Đề Xuất 6/2023 # Tên Thương Hiệu, Ấn Tượng Đầu Tiên Của Khách Hàng Về Cửa Hàng Của Bạn # Top 6 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 6/2023 # Tên Thương Hiệu, Ấn Tượng Đầu Tiên Của Khách Hàng Về Cửa Hàng Của Bạn # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tên Thương Hiệu, Ấn Tượng Đầu Tiên Của Khách Hàng Về Cửa Hàng Của Bạn mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đặt tên thương hiệu theo nội dung sản phẩm

Đây là cách đặt tên đơn giản nhất, khi mọi người không có ý tưởng nào đặc biệt thì lựa chọn đặt tên theo cách này. Ưu điểm của phương pháp này là khách hàng luôn biết được cửa hàng của bạn bán sản phẩm gì?. Có phải là sản phẩm họ cần không? VD: Cửa hàng quần áo, Cửa hàng trang sức, Cửa hàng điện thoại …Nhưng cách đặt tên này có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt khiến khách hàng không nhớ bạn là ai? Nếu mặt hàng kih doanh của bạn còn mới và ít cạnh tranh thì mới áp dụng được.

Đặt tên cửa hàng theo địa chỉ, địa danh 

Chắc hẳn các bạn đã nghe đến Phở Lý Quốc Sư, Cốm Làng Vòng, Bánh Cuốn Thanh Trì. Đố chính là cách đặt tên theo địa danh rất nhanh mà không cần suy nghĩ nhiều. Còn theo địa chỉ nếu shop có địa chỉ số nhà đẹp, độc đáo như 99, 222 …thì đừng ngại mà dùng làm tên luôn.

Đây là một vài chiêu đặt tên theo địa danh dành cho các bạn. Nếu bạn đang kiinh doanh đặc sản địa phương hãy lấy tên của địa chương đặt tên cho cửa hàng. VD: Nhãn lồng Hưng Yên, Bánh đậu xanh Hải Dương, Nem chua Thanh Hóa… Bạn đặt cửa hàng ở đâu thì nên lấy tên tỉnh thành đó làm shop. VD: Bia Hà Nội, Bánh mỳ Sài Gòn. Hoặc lấy tên địa chỉ, địa danh làm nguồn gốc trích dẫn xuất xứ. VD: Xi Măng Công Thanh Thanh Hóa, Gạch Đồng Tâm Long An. Hay dùng tên các quốc gia ghép lại với nhau như: Việt Pháp, Việt Đức, Việt Nhật …

Đặt tên shop theo đặc điểm của cửa hàng

Nếu cửa hàng của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh hay bản thân bạn có nết đặc biệt không lẫn với ai thì hãy tận dụng lợi thế này. Ví dụ: Lẩu Đức Trọc, Cafe Cây Si hay hiệu Anh Nam Gầy gần gũi và thân thiết khiến khách hàng cảm thấy thích thú khi nghe.

Đặt tên shop theo sự liên tưởng 

Phương pháp đặt tên này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ sản phảm của mình có đặc điểm gì, công dụng gì đới với người mua rồi đặt tên theo sự liên tưởng đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó khách hàng sẽ hiểu được ngụ ý về mặt hàng bạn đang bán là gì? Ví dụ ”Ngọn lửa thần” là bạn đang bán bếp gas còn ”Ấm áp như lòng mẹ” là biêu hiện cho cửa hàng chăn ga gối đệm.

Đặt tên thương hiệu tạo sự kích thích tò mò 

Thay thế cho những tên thương hiệu thông thường là những tên độc đáo gây kích thích sự hiếu kỳ của khách hàng muốn xem cửa hàng của bạn bán sản phẩm gì? sản phẩm của bạn có gì hay? Đặc biệt nếu bạn kinh doanh những sản phẩm quen thuộc thì càng phải dùng cách này để kích thích người mua. .Ví dụ: Tofu – Hơn cả tào phớ!

Đặt tên shop theo quy mô cửa hàng

Nếu bạn kinh doanh ngiều mặt hàng cùng chủng loại thì những tiền tố bạn có thể lựa chọn lầ Thế giới, Siêu Thị… nhằm truyền tải tới khách hàng là shop của bạn có đầy đủ thứ họ cần. Ví dụ: Thế Giới Xe Điện, Siêu Thị Nội Thất. Cách đặt tên này chỉ phù hợp với những cửa hiệu lớn, không dành cho những cửa hàng nhỏ vì sẽ sẽ khiến cho khách hàng cảm thất bị lừa và không muốn quay trở lại nữa.

Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân

Không chỉ nhưng cửa hiệu có quy mô nhỏ mà cả những cửa hàng lớn trên thế giới cũng đặt tên theo cách này, bạn có thể đặt tên theo chủ shop hay người thân của chủ shop. Ví dụ Lạc Bà Vân, Bún Mắm Cô Ba …

Đặt tên thương hiệu bằng những từ viết tắt

Cách này cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, có hai cách đặt tên theo phương pháp này: thứ nhất là viết tắt tên ngành nghề và địa danh như Vinamilk, Vinataba… và cách thứ hai là viết tắt từ tên các chữ cái đầu tiên như ICP (Internsational Comsumer Preoduct), BIDV (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam)…

Đặt tên cửa hàng bằng tính từ

Đây là một trong những cách đặt tên được sử dụng nhiều nhất. Có vài cách đặt tên theo hướng này. Để gợi lên sự may mắn, phát tài như Bất động sản Thịnh Phát, Sim Thành Công …Hoặc gợi sự tin tưởng như Bảo tín Minh Châu, Bảo hiểm Bảo Việt. Hay gợi khát vọng tương lại như Tiền Phong, Tiên Phong…

Đặt tên thương hiệu theo các từ gợi nhắc

Cách đặt tên này hiệu quả không kém gì các phương pháp trên, có thể kể ra các minh chứng như:

Lấy cảm hứng từ các loài hoa: Rèm Hướng Dương, Thời trang Tulip …

Lấy cảm hứng từ các vì sao: Ngôi Sao Phương Nam, Tập đoàn Hoa Sao …

Lấy cảm hứng từ các loài vật: Mỳ Gấu Đỏ, Nước tăng lực RedBull …

Theo tên địa danh nổi tiếng: Khách sạn Mường Thanh …

Hoặc cảm hứng từ văn chương: Casanova, Mộng Mơ ….

Hay lấy cảm hứng từ các vị thần: Venus, Liberty …

Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Đặt tên thương hiệu của bạn theo tiếng nước ngoài vừa đảm bảo yếu tố mới không trùng lặp hay nhầm lẫn lại nghe rất sang chảnh thu hút khách hàng hơn. Xu hướng này đang rất phát triển tại Việt Nam và đây cũng là xu hướng được các bạn trẻ khởi nghiệp ưa chuộng. Bạn có thể đặt tên shop của mình theo phương pháp này kiểu như Adam Store, Eva Shop, Torano …

Đặt tên thương hiệu là cả một nghệ thuật và nó mang ý nghĩa xuyên suốt trong sự nghiệp kinh doanh của bạn. Vì thế hãy cố gắng tìm một cái tên phù hợp cho cửa hàng hay shop online của bạn trước khi bắt đầu kinh doanh ngay cả khi bạn kinh doanh một shop nhỏ.

Ý Nghĩa Logo Của Các Thương Hiệu Thời Trang Hàng Đầu

Lacoste

Lacoste là một thương hiệu thời trang nổi tiếng lâu đời. Logo của hãng có hình một con cá sấu be bé màu xanh lá.

Năm 1933, Jean Rene Lacoste sáng lập nên công ty thời trang mang tên Lacoste chuyên sản xuất mặt hàng áo thun tennis. Jean Rene cũng là một vận động viên tennis và có nickname trong làng thể thao là Alligator (cá sấu). Một người bạn của ông đã vẽ hình một con cá sấu nho nhỏ tặng ông. Sau đó, hình cá sấu này đã trở thành logo chính thức cho hãng Lacoste. Cho đến nay, logo này luôn gắn liền với cái tên Lacoste.

Fendi

Hãng thời trang Fendi có logo hình 2 chữ F xuôi và ngược. Chính Karl Lagerfeld là người đã tạo nên logo này. Ngoài ra, logo độc đáo này còn được đính lên rất nhiều bộ sưu tập của nhãn hàng chẳng hạn như trang phục, túi xách, mắt kiếng…

Chanel

Logo của Chanel có hình 2 chữ C lồng vào nhau. Logo nổi tiếng này được giới thiệu lần đầu vào năm 1925 khi logo được đính trên chai nước hoa huyền thoại Chanel #5.

Có rất nhiều câu chuyện đằng sau lịch sử của logo này. Một trong số đó cho rằng Mikhail Vrubel chính là người đã tạo nên logo dựa trên hai hình móng ngựa vào năm 1886. Mặt khác, có người cho rằng hai hình móng ngựa là biểu tượng cho sự thành công và may mắn. Tuy nhiên, rất nhiều người tin rằng logo này chính là hai chữ cái viết tắt tên của Coco Chanel, người sáng lập nên nhãn hiệu nổi tiếng của nước Pháp này.

Calvin Klein

Thương hiệu Calvin Klein được sáng lập vào ngày 19 tháng 11 năm 1942. Logo của hãng cũng được ra đời cùng thời điểm này. Nhưng vì một số lý do nên 30 năm sau logo mới ra mắt công chúng khi hãng thời trang này tung ra dòng sản phẩm jeans. Logo được đặt ở túi sau của mỗi chiếc quần jeans trong dòng sản phẩm này.

Logo của công ty – CK – rất dễ nhớ cũng như dễ liên tưởng đến nhãn hàng này. Quy định sử dụng logo cũng rất khác biệt. Đối với dòng sản phẩm cao cấp, logo sẽ có sắc màu tối, các sản phẩm thông thường sẽ đi kèm với logo màu xám và màu trắng dành cho là dòng thời trang thể thao.

Hermès

Hermès là công ty thiết kế thời trang Pháp nổi tiếng với phong cách thời trang cao cấp.

