Cập nhật nội dung chi tiết về Thương Hiệu Sản Phẩm Rượu Việt Nam mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thương hiệu sản phẩm rượu Việt Nam – bài 2
Ngành công nghiệp rượu Việt Nam đang bước đầu hình thành nhữnng thương hiệu nổi bật với khá nhiều chủng loai sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên chưa có một Thương hiệu quốc tế thực thụ bảo đảm sức hấp dẫn không chỉ đối với người sành điệu Việt Nam mà đủ sức chinh phục những thị trường rượu quốc tế cao cấp và khó tính.
Rượu Sơn Tinh của “High Way 4”
Thương hiệu rượu Sơn Tinh là một sản phẩm độc đáo của chuỗi nhà hàng “Xa Lộ 4″ (HIGHWAY 4) do những người bạn Châu Âu sống lâu năm ở Việt Nam tạo dựng. Cách đây chừng 8 năm, chúng tôi đến nhà hàng Xa Lộ 4 đầu tiên khai trương ở phố Hàng Tre thật sự ngạc nhiên với nhũng dòng rượu vốn rất dân dã của các vùng dân tộc vùng Tây Bắc như Sán Lùng, Táo Mèo… được chủ nhân chọn lọc, tinh chế và gắn nhãn hiệu “Sơn Tinh”. Giờ đây cùng với sự phát triển của chuỗi nhà hàng High Way 4 là sự khẳng định thương hiệu “Sơn Tinh” với logo hình quả núi rất ấn tượng với chất rượu vàng tươi trong vắt bên trong lớp chai thủy tinh trong vắt được thiết kế độc quyền với hình dáng khỏe khoắn đầy nam tính, thật xứng đáng với đẳng cấp quốc tế. Các dòng rượu dân tộc của Sơn Tinh được chọn lọc kỹ, tinh chế và ủ tại xưởng rượu do chính chủ nhân Xa Lộ 4 đặt ngay tại Hà Nội giờ đây được khoát lên mình chiếc áo mới đã tự tin hơn rất nhiều trong việc định giá và chinh phục hoàn toàn mọi thực khách của chuỗi nhà hàng High Way 4 mà hơn 1/3 là khách Châu Âu, cùng với dân cổ cồn trắng sành điệu của đất Hà thành.
Chúng tôi xem đây là một trong những điển hình tốt trong việc ứng dụng marketing vào việc khai thác tiềm năng sản phẩm, nhất là đối với các dòng sản phẩm truyền thống và đặc sản của Việt Nam. Những người có cái nhìn mang tầm quốc tế am hiểu nhu cầu sự sành điêu về sản phẩm đồ uống, cả về khẩu vị lẫn hình thức và đồng thời hiểu được cái thần toát lên từ tên gọi và giá trị văn hóa tích tụ bên trong sản phẩm, như trong trường hợp anh chàng người Thụy Sỹ có cái tên rất Việt Nam là anh Sơn chủ nhân hiệu Sơn Tinh trong trường hợp này, là một ví dụ điển hình về vai trò marketing như là cầu nối hữu hiệu trong việc nâng tầm một sản phẩm truyền thống lên vị trí quốc tế.
Halico Vodka
Được kế thừa truyền thống của nhà máy rượu của Pháp để lại, Halico là một hiện tượng trong những năm gần đây về một dòng Vodka Việt thực thụ nhưng vẫn phảng phất phong cách của Vodka Nga truyền thống và được “hạ độ” theo trào lưu uống soju của Hàn Quốc cho phù hợp với kiểu uống đại trà. Halico thỏa mãn những nhu cầu rất cơ bản của một thương hiệu vodka, đó là tính đơn giản, tính đại chúng và sự an toàn không thể thiếu đối với sức khỏe cảm nhận được vào các buổi sáng của ngày hôm sau.
