Cập nhật nội dung chi tiết về Tên Thương Hiệu Là Gì? Cách Đặt Tên Thương Hiệu Hấp Dẫn, Thu Hút mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tên thương hiệu không chỉ thể hiện phong cách, cá tính riêng của một doanh nghiệp mà còn nói lên rất nhiều điều về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang cung cấp. Tên thương hiệu tốt, dễ nhớ sẽ để lại những ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng và ngược lại.
Bài viết sau đây của WEBICO sẽ giới thiệu với bạn các thông tin tổng quan về tên thương hiệu cũng như một số lưu ý khi đặt tên thương hiệu để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp khi quảng bá một sản phẩm bất kì.
Thương hiệu là gì? Tổng quan về tên thương hiệu
Tên thương hiệu, có thể hiểu là một cụm từ hay từ ngắn mà người chủ doanh nghiệp, đại diện sáng lập doanh nghiệp đặt cho một dòng sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Tên thương hiệu khác với tên doanh nghiệp ở chỗ nó mang phạm vi hẹp hơn (chỉ dùng để nói đến một dòng sản phẩm nổi bật hay một sản phẩm đặc trưng nhất). Tuy nhiên cũng có trường hợp một số công ty có tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trùng nhau (như PepsiCo, tuy nhiên công ty thực phẩm Pepsico cũng có các thương hiệu nước giải khát khác như Lipton, Sting… và mỗi loại thức uống này lại mang thông điệp, câu chuyện khác nhau.
Thông qua những cái tên của thương hiệu, doanh nghiệp và công ty có thể gửi gắm các thông điệp, các ý tưởng và định hướng tiêu thụ của mình đến đại đa số người tiêu dùng. Giữa thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh hiện nay, việc gọi tên một thương hiệu và gán cho nó các đặc thù riêng sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng tiêu thụ.
Nói như vậy, có thể xem tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng ngang ngửa tên doanh nghiệp. Nếu tên doanh nghiệp gắn liền với một doanh nghiệp từ khi mới thành lập cho đến tận sau này thì tên thương hiệu sẽ gắn liền với một sản phẩm, dịch vụ. Nếu các chiến dịch quảng bá sản phẩm, dịch vụ đó không thành công hay có tên không thu hút, cái tên đó cũng sẽ đi vào quên lãng và dẫn đến việc ngừng sản xuất, phát hành sản phẩm đó trên thị trường.
Chính vì vậy mà tên thương hiệu được đánh giá cao và luôn được đem ra làm yếu tố hàng đầu khi các doanh nghiệp lên kế hoạch tung ra các dòng sản phẩm mới.
Cách đặt tên thương hiệu hấp dẫn, thu hút
Như vật, làm thế nào để sở hữu một cái tên của thương hiệu hấp dẫn, thu hút? Bạn có thể tuân theo các yêu cầu sau đây khu quyết định đặt tên cho thương hiệu bất kì.
Đặt tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ
Tên thương hiệu không giống với khẩu hiệu, slogan hay thông điệp doanh nghiệp. Giữa quá nhiều sự lựa chọn về mặt hàng, sản phẩm, cái tên nào càng đơn giản, dễ nhớ càng dễ in sâu vào tâm trí khách hàng và khiến họ quyết định mua sản phẩm nhanh chóng hơn.
Theo nghiên cứu, khi đặt các cái tên thương hiệu có chứa các nguyên âm o, a, i, e sẽ dễ gây ấn tượng hơn. Ví dụ như các thương hiệu lớn trên thế giới Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm này sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn.
Đặt tên thương hiệu phù hợp với tên miền website
Bên cạnh đó, việc kiểm tra trước xem tên thương hiệu bạn đặt có trùng với các tên miền website đã được mua hay chưa cũng là một điều đáng lưu ý, để tâm.
Chú ý với các tên bằng tiếng Anh
Có rất nhiều cái tên thương hiệu khi đặt bằng tiếng Anh nghe rất thú vị, hấp dẫn nhưng khi việt hóa thành tên tiếng Việt lại rất kì cục. Và nhiều doanh nghiệp đã gặp phải rắc rối trong vấn đề này khi đăng kí độc quyền thương hiệu tại Việt Nam (chỉ ứng dụng được với các tên gọi thuần Việt). Vì vậy cách tốt nhất là khi đặt tên cho thương hiệu bạn hãy nên chọn các cái tên mà ở trạng thái tiếng Việt hay tiếng Anh đều có nghĩa nhất định và nghe không quá buồn cười.
— ? WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP ?