Logo của Hermès có hình một chú ngựa cùng cỗ xe kéo là biểu tượng cho thương hiệu. Hermès sử dụng logo này nhằm khẳng định sự phát triển không ngừng của công ty.

Burberry Prosum

Burberry Prosum được thành lập vào năm 1985 dưới dạng một cửa hàng chuyên bán trang phục may sẵn. Thomas Burberry, người sáng lập công ty đã phát minh nên công nghệ chế tạo chất liệu vải gabadin không thấm nước và vận dụng chất liệu này để thiết kế áo mưa và áo choàng cho quân đội. Năm 1901, Burnerry nhận được một đơn hàng lớn. Ông đã dùng logo mới để in lên số trang phục này. Đó là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp đang phi ngựa và cầm lá cờ có chữ Prosum.

Ngọc Trâm Theo MillionLooks

1001+ Gợi Ý Đặt Tên Shop Ấn Tượng Dễ Thương Hút Khách Hàng

2.1 Đặt tên kèm ngành hàng, sản phẩm kinh doanh

Đây là cách đặt tên cho shop quần áo theo lối truyền thống đã được áp dụng phổ biến nhiều năm nay. Nếu bí ý tưởng bạn có thể tham khảo cách đặt tên này.

Mặc dù đây không phải là cách hay để có một tên shop quần áo ấn tượng, nhưng nó giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm cửa hàng kinh doanh là gì, từ đó quyết định có lựa chọn cửa hàng của bạn khi phát sinh nhu cầu cho sản phẩm shop kinh doanh hay không.

Ví dụ: Cửa hàng thời trang Yến Nhi, Shop quần áo VNXK,…

Tuy nhiên, cách đặt tên này sẽ không tạo được nét đặc trưng cho thương hiệu của bạn nếu muốn phát triển hệ thống dạng chuỗi sau này.

2.2 Đặt tên độc 1 từ

Đặt tên cửa hàng quần áo độc một từ là một cách giúp tên shop quần áo ấn tượng hơn, đảm bảo tiêu chí dễ nhớ và đơn giản, ngắn gọn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải kết hợp việc nghiên cứu đối tượng khách hàng để lựa chọn một cái tên phù hợp.

Thực tế hiện nay, cách đặt tên này được áp dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau và một vài trong số đó đã gặt hái được nhiều thành công.

Ví dụ: Shop thời trang Méo, May – Kinh doanh thời trang hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, công sở đã thành công với chuỗi cửa hàng rộng lớn trên toàn quốc. Một số cái tên shop quần áo nam hay như: Menwear, Adamstore, Clowz, Highway,…

2.3 Đặt tên theo tên hoặc biệt danh của chủ shop

Lựa chọn chính biệt danh của chủ shop làm tên shop quần áo cũng là một gợi ý hay ho bạn nên tham khảo. Cách đặt tên này tạo nên sự gần gũi giữa shop và khách hàng. Đặc biệt, tên shop quần áo hay sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ tới khách hàng của bạn.

Ví dụ: Libé, Ngaos, hay Van Anh Scarlet là những địa chỉ mua sắm vô cùng quen thuộc với giới trẻ.

2.4 Đặt theo tên thú cưng

Với những cửa hàng hướng tới khách hàng mục tiêu là giới trẻ, cách đặt tên cửa hàng quần áo hoàn toàn có thể lấy cảm hứng của chính những bé thú cưng. Những cái tên này đặc biệt dễ nhớ, mang đôi phần ngộ nghĩnh và thân thương, dễ dàng chiếm được cảm tình ban đầu của khách hàng về thương hiệu.

Ví dụ: Miumiu, Dog shop, Mập pet,..

Nhóm danh từ về cây cối, sinh vật : Chim Ưng, Bồ Đề, Hoa Lan, Hoa Hướng Dương,…

Nhóm danh từ thuộc văn học, truyền thuyết: Sơn Tinh, Mị Châu, Cuội, thằng Bờm,…

Tên của các bộ phim trong nước và nước ngoài, các nhân vật trong phim: Harry Potter, Titanic, Tom, Jerry,…

2.6 Đặt theo tên ở nhà của con

Ngoài việc sử dụng biệt danh của chủ shop, sử dụng tên biệt danh ở nhà của con cũng là một gợi ý hay ho. Cách đặt tên này không chỉ cho ra những cái tên shop quần áo ấn tượng mà còn dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng về chính ý nghĩa của cái tên đó.

2.7 Đặt theo đặc tính nổi bật của sản phẩm

Bạn kinh doanh mặt hàng thời trang, đặc tính nổi bật của sản phẩm bạn muốn mang đến khách hàng là sự thanh lịch, sang trọng hay dễ thương, nữ tính hoặc có thể độc đáo, khác biệt.

Bạn hoàn toàn có thể lấy ý tưởng đặt tên shop quần áo nữ hoặc quần áo nam từ những đặc tính nổi bật đó.