Cũng là điều không ngạc nhiên khi mà hiện nay Halico đang chinh phục các nhà hàng bình dân của Sài Gòn thay cho các loại “rượu thuốc” được pha loãng đến bao nhiêu lần và có bao nhiều loại “thảo dược” không có gì bảo đảm. Chúng tôi thực sự hy vọng một ngày nào đó, Halico sẽ có mặt cùng với nhãn hiệu Jinro lừng danh của Hàn Quốc ngay tại tại các nhà hàng quán ăn của xứ sở Kim Chi.
Halico Vodka có hình thức trình bày sản phẩm khá chuẩn đối với một dòng rượu vodka phổ cập, phù hợp với thị trường dòng giữa (main-stream segment) nơi khách hàng vừa có yêu cầu bắt buộc về chất lượng cơ bản, sự an toàn và đồng thời cũng có một tiêu chuẩn kỳ vọng nhất định đối với vẻ thẩm mỹ và phong cách thương hiệu. Việc xác định đúng kích cỡ sản phẩm và tửu độ (% Alcohol) vừa phải cũng là giải pháp đúng về mặt “định vị sản phẩm”.
Bằng thành công ban đầu này, kỳ vọng kế tiếp đối với Halico là một (hay những) thương hiệu định vị vào phân khúc cao cấp thỏa mãn đầy đủ các yếu tố và nội dung của một thương hiệu quốc tế, chính xác hơn là theo chuẩn văn hóa (norms) về mặt hình thức và nội dung thương hiệu của thị trường các nước Âu Mỹ. Đó cũng chính là sự chia sẻ của cá nhân tôi đối với một số cán bộ kinh doanh của Halico trong một chương trình đào tạo marketing 3 năm trước đây.
Những hạn chế của Thương hiệu Rượu Việt Nam
(1) Rượu ngon không thương hiệu
Có lẽ đó là cách gọi chính xác nhất để nói về tình trạng phổ biến hiện nay của ngành rượu Việt Nam. Trong thực tế quan sát của cá nhân tôi (có thâm niên nhất định trong lĩnh vực đồ uống), các đồng nghiệp và những “chuyên gia” khác như những chuyến khảo sát về rượu của nhà thơ Nguyễn Duy chẳng hạn, có thể tạm kết luận rằng Việt Nam đang giữ kỷ lục về số lượng và tính đa dạng về sản phẩm rượu. Dựa vào đó tôi những nhận xét cơ bản như sau:
(a) Rượu Việt Nam chủ yếu từ các loại ngũ cốc trắng: gạo, khoai, sắn, mật đường và hoa quả… tạo ra các dòng tương đương với vodka và rượu vang.
(b) Riêng trường hợp rượu ngô (rượu Shan Lùng, rượu ngô Bắc Hà) sản phẩm độc đáo của nguời Mông miền Bắc nuớc ta là một trường hợp rât đáng lưu ý. Bởi vì đây là một dòng “rượu gốc” với nguyên liệu, men và quy trình chưng cât đặc trưng như một bí quyết công nghệ. Điểm cần bổ sung là thời gian ủ và quy trình ủ lâu để tạo ra rượu mềm (softness) hơn, êm hơn (smoothness) và hương vị và màu sắc tinh tế hơn (như được nhuốm màu thời gian?!) cộng thêm công nghệ thương hiệu cho hình dáng, thiết kế và vẻ đẹp hài hòa với một văn hóa đặc trưng. Hơn thế mỗi một loại rượu nổi tiếng (hoặc để được nổi tiếng) đều có một câu chuyện (legend); và rượu ngô sán lùng cũng có nhiều những câu chuyện để kể về chính mình.
(c) Với sản lượng đường mía từ hàng triệu hecta, đường mía cũng là một cơ hội sản phẩm rượu rum theo phong cách Cuba (Havana Club; Barcadi).
(d) Vùng Nam Trung bộ có một diện tích đáng kể thích hợp với cây dứa dại và Lô Hội, có thể làm nguyên liệu cho một dòng rượu tương với Tequila giống như La Tordena của tập đoàn San Miguel hay các thương hiệu Tequila nổi tiếng chính gốc Mexico.
