Cập nhật nội dung chi tiết về Thủ Tục Sang Tên Xe Ô Tô Cũ mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chuyên mục cung cấp toàn bộ thủ tục sang tên xe ô tô cũ tại Hà Nội & TPHCM và trên toàn quốc mới update tháng 8/2021. Với kinh nghiệm uy tín chuyên nghiệp lâu năm chắc chắn chúng tôi sẽ tư vấn các thủ tục giấy tờ mua bán sang tên xe ô tô một cách đơn giản, nhanh nhất, nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định mới nhất của pháp luật.
THỦ TỤC SANG TÊN XE Ô TÔ CŨ
Qua bài viết chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thủ tục mua bán xe ô tô cũ một cách chung nhất cho các bạn hình dung công việc phải làm áp dụng với các trường hợp sau: thủ tục mua bán xe không chính chủ, thủ tuc sang tên cùng tỉnh, thủ tục mua bán khác tỉnh, thủ tục xe tên công ty, cá nhân, thủ tục mua xe ô tô trả góp… thì bên mua và bên bán cần chuẩn bị giấy tờ mua bán gồm những gì… mời các bạn cùng đón đọc.
Sang tên xe ô tô cũ gồm những giấy tờ
Để có thể tiến hành thủ tục sang tên xe ô tô cũ, theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư 15/2014/TT-BCA, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).
Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe oto cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Chứng từ lệ phí trước bạ: là biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính.
Hồ sơ gốc của xe (trong trường hợp sang tên xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác).
Như vậy, ngoài việc chuẩn bị Giấy khai đăng ký xe (bạn có thể lên cơ quan có thẩm quyền để xin) và Giấy chứng nhận đăng ký xe, trước khi nộp lên cơ quan có thẩm quyền sang tên xe ô tô bạn cần phải đi công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô cũ và nộp lệ phí trước bạ.
Nếu bạn sang tên xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là sang tên xe đi tỉnh) khác thì bạn còn phải tiến hành thủ tục rút hồ sơ gốc tại địa phương cũ để nộp tại địa phương mới.
Chi phí khi làm sang tên xe ô tô
Theo quy định tại Thông tư số 229/2016/TT-BTC, chi phí sang tên đổi chủ xe ô tô cũ được quy định như sau:
Đối với trường hợp cấp lại giấy đăng ký kèm biển số: chi phí là 150.000 đồng/lần/xe
Đối với trường hợp cấp lại giấy đăng ký không kèm theo biển số: chi phí là 30.000 đồng/lần/xe
Thủ tục sang tên xe ô tô 2020
Việc sang tên xe ô tô chỉ được thực hiện khi có việc mua bán xe ô tô, người bán xe sẽ tiến hành sang tên cho người mua. Việc sang tên xe ô tô dù chính chủ hay không chính chủ thì vẫn được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô
Sau khi bên mua và bên bán đã chuẩn bị xong giấy tờ tùy thân như trên và hai bên đã thống nhất về giá xe và các khoản phí khi mua bán xe, thì hai bên sẽ tiến hành làm công chứng hợp đồng mua bán xe tại bất cứ phòng công chứng nào.
Làm các thủ tục hợp đồng mua bán xe ô tô và soạn thảo hợp đồng mua bán xe ô tô tại phòng công chứng. Sau khi đã có bản thảo thì hai bên ký vào Hợp đồng mua bán xe. Phòng công chứng xác nhận Hợp đồng, đóng dấu và thu phí (phí công chứng dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán). Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản. Lúc này, việc mua bán xe coi như đã hoàn tất.
Giai đoạn tiếp theo sau khi hai bên đã công chứng hợp đồng mua xe thì lúc này người mua xe cần mang hợp đồng và các giấy tờ xe đến cơ quan thuế trực thuộc địa phương mình để đóng phí trước bạ cho chiếc xe của mình.
Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ
Để lấy chứng từ lệ phí trước bạ, bạn mang toàn bộ giấy tờ xe và Giấy mua bán đã được công chứng đến chỗ Chi cục thuế quận, huyện nơi mình đang sinh sống để đóng lệ phí trước bạ. Lệ phí trước bạn phải nộp bằng giá tính lệ phí trước bạ nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của ô tô.
Phí trước bạn thì còn phụ thuộc vào từng loại xe, nếu là xe sang như: BMW 520, Mer E200 hay C200 cũ thì mức phí này cũng là khá cao so vơi xe bình dân. Theo quy định tại điểm d2 Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 20/2019/TT-BTC, Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ (trường hợp của bạn là ô tô) được xác định như sau:
Tài sản mới: 100%.
Thời gian đã sử dụng trong 1 năm: 90%
Thời gian đã sử dụng từ trên 1 đến 3 năm: 70%
Thời gian đã sử dụng từ trên 3 đến 6 năm: 50%
Thời gian đã sử dụng từ trên 6 đến 10 năm: 30%
Thời gian đã sử dụng trên 10 năm: 20%
Đối với tài sản đã qua sử dụng, thời gian đã sử dụng được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ. Mức thu lệ phí trước bạ với xe cũ là 2% và áp dụng thống nhất trên cả nước.
Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe
Trường hợp xe khác tỉnh thì bắt buộc phải rút hồ sơ để sang tên và đổi biển số cho tỉnh mới. Thủ tục rút hồ sơ gốc của xe ô tô được tiến hành theo các bước sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2014/TT-BTC, hồ sơ cần chuẩn bị để rút hồ sơ gốc của xe bao gồm: Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu); Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe oto cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, bạn cần phải mang theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Giấy tờ khác có giá trị tương đương để xuất trình khi tiến hành thủ tục.
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BTC, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khác tỉnh này là Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông).
Nhận lại hồ sơ gốc đã rút
Sau khi xem xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại cho bạn giấy hẹn. Theo thời gian trên giấy hẹn, bạn đến nhận lại hồ sơ gốc để tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký
Sau khi thực hiện hết tất cả các bước cần thiết để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bạn mang tất cả những giấy tờ trên đến cơ quan có thẩm quyền sang tên xe ô tô để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe mới. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BTC, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khác tỉnh này là Phòng Cảnh sát giao thông.
Bên cạnh đó, bạn cần phải xuất trình Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Giấy tờ khác có giá trị tương đương và Sổ hộ khẩu của cả hai bên mua bán ô tô cũ để được xác nhận và tiến hành thủ tục. Sau khi xem xét hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả cho bạn giấy hẹn và dựa vào thời gian được ghi trên giấy hẹn, bạn lên lại cơ quan có thẩm quyền để được nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô mới.
Tại phòng CSGT thì người mua thực hiện các công việc cà số khung, số máy để dán vào tờ khai và nộp cho cơ quan công an, và đợi khoảng 3-5 ngày để lấy đăng ký xe mới. Nếu thuộc dạng chuyển vùng, xe sẽ được cấp ngay biển số mới và được hẹn ngày tới lấy đăng ký xe sau 3 ngày.
Bước 5: Khám xe và làm sổ đăng kiểm mới
Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện thủ tục sang tên xe chính chủ chiếc xe cho bạn, tem đăng kiểm, phiếu đăng kiểm và sổ đăng kiểm sẽ mang tên mới và biển số mới.
Nếu người mua và người bán có hộ khẩu thường trú tại cùng tỉnh/ thành phố (xe vẫn giữ nguyên biển số nếu biển đã 5 số) thì người mua có thể sử dụng xe đến hết thời hạn lưu hành ghi trên sổ đăng kiểm và tem kiểm định, khi gần hết hạn thì đi đăng kiểm lại.
câu hỏi thường gặp
Trong quá trình làm các thủ tục sang tên đổi và mua bán xe ô tô cũ, thì có rất nhiểu các khúc mắc từ phía khách hàng, chúng tôi xin tập hợp lại những câu hỏi hay được hỏi nhiều nhất tại thư mục này, mời các bạn cùng xem.
Thủ tục năm 2019 có khác 2020 không?
Về cơ bản thì thủ tục sang tên đổi chủ, thủ tục mua bán xe ô tô cũ năm 2018, 2019 và 2020 thì giống nhau. Có khác một vài mẫu và tờ khai khi sang tên. Việc này hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp mẫu mới.
Một điểm khác nữa là từ tháng 8/2020 thì thủ tục rút hồ sơ gốc xe trở nên đơn giản hơn, không phải cầm bộ hồ sơ gốc dễ bị thất lạc, việc rút hồ sơ chỉ gồm 3 loại giấy tờ xác nhận đã thu lại đăng ký và biển số xe thôi.
Hãy để chúng tôi trả lời bạn các câu hỏi: sang tên xe ô tô tphcm ở đâu? sang tên xe ô tô ở đâu Hà Nội? địa chỉ làm đăng ký xe ô tô?…
Địa điểm đăng ký ô tô tại tại Hà Nội
Hiện tại để làm thủ tục sang tên xe ô tô ở Hà Nội thì chúng ta có 4 cơ sở làm đăng ký xe ô tô như sau:
1. Cơ sở 1: 5 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai Hà Nội . sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký ôtô, môtô cho chủ xe có hộ khẩu và cơ quan đóng trên địa bàn quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Thanh Trì. – Thông báo: Do trụ sở tại 86 Lý Thường Kiệt đang tiến hành xây dựng lại nên tạm thời cơ sở đăng ký xe chuyển xuống địa chỉ mới tại Số 5, Ngọc Hồi, Hoàng Mai, Hà Nội (cạnh Bến xe Nước Ngầm).
2. Cơ sở 2: Tại số 01 đường Nguyễn Khuyến, Quận Hà Đông, Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe ôtô, môtô cho chủ xe có hộ khẩu, cơ quan đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Đông, Quốc Oai và các huyện thuộc Hà Tây cũ.
3. Cơ sở 3: Tại 1234 đường Láng, quận Đống Đa sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe ôtô, môtô cho chủ xe có hộ khẩu và cơ quan đóng trên địa bàn quận Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy và huyện Từ Liêm.
4. Cơ sở 4: Tại số 2 đường Long Biên I, quận Long Biên sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký môtô, ôtô cho chủ xe có hộ khẩu và cơ quan đóng trên địa bàn quận Long Biên, Hoàn Kiếm, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn.