Ví dụ: Độc boutique, Sport closet, Fashion, Lep’s,…

Ưu điểm của phương thức đặt tên cửa hàng thời trang theo đặc tính của sản phẩm là khác hàng sẽ ngay lập tức định hình được phong cách thời trang shop cung cấp, nhanh chóng ghi nhớ tên thương hiệu.

2.8 Đặt tên cửa hàng thời trang bằng số, chữ cái

Trên thị trường hiện nay, rất nhiều chuỗi cửa hàng đã thành công trong việc sử dụng tên shop bằng số hoặc chữ cái, các con số được sử dụng tiếng Việt hoặc cách điệu sang tiếng Anh. Nghiên cứu về não bộ cho thấy, con người sẽ nghi nhớ số và chữ cái nhanh hơn một cụm từ, hãy tận dụng điểm đặc biệt này để tạo nên những tên shop quần áo hay, có 1-0-2.

Ví dụ :Twenty Five, Eighteen, Seventown, …

2.9 Đặt tên theo quy mô

Cách đặt tên theo quy mô yêu cầu đối tượng áp dụng tương đối đặc biệt. Cách đặt tên cho shop quần áo này chỉ phù hợp với mô hình shop quần áo dạng chuỗi, số lượng cửa hàng lớn, quy mô lớn và có tầm ảnh hưởng rộng khắp. Chính vì vậy, nếu đây là ” đứa con” đầu tiên, bạn không nên lựa chọn cách đặt tên này.

Ví dụ: Thế giới điện máy, Rừng thắt lưng biển ví,…

Lưu ý: Nếu quy mô shop bạn càng lớn, bạn đang chứng minh đúng cho câu hỏi kinh doanh quần áo có lãi không, càng quy mô càng có lượng khách hàng trung thành đáng mong đợi, sẽ mang đến cho bạn những khoảng lời ngoài mong đợi.

2.10 Gợi ý đặt tên shop quần áo online độc đáo

Vậy nếu shop của bạn là một mô hình kinh doanh onl thì cái tên như thế nào sẽ đảm bảo độ thu hút, độc đáo và gây ấn tượng mạnh với khách hàng?

Là một shop onl bạn có thể thỏa sức biến tấu cho đứa con tinh thần của mình, nhưng điều quan trọng nó phải mang một ý nghĩa và hàm chứa một thông điệp bạn muốn gửi tới khách hàng trong đó.

Ví dụ: Bạn kinh doanh quần áo với tone màu phổ biển là Beige hoặc neon, bạn có thể đặt tên là Beigecloth, Neonhouse hoặc private offical,..

2.11 Đặt tên cửa hàng thời trang theo trend

Cách đặt tên này đảm bảo sẽ cho ra những cái tên shop quần áo ấn tượng nhất, không những độc đáo mà còn ý nghĩa. Tên được đặt sẽ phụ thuộc vào những trend đang hot vào thời điểm đó, chính vì vậy nó giúp đánh dấu thời điểm quan trọng khai sinh ra cửa hàng.

Ví dụ: Shop u23,..

2.12 Đặt tên shop theo phong thủy

Trong việc kinh doanh, phong thủy là yếu tố quan trọng cần được xem xét cẩn thận khi mở một cửa hàng. Chính vì vậy, khi chọn tên cho cửa hàng, nhiều chủ shop vẫn ưu tiên lựa chọn những cái tên hợp phong thủy, hợp mệnh để mong muốn việc kinh doanh luôn thuận buồm xuôi gió, thương hiệu ngày càng phát triển.

2.13 Đặt tên cửa hàng quần áo bằng tiếng nước ngoài

Nếu bạn muốn tìm một cái tên shop quần áo ấn tượng bằng tiếng nước ngoài, đưới dây là những cái tên bạn có thể tham khảo với 3 thứ tiếng : Anh, Pháp, Ý.

Tên shop bằng tiếng Anh: Urban Vogue, Lady Mode, Enchante, Nutty Creations, Germer Shop, Daisy, Retro, Holmes, Adam, Eva, Thunder,…

Tên shop bằng tiếng Pháp: La Vie En Rose, L’espoir, Soif De Vivre, RÊVEUSE, Aimée, Étienne, Fleur,…

Tên shop bằng tiếng Ý: Bella figura,…

2.14 Đặt tên shop theo địa phương

Chủ shop có thể sử dụng mã địa phương như Hưng Yên – 89 trong tên cửa hàng để tạo dấu ấn khác biệt cũng như giúp cái tên trở lên ý nghĩa hơn. Với ngành hàng thời trang, hạn chế sử dụng tên địa phương thông thường để đặt tên cho shop, nó không mang lại sự chuyên nghiệp, và giá trị cảm nhận tới khách hàng.

2.15 Đặt tên shop theo địa chỉ

Ví dụ: Cửa hàng đầu tiên của shop được đặt tại số nhà 34 trên con đường Phố Huế? Để ghi nhớ cột mốc quan trọng này, chủ shop có thể dùng ngay số nhà của cửa hàng đầu tiên để đặt tên cho shop của mình.

Tên shop quần áo ấn tượng không nhất thiết phải cầu kỳ, ẩn ý, nó có thể đi kèm những con số đơn giản nhưng lại mang cả một câu chuyện phía sau.