(e) Đối với các loại rượu ngâm (herbal vodka) với dược thảo vốn rất đa dạng tại Việt Nam, chúng ta cũng phải xây dựng những concept (ý tưởng sản phẩm) bằng ngôn ngữ quốc tế sao cho người tiêu dùng nước ngoài cũng hiểu được lợi ích thiết thực của sản phẩm, cùng với một triết lý phương đông sâu sắc (âm dương, ngũ hành, phong thủy) đã được ông cha ta ứng dụng vào việc xây dựng sản phẩm tạo ra cả một nền công nghiệp “dược tửu” mang đầy tính triết học, y học rất tốt cho sức khỏe cho người dùng. Song song đó là rượu ngâm với động thực vật hiếm, đây là một nhóm sản phẩm khá “nhạy cảm” trên tinh thần bảo tồn động thực vật hoang dã, do đó chúng ta phải chọn lọc các dòng “dược tửu” sử dụng các động thực vật nằm trong nhóm không quý hiếm có thể nuôi trồng được, như tắc kè, hải mã, nhâm sâm, linh chi, ong đất, dâm dương hoắc…
(f) Đối với dòng whisky, tức dòng rượu từ malt lên men và chưng cất. Thực ra chúng ta đang có một ngành công nghiệp bia đang phát triển, quy trình sản xuất chưng cất whisky có thể là công đoạn bổ sung của một nhà máy bia.
(2) Chỉ có chưng cất mà không có quy trình ủ rượu
Một chai Glenffidich “32 năm” có giá là 8.500.000Đồng, còn một chai Glenffidich “12 năm” chỉ có giá là 850.000Đồng. Bằng những con số này chúng tôi muốn nhấn mạnh giá trị của việc phân cấp (grading, classifying) theo tiêu chuẩn thời gian ủ rượu là quan trọng thế nào trong việc tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm rượu. Quy trình ủ rượu hầu như là bắt buộc đối với whisky, brandy (cognac) và rượu vang. Đối với vodka thì “giá trị” của rượu còn được tạo ra do số lần chưng cất, mà theo đó các dòng vodka nổi tiếng phải qua 3 lần chưng cất, và như vậy để chúng ta so sánh với những quy trình sản xuất đại trà của rượu Việt Nam, để thấy rằng các dòng rượu hiện nay ở xứ ta còn thua họ một đẳng cấp.
Trong cách quy trình sản xuất rượu của Việt Nam, hầu như công đoạn ủ trong thùng gỗ (aging) vẫn còn rất xa lạ, mặc dù nó không phải đòi hỏi công nghệ phức tạp như quy trình lên men và chưng cất trước đó.
(3) Phân loại và Tên Sản phẩm
Nếu chúng ta sản xuất theo những thể loại giống như các dòng rượu hiện có, thì cách tốt nhất là sử dụng tên quốc tế thông dụng của dòng rượu đó. Chẳng hạn như rượu lên men từ nho và một số loại trái cây (rượu vang mận Mộc Châu, Bắc Hà), dâu tây… thì gọi chung là “vang” cho Tiếng Việt và wine, vin, vino cho các ngôn ngữ quốc tế; rượu lên men từ nho (và trái cây) sau đó chưng cất thì chắc chắn sẽ tạo ra “brandy” chứ không thể là cách gọi nào khác (nhất là đừng mạo muội gắn chữ Cognac vì đây là Thương hiệu địa danh rồi), và tùy theo xuất xứ có thể gắn tên riêng như “Canadian Brandy” và theo đó có thể là Vietnamese Brandy, Dalat Brandy chẳng hạn (và lưu ý đây là các nhãn hiệu tập thể). Như vậy thì “brandy” chính là rượu nho có thêm quy trình chưng cất và sau đó là hàng chục năm ủ (aging) trong thùng gỗ thông hay gỗ sồi ở dưới hầm ở nhiệt độ nhất định, trong một thời gian đủ lâu hàng chục năm thì mới có được giá bán hàng triệu Đồng mội chai. Sản phẩm rượu Whisky định nghĩa cho rượu lên men từ malt (tức lúa mạch ủ cho nẩy mần và sấy hoặc rang nhẹ) sau đó phải qua chưng cất; hay nói cách khác whisky chính là bia được mang đi