Địa điểm đăng ký ô tô tại tại tphcm
Tại tphcm thì chúng ta có 3 địa điểm làm đăng ký xe ô tô như sau:
1. Địa điểm thứ nhất: Điểm đăng ký xe ô tô tại Đội CSGT An Sương (Địa chỉ: 1509 Nguyễn Ảnh Thủ, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe đối với các loại xe ôtô con, ôtô chở người (ôtô khách) của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hộ khẩu và trụ sở tại các quận, huyện: Huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh; Quận 12, Tân Phú, Bình Tân.
2. Địa điểm thứ hai: Điểm đăng ký xe ô tô tại Đội CSGT Rạch Chiếc (Địa chỉ: 212 Quốc Lộ 1A, P. Tân Phú, Quận 9, chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe đối với tất cả các loại xe ôtô của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hộ khẩu và trụ sở tại các quận, huyện: Huyện Nhà Bè, Cần Giờ; Quận Thủ Đức, 2, 9, 7.
3. Địa điểm thứ ba: Điểm đăng ký xe tại Đội Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Địa chỉ: 282 Nơ Trang Long Q. Bình Thạnh, chúng tôi sẽ tiếp nhận tất cả các hồ sơ đăng ký xe ô tô của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hộ khẩu và trụ sở tại các quận còn lại có hộ khẩu và trụ sở tại các quận, huyện: Huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh; quận 12, Tân Phú, Bình Tân.
Thủ tục từ cá nhân sang công ty như thế nào?
Cá nhân bên bán cần chuẩn bị:
1. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu bản sao chứng thực của hai vợ chồng. 2. Bộ cà số khung số máy của xe 3. Tờ kê khai thuế, nộp thuế lệ phí trước bạ cho xe tại cơ quan thuế 4. Mẫu tờ khai sang tên di chuyển xe. 5. Hợp đồng mua bán xe với công ty ký tại văn phòng công chứng.
Bên công ty mua cần chuẩn bị:
1. Đăng ký kinh doanh bản sao y. 2. Bộ cà số khung số máy của xe 3. Tờ kê khai thuế, nộp thuế lệ phí trước bạ cho xe tại cơ quan thuế 4. Mẫu tờ khai sang tên di chuyển xe. 5. Giấy giới thiệu của công ty mua xe.
Phí sang tên đổi chủ xe ô tô khác tỉnh bao nhiêu?
Theo chúng tôi việc mua xe khác tỉnh thủ tục cũng không khác nhiều so với mua xe cùng tỉnh.
Thủ tục sang tên xe ô tô cho, tặng như thế nào?
Một điều khác với khi cho tặng nhà đất, là việc cho tặng xe không phải nộp thuế thu nhập cá nhân nên việc tặng cho và sang tên xe mua lại bình thường là giống nhau. Người được tặng chỉ phải nộp lệ phí trước bạ và tiền đổi biển số hoặc đăng ký thì nộp thêm lệ phí đổi biển và đăng ký.
Quy định của pháp luật về sang tên xe ô tô cho tặng
Tại Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA hướng dẫn về đăng ký xe nêu rõ trách nhiệm của chủ xe như sau: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe”. Theo đó, người tặng cho và người được tặng cho xe ô tô phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên,…
Ngoài ra, tại điểm L khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định về mức sử phạt đối với trường hợp không đăng ký sang tên xe ô tô như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân;
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do đó, việc sang tên xe ô tô cho tặng không chỉ là để đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên mà còn là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo quy định của pháp luật. Bên tặng cho và bên nhận tặng cho xe ô tô cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
Hợp đồng tặng cho công chứng về việc cho tặng xe ô tô;
Giấy đăng ký xe ô tô cùng sổ đăng kiểm;
CMND & Sổ hộ khẩu cả chủ cũ và chủ mới
Tờ khai nộp thuế trước bạ, tờ khai sang tên theo mẫu xin bên Công an đăng ký xe.
02 Bản cà số khung, số máy.
Lưu ý: Đối với trường hợp bên tặng cho và bên nhận tặng cho xe ô tô ở 2 tỉnh khác nhau, Bên tặng cho phải thực hiện thủ bắt buộc là rút toàn bộ hồ sơ gốc của xe tại cơ quan công an nơi ô tô đó đang đăng ký. Đây là thủ tục chuyển vùng, để đảm bảo bên nhận tặng cho có thể thực hiện đăng ký sang tên xe ô tô. Bên tặng cho cần tiến hành rút những hồ sơ gốc sau:
Những hồ sơ được nêu trên;
Mẫu giấy sang tên, di chuyển vùng 02 bản xin Công an đăng ký.
Hợp đồng tặng cho xe ô tô hoặc ủy quyền công chứng từ chủ trên đăng ký xe đến chủ cuối cùng.
Biển kiểm soát xe chỉ phải nộp lại khi nhận hồ sơ (đề nghị cơ quan Công an cấp biển số tạm hoặc đăng ký tạm thời để lưu hành).