2.16 Đặt ghép tên quốc gia vào tên shop

Tên quốc gia sẽ được ghép với tên shop chủ yếu nhằm mục đích quảng cáo về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm được bày bán tại shop. Cách đặt tên này tương đối hiệu quả trong việc khẳng định chất lượng, sự đồng bộ trongg chủng loại ngành hàng và giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ đặc tính riêng biệt đó.

Ví dụ: Shop quần áo VNXK (Việt Nam xuất khẩu), Secondhand Korea, Quần áo Quảng Châu,…

2.17 Đặt theo tính từ gợi nhắc

Cách đặt tên này đòi hỏi sự thông minh, nhạy bén của chủ shop, một cái tên đặt theo tính từ gợi nhắc không thể tìm thấy ở bất cứ công cụ hỗ trợ đặt tên nào. Cái tên sẽ hoàn toàn được nghĩ ra bởi chủ shop mang trong đó mục đích cụ thể. Cách này sẽ cho ra những cái tên shop quần áo nam hay nhất, nổi bật nhất!

2.18 Đặt tên gợi sự tò mò

Đặt tên gợi sự tò mò là cách đặt tên shop quần áo ấn tượng với việc tạo nên một từ mang nghĩa ẩn ý. Đó có thể là cách lựa chọn những chữ cái viết tắt của một cụm từ hoàn chỉnh hoặc là cách chơi chữ trong tiếng Anh.

Nếu shop bạn bán quần áo trẻ em rẻ bạn có thể đặt tên shop bắt mắt nhìn thân thuộc với trẻ em để phụ huynh ấn tưởng và có thể ghé vào mua quần áo cho con, cháu họ ngay và luôn!

3. Các công cụ hỗ trợ đặt tên shop quần áo hay

3.1 Công cụ Shopify

Shopify là phần mềm đặt tên shop được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Phần mềm này cho phép người dùng nhập những chữ từ khóa Signature và lấy đó làm căn cứ cho ra danh sách các tên thương hiệu hay nhất để người dùng lựa chọn. Cách thức hoạt động của phần mềm đặc biệt phù hợp với những cái tên độc đáo, mang tính sáng tạo cao.

3.2 Công cụ Namelix

Công cụ Manelix cho phép người dùng tự thiết kế logo và xuất danh sách tên thương hiệu từ những từ khóa nhận được. Có cách vận hành tương đối giống Shopify, nhưng Namelix ưu việt hơn nhờ được tích hợp tính năng thiết kế logo ấn tượng, cung cấp chuỗi Domain còn trống.

3.3 Phần mềm Oberlo

Oberlo có thể coi là một bản nâng cấp của Shopify với giao diện chuyên nghiệp, bắt mắt giúp người dùng dễ dàng thao tác. Tuy nhiên, không thể không kể đến chức năng chính của nó là cho ra chuỗi danh sách những tên shop quần áo hay gợi ý từ những từ khóa người dùng mong muốn.

3.4 Phần mềm Wordoid

Nếu bạn đang đau đầu với việc tìm kiếm một cái tên shop quần áo ấn tượng, đảm bảo tiêu chí độc đáo, sáng tạo và đa nghĩa thì Wordoid sẽ là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu. Wordoid cho phép người dùng thỏa sức chìm đắm trong những cái tên “vô nghĩa” nhưng mang giá trị về sự sáng tạo, phá cách.

3.5 Phần mềm Dot – o – mator

Trước tiên, Dot – o – mator sẽ hiển thị một danh mục với nhiều trường phát khác nhau như: vui vẻ, nhí nhảnh, đặc biệt, phá cách, coll ngầu hay sang trọng, thanh lịch. Ngay sau đó, những từ phù hợp với danh mục bạn lựa chọn sẽ được hiển thị lần lượt lên màn hình. Việc của người dùng là lựa chọn cái tên phù hợp nhất với những tiêu chí đặt ra.

3.6 Công cụ NameStation

Namestation cung cấp cho người dùng những cái tên chưa từng được sử dụng cũng như domain còn trống. Thêm vào đó, nó cung cấp tính năng chỉ dẫn tìm kiếm, đưa ra nhiều cái tên biến thể từ những từ khóa nhận về. Xét về tính sáng tạo và tiện lợi, Namestation được người dùng ưu tiên sử dụng.

3.7 Công cụ Bustaname

Một cái tên shop quần áo ấn tượng trở lên vô cùng đơn giản khi nay đã có công cụ Bustaname. Đúng như cái tên của nó, người dùng chỉ cần nhập từ khóa và hàng loạt gợi ý sẽ được đưa ra, đặc biệt bạn sẽ không phải lo về sự trùng lặp của các cái tên với bất kỳ thương hiệu nào đã có Domain được sở hữu trên thị trường.

3.8 Công cụ Impossibility

Nhìn chung, kết quả trả về của công cụ Impossibility tương đối giống với các đàn anh đã được chúng tôi gợi ý phía trên. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của Impossibility tương đối khác biệt, thay vì nhật từ khóa thông thường, nó cho phép người dùng lựa chọn loại từ: Động từ, tính từ, danh từ và độ dài của cái tên mong muốn. Chính điều này giúp nó trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đặt tên cho shop quần áo.

