Cập nhật nội dung chi tiết về Tên Thương Hiệu Là Gì? Những Vấn Đề Cần Quan Tâm mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tên thương hiệu là gì? Những vấn đề cần quan tâm
Tên thương hiệu là gì? Vai trò & chiến lược của tên thương hiệu
Tên thương hiệu trong tiếng anh được viết là Brand Name. Tên thương hiệu thường sẽ là danh từ riêng được các nhà sản xuất hoặc một tổ chức nào đó áp dụng cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.
Đối với quá trình thành lập & phát triển công ty, tên thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu. Tên thương hiệu tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp khách hàng dễ gọi, dễ nhớ, dễ ấn tượng. Mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng, đối tác, đem lại lợi nhuận tốt hơn cho công ty.
Vai trò của tên thương hiệu đối với doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình xây dựng & phát triển chính thương hiệu đó. Cụ thể:
Thông qua tên thương hiệu, các chương trình truyền thông tới khách hàng mới có thể được thực hiện. Tên thương hiệu sẽ chuyển thông điệp tới khách hàng một cách công khai. Đó được xem là một công cụ hữu ích trong truyền thông giao tiếp đánh được vào tiềm thức của khách hàng.
Tên thương hiệu đóng vai trò chính, trọng tâm đối với bất cứ một chương trình phát triển thương hiệu nào đó của doanh nghiệp. Tên thương hiệu được xem là cách để nhận biết, phân biệt giữ doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Tên thương hiệu được xem là phương tiện pháp lý bảo vệ chính người sở hữu tên thương hiệu trước những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, hành vi chơi xấu của kẻ gian hay tình trạng trộm cắp, làm nhái, làm giả sản phẩm dựa theo sự nổi tiếng của thương hiệu.
Thông qua quá trình hoạt động của một công ty, tên thương hiệu có thể được xem là tài sản lớn của công ty đó.
Các yếu tố cần chú ý đến về tên thương hiệu
No1: Nên đặt tên cho sản phẩm mới hay đổi tên cho sản phẩm hiện tại?
Khi lựa chọn tên thương hiệu, vấn đề cần chú ý đến đầu tiên chính là có cần thiết để đặt tên thương hiệu gắn với sản phẩm mới hay không? Nếu bạn có những sản phẩm mới thì lời khuyên là nên chọn tên thương hiệu khác biệt hẳn với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Trong trường hợp sản phẩm không mới thì khi lựa chọn tên thương hiệu nên cân nhắc tới yếu tố về việc đổi tên cho sản phẩm. Từ đó phục vụ sự khác biệt hóa thương hiệu ở những thị trường khác nhau. Khi tên thương hiệu đã quá cũ & nhàm chán, không tạo được sự hứng thú cho khách hàng nữa thì việc đổi tên cũng là chiến lược cần thiết để xây dựng thương hiệu.
No2: Các sản phẩm được gắn thương hiệu có định hướng kinh doanh quốc tế không?
Đối với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng thường sẽ có 1 số những đặc trưng cơ bản như: Sử dụng tên đồng nhất cho mọi thị trường, thiết kế bao bì chung, hướng tới các thị trường mục tiêu tương đương nhau ở mọi khu vực.
Một thực tế chung hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp đang không chọn tên thương hiệu có mối quan hệ hoặc có khả năng kết nối, phát triển ra quốc tế. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho sau này doanh nghiệp khi thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hay thậm chí là cả thị trường để làm lại mục tiêu phát triển ra quốc tế.
No3: Tên thương hiệu có phải 1 phần hay kết quả chiến lược mở rộng thương hiệu?
Một khi doanh nghiệp đã xác định được chiến lược sản phẩm hay thương hiệu của mình được thực hiện thì vấn đề đặt tên thương hiệu sẽ chịu sự ràng buộc của rất nhiều yếu tố khác nhau trong chiến lược đó. Việc đặt mục tiêu mở rộng thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến độ hiệu quả & giúp tiết kiệm chi phí nhất khi giới thiệu sản phẩm mới trong cùng 1 dòng sản phẩm mà doanh nghiệp đã đưa ra thị trường.