Thủ tục mua bán xe cũ giữa 2 công ty thế nào?
Bên bán chuẩn bị
Hợp đồng mua bán giữa 2 công ty
Biên bản họp của công ty bán
Quyết định của công ty bán
Hóa đơn GTGT của công ty bán
Đăng ký kinh doanh cộng chứng nhận mẫu dấu của công ty
Bên mua cần chuẩn bị
Đăng ký kinh doanh bản sao y.
Bộ cà số khung số máy của xe
Tờ kê khai thuế, nộp thuế lệ phí trước bạ cho xe tại cơ quan thuế
Mẫu tờ khai sang tên xe
Chi phí chuyển vùng xe ô tô bao nhiêu?
Lệ phí trước bạ khi mua lại xe ô tô cũ đóng tại phòng chi cục thuế
Lệ phí trước bạ mà bạn cần phải đóng đối với việc mua xe ô tô cũ theo quy định là 2% giá trị của chiếc xe đã được khấu hao. Khi tiến hành sang tên, tỷ lệ để tính phí trước bạ sẽ dựa vào thời gian sử dụng. Tính từ năm sản xuất theo tỷ lệ phần trăm đối với giá xe mới cùng loại đó.
Phí đổi biển số khi sang tên đổi chủ xe ô tô
Loại phí này được đưa ra dựa vào Thông tư 53/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Đối với mức thu cho các loại phương tiện xe đăng ký mới và sang tên đổi chủ.
Phí giám định hải quan
Nếu là xe nhập khẩu thì bắt buộc khi chuyển vùng phải có giám định hải quan, phí cho loại này từ 500 ngàn đến 2 triệu tuỳ xe.
Thủ tục sang tên xe ô tô cùng tỉnh như thế nào?
Bước 1
Người bán đi khai báo và nộp đăng ký, biển số xe. Trong 7 ngày kể từ khi khai báo chuyển quyền sở hữu cho người khác, thì chủ xe hoặc người được ủy quyền nộp giấy chứng nhận cho cơ quan đăng ký xe.
Khi này cán bộ phòng đăng ký sẽ thu hồi đăng ký, biển số cũ và cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe.
Bước 2
Giấy khai đăng ký xe
Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe.
Giấy tờ lệ phí trước bạ xe.
Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe
Người mua nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký sang tên xe cho cơ quan Công an nơi cư trú để được giải quyết sang tên xe theo thẩm quyền. Cơ quan Công an kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy đăng ký xe theo quy định.
Mua xe ô tô cũ không sang tên có được không?
Câu trả lời là có thể được, nhưng cũng khuyến cáo khách hàng là bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán hay uỷ quyền, vì nó là điều cần và đủ cho sau này ta có bán xe đi thì còn làm thủ tục sang tên cho người mua tiếp theo. Nhưng hiện tại pháp luật quy định phải sang tên khi mua xe, nêu không thì sẽ bị phạt lỗi không chính chủ. Nhưng cho tới thời điểm này 2020 thì hiện công an chưa làm chặt lỗi này, nên hiện tại không chính chủ chúng ta vẫn đi lại bình thường.
Lời kết bài viết
Mọi thông tin tư vấn về thủ tục sang tên xe ô tô, vui lòng liên hệ:
Hà Nội: Số 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 282 Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TPHCM
Điện thoại: 0914 35 98 98 – Mr. Nam
Website: https://otovina.net
Facebook: https://www.facebook.com/Dichvusangtenoto/
Google maps: Dịch vụ sang tên xe ô tô
Ý Nghĩa Của Các Ký Hiệu Viết Tắt Của Xe Ô Tô
Từ điển các kí hiệu viết tắt của ô tô là từ viết tắt để diễn tả những tính năng luôn đổi mới và ngày càng hiện đại của ôtô thời nay. Bài viết sau giới thiệu một số thuật ngữ ô tô mới có thể bạn chưa biết.
ABS – Anti-lock Brake System: Hệ thống chống bó cứng phanh tự động.
A/C – Air Conditioning: Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe
AFL – Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái. Công nghệ do Opel hợp tác với Hella phát triển cho các xe của Opel vào năm 2002.
ARTS – Adaptive Restrain Technology System: Hệ thống điện tử kích hoạt túi khí theo những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va chạm.
AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian (đa phần cho xe gầm thấp). Ví dụ: Audi A6, Subaru Impreza.
AWS – All Wheel Steering: Hệ thống lái cho cả 4 bánh. Công nghệ này không được ứng dụng rộng rãi, chỉ áp dụng trên một số xe như Mazda 626, 929 đời 1991 trở lên, Mitsubishi Galant VR-4 1991 – 1995 và mới đây mới nhất là Infiniti G35 2007.
BA – Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
BHP – Brake Horse Power: Đơn vị đo công suất thực của động cơ đo tại trục cơ.
Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu động cơ truyền thống của Volkswagen, Porsche và Subaru.
CATS – Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS là tên gọi của Jaguar.
C/C hay ACC – Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định trên đường cao tốc.
C/L – Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.
Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.
Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ: Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.
CVT: Continuously Variable Transmission: Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.
DOHC – Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xi-lanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ của Honda Civic 2.0 tại Việt Nam
Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn các thao tác sang số-nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.
Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa; có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.
EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
EDM – Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
ESP – Electronic Stability Program: Hệ thống ổn định xe điện tử.
E/W – Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
ESR – Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.
FFSR – Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt (khác Aftermarket Parts, đồ bán sẵn trên thị trường).
Heated – Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
HWW – Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
IOE – Intake Over Exhaust: Kết cấu động cơ với cửa nạp hòa khí nằm phía trên cửa xả.
I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.
MDS – Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6… xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord 2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.
Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài – không nắp ca-pô trước, không có cốp sau; ví dụ: Daihatsu Citivan.
MPG – Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
MPV – Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng.
LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.
LSD – Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.
LWB – Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.
OHV – OverHead Valves: Kiểu thiết kế động cơ cũ với xupap bố trí trên mặt máy và trục cam ở dưới tác động vào xupap qua các tay đòn – đũa xu-páp. Ví dụ: động cơ 1.8 7K của Toyota Zace.
OTR – On The Road (price): Giá trọn gói.
PAS – Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.
PDI Pre – Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.
Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax.
RWD – Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Society of Automotive Engineers”: Hiệp hội Kỹ sư ô tô Mỹ – Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số 1 của Mỹ.
Satellite Radio: Radio thu tín hiệu qua vệ tinh.
Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. Ví dụ: Toyota Camry, Honda Accord, Daewoo Lacetti…vv.
Service History: Lịch sử bảo dưỡng.
SOHC – Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng/mở của xupap xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt Nam.
SUV – Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao việt dã có sát-xi rời với thiết kế dẫn động 4 bánh để có thể vượt qua địa hình xấu. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero..vv.
SV – Side Valves: Cơ cấu xupap đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.
Super-charge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
Turbo: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.
Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp truyền thống sử dụng khí xả làm quay cánh quạt. Các loại xe sử dụng turbo tăng áp này thường có độ trễ lớn, ví dụ: Ford Everest, Isuzu Hi-Lander…vv.
Van: Xe chở người hoặc hàng hóa từ 7 đến 15 chỗ. Ví dụ: Ford Transit.
VCM – Variable Cylinder Management: Hệ thống điều khiển dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6… xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Xuất hiện lần đầu trên xe Honda Accord, Honda Odyssey model 2005, hiện nay đã có thêm Honda Pilot sử dụng công nghệ này.
VGT – “Variable Geometry Turbocharger”: Tăng áp sử dụng turbo điều khiển cánh cho khả năng loại bỏ độ trễ của động cơ diesel truyền thống. Công nghệ này áp được áp dụng cho xe Hyundai Santa Fe, Daewoo Winstorm…vv.
VNT – “Variable Nozzle Turbine”: Như VGT.
CRDi – Common Rail Direct Injection: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel. Có mặt trên các xe đời mới như Hyundai Veracruz, SantaFe hay Daewoo Winstorm.
VSC – Vehicle Skid Control: Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.
VTEC – Chữ viết tắt tiếng Anh của “Variable valve Timing and lift Electronic Control”: Hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử. VTEC là công nghệ ứng dụng trên các xe của Honda và thế hệ mới có tên i-VTEC: “Intelligent – VTEC”.
VVT-i – Variable Valve Timing with Intelligence: Hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh. Sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis…vv.
V6; V8: Kiểu động cơ 6 hoặc 8 xi-lanh có kết cấu xi-lanh xếp thành hai hàng nghiêng, góc nghiêng giữa hai dãy xi-lanh hay mặt cắt cụm máy tạo hình chữ V.
WD, 4×4 – Four Wheel Drive: Dẫn động bốn bánh chủ động. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero.
Thế giới ngày càng hiện đại vì vậy chúng ta cần luôn luôn học hỏi để lái xe an toàn cho chính bản thân và gia đình bạn.
Theo Dân Việt
Tổng Hợp Tên Các Hãng Xe Ô Tô Phổ Biến Tại Việt Nam
1. Hãng xe Honda
Như tìm hiểu của xehoimoi.info thì Honda có trụ sở tại Tokyo ( Nhật Bản) được biết đến là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới, bắt đầu từ năm 2004 hãng này đã bắt đầu chế tạo thành công động cơ diesel vừa êm ái vừa không cần đến bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.
Hãng xe này nổi tiếng hơn về phần chế tạo xe máy nhưng đối với xe ô tô cũng đạt được những thành công không hề nhỏ về với khả năng về chế tạo khối động cơ bề bỉ và đáp ứng những yêu cầu về khí thải.
Hyundai được thành lập vào năm 1947, với 5 lĩnh vực lĩnh vực kinh doanh trong đó có lĩnh vực motor Hyundai. Tại Việt Nam những mẫu xe của Hyundai Thành Công được sử dụng rất phổ biến bởi thiết kế xe hiện đại, động cơ bền bỉ, vận hành tốt cũng như cho phí để sửa chữa và bảo hành khá là rẻ.