Vừa xong là tất tần tật những cách thức và công cụ giúp tạo ra tên shop quần áo ấn tượng mà không lo về sự trùng lặp với các nhãn hiệu khác trên thị trường. Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về kinh doanh, truy cập ngay website chính thức của Bigbuy: https://bigbuy.vn/..

Sale

BIGBUY.VN

13 Cách Đặt Tên Tiệm Nail Tạo Ấn Tượng Với Khách Hàng

Gợi ý những cách đặt tên tiệm nail hay và thu hút

1. Đặt tên tiệm nail bằng tiếng Anh

Tiệm nail được đặt tên bằng tiếng Anh là một trong những hình thức quen thuộc của đại đa số nhiều tiệm nail hiện nay. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn một cái tên tiếng Anh khác biệt nhất có thể nhằm đảm bảo tên của cửa tiệm bạn không bị đụng hàng. Hãy lưu ý lựa chọn những cái tên dễ đọc để khách hàng có thể nhớ lâu hơn.

Những cái tên đề xuất: Holiday Nails, Sunny Nail, Nail Friends, Little Nail, Diamond Nails, Four Season Nails, The nail Palace,…

Sang trọng, mới mẻ là những điều mà chủ tiệm nail thường nghĩ đến đầu tiên trong việc lựa chọn một cái tên cho tiệm của mình. Hình thức đặt tên tiệm nail theo tiếng Pháp đang là một trong những lựa chọn đầy sáng tạo. Bởi lẽ ngày nay, mọi người đang dần cảm thấy hứng thú với những cái tên tây nghe vui tai lại mang nhiều ý nghĩa hay.

Đề xuất một vài tên cho tiệm nail: Grande Nail, Le Boutique Ongle (nail shop), Bon Nails, Nail Adore, Paris Nail, Boudoir Nails,…

3. Lựa chọn tên tiệm nail theo phong cách Hàn Quốc

Khác với tiếng Anh hay tiếng Pháp mang đậm phong cách phương Tây sang chảnh, những ngôn ngữ phương Đông lại mang đến những thần thái dễ thương, vui tươi. Chọn một cái tên Hàn Quốc cho tiệm nail sẽ đem lại cho khách hàng những cảm giác gần gũi, thân thiện. Phong cách Hàn Quốc hiện nay đang là một trong những phong cách được nhiều khách hàng trẻ ưa chuộng.

Gợi ý một số cái tên: Oppa Nail, Itaewon Nail, Sara Nail, Jiji Nail, Nail Saranghae, Nail Korea,…

4. Tên tiệm nail hợp phong thủy

Phong thủy không là mê tín, phong thủy là khoa học. Ngày nay, để kinh doanh được thuận lợi, ngoài những bản kế hoạch hoàn hảo hay những phương pháp dự trù khi xảy ra rủi ro được chuẩn bị thật chi tiết, nhiều người con tin vào phong thủy. Phong thủy trong việc đặt tên như một phần hỗ trợ tinh thần cho chủ tiệm với hy vọng cửa hàng luôn đông khách và gặp nhiều may mắn.

Một số cái tên đề xuất: Zeni Nail, Sugar Nail, Cat Nail, Nail Mơ, Nail Cookie, Nail Tree, Bamboo Nail,…

5. Tên tiệm nail ngắn gọn dễ nhớ (1 – 3 từ)

Lợi ích đầu tiên của việc đặt tên ngắn gọn cho tiệm nail chính là giúp khách hàng nhanh chóng nhớ và nhớ lâu. Thứ hai, đó là khách hàng sẽ có thể dễ dàng giới thiệu tiệm nail của bạn cho bạn bè, người thân hay đồng nghiệp bởi cái tên đơn giản dễ nhớ. Thứ ba, việc chọn tên với lượng từ ít kết hợp với phong thủy sẽ giúp bạn thuận lợi – một công đôi việc: vừa có một cái tên hay, vừa mang lại tài vận tốt.

Một vài cái tên đề xuất: Hoa Mai Nail, Nail Cún, Nail Work, Susu Nail, Nail Chili, Nail Xinh,…

6. Đặt tên theo phong cách của chủ tiệm

Vài tên tiệm được đề xuất: May Nail, Hạnh Nail, Nail Bánh Mì, Nail Mít, September Nail, November Nail,…

7. Những cái tên độc lạ cho tiệm nail

Ai cũng mong muốn cửa hàng của mình sẽ được truyền tai nhau đến nhiều khách hàng nhất có thể và nhanh chóng trở nên hot nhất. Chính vì thế đã không ít các tiệm nail với những cái tên độc – lạ cùng các thiết kế mới mẻ có 1 – 0 – 2 đã làm ấn tượng vô số những khách hàng từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi.

