vụ mà tên gọi đó gắn vào. Cách tạo tên nhãn hiệu này rất hiệu quả để thực hiện các hoạt động marketing bởi sự liên tưởng mà tên gọi mang lại. Có thể kể ra nhiều ví dụ điển hình như NIVEA (cho sản phẩm mỹ phẩm) bắt nguồn từ NIVIS (tiếng La tinh có nghĩa là tuyết); PANADOL cho sản phẩm dược phẩm có thành phần hoạt chất là PARACETAMOL; SURFACE cho dòng máy tính cao cấp của Microsoft; JAGUAR trong tiếng Anh là báo đốm, nó gợi lên sự sung mãn, nhanh nhẹn, giàu có, thịnh vượng đó chính là lý do hãng xe FORD đã chọn từ này để đặt cho dòng xe hơi đắt tiền của mình; TOYOTA chọn từ LEXUS với mục đích tương tự, LEXUS bắt nguồn từ LUXURY (xa xỉ), …
Tên tùy ý
Tên sáng tạo
Tên sáng tạo là loại tên gọi do chủ sở hữu sáng tạo nên, cho đến khi được chủ sở hữu đăng ký và sử dụng, nó chưa từng xuất hiện trong bất kỳ cuốn từ điển nào. Giống như tên tùy ý, tên sáng tạo cũng là một loại tên gọi gây tốn kém trong hoạt động marketing. Tuy nhiên, tên sáng tạo lại đảm bảo sự khả năng được đăng ký cao nhất trong các loại nhãn hiệu bởi sự độc đáo của nó. Các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có lý do biện minh về việc trùng lặp ý tưởng trong trường hợp họ sao chép tên gọi của các chủ nhãn hiệu, ví dụ XEROX cho máy photocopy, KODAK cho vật tư ảnh.…
Trong hoạt động marketing và truyền thông thương hiệu, các startup không chỉ dựa vào thuần túy tên nhãn hiệu mà còn có biểu trưng (logo), taglines, slogans, các chỉ dẫn thương mại khác như hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cả các câu chuyện truyền thông. Tất cả những yếu tố này đều dựa vào định vị thương hiệu, các giá trị mà chủ sở hữu muốn cung cấp cho khách hàng của mình. Thị trường hàng hoá/dịch vụ sẽ ngày càng phong phú, đồng nghĩa với việc hằng này có hàng ngàn hàng triệu các nhãn hiệu mới được ra đời. Bởi vậy, sử dụng bất kỳ tiêu chí nào để đặt tên nhãn hiệu, các startup nên lưu ý đặc biệt tới định vị của mình, sản phẩm và dịch vụ đứng ở đâu trong tâm trí khách hàng, mang lại giá trị gì thì khi đó tên gọi mới thực sự có ý nghĩa và được sử dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
nguồn: https://ipc.net.vn/ten-nhan-hieu-cac-luu-y-voi-startup/
Quy Luật Đặt Tên Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
Quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng nhãn hiệu là phải đặt tên gì cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Về lâu về dài, một nhãn hiệu sẽ chẳng còn gì khác hơn ngoài một cái tên.
Chớ lầm lẫn giữa cái làm cho nhãn hiệu thành công trước mắt với cái làm cho nhãn hiệu thành công về lâu dài. Trước mắt, một nhãn hiệu cần một ý tưởng hay một khái niệm độc đáo để sống sót.
Nó cần phải là cái tên đầu tiên trong một dòng sản phẩm mới mẻ: Nó cần sở hữu một cụm từ nào đó trong tâm thức người tiêu dùng. Nhưng về lâu dài, ý tưởng hay khái niệm độc đáo đó biến mất. Và tất cả còn lại chỉ là sự khác biệt giữa cái tên của nhãn hiệu của anh với tên của các nhãn hiệu cạnh tranh. Xerox là máy photocopy cho giấy thường đầu tiên.