Kia được thành lập vào năm 1944 là hãng xe ô tô đến từ Hàn Quốc. Sau một thời gian khủng hoảng thì đến nay Kia đã đạt được một số thành công tại thị trường Việt Nam. Những mẫu xe của Kia có chất lượng tương đối tốt, tính năng hiện đại và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó kiểu dáng xe cũng khá đẹp mắt, độc đáo cùng với những trang bị công nghệ xanh bảo vệ môi trường.
Được biết đến là một công ty đa quốc gia của Nhật chuyên sản xuất các loại xe hơi nhất là các dòng xe thể thao nhỏ. Theo chuyên mục tin tức được biết thì Suzuki hiện tại đang phân phối các sản phẩm của mình tại 119 nước trong đó có Việt Nam.
8. Hãng xe Ford
9. Hãng xe Mercedes Benz
10. Hãng xe Lexus
Vừa rồi là tên các hãng xe ô tô đang được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt, hy vọng là với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết thị trường ô tô Việt.
Ý Nghĩa Logo Của Các Hãng Xe Ô Tô Nổi Tiếng Thế Giới
Đằng sau những logo là biểu tượng kéo dài hàng thập kỷ của các hãng ô tô nổi tiếng thế giới như Toyota, Mitsubishi, Rolls Royce… là một quá trình lịch sử dài cùng với những sự thật thú vị.
1. Toyota
Dòng họ Toyoda khởi nghiệp tại vùng Aiichi với nghề nấu rượu sake, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda quyết định chuyển nghề, từ nghề nấu rượu chuyển sang thành lập công ty chuyên sản xuất xe hơi. Việc đổi tên từ Toyoda sang Toyota xuất phát từ ba lý do:
Chữ “Toyoda” phát âm không rõ như “Toyota” và thích hợp hơn đối với mục đích tiếp thị. Trong tiếng Nhật “Toyo” có nghĩa là ‘nhiều’ và ‘ta’ có nghĩa là “lúa gạo”: nhiều lúa gạo có nghĩa là giàu có, no đủ.
Trong tiếng Nhật, chữ Toyota chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda, mà theo quan niệm truyền thống của người Nhật thì con số 8 là con số may mắn hơn con số 10 mà họ cho là vô vị, không có chỗ cho sự thăng tiến.
Làm mới, tách ra khỏi cái tên Toyoda quá quen với nghề nấu ruợu sake.
Biểu tượng của Toyota vốn rất quen thuộc với người dùng Việt Nam. Logo ngày nay mà Toyota sử dụng ra đời từ năm 1990. Nó gồm 3 hình êlip lồng vào nhau và được sắp xếp theo 3 hướng khác nha, tượng trưng cho 3 trái tim và mang ý nghĩa: thể hiện sự quan tâm với khách hàng, tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ.
2. Rolls Royce
Đây là biểu tượng nổi tiếng tô điểm cho một trong những nhãn hiệu xe hơi sang trọng nhất. Được thiết kế bởi Charles Robinson Sykes, Spirit of Ecstasy là vật trang điểm trên mũi các xe Rolls-Royce suốt từ năm 1911.
Logo của Rolls Royce là một chữ R kép, chính là tên viết tắt họ của hai người sáng lập ra mác xe này vào năm 1904: Charles Rolls và Henry Royce.
Lúc đầu chữ R kép này có màu đỏ, rồi được đổi thành màu xanh xanh khi Charles Rolls qua đời. Cùng với logo này, bức tượng nổi tiếng gắn trên lưới tản nhiệt (ngay bên trên logo) cũng là nét độc đáo riêng của Rolls Royce.
3. Mecerdes-Benz
Thương hiệu xe Mecerdes được thành lập từ sự hợp nhất giữa Daimler và Benz vào năm 1926. Biểu tượng ngôi sao 3 cánh của Mercerders – Benz đã rất nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người.
Những năm cuối thế kỷ 19, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz khi gửi cho người vợ thân yêu tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống đã ghi vào đó dòng chữ “một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh”. Và vào năm 1909, mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng khi 2 người con trai của ông là Daimler Motoren và Daimler Gesellschaft đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình.
Logo này biểu trưng cho tham vọng và ước mơ cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị ở khắp mọi nơi: mặt đất, dưới biển và cả trên bầu trời.
Nhiều người cũng cho rằng, 3 yếu tố đất, không khí và nước tượng trưng cho ba nhánh của ngôi sao. Ba yếu tố đó được sử dụng để tạo nên logo của Mecerdes-Benz và nó không thay đổi cho đến tận ngày nay.
4. Lamborghini
Lamborghini là tên họ của người đã sáng lập ra nhãn hiệu “con bò vàng” – Ferrucio Lamborghini. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, ông là kỹ sư cho Lực lượng Không quân Italia, chuyên trách về động cơ. Chiến tranh kết thúc, nhu cầu tiêu thụ máy cày ở Ý tăng cao. Nắm bắt thời cơ, Lamborghini đã mua lại máy móc thừa của quân đội và cải tiến thành các loại máy cày, máy kéo. Nhờ đó, việc kinh doanh của Lamborghini phát triển. Ông nhanh chóng trở thành một doanh nhân trẻ giàu có.