Những cái tên độc lạ được đề xuất: Gangz Nail, Rubik Nail, Toxic Nail, Nail Me, Money Nail, Monkey Nail,…

8. Tên tiệm nail dễ thương/theo tên thú cưng

Đa số nhiều chủ cửa hàng chọn cách đặt tên theo kiểu truyền thống với những cái tên đơn giản, dễ thương. Nhưng những cái tên như vậy đã có rất nhiều người lựa chọn, nếu bạn muốn tiệm nail của bạn trở nên nổi bật hơn hẳn thì phải có sự đột phá. Một cái tên dễ thương là chưa đủ, bạn có thể có thêm các yếu tố bắt trend hay thậm chí là tên của thú cưng đi kèm những hình ảnh đáng yêu sẽ giúp khách hàng chú ý nhiều hơn.

Gợi ý những cái tên cho tiệm nail theo phong cách dễ thương: Corgi Nail, Lovely Nail, Nail Tròn, Apple Nail, Cute Nails,…

9. Tên tiệm nail từ những con số

Đừng vội xem thường những con số gắn gọn, xúc tích. Nó sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu trong việc lựa chọn một cái tên cho tiệm nail của bạn. Sử dụng ngày tháng năm sinh của bạn/của người bạn thương yêu hay địa chỉ cửa hàng của bạn đều sẽ trở thành điểm nhấn thu hút.

Một số cái tên theo con số: 96 Nails, Nail 215, 1998’s Nails, 11/9 Nails,…

10. Sử dụng tên tiệm nail theo khách hàng mục tiêu hướng tới

Thông thường khách hàng mục tiêu của những nơi làm đẹp thường là các quý bà với thần thái sang trọng. Tuy nhiên, trong dịch vụ làm đẹp ở thời đại hiện nay đã không còn quá kén chọn đối với bất kỳ loại khách hàng nào. Giờ đây, cả nam/nữ, động vật, trẻ nhỏ, quý bà,…đều có thể là khách hàng của nail. Vì thế, bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình thật rõ đang hướng đến đối tượng nào, từ đó bạn cũng sẽ có thể cho ra đời những cái tên cửa tiệm hấp dẫn.

Những cái tên thu hút: Lady Nails, Nail For Boy, Bayby Nail, Mom’s Nail,…

11. Đặt tên theo concept của tiệm

Bạn đã có trong đầu những concept xinh đẹp nhất cho tiệm nail của mình? Hãy dùng nó để đặt thành cái tên cho tiệm – 2 trong 1 vô cùng tiện lợi lại gợi được sự thích thú cho khách hàng. Ví dụ: cửa hàng của bạn đi theo màu sắc xanh lá, hoặc hồng hay cam, bạn có thể dùng chúng để đặt thành tên. Hoặc nếu bạn theo trang trí cửa tiệm theo phong cách cổ điển, hay đơn giản, cũng có thể sử dụng chúng để tạo thành một cái tên cho tiệm của bạn.

Gợi ý một vài cái tên theo concept: Classic Nail, Green Nail, Nail Pink, Nail Rainbow, Nail Cartoon,…

12. Vị trí cửa hàng làm tên tiệm nail

Cuối cùng, cách dễ nhất, nhưng lại có nhiều ý nghĩa sâu xa nhất chính là chọn một cái tên gắn liền với vị trí của cửa tiệm. Nghe có vẻ rất dở nhưng thật ra lại rất hay. Với phương pháp này, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến tiệm của bạn nằm ở đâu, khiến khách hàng có cảm giác thân quen và dễ tìm kiếm đối với những khách lần đầu đến. Chọn cái tên theo con đường hay điểm nổi bật xung quanh tiệm để làm tên cho tiệm, vừa thú vị lại có thể dễ dàng tìm ra ngay.

Đề xuất vài cái tên cho tiệm nail: Nail Hẻm, Nail Nguyễn Trãi, Nail Hoa Giấy, Food Nail, Ngõ Nail,…

13/ Đặt tên tiệm nail kết hợp

Ngoài ra, cách để đặt tên hay cho tiệm nail nhưng vẫn có sự thực tế đó chính là kết hợp với tên tiệm nối mi hay. Nếu salon của bạn có cả hai dịch vụ làm nail và nối mi thì tại sao bạn không kết hợp nó vào một cái tên để tạo thành những tên tiệm nail hay, tên tiệm nail ý nghĩa.

Những lưu ý khi đặt tên cho tiệm nail

a/ Chuẩn bị list danh sách các tên muốn đặt

Trong quá trình đặt tên, bạn hãy tạo ra một list danh sách các tên xuất hiện trong đầu bạn. Sau đó, bạn sẽ ra soát, kiểm tra lần lượt từng tên và xem xét xem nó có thật sự thích hợp với mong muốn của bạn hay không. Cần một số tiêu chí để chọn ra một cái tên phù hợp như:

+ Tên ngắn gọn, dễ nhớ

+ Tên cửa tiệm dễ đọc, dễ phát âm

+ Tên không đụng hàng với bất kỳ cái tên nào khác

+ Tên dễ dàng tìm kiếm trên các trang mạng xã hội nhưng vẫn không bị trùng lặp với cửa tiệm nào