Khái niệm độc đáo này đã xây dựng nên nhãn hiệu Xerox trong tâm thức mọi người. Nhưng ngày nay tất cả các máy photocopy đều dùng được cho giấy thường. Sự khác biệt bây giờ không ở sản phẩm, mà ở tên của nhãn hiệu, hay sự nhận thức về tên của nhãn hiệu. Ban đầu bán ra một máy photocopy Xerox 914 rất dễ. Tất cả những gì phải làm là biểu diễn cho khách hàng thấy sự khác biệt giữa một bản chụp của Xerox với một bản chụp thông thường. Bản chụp của Xerox sạch hơn, sắc nét hơn, và dễ đọc hơn. Giấy nằm lì xuống, nhận mực dễ hơn, và dễ sắp xếp phân loại hơn.
Ngày nay, những khác biệt đó không còn nữa, nhưng Xerox vẫn cứ là nhãn hiệu tốt nhất trong dòng sản phẩm máy photocopy. Một lý do chính là do cái tên của nó. Cái tên này ngắn gọn, độc đáo, và hàm ngụ ý nghĩa kỹ thuật cao. Tài sản quý nhất trong số tài sản 19 tỷ rưỡi đô la của Xerox Corporation chính là cái tên của nó18. Tuy nhiên các chuyên gia marketing thường xem nhẹ sự quan trọng của tên hiệu. Họ thường nói: “Cái thật sự quan trọng là bản thân sản phẩm và các lợi ích mà sản phẩm đem lại cho khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng kia”.
Do đó họ đặt ra những cái tên chung chung như Paper Master (Bậc thầy ngành Giấy/Vua Giấy). Họ nói: “Một cái tên như Xerox có ý nghĩa gì? Không gì cả. Trái lại, một cái tên như Paper Master khiến ta nghĩ đến một cái máy photocopy tốt hơn”. Thậm chí còn tệ hơn, vì họ tung ra một nhãn hiệu mới với tư cách là một nhãn hiệu mở rộng. “Chưa ai nghe đến cái tên Xerox cả, đấy là một cái tên do ai đó vừa đặt ra. Trái lại, công ty chúng ta là Haloid Company đã thành lập từ năm 1906, có hàng nghìn khách hàng và có danh tiếng tốt. Vậy hãy đặt tên sản phẩm này là Haloid Paper Master”. Anh có thể nghĩ: “Vâng, tôi sẽ không bao giờ phạm sai lầm như thế. Tôi sẽ chẳng bao giờ gọi một sản phẩm mới có nhiều tiềm năng như máy photocopy 914 là Haloid Paper Master”.
Nghĩ về quá khứ thì chẳng ích gì, nhưng nghĩ về tương lai thì có thể đấy. Ít nhất đại đa số các công ty mà chúng tôi có dịp làm việc cùng đều luôn thích đặt những cái tên chung chung mở rộng hơn những tên nhãn hiệu mới mẻ và độc đáo. Đây là giải pháp vĩ đại nhất trong thế giới kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Giả sử các công ty được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 là các công ty nghĩ rằng bản chất của thành công trong kinh doanh là sự phát triển liên tục của các sản phẩm và dịch vụ ưu việt; nhóm 2 là các công ty tin tưởng vào việc xây dựng nhãn hiệu. Sự tương phản giữa hai nhóm thể hiện sự tương phản giữa sản phẩm và nhãn hiệu. Nhóm 1 (đề cao sản phẩm) khống chế môi trường marketing. “Cái tên của nhãn hiệu chẳng ảnh hưởng gì. Cái đáng kể là sản phẩm như thế nào”.
Để minh họa cho lý thuyết này, các thành viên của nhóm 1 (đề cao sản phẩm) nhanh chóng chuyển sang những lí luận phi lý. “Nếu chất lượng không tốt, sản phẩm sẽ thất bại cho dù tên của nhãn hiệu có đẹp hay không. Một cái máy photocopy Xerox có tốt hơn một cái Canon không? Máy Ricoh so với máy Sharp thế nào? Anh có bao giờ sắm một cái máy photocopy không? Ta thử xét mặt hàng khác xem. Nhãn hiệu nào của sản phẩm bất kỳ nào khác theo anh là không tốt? Tất nhiên ai cũng có thể nêu ra cả mớ nhãn hiệu. Thậm chí họ còn có thể tuyên bố: “Tôi sẽ không bao giờ mua một chiếc ô tô hiệu Jaguar”. Nhưng ý kiến đó ít khi là ý kiến phổ biến. Sản phẩm không tốt chỉ là luận điệu tránh né các vấn đề về marketing. Điều này luôn được sử dụng để chứng minh chiến lược không ‐ nhãn ‐ hiệu của phần lớn các công ty là đúng đắn.