? Địa chỉ: Mekong Tower, 235-241 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM ? Hotline: 1800 6016 ▪️ Email: email@webico.vn ▪️ Website: chúng tôi ▪️ Facebook: https://www.facebook.com/webico.vn/
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của WEBICO sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!
Top Thương Hiệu Trà Sữa Nổi Tiếng Và Cách Đặt Tên Thu Hút Nhất 2022
A. Các thương hiệu trà sữa ở Châu Á
1. Trà sữa Ding Tea.
Ding Tea là thương hiệu nổi tiếng của Đài Loan. Tính tới nay, Ding Tea đã có hơn 350 chuỗi cửa hàng trải rộng từ bắc vào nam ở Trung Quốc. Ở trên toàn thế giới, Ding Tea đã sở hữu hơn 650 chuỗi của hàng tại các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Hồng Kông, Indonesia,…
Royal Tea là một thương hiệu đến từ Hong Kong. Dựa vào số liệu năm 2013 thì Royal Tea sở hữu trên 300 cửa hàng tại các nước Hong Kong, Đài Loan, Mỹ và Trung Quốc.
3. Trà sữa Gongcha
Gongcha được biết đến là một thương hiệu trà sữa đến từ Đài Loan và được thành lập vào năm 2006. Chuỗi cửa hàng Gongcha đã mở rộng khắp 19 quốc gia với hơn 1.500 cửa hàng.
BobaPop là thương hiệu trà sữa ở Đài Loan và được biết đến với logo hình con chỗ ngộ nghĩnh. Trà sữa BobaPop nổi tiếng từ trước những năm 2010 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. BobaPop có rất nhiều cửa hàng tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
5. Trà sữa Koi The
Mọi người chắc hẳn đã không còn cảm thấy xa lạ với thương hiệu trà sữa Koi The này nữa khi mà đi đâu chúng ta cũng thường nghe thấy người nhắc đến thương hiệu này. Đây là thương hiệu trà sữa nổi tiếng của Đài Loan và đã có mặt tại 10 quốc gia và các vùng lãnh thổ.
B. Các thương hiệu trà sữa ở Việt Nam.
Không kém cạnh các nước ở Châu Á khác, Việt Nam ta cũng sở hữu những thương hiệu trà sữa nổi tiếng
1. Trà sữa Tocotoco
Tocotoco là một thương hiệu trà sữa ra đời từ năm 2012 tại một ngõ nhỏ ở phố Bạch Mai, Hà Nội. Đến nay, sau bao cố gắng và nỗ lực Tocotoco đã vương lên và là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường trà sữa về số lượng các cửa hàng. Tocotoco sở hữu hơn 150 cơ sở trên toàn quốc cùng một cơ sở tại Mỹ. Đây chính là bước đầu trong việc đem trà sữa Việt vươn ra tầm thế giới.
Trà sữa Phúc Long là một thương hiệu trà sữa Việt lâu đời và rất được ưa chuộng tại thành phố Hồ Chí Minh. Phúc Long luôn được đánh giá cao các món như trà ô long, trà long tỉnh, trà hạt sen hay trà đào, trà xanh sữa các vị,…
Trà sữa Hoa Hướng Dương được ra đời vào năm 2005. Tính đến nay, Hoa Hướng Dương đã sở hữu hơn 50 cửa hàng trải khắp các tỉnh trên toàn quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Huế,… Trà sữa Hoa Hướng Dương rất được các bạn trẻ ưa chuộng vì luôn đảm bảo những tiêu chí kiểm tra khắc nghiệt đầu vào và đầu ra của các nguyên liệu làm nên ly trà sữa, luôn tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Dựa vào địa điểm hoặc các cảnh vật xung quanh.
Chẳng cần phải nghĩ ngợi lung tung, bạn đã có thể đặt tên cho quán trà sữa của mình dựa vào địa điểm hoặc những cảnh vật nổi bật xung quanh. Đó sẽ là điểm nhấn vô cùng đặc biệt cho quán của bán, đồng thời cũng giúp khách tìm quán của bạn dễ dàng hơn.
Chẳng hạn trước quán bạn có một cây da to lâu năm, bạn có thể đặt tên cho nó là: Trà sữa Cây Đa.
2. Tên theo tiếng nước ngoài.
Nếu bạn muốn quán trà sữa của mình sang hơn, chảnh hơn thì việc đặt tên theo tiếng nước ngoài chính là một lựa chọn hợp lí.