+ Không đặt tên theo người nổi tiếng hoặc các tiệm đã nổi tiếng

+ Tránh đặt các tên có ý nghĩa nhạy cảm hoặc quá nhiều nghĩa

b/ Tham khảo ý kiến từ mọi người

Sau khi bạn đã lên danh sách hàng loạt các tên mà bạn cho rằng nó phù hợp, hãy tiếp tục sàng lọc lại danh sách cho và chọn ra 5 cái tên bạn ưng ý nhất. Sau đó, hãy tham khảo ý kiến của nhiều người. Lưu ý không nên chọn những người trong gia đình, bạn bè thân thiết để hỏi mà nên chọn những người bạn không quen biết hoặc những người nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn để hỏi ý kiến. Chính những người này sẽ mang lại câu trả lời khách quan nhất cho bạn hơn là gia đình hay những người quen thân.

c/ Tạo ra sự đặc biệt nhưng không cá biệt

Người xưa thường có câu “nhập gia tùy tục”. Kinh doanh ở mỗi nơi sẽ có những quy định riêng. Trong ngành nail, làm đẹp cũng vậy. Ngay từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất như việc chọn tên cho cửa tiệm cũng phải tuân thủ một số vấn đề về tập tục, văn hóa.

Dù bạn ở phương Đông hay phương Tây, lựa chọn một cái tên cũng nên xem xét về ngữ nghĩa, cách đọc, cách phát âm như thế nào để không ảnh hưởng đến lối suy nghĩ đen tối. Chọn những cái tên ngắn gọn, nhưng không được ngắn gọn về ý nghĩa và phải đúng nghĩa. Hãy nhớ rằng bạn tạo ra điều khác biệt chứ không phải biến nó thành sự cá biệt

d/ Không đặt tên mang ý nghĩa tiêu cực

Khi đặt tên thương hiệu, tên các tiệm nail hãy tránh các lỗi về âm lẫn về nghĩa, làm khách hàng liên tưởng tới những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm, đen đủi, rủi ro… Đặc biệt nếu bạn sử dụng tên nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về từ ngữ đó. Bởi lẽ có những từ ngữ mang nghĩa tốt ở quốc gia này nhưng lại mang nghĩa xấu ở quốc gia khác. Đừng để sự sơ suất sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.

e/ Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn là người cẩn trọng, hãy thử tìm hiểu những đối thủ xung quanh mình để xem họ đang hoạt động như thế nào, hoạt động ra sao, vì sao họ lại nổi tiếng và có nhiều khách hàng. Hãy thử xem xét đến tên biển hiệu của họ, cách mà họ thiết kế cho bảng hiệu. Xem xét những nét nổi bật từ các chi tiết nhỏ nhất để từ đó bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và toàn cảnh hơn về ngành nghề mình đang kinh doanh. Tiếp thu các hình thức của đối thủ và phát triển những điều đó tốt hơn, mới mẻ hơn, sáng tạo hơn.

f/ Nên đặt tên tiệm nail dưới 3 chữ là đẹp

Ngoài các lưu ý trên thì để có tên tiệm nail đẹp còn chú ý đến độ dài của nó hay đặt tên tiệm nail theo phong thủy. Để có được một tên nail đẹp, tên cửa hàng nail hay thì độ dài phải dưới 3 chữ. Vậy tại sao lại phải như vậy?

Tên dưới 3 chữ sẽ giúp não bộ ghi nhớ nhanh hơn

Theo như các nghiên cứu thì những tên thương hiệu mà có số lượng ít hợp 3 chữ thì não bộ sẽ ghi nhớ nhanh hơn. Và điều quan trọng của tên tiệm nail là để tạo được sự thu hút cho khách hàng và làm cho khách hàng nhớ đến. Và chỉ khi nào đạt được điều ấy thì mới có thể nói là tên tiệm nail ý nghĩa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Độ dài vừa đủ để có một logo đẹp

Ngoài ra, đây còn là một số lượng vừa phải để tạo nên một logo đẹp cho công ty. Với số lượng từ 1 đến ba chúng ta có thể căn chỉnh tỉ lệ một cách dễ nhàng như vẫn đảm bảo độ đẹp mắt.

Số lượng chữ ảnh hưởng đến phong thủy của tiệm nail

Phong thủy là một vấn đề mà người kinh doanh cần phải đặc biệt chú ý. Có rất nhiều cửa tiệm quyết định, đặt tên tiệm nail mi theo phong thủy, đặt tên tiệm nail theo mệnh kim, đặt tên tiệm nail theo mệnh mộc, tên tiệm nail ở mỹ,… để có được tài lộc, may mắn.Và theo phong thủy, số 1 là con số đứng đầu, thể hiện sự dẫn đầu, tốt nhất. Số 2 là số đôi nên luôn có sự song hành, hỗ trợ qua lại. Số 3 thể hiện cho sự vững vàng, trong khi đó số 4 lại thể hiện sự xui xẻo, vì 4 là “tứ”, “tử” nên không được dùng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tên Thương Hiệu, Ấn Tượng Đầu Tiên Của Khách Hàng Về Cửa Hàng Của Bạn trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!