chưng cất và ủ. Nếu dùng Ngô (Bắp) để thay cho malt thì theo cách gọi của Mỹ đó là whiskey (corn whiskey), đây là tên gọi sản phẩm, chỉ có Borbon là danh từ riêng là thương hiệu địa danh (Borbon Whiskey, vd. nhãn hiệu Jack Daniel). Nhằm quốc tế hóa, hội nhập các dòng rượu Việt Nam ra thị trường quốc tế, điều đầu tiên là chúng ta phải sử dụng đúng tên gọi sản phẩm, cách thức phân cấp và tiêu chí phân cấp đối với dòng rượu đồng nhất với những dòng đã có địa vị trên thương trường như vang (wine), vodka, brandy (cognac), whisky, whiskey, gin và rum; dựa vào đó sẽ tiếp tục gắn nhãn và theo thứ tự ghép tên mà người tiêu dùng quốc tế có thể hình dung được từng dòng cụ thể. Đơn cử khi nói đến rượu vang (wine) người ta xem xét các dòng dựa trên giống nho như merlot, savignon… và thương hiệu địa danh, tạo ra những công thức tên gọi như rượu vang merlot hay cabetnet sauvignon của xứ Bordeaux hay của Chile, sau đó là tên nhà làm rượu và năm sản xuất (theo vụ nho).
(4) Tên Thương hiệu cho rượu
Như vậy việc định danh và sáng tạo tên thương hiệu cho thế giới rượu là cả một “ngành học” khá phức tạp chứ không phải là “chuyện nhỏ” như không ít người vẫn nghĩ. Vì theo đó người tiêu dùng quốc tế vốn đã quen những tiêu chuẩn tên gọi của các nước có nền công nghiệp sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp với truyền thống hang trăm năm, thì việc chấp nhận một “loại rượu mới” trên thị trường quốc tế không phải là điều dễ dàng mà trong nhiều trường hợp phải có cả một chính sách, chiến lược tầm quốc gia như trường hợp xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm Tequila của đất nước Mexico (tác giả đã trình bày trong bài viết phần một). Ngay cả tên gọi Champagne (Sâm Banh, danh từ riêng) tưởng chừng như là một tên gọi thông dụng, vậy mà cũng đang có sự tranh chấp giữa Pháp và Thụy Sỹ và căng thẳng đến mức Thụy Sỹ sẽ không được dùng tên gọi địa danh Champagne cho rượu sâm banh được sản xuất tại vùng Champagne của Thụy Sỹ (trùng tên với vùng địa danh Champagne của Pháp đã được bảo hộ); và cũng theo đó tất cả “rượu sâm banh” phải được gọi đúng tên sản phẩm ban đầu của nó là sparkling wine (tức rượu vang sủi tăm) mà không ai trong chúng ta thích gọi vì nó dài dòng và xấu xí.
Tác giả: Chuyên gia thương hiệu, kỹ sư Võ Văn Quang – business director Cowan (Australia) Vietnam
Top 10 Thương Hiệu Rượu Ngoại Nổi Tiếng Được Ưa Chuộng Tại Việt Nam
Top 10 thương hiệu rượu ngoại nổi tiếng được ưa chuộng nhất tại Việt nam
Rượu cũng có nhiều loại phân cấp và độ cồn theo mức năm chưng cất khác nhau. Rượu không phải đơn thuần là chất cồn màu trắng, nó là thương hiệu, là đẳng cấp thể hiện địa vị cũng như tiếng nói cho tầng lớp thượng lưu. Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng cũng đã du nhập vào Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua. Vậy chúng ta cùng xem trong Top 10 thương hiệu rượu ngoại nổi tiếng được nhập vào Việt Nam gồm những thương hiệu nào?
1. Thương hiệu rượu Chivas
Chivas Regal là loại rượu dòng rượu Whisky pha trộn của Scotlan tạo nên thương hiệu rượu Chivas Regal rất riêng. Bạn có thể uống ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào vì nó dễ dàng để thưởng thức và chia sẻ với mọi người.