3. Tên dễ thương, dễ nhớ.
4. Tên con vật.
Đặt tên quán trà sữa theo tên con vật như mèo, cú mèo,… chính là một lựa chọn tuyệt vời cho các chủ quán có tình cách yêu thích động vật. Bằng việc đặt tên quán theo tên con vật, việc thiết kế logo hay trang trí quán cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
5. Tên nhân vật hoạt hình.
Đặt tên quán bằng cách dùng tên nhân vật hoạt hình cũng là một lựa chọn tốt. Bạn có thể lấy những cái tên như Doraemon, Conan,… để làm tên quán của mình. Sẽ có những khách hàng vì muốn ôn lại kỷ niệm tuổi thơ mà vào quán của bạn đấy.
6. Tên khách hàng hướng đến
Đây là một trong những cách tốt nhất để tạo dấu ấn cho quán của bạn. Tuy nhiên khi chọn cách này, bạn phải nghĩ ra một cái tên thật độc lạ, thật sang chảnh thì mới gây ấn tượng. Chẳng hạn như tên quán là Honey chỉ những cặp đôi,…
Những Tên Thương Hiệu Hay Và Ý Nghĩa, Cách Đặt Tên Thương Hiệu
Có thể nói phương pháp truyền miệng là phương thức truyền thông đạt hiệu quả cao nhất để xây dựng một tên thương hiệu. Chưa kể đến thương hiệu đó có hay, ý nghĩa, dễ nghe, dễ đọc, dễ nhớ đối với người tiêu dùng hay chưa? Do đó để đặt tên thương hiệu hay trước tiên cần phải dễ đọc, tránh phát âm sai lệch và có nghĩa xuất phát mang tính tích cực.
Thế nào là một tên thương hiệu hay?
Tên thương hiệu hay, không chỉ gợi tả sự thú vị về phương diện phát âm, về mặt âm thanh, mà còn chứa đựng những ý nghĩa đẹp hoặc thể hiện một thông điệp chứa giá trị của thương hiệu.
Ví dụ như Google, là tên của công cụ tìm kiếm bắt nguồn từ một lỗi chính tả của từ “googol” có nghĩa là số 1 đầu và theo sau là 100 số không, được chọn để biểu thị rằng công cụ tìm kiếm nhằm cung cấp số lượng lớn thông tin. (Theo
Tên thương hiệu ý nghĩa mang lại lợi ích gì?
Trong khi các thương hiệu lớn đang chạy đua với chiến dịch cải cách sản phẩm, tung ra các sản phẩm đa dạng về cả chất lượng và mục đích sử dụng. Thì c ác doanh nghiệp vừa và nhỏ lại luôn phải ở trong trạng thái cạnh tranh khốc liệt để chiếm được thiện chí của người tiêu dùng và tạo sự khác biệt so đối thủ cạnh tranh.
Một cái tên dễ nhớ, ấn tượng, giàu hình ảnh, trọn vẹn ý nghĩa được chuyển tải những thông điệp bổ ích, lột tả được giá trị sản phẩm cũng như giá trị của thương hiệu. Đó chính là cách thức nhanh nhất để sản phẩm trở nên nổi bật và được ưu tiên chọn lựa trước vô vàn sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, để tạo được hình ảnh tốt, thương hiệu tốt cho doanh nghiệp trên thị trường cũng như chất lượng thương hiệu được đánh giá cao với người tiêu dùng thật không dễ.
Một thương hiệu tốt trước hết cần một sản phẩm tốt, chất lượng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, cũng cần có giá trị về mặt ghi nhớ, tinh thần vì độ tuổi cũng như thị trường mục tiêu là khác nhau và có nhiều biến chuyển dao động theo thời gian. Một thương hiệu ý nghĩa, bao hàm nội tâm doanh nghiệp sẽ thể hiện cho người tiêu dùng thấy được:
Ngày nay, cũng như con người, mọi thương hiệu đều gắn liền với một cái tên. Người tiêu dùng thay vì gọi tên doanh nghiệp thường gọi ngay tên sản phẩm mà họ thường xuyên sử dụng. Nó không chỉ là yếu tố để phân biệt, mà còn mang giá trị sở hữu vô hình, tạo nên sự khác biệt.
7 BƯỚC ĐẶT NHỮNG TÊN THƯƠNG HIỆU HAY VÀ Ý NGHĨA
Bước 1: Xây dựng chiến lược thương hiệu cho cá nhân, tổ chức:
Không nên đặt tên theo ý tưởng bộc phát, mọi thứ đều dễ dàng có thay đổi khi bạn có thêm một ý tưởng bộc phát khác. Như vậy rất mất thời gian, tiền của và công sức.
Trước hết bạn cần nghiên cứu năng lực, sản phẩm, giá trị đặc trưng cũng như định hướng chiến lược kinh doanh của thương hiệu là gì?