Chúng tôi không có ý nói về một chiến lược không nhãn hiệu (a no‐brand strategy) theo nghĩa đen. Một công ty có thể có nhiều nhãn hiệu đăng ký (tức là cái được gọi là nhãn hiệu hàng hóa theo quan điểm pháp lý) với ý nghĩa rằng những danh xưng đó là những nhãn hiệu đã được đăng ký. Nhưng chiến lược của công ty là tạo ra sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn, và các tên nhãn hiệu mà họ dùng kèm với sản phẩm hay dịch vụ thì không có sức mạnh trong tâm thức khách hàng tiềm năng. Các thành viên nhóm 1 (đề cao sản phẩm) thống trị nền kinh tế tại Đông Á. Thực tế là công ty châu Á nào cũng áp dụng một chiến lược về nhãn hiệu gốc (megabrand), nhãn hiệu chủ (masterbrand), và chiến lược mở rộng dòng sản phẩm. Một cái Mitsubishi là cái gì? 16 trong số 100 các công ty lớn nhất của Nhật đã tung ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ dưới nhãn hiệu Mitsubishi. Đủ thứ, từ ô tô cho đến sản phẩm bán dẫn hay hàng điện tử gia dụng.
Từ thiết bị hàng không vũ trụ cho đến các hệ thống vận tải. Một cái Matsushita là cái gì? Chẳng khác gì trường hợp của Mitsubishi. 8 trong số 100 các công ty lớn nhất của Nhật đã tung ra thị trường những sản phẩm dứới cái tên này. Mọi thứ từ thiết bị điện đến các sản phẩm và thiết bị điện tử. Từ pin đến thiết bị làm lạnh. Một cái Mitsui là cái gì? Cũng vấn đề tương tự trường hợp của Matsushita. 8 trong số 100 các công ty lớn nhất của Nhật đã tung ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mang tên Mitsui. Hãy so sánh Nhật với Mỹ. 100 công ty hàng đầu tại Mỹ đã đạt doanh số một năm là 3,2 nghìn tỷ đô la. Còn 100 công ty hàng đầu tại Nhật cũng đạt doanh số cùng năm đó là 2,6 nghìn tỷ đô la. Sự khác biệt là ở lợi nhuận. 100 công ty hàng đầu tại Mỹ đã đạt lợi nhuận trung bình là 6,2% doanh số. Còn 100 công ty hàng đầu tại Nhật đã đạt lợi nhuận trung bình chỉ có 0,8% doanh số. 0,8% này là lãi ròng trung bình tại Nhật Bản.
Hyundai sản xuất các bộ vi xử lý, vệ tinh viễn thông, xe du lịch, xe và tàu chở hàng, xe điện ngầm, xe lứa cao tốc, những đề án xây dựng và kỹ thuật theo kiểu trọn gói chìa khóa trao tay (turnkey), tàu chở dầu cực lớn, phương tiện chuyên chở khí hóa lỏng, v.v.. tất cả đều mang nhãn hiệu Hyundai. Hyundai làm ra tất cả, trừ tiền. Khắp châu Á có thể thấy một khuôn mẫu y hệt như vậy.