No4: Tên thương hiệu có khả năng để được bảo hộ?
Tên thương hiệu qua thời gian hoạt động của công ty, khi đã được khách hàng, đối tác biết đến & đang có vị trí đứng tốt trên thị trường, cũng như đã được đăng ký bảo hộ sẽ được coi là tài sản của công ty. Vì thế khi chọn tên thương hiệu, cần tính toán để đảm bảo tên thương hiệu này sẽ được bảo hộ & coi đó là tài sản của doanh nghiệp. Tránh tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt hay bôi xấu.
Đăng ký thương hiệu như thế nào
Để đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải chú ý đến các giấy tờ hồ sơ đầy đủ. Cụ thể:
Cung cấp tờ khai theo mẫu yêu cầu cấp giấy chứng nhận, logo công ty, thương hiệu.
Giấy phép đăng ký kinh doanh: 02 Bản sao y công chứng.
Mẫu logo thương hiệu: 11 mẫu. Logo có kích thước không nhỏ hơn 80 x 80mm. Một mẫu thương hiệu chuẩn mực bao gồm ba bộ phần cấu thành chính: Phần hình, Phần chữ, Slogan.
Vậy đăng ký thương hiệu ở đâu
Ngoài việc chuẩn bị tên thương hiệu & hồ sơ đăng ký tên thương hiệu cho doanh nghiệp mình, bạn cần phải tìm được một nơi đăng ký thương hiệu phù hợp. Bạn có thể tự mình đăng ký hoặc cũng có thể chọn tới TaxPlus để chúng tôi giúp bạn đăng ký tên thương hiệu thành công bằng cách:
Tư vấn pháp lý, thủ tục, hồ sơ để đảm bảo bạn được chấp nhận hợp lệ.
Tư vấn về tên thương hiệu khi bạn có nhu cầu chọn lựa đáp ứng được các tiêu chí về pháp lý, có tính mở rộng cho tương lai, dễ hiểu, dễ gây ấn tượng, dễ nhớ giúp mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Cam kết chi phí rõ ràng, tốt nhất thị trường hiện nay.
Lời kết
Nếu bạn đang cần đăng ký thương hiệu, đừng chần chừ nữa kẻo sẽ có đối thủ chọn mất tên thương hiệu của bạn. Hãy tới ngay với TaxPlus để được cung cấp thêm thông tin. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
SĐT: 0853 9999 77
Email: info@taxplus.vn
Website: https://taxplus.vn/
0/5
(0 Reviews)
Tên thương mại là gì? Đăng ký bảo hộ ra sao?
Tên thương mại là gì? Đây là những vấn đề bạn cần tìm hiểu nếu như bạn đang hoạt động trong lĩnh…
Quyền tác giả là gì? Đăng ký như thế nào?
Quyền tác giả là gì? Có lẽ nghe đến thuật ngữ này bạn cũng sẽ hình dung ra rồi. Tuy nhiên về…
đánh giá
Chọn đánh giá
Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đặt Tên Thương Hiệu
Hãy bỏ qua những tên quá phổ biếnNgắn gọn mà súc tích
Ở Anh, “Sterling” được xem là một từ “đẹp” vì nó vừa chỉ đơn vị tiền tệ căn bản của Anh lại vừa có nghĩa là “chất lượng thượng hạng”. Và cũng chính vì thế mà có đến hơn 700 công ty Anh quốc dùng làm tên cho mình.
Ngữ cảnh rất quan trọng
Ví dụ, hãy nghĩ đến tình huống nếu tên sản phẩm hoặc tên công ty bạn chọn kết thúc bằng âm “-is”. Tỉ phú bất động sản Donald Trump từng giễu cái tên Allegis “nghe cứ như một thứ bệnh nhà giàu nào đó.” Đó là bởi vì có rất nhiều loại bệnh kết thúc bằng “-is” như arthritis (viêm khớp), gingivitis (viêm lợi), encephalitis (viêm não) và syphilis (giang mai). Nhưng có vẻ như hai hãng Rhone-Poulenc và Hoechst đã không màng đến điều này khi sáp nhập với nhau để tạo nên tập đoàn khoa học sức khỏe lớn khổng lồ ngày nay với tên gọi Aventis.
Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda là một cái tên lạ đời và hết sức trúc trắc. 7-Up lại ngắn gọn và hay hơn. Dr. Richardson’s Croup and Pneumonia CureSalve (thuốc chữa bệnh viêm thanh quản và viêm phổi của bác sĩ Richardson) chỉ được khách hàng để mắt đến khi họ đổi tên sản phẩm thành Vicks VapoRub.
Nên sàng lọc kỹ các lựa chọn
9 trong số 10 cái tên được tạo ra bởi bất kỳ phương thức nào thường trùng với những tên đã được đăng ký. Điều này không có gì lạ. Khi Coca-Cola chuẩn bị tung ra nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên vào năm 1963, người ta đã lập trình trên máy IBM Model 1401 để tạo nên các từ ghép 4 chữ cái bao gồm một nguyên âm.Kết quả là có 250,000 từ thu được và 600 từ qua được vòng sơ tuyển. Nhưng cuối cùng chỉ có 24 tên, chưa đến 4% là không trùng với các nhãn hiệu có sẵn. (Trong đó có Tabb, sau này được rút gọn thành Tab.)
Giá trị của tên bạn rất đáng lưu ý
Tên tuổi có thể hàm chứa giá trị thương hiệu to lớn. Wells Fargo Bank từng sáp nhập với một ngân hàng lớn hơn là American Trust Bank Company, nhưng nhờ sáng suốt, họ đã quyết định giữ lại cái tên “nhỏ” hơn và cuối cùng thành công nhờ giá trị thương hiệu của chính cái tên nhỏ bé này.
Nên tận dụng những gì có sẵn
Đôi lúc một chiến lược đặt tên đúng cần sự sáng suốt, logic hơn là cam đảm. Anheuser-Busch quyết định “thoát ly” khỏi công ty bánh lớn Campbell Taggart Inc. mà họ mua lại từ năm 1982. Muốn tìm một cái tên mang ý nghĩa hơn, ban quản lý mới đã quyết định chọn tên của một trong những thương hiệu bánh mì có sẵn, sửa đổi đôi chút và biến nó thành tên cho cả công ty: Earthgrains Company đã ra đời như thế.
Đừng theo quá sát nghĩa đen của tên
Khách hàng thường không để ý đến nghĩa đen. Nếu có, thể nào họ cũng nghĩ rằng xe hơi thuê của Rent A Wreck (Thuê Xế Xẹp) thật sự là xe dỏm. Hay chuyên gia môi giới của công ty bất động sản Century 21 (Thế kỷ 21) chắc chẳng bán được căn nhà nào ở trong thế kỷ 20.
Đừng cho rằng tên tuổi tạo nên thị trường
Lean Cuisine là một cái tên khá bảnh cho dòng sản phẩm món khai vị đông lạnh, nhưng thương hiệu này thành công bởi vì người tiêu dùng đã sẵn sàng đón nhận các sản phẩm ẩm thực cao cấp có hàm lượng calorie thấp.
Cảm xúc cần được thể hiện
Chỉ logic thôi vẫn chưa đủ để tạo nên một cái tên hay. Hãy để trực giác mách bảo bạn khi chọn tên. Sears đã có thể chọn tên Reliable cho sản phẩm bình ắc quy xe hơi mà họ bán (rất hợp lý, thực tế nhưng chẳng có gì đặc biệt), thay vào đó họ quyết định chọn DieHard một cái tên vừa nghe đã thấy ngay sự mạnh mẽ và cá tính hơn hẳn.
Cần Biết Cho Đặt Tên Thương Hiệu
Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đảm bảo sự tồn tại và phát triển thương hiệu. Hiện nay, có rất nhiều công ty Việt Nam rất bối rối trong việc lựa chọn tên một thương hiệu, liệu có nên đặt tên thuần Việt hay không? Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đảm bảo sự tồn tại và phát triển thương hiệu. Hiện nay, có rất nhiều công ty Việt Nam rất bối rối trong việc lựa chọn tên một thương hiệu, liệu có nên đặt tên thuần Việt hay không?