Chivas Regal nổi tiếng với hương vị ngọt lịm và hương trái cây tươi mát. Hãng Chivas Regal đa dạng về các dòng rượu Chivas 62 gum, Chivas l 21, Chivas Regal 25, Chivas 38 và các loại rượu nổi tiếng khác trong mỗi loại rượu Chivas sẽ là một cá tính, một đẳng cấp riêng dành cho bạn.
Rượu Chivas Regal 21
2. Rượu Hennessy
Hãng rượu Hennessy ra đời vào năm 1765 bởi Richard Hennessy, là nhãn hiệu hàng đầu của Pháp, sau hơn 200 năm tồn tại và phát triển, thương hiệu này đã làm nao lòng giới sành rượu cũng như người tiêu dùng không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Henessy X.O
Đây là loại rượu mạnh pha trộn của hơn 100 loại cồn, là một phức hợp với mùi hương đậm đà, hương thơm hoàn hảo biểu lộ sự đa dạng, chiều sâu, cân bằng tạo nên hương vị hoàn toàn khác biệt và ấn tượng tinh tế.
3. Moet Chandon
Moët Impérial chính là sự hiện thân mang phong cách của nhà Moet Chandon, là loại rượu có thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới của nước Pháp.
Thương hiệu Moet Chandon
Loại rượu này có đặc tính hoàn hảo, thịnh soạn và trẻ trung ủ từ các loại nhỏ quý hiếm trong hầm rượu nhiều năm cho đến lúc sử dụng. Rượu này có mùi trái cây tươi tổng hợp, hương thơm của hoa và bánh mì ngọt.
4. ABSOLUT
Absolut là một nhãn hiệu rượu nổi tiếng toàn cầu của đất nước Thụy Điển. Hương thơm thanh nhã của lúa mì mạch nha quyện với mùi trái cây khô thật quyến rũ. Loại rượu này hiện có mặt ở hơn 130 quốc gia trên thế giới và nằm trong Top 10 thương hiệu rượu ngoại nổi tiếng được ưa chuộng tại việt nam với số lượng tiêu thụ rất nhiều.
Absolut Vodka là một thương hiệu rượu ngoại được ưa chuộng tại Việt Nam
Có thể thưởng thức Absolut với nhiều vị khác nhau trong buổi khai vị cho các tiệc rượu,hoặc giao lưu bạn bè, là sự lựa chọn ưa thích cho cả nam và nữ khi thưởng thức với nồng độ cồn vừa phải.
5. Johnnie Walker
Êm dịu như cơn sóng, thanh nhã với vị kem, Johnnie Walker Gold Label tạo nên một niềm vui thích bất tận bởi hỗn hợp đầy ngẫu hứng từ lúa mạch nha hòa quyện cùng nước suối chảy qua vàng nguyên chất.
Một số sản phẩm của Johnnie Walker
Rượu được pha trộn khéo léo giữa 15 hương vị Whisky lâu năm quý hiếm được lấy cảm hứng từ những hương vị lâu đời được cất giữ bởi Alexander Walker, và sản xuất tại một số ít những xưởng chưng cất rượu nổi tiếng nhất xứ Scotland có thời gian ủ từ 18 năm trở lên.
6. Remy Martin
Thương hiệu Remy Martin thành lập năm 1724, được lưu giữ trong những chai màu xanh lá đặc trưng, đứng thứ sáu trong top 10 thương hiệu rượu ngoại được ưa chuộng tại Việt Nam.
Rượu Remy martin
Màu rượu màu vàng cũ, vị rượu nhẹ nhàng, “đầm” cộng thêm hương vị kết hợp giữa nho và men rượu mang đến sự hưng phấn mạnh mẽ khi cho bạn.
Loại rượu mang nhãn Remy Martin rất nổi tiếng với các dòng sản phẩm khác nhau được chưng cất với thời gian và sự kết hợp hương vị khác nhau tạo nên một loại rượu đặc trưng riêng biệt.