Mở rộng dòng sản phẩm tràn lan là giết chết nhãn hiệu. (Khi mở rộng nó, tức là làm suy yếu sức mạnh của nhãn hiệu. Khi thu gọn lại, tức là làm tăng thêm sức mạnh của nhãn hiệu). Nhãn hiệu không chỉ là thứ chúng ta nghĩ đến và bàn bạc trong các cuộc họp. Nhãn hiệu là tinh túy (essence) của chính công ty. Sự sinh tồn của một công ty phụ thuộc vào việc xây dựng nhãn hiệu trong tâm thức người tiêu dùng. Sự sinh tồn của cả một quốc gia cũng thế. Đông Á không gặp phải vấn đề về dịch vụ ngân hàng, vấn đề tài chính, vấn đề tiền tệ, hay vấn đề chính trị. Nhưng Đông Á gặp phải vấn đề về xây dựng nhãn hiệu. (Al Ries & Laura Ries)
Đặt Tên Doanh Nghiệp Trùng Với Nhãn Hiệu Đã Đăng Ký Có Được Không?
Đặt tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu đã đăng ký có được không?
Nội dung câu hỏi: Xin chào Công ty Luật TinLaw, tôi có vấn đề cần tham khảo ý kiến tư vấn của Quý công ty như sau: Tôi muốn thành lập công ty TNHH MTV, tuy nhiên khi đăng ký lên Sở KH&ĐT thì bị báo là đặt tên doanh nghiệp bị trùng với công ty ở Thái Bình, cần đổi tên. Nhưng công ty tôi muốn thành lập tại chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực khác với công ty có tên bị trùng kia thì quyết định Sở KH&ĐT như vậy có đúng không ạ? Và tôi cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tên công ty thành công ạ.
Mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty!
Công ty Luật TinLaw trả lời:
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Mà theo quy định tại Điều 38 thì tên tiếng Việt bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Do đó, có thể hiểu khi tên doanh nghiệp bị coi là tên trùng thì phải trùng cả loại hình và tên riêng.
Để đăng kí tên công ty được chấp nhận nó phải không bị trùng với công ty khác
Theo Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng kí doanh nghiệp: “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.”
Vậy phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu anh/chị sửa lại tên doanh nghiệp là đúng theo quy định của pháp luật. Vì đặt tên doanh nghiệp bị xem là trùng hoặc gây nhầm lẫn trên phạm vi toàn quốc đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, không phân biệt ngành nghề.
Hiện nay, sửa tên công ty là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp mệt mỏi
Tuy nhiên, theo quy định về đăng ký doanh nghiệp thì người lập doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm về sự hợp pháp của tên doanh nghiệp mà mình đặt, trong đó có trách nhiệm “không sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp”.
Trân trọng.
Phân Biệt Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại
Trên thực tế hoạt động kinh doanh rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhãn hiệu và tên thương mại. Sự nhầm lẫn này xuất phát bởi sự giống nhau về hình thức của hai khái niệm trên. Pháp luật có quy định rất rõ ràng để phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại. Một ví dụ để chúng ta có thể thấy được sự giống nhau về hình thức như sau: tên thương mại Coca-cola và nhãn hiệu nước ngọt Coca-cola, Fanta, Sprite,… nhưng trong đó nhãn hiệu nước ngọt Coca-cola được biết đến rộng rãi hơn cả.
Việc nhầm lẫn này của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả cho chính bản thân doanh nghiệp khi mà sử dụng tên thương mại như một nhãn hiệu dẫn đến việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ nên có nguy cơ bị xâm hại nhãn hiệu rất cao. Vì vậy để phân biệt được hai khái niệm tên thương mại và nhãn hiệu chúng ta cần so sánh qua các căn cứ quy định của pháp luật.
*Giống nhau:
Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt.
Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
Có khả năng phân biệt.
*Khác nhau:
Tiêu chí Nhãn hiệu Tên thương mại
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”
Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Căn cứ bảo hộ Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.
Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.
Không cần đăng ký.Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.
Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,…
Phạm vi bảo hộ Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia. Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Thời gian bảo hộ Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng
Dấu hiệu Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh
Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT
Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh
Gồm 2 thành phần:
– Mô tả
– Phân biệt
Số lượng Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại
Điều kiện Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại
Chuyển giao Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tên Nhãn Hiệu – Các Lưu Ý Với Startup – Investip trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!