Thương hiệu là một tài sản vô hình những lại rất hữu hình, nó quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm và chính là yếu tố mang lại thành công cho doanh nghiệp. Vậy đâu là những bài học trong việc xây dựng tên thương hiệu?
Bài học 1: Đừng chủ quan đối với tên thương hiệu
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cần một triết lý để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị thương hiệu, nhưng rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đặt tên thương hiệu cho sản phẩm còn nặng về yếu tố cá nhân, sở thích. Nghĩa là đem tên mình, tên vợ, con người thân trong gia đình để đặt tên thương hiệu. Số doanh nghiệp khác thì cứ đem tên công ty ra “nện” cho nó oai mà không cần để ý đến việc đặt tên như vậy có hiệu quả không. Cần nhớ rằng khách hàng không mua cả công ty mà họ chỉ chi tiền cho những sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Khách hàng uống Coca Cola, Sprite hay Fanta sẽ không bao giờ để ý đến công ty nào sản xuất. Tương tự đối với Procter & Gamble cũng vậy. Hãng có hàng trăm thương hiệu từ dầu gội đầu, kem đánh răng, bột giặt, mỹ phẩm, xà phòng, kem dưỡng da…
Ngoài ra một số doanh nghiệp rất chủ quan khi nghĩ rằng nếu thương hiệu nào đó thành công thì có thể dùng để đặt tên cho sản phẩm khác. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn thử tượng nếu nước tẩy rửa Duck được dùng để đặt tên cho kem đánh răng, xà bông và dầu gội đầu. Thử hỏi có khách hàng nào dám đưa thương hiệu “tẩy sạch” vào miệng để đánh răng hoặc thoa lên làn da nhạy cảm để tắm hay đưa lên đầu để gội. Trong những trường hợp sản phẩm tương đối khác biệt như vậy, các giám đốc chuyên nghiệp thường phải đặt cho nó một cái tên khác để tránh liên tưởng sai lệch, chấp nhận chi phí lớn ban đầu trong việc xây dựng nhãn hiệu mới. Cụ thể là hãng P&G có bột giặt Tide, kem đánh răng Crest, xà phòng Camay và dầu gội Head & Shoulders.
Bài học 2: Tên thương hiệu liên tưởng đến loại sản phẩm
Các chuyên gia marketing có kinh nghiệm thường đặt tên sẽ giúp người đọc liên tưởng đến các loại sản phẩm và công dụng. Chẳng hạn như thương hiệu Walkman của Sony là thương hiệu nổi tiếng với sản phẩm máy nghe nhạc. Chữ Walkman ít nhiều khiến khách hàng liên tưởng đến loại máy nhỏ bỏ túi, mà người đi bộ có thể cầm theo nghe. Hiện nay, Walkman nổi tiếng đến mức nó đang trở thành một từ tiếng Anh mới dùng để chỉ các máy nghe nhạc.
Các thương hiệu như Kakata, Nakydaco và Vidoka đọc lên khó cho ta liên tưởng đến kem ăn, dầu chiên và nước uống vì nghe thấy “sắt thép” quá. Vinagen thì ít nhiều nghĩ đến công ty xuất nhập khẩu hơn là một nhãn hiệu bia. Tương tự như tại Trung Quốc, có công ty Hoá Quang chuyên đào tạo trong lĩnh vực âm nhạc nhưng khi đọc lên khiến khách hàng liên tưởng đến cơ sở hoá chất nhiều hơn. Ngược lại, sản phẩm Mosfly cho ta liên tưởng đến một loại sản phẩm thuốc trừ muỗi do chữ Mos viết tắt từ Mosquito (muỗi) và fly (ruồi). Sơn Dulux Weathershiled ít nhiều gọi cho người đọc đây là loại sơn ngoại thất, chống chọi với mọi đổi thay của thời tiết vì weather có nghĩa là thời tiết và shield có nghĩa là lá chắn, tấm khiên.