7. Martell
Thương hiệu Martell khởi nguồn từ năm 1715, là một trong những hãng rượu cổ xưa nhất và nổi tiếng là nơi sản xuất rượu rất ngon tại vùng Cognac, Pháp. Martell được ủ qua hai lần trước rồi mới đem ủ trong thùng gỗ sồi hơn 60 năm.
Dòng rượu Martell
Martell luôn biết cách tạo ra dòng Cognac tinh khiết, mềm mại, không sử dụng lại cặn rượu để chưng cất để là sản phẩm cao cấp, hương thơm nổi trội mang phong cách cổ điển, một chút vị champagnes, vị gỗ già xứ Phần Lan, Martell thích hợp cho những dịp thực sự đặc biệt.
8. Cardhu
Cardhu là thương hiệu đắt giá của dòng rượu Whisky mạch nha của Scotland, đây là dòng rượu được ưa chuộng và phổ biến của những người yêu thích sưu tầm rượu và thưởng thức rượu.
Thương hiệu Cardhu
Điểm nổi bật của rượu Cardhu là sự cân bằng, êm mượt với hương vị trái cây rất phong phú như táo, lê, dâu tây, dứa, và thoáng vị khói. Cardhu luôn là trung tâm của các bữa tiệc sang trọng và cũng là nhãn hiệu rượu chinh phục được nhiều thực khách sành điệu khó tính tại Việt Nam.
9. Bacardi (Cuba)
Bacardi là thương hiệu rượu mạnh nổi tiếng và bán chạy nhất tại Việt Nam. Đây là dòng rượu do một nhà buôn rượu người Tây Ban Nha tên là Don Facundo Bacardi Massó di dân từ Catalonia (Tây Ban Nha) đến thành phố Santiago (Cuba) sáng lập ra. Nó được ủ thời gian từ 3 – 5 năm để được mẻ rượu ngon và chất lượng.
Thương hiệu rượu nổi tiếng đến từ Cuba
Rượu Bacardi là sự pha trộn của rất nhiều loại rượu Rhum để được hương vị riêng biệt của Bacar dễ dàng thích ứng với nhiều khẩu vị khác nhau.. Thương hiệu này sẽ phù hợp với xu hướng của các quán rượu hiện đại ngày nay với chai Bacardi Breczer nhỏ nhắn.
10. Swing
Rượu Swing là một loại rượu mạnh của Scotch được sáng tạo vào năm 1932 mang phong cách quý phái và trang nhã cho phái mạnh. Có rất nhiều hương vị pha trộn tạo cung bậc cảm xúc cho bạn khi thưởng thức. Mùi hương của gỗ cherry, hương vani vô cùng quyến rũ, say mê.
Rượu Swing
Rượu thương hiệu Swing được chứa đựng trong một thiết kế tinh xảo, lôi cuốn và ấn tượng, kể cả bên trong và bên ngoài, Swing thực sự là một sản phẩm đáng được chú ý.
Danh Sách 15 Cơ Sở, Công Ty Sản Xuất Mỹ Phẩm Tại Việt Nam
Sơ lược về ngành mỹ phẩm
Cách chọn các công ty sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
Các công ty sản xuất mỹ phẩm nào khiến bạn tin cậy?
1. Sơ lược về ngành mỹ phẩm
1.1. Mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm là từ ghép tiếng Hán-Việt gồm “Mỹ” là cái đẹp và “Phẩm” là sản phẩm, khi ghép lại có nghĩa là những sản phẩm hoặc chất liệu dùng để trang điểm làm đẹp hoặc làm thay đổi dung mạo hoặc tạo mùi hương trên cơ thể.
Mỹ phẩm (cosmetic) là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp.
Mỹ phẩm thường là hỗn hợp các chất có nguồn gốc thiên nhiên và hóa học được tổng hợp thành những sản phẩm chăm sóc da, tóc và toàn bộ cơ thể, được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau như thoa hay bôi lên cơ thể hoặc một bộ phận cơ thể, dùng trực tiếp bằng đường uống, đường tiêm….