Bước 2: Nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng:
Bạn cần tìm hiểu, đánh giá mọi phương diện thị trường trước khi bạn định khẳng định thương hiệu của bạn dựa vào một thương hiệu mới. Cùng tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn đã làm gì? làm như thế nào? để thấy được mặt lợi mặt còn hạn chế để đưa ra phương hướng phát triển tối ưu nhất. Xác định được hạn chế của đối thủ và lấp đầy lỗ hổng đó chính là cơ hội và cách phát triển dễ nhìn thấy nhất.
Bước 3: Xác định thông điệp, ý nghĩa thương hiệu muốn hướng tới:
Bất kể một sản phẩm được tung ra thị trường đều có lý do và ý nghĩa riêng. Khi đã xác định được những điều này, thương hiệu của bạn ắt hẳn đã ở giữa hành trình phá triển thương hiệu.
Không có ý tưởng nào là sai là chưa phù hợp trong giai đoạn đầu của quá trình. Vì vậy, càng phát triển theo nhiều hướng và có nhiều ý tưởng thì càng tốt. Ngay cả những phương án ban đầu tưởng chừng là điên rồ, là vô lý nhưng biết đâu sau khi lọc ý tưởng đó lại là những “idea” tuyệt vời đầy đột phá. Cân nhắc, xem xét từng khía cạnh phương diện, đứng ở mọi góc nhìn để kéo dài danh sách ý tưởng và cho ra lò những tên thương hiệu không chỉ đẹp, hay mà còn mang nội hàm ý nghĩa sâu sắc.
Bước 6: Xây dựng phương án phát triển truyền thông thương hiệu:
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả kế hoạch truyền thông:
Từ những hiệu quả thu được từ phương án truyền thông, bạn sẽ thấy được thương hiệu của bạn đã được người tiêu dùng chấp nhận hay chưa?. Phương án của bạn đã hay? Ý nghĩa hay chưa? Lợi ích, công dụng của nó đã được người dùng chấp nhận hay chưa? Để sau đó lập ra kế hoạch phát triển lâu dài hay phương hướng điều chỉnh nếu có.
THAM KHẢO NHỮNG TÊN THƯƠNG HIỆU HAY VÀ Ý NGHĨA
Tham khảo những tên thương hiệu hay và ý nghĩa nổi tiếng
Nike: Tên nữ thần chiến thắng Hy Lạp
Rolex: Tên gọi từ lời thì thầm của một vị thần
Gap: Khoảng cách thế hệ giữa người lớn và trẻ em
Amazon: Đặt tên theo dòng sông lớn nhất thế giới
Pepsi: Tên gọi theo thuật ngữ y học của chứng khó tiêu
Tham khảo một số tên thương hiệu hay mà Ceovic đã giúp khởi tạo:
Infa: xuất từ Intelligent Farm – Lựa chọn nông sản thông minh
Reca: Refesh/ Recavery và Care – Chăm sóc, phục hồi – phòng khám phục hồi chức năng Reca
Haneva: Have Nice Eva
Khải An: Sự vui mừng, an vui vì bệnh tật được chữ khỏi, được thắng lợi
Rolica: lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của hoa hồng Pháp – Rosa Gallica
Mời các bạn xem video: 9 Yêu cầu khi đặt tên thương hiệu từ Kênh Thương Hiệu Triệu Đô
Cách Đặt Tên Thương Hiệu Để Bán Hàng Hiệu Quả
Khi thành lập một thương hiệu thì việc đặt tên vô cùng quan trọng. Mọi nỗ lực bán hàng và truyền thông sẽ trở thành vô ích nếu khách hàng không nhớ nổi tên thương hiệu. Khách hàng sẽ đánh giá thương hiệu như thế nào ?
Sự thật là, đặt tên thương hiệu xuất sắc không phải là điều không tưởng, nếu bạn không kham khảo những quy tắc sau:
1. Bảo hộ được
Tên dù có phù hợp thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro. Vì thế, hãy suy nghĩ đến vấn đề này đầu tiên. Trong trường hợp đã trùng rồi, bạn có thể xem xét lấy phương án logo thay thế (tùy nhiên không khuyến khích).
2. Tên miền có sẵn
Ngày nay, người ta hay dùng tên thương hiệu làm domain website luôn. Việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên lấy tên thương hiệu đó không cũng là những yêu cầu tất yếu.
3. Đơn giản và có thể đọc được
Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc. Dù nó hay như thế nào nhưng không đọc được hoặc khó đọc cũng gây nhiều phản cảm với khác hàng khi nghe nó.