Nếu không hướng được đến loại sản phẩm thì tên nhãn hiệu cũng phần nào nói lên cái gì đó về tính chất của sản phẩm, như Kubota (máy móc nông nghiệp), Yanmar nghe mạnh mẽ cứng rắn, còn La vie, Orlane (mỹ phẩm) nghe nhẹ nhàng, ngọt ngào làm sao!
Bài học 3: Thương hiệu gợi đến chất lượng sản phẩm
Một nhãn hiệu hay còn phải ít nhiều nói lên chất lượng sản phẩm. Duracell (kết hợp của Durable là bền và cell là pin), Energizer (tràn đầy sinh lực) tất cả đều nói lên pin của họ dùng lâu mới hết. Tương tự sản phẩm Angel (thiên thần), Bonus (phần thưởng), Dream (giấc mơ) là những cái tên mà các nhà marketing xe gắn máy muốn nói lên phần nào chất lượng, giá trị.
Bài học 4: Thương hiệu dễ đi vào lòng người
Mục đích đặt tên thương hiệu là làm cho khách hàng nhớ đến sản phẩm của mình mỗi khi họ có nhu cầu sử dụng, do đó tên thương hiệu phải dễ đọc, dế nhớ, không nên quá dài dòng, nhiều âm tiết. Xà phòng Coba là một trong những thương hiệu rất nổi tiếng tại Nhật Bản, một phần vì nó dễ nhớ. Thậm chí nhãn hiệu nhiều âm tiết như Ajnomoto vẫn dễ nhớ vì nó có vần điệu, thế nhưng vì có 5 âm tiết nên thông thường các bà nội trợ thường thích gọi là bột ngọt Aji hơn. Còn Schewepper thì sẽ hơi khó đọc với những nước không nói tiếng Anh và do vậy khách hàng cũng sẽ ít có ấn tượng hơn, vì thế mức độ phổ biến của sản phẩm cũng giảm đi đáng kể. Ngoài ra, tính đặc trưng của thương hiệu giúp khách hàng khó quên bởi nó “độc chiêu”, “không đụng hàng” như Ricoh, Kohler, Xerox…, bởi trong tiếng Anh bạn dường như không thể tìm thấy những âm s x, h, k mà trước đó là nguyên âm. Bên cạnh đó, khi đặt tên thương hiệu, doanh nghiệp cũng phải tính đến đăng ký nhãn hiệu độc quyền, tên chung của các địa phương như Boudeaux, Paris, Lodon thường rất khó để đăng ký độc quyền cho một doanh nghiệp riêng lẻ.
Nếu bạn đã vận dụng thành công một trong các công thức trên, xin đừng nghĩ rằng với thương hiệu mới, bạn có thể trải qua những ngày yên tĩnh. Cho dù thương hiệu được quốc gia bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng một thương hiệu đã sử dụng trong năm năm vẫn có thể bị tấn công và sa sút trước một sự cạnh tranh nào đó. Để tránh nỗi thất vọng ấy thì tốt hơn là từng thời gian doanh nghiệp cần cho ra những sản phẩm mới.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp rất ngại khi đối mặt với con đường xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho thương hiệu của riêng mình vì đây là một quá trình rất lâu dài và tốn kém. Chính vì điều này, không ít hãng sản xuất vì muốn sản phẩm của mình nhanh chóng thâm nhập thành công thị trường đã sử dụng phần nào đặc điểm của các thương hiệu nổi tiếng. Nhưng nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường hãy bằng chính sức mình, những khả năng và đặc điểm của mình để xây dựng thương hiệu riêng, không nên “sao chép” những thương hiệu nổi tiếng khác.
Ý Nghĩa Thương Hiệu Là Gì? Tại Sao Thương Hiệu Cần Có Ý Nghĩa Cho Sự Tồn Tại Của Mình?
Người ta luôn nói nhiều về ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose), nhưng họ có thật sự hiểu rõ đó là gì và tại sao hay không?
Nhiều người hay hỏi tôi rằng điều gì khiến một thương hiệu thành công hơn các đối thủ.