Với niềm đam mê xe hơi thể thao mãnh liệt, Lamborghini luôn muốn chế tạo ra những chiếc xe tốt nhất. Khi đã có tiềm lực về kinh tế, vào năm 1963 Lamborghini quyết định xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi mang tên Automobili Lamborghini SpA tại một ngôi làng nhỏ vùng Sant’Agata.
Mác xe này được Ferruccio Lamborghini thành lập vào năm 1963. Logo của Lamborghini là một chú bò mộng. Nhiều người cho rằng logo này biểu tượng cho sức mạnh và tốc độ. Nhưng thực tế, nó biểu thị cho ngày tháng sinh của người sáng lập. Đơn giản vì Ferruccio Lamborghini thuộc cung Kim Ngưu.
5. BMW
Mặc dù đã nhiều lần thay đổi logo nhưng trong lịch sử gần 100 năm hình thành và phát triển của hãng xe hơi Đức BMW vẫn giữ logo của hãng mang hình dáng của một cánh quạt quay trên nền xanh. Điều này thể hiện sự tự hào về màu xanh trắng của lá cờ Bavarian quê hương mình.
Ngoài ra, trong suốt Thế chiến thứ nhất, BMW là nhà cung cấp chính các động cơ máy bay cho chính phủ Đức, nên biểu tượng này còn được cho là tượng trưng cho cánh quạt máy bay quay tròn của Bavarian Luftwaffe thời bấy giờ chỉ có hai màu sắc đặc trưng này.
6. Ford
Để tôn vinh tên hãng xe và thể hiện sự tự tôn của mình mà trong tất cả các thiết kế logo Ford luôn nhất quán đặt tên hãng trong logo.
Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4. Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng. Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford. Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company.
7. Ferrari
Nền vàng của chiếc logo Ferrari chính là màu sắc đặc trưng của thành phố Modène. Còn chú ngựa chiến lồng lên là chiến lợi phẩm do một người bạn của Enzo Ferrari (ông chủ của Ferrari) chính là một phi công lái máy bay tiêm kích đã bắn rơi một chiếc máy bay của Đức mang về tặng cho ông. Và Enzo đã lấy chú ngựa làm biểu tượng cho mác xe của mình.
Ferrari có logo là biểu tượn g tuấn mã tung vó trên nền vàng tươi thường có hai chữ cái SF (Scuderia Ferrari) ở dưới. Scuderia Ferrari chính là tên đội đua lừng danh của hãng. Ngoài ra, viền của logo còn là 3 màu trong quốc kỳ của Ý.
8. Cadillac
Logo của Cadillac chính là huy hiệu của nhà chỉ huy quân đội đồng thời là một nhà thám hiểm nổi tiếng xứ Pháp, ông Antoine de la Mothe Cadillac. Biểu tượng này gồm vương miện nhỏ ở phía trên và huy hiệu của dòng họ Cadilac nằm ở chính giữa, bao quanh là vòng nguyệt quế được cách điệu bằng vòng hoa tulip.
9. Renault
Năm 1898, nhân ngày sinh nhật lần thứ 21, chàng trai Louis Renault đã chọn dịp đặc biệt đó để bán chiếc xe mang cái tên rất cổ điển do chính anh chế tạo, Renault Type A. Năm 1899, Louis cùng hai người anh em Marcel và Ferand mở công ty “Renault Frères – Anh em nhà Renault”, tại số 10, đại lộ Cours, Billancourt. Như ý nghĩa của từ “Frères”, Renault đã thiết kế logo đầu tiên của hãng bằng hai chữ “R ” lồng vào nhau, theo phong cách nghệ thuật cầu kỳ những năm đầu thế kỷ 20.
Ban đầu, logo của hãng xe Pháp này là sự cách điệu của tên các anh em nhà Renault: Louis, Ferdinand và Marcel. Tiếp đó, hình xe tăng được thay thế vào các năm sau đó tượng trưng cho thời kỳ hãng làm xe tăng hạng nhẹ cho các nước đồng minh. Cuối cùng, chữ Renault và biểu tượng hình viên kim cương vững chắc và sáng lóa được duy trì tới tận ngày nay.
10. Porsche
Logo của Posche là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của mọi thời đại, hình ảnh con ngựa phi trên chiếc Ferrari, xuất hiện lần đầu tiên trên thân những cánh chim sắt do một phi công huyền thoại điều khiển trong thời đệ nhất thế chiến, Công tước Francesco Baracca.
Nằm tại trung tâm của logo Porsche là biểu tượng thành phố Stuttgart. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten, dịch sang tiếng Anh là “stud farm – trại ngựa giống”.
Biểu tượng và cái tên Stutengarten đã nói lên phần nào truyền thống của Stuttgart, nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Có giả thuyết cho rằng, hình ảnh chú tuấn mã mà anh hùng không quân Italy Francesco Baracca vẽ lên sườn máy bay của mình phần nào lấy cảm hứng từ những trại ngựa này khi ông bay qua Stuttgart.
11. Maserati
Hãng xe Italy được sáng lập bởi ba anh em nhà Maserati, nhưng người em trai thứ tư Mario Maserati lại chọn con đường làm nghệ sĩ và không tham gia vào hoạt động sản xuất xe của gia đình. Chính ông là người đã tạo ra logo cho hãng.