Thương hiệu bán hàng có thể là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ. Ví dụ như một số thương hiệu lớn ai cũng như là Coca Cola, Levi’s, Trung Nguyên, …
Thương hiệu Coca Cola ( Nguồn : wikimedia )
Một số gợi ý hay cho bạn:
Về mặt mỹ, thuật tiện cho các thiết kế: tên có thể nằm hẳn một phía trên hoặc một phía dưới. Ví dụ như: Bitis, Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi,….
Tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e.
Số kí tự thông thường: 4-8 kí tự được gọi là những kí tự vàng. Tuy nhiên những domain này có thể đã bị mua gần hết. Vì thế ý tưởng nghĩ ra một tên viết sai chính tả hoặc lấy những chữ cái của một câu nhưng vẫn đọc được là ý kiến không tồi.
4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa
Có thể trong lúc đặt tên bạn có những liên tưởng tích cực. Tuy nhiên sau một thời phát hiện tích cực về tên tiếng ấy bằng tiếng khác chẵng hạn. Để tránh những trường hợp dỡ khóc dỡ cười đó, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi quyết định.
5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm
Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm bán hàng, tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.
Thương hiệu Novaland thể hiện nội dung sản phẩm là bất động sản ( Nguồn : vietguys )
Khách hàng sẽ dễ nhận thấy các yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone, Hope Education…; hay bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…; đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza, shoptretho…; ngành sữa có Vinamilk, TH True milk, Vinasoy…
6. Thể hiện sự khác biệt
Đẳng sau, mỗi cái tên là một câu chuyện. Hãy thể hiện nó ra và kể cho khách hàng nghe bằng cách của bạn. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Hãy là khách hàng của bạn và bạn sẽ muốn mua món đồ đó với cái tên như thế nào ? Sẽ không thể bán hàng online cho những bạn sính ngoại với những cái tên phổ thông được. Hoặc dân văn phòng với tên chứa ngôn ngữ teen.
Một số gợi ý dành cho bạn, với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Ở trên là những quy tắc bạn cần lướt qua để có được một cái tên hoàn hảo cho thương hiệu của mình. Còn khi tiến hành thì bạn nên làm sao ?
Bước 1: Phân tích sự cạnh tranh của ngành hàng
Trả lời những câu hỏi sau đây chính là chìa khóa.
Đặc trưng chính của ngành là gì ?
Lợi thế cạnh tranh của bạn và đối thủ?
Cách đặt tên và loại đặt tên nào đang sử dụng trong ngành ?
Đối thủ sử dụng tiếng Anh hay tiếng gì ?
Thông điệp được đối thủ truyền tải đến khách hàng là gì ?
Đối thủ mô tả thương hiệu và tầm nhìn như thế nào ?
Phân tích sự cạnh tranh của ngành hàng ( Nguồn : paysa )
Tất cả những câu hỏi trên giúp bạn làm rõ thách thức cũng như thúc đẩy sự nổi bật trong thương hiệu của bạn.
Bước 2: Định hướng sáng tạo
Từ những câu hỏi trên bạn sẽ có được những định hướng nhất định cho tên thương hiệu của mình phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, phù hợp với văn hóa dân tộc, và phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng của bạn. Và bộ định hướng này phải đi xuyên suốt với thương hiệu của bạn.
Bước 3: Làm nên cái tên
Ở bước này là phương pháp liệt kê và thanh lọc. Đây chính là đỉnh cao của sự tuyệt vời.
Hãy liên tưởng đến những yếu tố của sản phẩm như thành phần, hương vị, công dụng, phong cách hướng người dùng, cảm giác khi sử dụng, giá trị sản phẩm mang lại,… Mỗi yếu tố liệt kế khoảng 10 từ. Sau đó thanh lọc để có được khoảng 10 danh sách phù lí nhất với bạn. Kham khảo vài người nữa là bạn có ngay kết quả.
Bước 4: Kiểm tra tính khả thi
Sau khi đã có trên tay danh sách vàng những cái tên xem đâu là cái có duyên với mình. Đây là bước bạn kiểm tra có thể đăng kí bảo hộ thương hiệu không. Và mua tên miền cho tên thương hiệu ấy.
Bước 5: Kiểm tra tính ứng dụng thực tế
Đây là bước triển khai cho designer về logo, slogan, tagline xem phương án nào là tốt nhất và có trục trặc gì không.
Tags: Bán hàng, bán hàng online, thương hiệu bán hàng
T.C
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tên Thương Hiệu Là Gì? Cách Đặt Tên Thương Hiệu Hấp Dẫn, Thu Hút trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!