Thường thì thì việc phân tích các trường hợp thành công lúc nào cũng dễ. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy hàng trăm bài báo phân tích tại sao đương kim vô địch World Cup xứng đáng với chiếc cúp của mình, dựa trên nhiều lý do, dữ liệu và nhiều phân tích khác nhau.
Đó là vì con người có xu hướng tìm kiếm thông tin, bằng chứng củng cố cho suy nghĩ của mình hơn là tìm hiểu những ý kiến trái ngược. Tệ hơn, chúng ta lại có xu hướng học hỏi cách “làm thế nào” từ những câu chuyện thành công mà quên đi những điểm quan trọng khác như việc tìm hiểu bối cảnh và động lực đằng sau mỗi thành công đó.
Ai cũng cần động lực để làm điều gì đó, bất kể đó là một cá nhân đơn lẻ hay cả một tổ chức lớn. Những động lực đó nhiều khi chỉ đơn giản là kiếm nhiều tiền hơn, trở nên nổi tiếng hay đảm bảo an toàn… Động lực sẽ thúc đẩy các cá nhân, các thương hiệu và kể cả các tổ chức đạt được những điều họ muốn.
“Tìm được lý do vì sao mình tồn tại, người ta sẽ không còn ngần ngại bất cứ điều gì.”
Friedrich Nietzsche
Tuy nhiên, như vậy thôi chưa đủ. Trên con đường phát triển của doanh nghiệp sẽ luôn có những thách thức, rủi ro khác cản đường. Khi đó, những động lực đơn thuần như kiếm nhiều tiền hơn không đủ lớn và mạnh mẽ để thúc đẩy họ. Đứng sau mỗi thương hiệu là những cá nhân riêng biệt, nên sẽ có những thất bại chất chồng khiến người ta mất động lực, buông xuôi và chọn cách bắt đầu lại từ đầu với một công việc nào đó thú vị hơn.
Động lực để lội ngược dòng và vượt qua những khó khăn, thử thách cần phải lớn lao hơn vậy, cần có ý nghĩa và đủ mạnh để ta có thể dùng làm lý do chống lại bất kì trở ngại nào. Đó là khi câu hỏi “tại sao” xuất hiện, tạo ra điểm khác biệt trong thế giới kinh doanh, và thường thì người ta gọi đó là Ý nghĩa cho sự tồn tại của thương hiệu (Brand Purpose).
Vậy ý nghĩa thương hiệu là gì? Ý nghĩa của sự tồn tại của thương hiệu lớn hơn cả những giá trị thương mại thông thường.
Chúng ta đều biết hầu hết các thương hiệu đều hướng đến việc tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu và thương hiệu được dùng để định vị khác biệt với những đối thủ khác trên thị trường.
Tưởng tượng bạn sở hữu một quán cà phê, và có những khách hàng trung thành với quán vì họ nhớ cách bạn phục vụ, vị cà phê đặc trưng của bạn. Đây là một chức năng cơ bản của thương hiệu.
Cùng xem qua một số ví dụ như sau:
Starbucks: “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần mỗi người – một người, một ly cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”
Coca-Cola: “Làm mới thế giới, lan tỏa phút giây hạnh phúc.”
Walmart: “Tiết kiệm cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.”
Nike: “Mang niềm cảm hứng và những đổi mới đến với mọi vận động viên trên thế giới. Bản thân mỗi người đều là một vận động viên. “
Zappos: “Giao hạnh phúc.”
Pampers: “Thúc đẩy sự phát triển của trẻ.”
Google: “Sắp xếp thông tin của thế giới và khiến chúng dễ dàng truy cập trên phạm vi toàn cầu.”
IBM: “Giải quyết các vấn đề bức xúc của thế giới bằng việc kết nối mọi người và tận dụng sức mạnh công nghệ.”
Coffee House (Việt Nam): “Gia tăng kết nối giữa người và người.”
Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng LIN (Việt Nam): “Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận.”
Vậy, ý nghĩa thương hiệu quan trọng như thế nào?