Mario thiết kế biểu tượng hình cây đinh ba dựa trên bức tượng của thần Neptune La Mã ở Piazza Maggiore, Bologna. Logo có sắc xanh và đỏ, tượng trưng cho màu truyền thống của thành phố Bologna, nơi anh em nhà Maserati sinh ra.
12. Huyndai
Hình oval bao quanh chữ H thể hiện sự mở rộng liên tục của hãng, vượt ra khỏi phạm vi châu Á để vươn ra toàn cầu. Chữ H tất nhiên là viết tắt của cái tên Hyundai, nhưng nó cũng là biểu tượng cho hai người đang bắt tay nhau, một bên là đại diện công ty, nửa kia chính là khách hàng.
Đây là hàm ý của Hyundai trong việc bày tỏ lòng biết ơn tới những khách hàng đã mua xe của hãng, cũng như thể hiện sự gần gũi giữa Hyundai và người dùng.
13. Subaru
Những ngôi sao trong biểu tượng của Subaru không chỉ ở đó để tạo vẻ lấp lánh, thực sự chúng là một nhóm các ngôi sao trong chòm sao Kim Ngưu được gọi là Pleiades. Trong tiếng Nhật, chòm sao này được gọi là Subaru, có nghĩa là “đoàn kết”. Ngôi sao lớn nhất trong logo đại diện cho tập đoàn Fuji Heavy Industries, năm ngôi sao nhỏ hơn là 5 công ty sáp nhập thành Fuji Heavy Industries.
Nền màu xanh trên logo tượng trưng cho bầu trời. Tại Mỹ, Pleiades còn được biết đến dưới cái tên Seven Sisters. Đó cũng là tên của một nhóm các trường nữ sinh nội trú, sự trùng hợp trớ trêu khi Subaru chính là hãng xe được giới đồng tính nữ tại Mỹ yêu thích nhất.
14. Audi
Cuộc khủng hoảng trầm trọng của ngành công nghiệp ôtô từ những năm 1920 của thế kỷ trước là một cơ duyên để Horch & Cie, Audi, DKW và Wanderer liên kết thành Auto Union AG vào năm 1932. Đây chính là tiền thân của Audi ngày nay.
Auto Union AG đã chọn biểu tượng 4 hình tròn xếp lồng vào nhau, tượng trưng cho 4 công ty. Tất cả các hình tròn có kích thước hoàn toàn bằng nhau, nằm bình đẳng trên một đường ngang, thể hiện sự đoàn kết và tôn trọng. Một biểu tượng rất giản đơn nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa.
15. Tesla
Tên của hãng xe Mỹ được đặt theo tên kỹ sư điện, nhà vật lý và khoa học nổi tiếng Nikola Tesla vì những cống hiến vĩ đại của ông.là một cống nạp cho kỹ sư điện nổi tiếng, nhà vật lý, và nhà khoa học điên Nikola Tesla, nhiều giả thuyết cũng cho rằng logo này tượng trưng cho “cuộn dây Tesla”.
Tuy nhiên, Elon Musk đã giải thích cho tin đồn đó vào tháng 1/2017, khi được hỏi về ý nghĩa logo chữ T, Musk trả lời: “Tương tự như SpaceX, chữ X giống như một quỹ đạo tên lửa. Còn chữ T giống như một mặt cắt ngang của một động cơ điện“.
16. Honda
Về cơ bản thì logo hình chữ “H” cách điệu của hãng không còn quá xa lạ nói lên tất cả với nhiều ẩn ý đến từu Nhật Bản. Người sáng lập công ty đồng thời cũng là một thợ cơ khí có tên Soichiro Honda. Logo vô cùng đơn giản được cách điệu mang tên dòng họ Honda. Từ trước đến nay, hãng xe này luôn khẳng định vị thế trên thị trường công nghệ cũng như tao sự tin cậy với các khách hàng.
17. Chevrolet
Hãng xe của Mỹ với logo dễ nhớ và nhận được nhiều lười giải thích khác nhau về logo ngay từ khi ra đời. Được thành lập từ năm 1911 và được đặt theo tên của một trong số các nhà đồng sáng lập – Louis Chevrolet. Ông Louis Chevrolet – người sáng lập ra thương hiệu cho rằng logo được lấy cảm hứng từ hình nền trong phòng khách sạn mà ông có dịp đến thăm Paris vào năm 1908. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng logo được thiết kế giống với chữ thập của Thụy Sĩ như một sự tưởng nhớ về quê hương mình của ông.
18. Lexus
Lexus không phải là cái tên xa lạ và thường được nhắc đến với cách gọi sang trọng “lếch xù” của nhiều người. Logo của hãng cũng rất đơn giản với chữ “L” cách điệu được bao bọc trong một hình elip. Tuy chữ “L” được cách điệu nhưng không thể nhận ra mũi nhọn của nó thể hiện sự chạy đua theo phong cách hiện đại, tươi mới và hoàn hảo không ngừng vươn lên của hãng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thủ Tục Sang Tên Xe Ô Tô Cũ trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!