Năm 2012, một cuộc khảo sát của công ty Edelman chỉ ra 87% người tiêu dùng trên toàn thế giới đồng ý rằng việc kinh doanh nên cân bằng giữa việc giải quyết các vấn đề xã hội và các vấn đề kinh doanh. Họ kì vọng các thương hiệu quan tâm và giải quyết các vấn đề xã hội nhiều hơn là chỉ hướng đến việc bán hàng.
Cả P&G và Unilever đều đồng ý với quan điểm đó.
87% người tiêu dùng trên toàn thế giới đồng ý rằng việc kinh doanh nên cân bằng giữa việc giải quyết các vấn đề xã hội và các vấn đề kinh doanh.
Trong cuốn sách Grow – Tăng trưởng, xuất bản năm 2012, Jum Stengel, cựu CMO của P&G đã chỉ ra:
Top 50 doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thường đi kèm với một ý nghĩa thương hiệu rõ ràng, họ phát triển nhanh gấp 3 lần so với đối thủ.
Nếu bạn đầu tư vào những thương hiệu này, lợi nhuận thu về sẽ là 400% so với đầu tư các công ty nằm trong danh sách 500 công ty có chỉ số vốn hóa lớn nhất.
Vậy, đâu là những trường hợp nổi bật về thương hiệu gắn liền với vấn đề xã hội?
Theo cuốn sách của Jim Stengle, có 5 kiểu thương hiệu gắn với vấn đề xã hội nổi bật:
Khơi gợi hứng thú với những trải nghiệm mới mẻ và các giới hạn được phá bỏ (Ví dụ: Zappos)
Kết nối con người với nhau và với thế giới (Ví dụ: Starbucks)
Khám phá những “chân trời mới” cùng với những trải nghiệm mới (Ví dụ: Pampers)
Gợi lên sự kiêu hãnh bằng việc đem lại cảm giác tự tin cho người tiêu dùng (Ví dụ: Mercedes Benz)
Tạo ra ảnh hưởng rộng rãi, thách thức thực tại và tái định nghĩa ngành hàng (Ví dụ: IBM)
Bây giờ chúng ta đều biết có những kiểu thương hiệu như trên, vậy làm sao để tìm ra được một ý nghĩa phù hợp cho thương hiệu của mình?
Tôi nghĩ bạn nên thử dùng “concept IKIGAI”. IKIGAI là một khái niệm xuất phát từ Nhật Bản, có thể hiểu đó là mục đích cuộc sống của mỗi người, là sứ mệnh và sự cống hiến.
Điều bạn yêu thích
Điều thế giới cần
Điều có thể giúp bạn làm ra tiền
Điều bạn giỏi
Bây giờ, chuyển nó sang ngữ cảnh của một thương hiệu gắn với vấn đề xã hội:
Thương hiệu quan tâm đến điều gì?
Người tiêu dùng cần gì?
Giá trị thương hiệu có thể đem lại cho người tiêu dùng?
Điểm mạnh của thương hiệu/ nhân lực của công ty là gì?
Bằng cách trả lời những câu hỏi này, tôi chắc bạn sẽ hình dung được phiên bản đầu tiên của ý nghĩa cho sự tồn tại thương hiệu. Gọi là phiên bản đầu tiên vì chắc chắn chúng ta sẽ còn có những phiên bản thứ hai, thứ ba… Theo thời gian, mục đích thương hiệu sẽ luôn thay đổi và phát triển.
Quá trình xác định và vẽ ra ý nghĩa thương hiệu sẽ tốn khá nhiều thời gian và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vậy nên hãy kiên nhẫn với bản thân và đồng nghiệp của mình. Và nhớ rằng, khi bạn dùng ý nghĩa làm định hướng, đó sẽ là kim chỉ nam giúp bạn vượt qua những khoảng thời gian vất vả.
Có thể gây ấn tượng với đồng nghiệp và các đối tác không? Nếu mục đích ý nghĩa thương hiệu bạn vẽ nên không khiến ai hào hứng thì bạn cần thử lại, nghĩ thêm, nguyên do có thể đơn giản là vì ý nghĩa ấy chưa trả lời được câu hỏi “tại sao” và chưa đủ rõ ràng để tạo động lực cho mọi người.
Có thỏa mãn đồng thời điểm mạnh của doanh nghiệp và nhu cầu của thế giới không? Một ý tưởng nào đó đem đến sự hào hứng cho tất cả mọi người nhưng không thể dùng được hoặc không đem lại lợi ích gì thì cũng vô dụng. Đồng thời, nó cũng phải nằm trong khả năng hiện thực hóa của thương hiệu. Nếu không, đó chỉ là một ý tưởng viển vông.
Bạn có cảm thấy choáng ngợp về chiều sâu hay sự to lớn của ý nghĩa thương hiệu? Nếu câu trả lời là không, ý nghĩa thương hiệu của bạn chưa thực sự mới mẻ. Vì chỉ khi ý nghĩa thương hiệu có gì đó mới và ý nghĩa thì chúng ta mới tạo ra được những khác biệt thực sự.
Như đã đề cập, đúng là chúng ta cần liên tục nhắc đến ý nghĩa thương hiệu, nhưng nếu lặp lại y chang như vậy khắp mọi nơi thì thật là sai lầm. Điều đó chỉ làm khách hàng và đối tác thấy nhàm chán và khó chịu mà thôi.
Nhiều ví dụ chỉ ra việc hiện thực hóa ý nghĩa thương hiệu được các vị CEO dẫn dắt khéo léo, trong số đó có thể kể đến vị CEO Richard Brandon của Virgin Group. Thường thì mọi việc sẽ bắt đầu từ những quan chức cao cấp của doanh nghiệp vì họ sẽ là người dẫn đầu, làm gương cho cấp dưới và họ cũng chính là những người hiểu rõ nhất về mục đích thương hiệu. Không chỉ ban lãnh đạo mà những nhân viên cấp bậc bình thường cũng cần phải nắm rõ vai trò của mình trong quá trình hiện thực hóa ý nghĩa thương hiệu. Điều này vô cùng quan trọng.
Thử tưởng tượng trong một buổi họp báo, CEO của công ty đề cập đến ý nghĩa thương hiệu và bạn cũng như các đồng nghiệp không hề biết đó là gì, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Đừng để tình huống không hay này xảy ra với thương hiệu và đồng nghiệp của bạn.
Ai cũng hứa được, nhưng vấn đề là lời hứa nào được thực hiện, lời hứa nào là lời hứa suông.
Nếu thương hiệu của bạn quan tâm đến môi trường, hãy làm điều gì đó có tác động tốt đến môi trường và cho thế giới thấy một kết quả cụ thể. Còn nếu bạn chỉ tô vẽ một bức tranh đẹp về mục đích thương hiệu của mình mà không thực sự có động thái nào thì khách hàng sẽ không quan tâm đến thương hiệu và thông điệp của bạn nữa đâu.
Chúng ta xem trọng ý nghĩa của mình, điều này là đúng, nhưng việc kinh doanh cũng như cuộc sống vậy. Cuộc sống vốn đa dạng và chúng ta không nên chỉ chú tâm và cứng nhắc theo đuổi 1 vấn đề mà bỏ qua những điều khác. Đôi khi chú trọng vào quá trình cũng quan trọng không kém chú trọng vào mục đích. Việc bám sát ý nghĩa một cách cứng nhắc có thể sẽ phản tác dụng.
Bạn nên nhớ rằng nếu thương hiệu cực đoan trong cách thể hiện ý nghĩa thương hiệu, nhất là trong việc áp dụng đối với người tiêu dùng, họ có thể sẽ cảm thấy chán hoặc hoảng sợ khi nhắc đến thương hiệu của bạn, và khi ấy, ngoài kia luôn có những lựa chọn khác sẵn sàng phục vụ họ.
Diệu Uyên / Brands VietnamNguồn: Thann Auttanukune / Founder Capital P & Co-founder ZumStart
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tên Thương Hiệu Là Gì? Những Vấn Đề Cần Quan Tâm trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!