1.2. Khái niệm về sản xuất hóa mỹ phẩm
Trước đây, công nghệ sản xuất hóa mỹ phẩm chỉ do các nước phát triển tại một số châu lục như châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Á. Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu uy tín, chất lượng nhận đã nhận được sự phản hồi tốt từ phía khách hàng.
Hiện nay, nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm được gồm loại tổng hợp và loại thiên nhiên với khoảng gần 4.000 loại. Phần lớn các công ty sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam đều sử dụng thành phần chiết xuất từ thiên thiên để đáp ứng tiêu chí an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
1.3. Cách nhận biết để lựa chọn mỹ phẩm tốt
Với kinh nghiệm cơ sở sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên iFree nơi “Trao niềm tin – Nhận giá trị” sẽ chia sẻ bí quyết về cách nhận biết mỹ phẩm tốt đơn giản và hiệu quả như sau:
Thử nghiệm với nước: Chuẩn bị ly nước lọc, thả một ít mỹ phẩm vào và khuấy đều tay trong 15 giây. Quan sát ly nếu thấy mỹ phẩm hòa tan trong nước thì đó là loại tốt, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Trường hợp mỹ phẩm bám quanh thành của ly thì có nghĩa sản phẩm có chứa loại mỡ động vật, thời gian đầu có thể sử dụng cho hiệu quả cao nhưng sẽ gây hậu quả xấu khi ngưng sử dụng.
Thử nghiệm với vùng da nhỏ: Trước khi sử dụng mỹ phẩm trên cơ thể, hãy thử thoa vào vùng da nhỏ như mu bàn tay để thử phản ứng, đợi khoảng 10 phút, nếu xảy ra hiện tượng kích ứng thì không nên dùng.
2. Cách chọn các công ty sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
Để lựa chọn các công ty sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên đạt chuẩn, các chuyên gia mỹ phẩm khuyên người dùng hãy quan tâm tới tiêu chí sau:
2.1. Quy mô các công ty sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
Quy mô hoạt động của công ty sản xuất hóa mỹ phẩm có yếu tố nước ngoài như đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, sản xuất hay quản lý chất lượng là người nước ngoài, hoặc do nước ngoài đầu tư sẽ tạo được uy tín trên thương trường.
Cơ sở sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên với mô hình vừa sản xuất, phân phối và vừa xuất khẩu thường được khách hàng đánh giá cao. Trong đó, dây chuyền sản xuất tiên tiến với trang thiết bị máy móc hiện đại là tiêu chí quan trọng quyết định đến quy mô công ty.
Trong quá trình chuẩn bị kinh doanh, doanh nghiệp rất quan tâm về giấy phép, bạn có thể tham khảo bài viết về Giấy phép sản xuất mỹ phẩm để được cung cấp thông tin.
2.2. Chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất mỹ phẩm
Tiêu chí về chất lượng mỹ phẩm được đặt lên hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo và sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, nên chọn những sản phẩm có độ an toàn tuyệt đối, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Nếu sử dụng sản phẩm kém chất lượng gây dị ứng, ngộ độc, rất nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng.
2.3. Giá thành sản phẩm
Nếu cùng một sản phẩm có công dụng và thành phần như nhau thì nên lưu ý và so sánh giá thành giữa cơ sở sản xuất, để lựa chọn được mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bạn.
Tuy nhiên, vấn đề giá thành trong mỹ phẩm cũng cần cân nhắc, nếu giá quá rẻ so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thì khả năng chất lượng sẽ hạn chế, vì “tiền nào của ấy”.
3. Các công ty sản xuất mỹ phẩm nào khiến bạn tin cậy?
3.1. Danh sách các công ty sản xuất mỹ phẩm tại TPHCM
3.1.1 Công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu iFree
iFree là một trong các công ty sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam với ứng dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào dây chuyền thiết bị máy móc tối tân. Đơn vị sở hữu đội ngũ nghiên cứu, quản lý chất lượng và sản xuất là chuyên gia kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao.
iFree là công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu, đa dạng các mặt hàng mỹ phẩm với số lượng lớn như gia công vi kim, các sản phẩm làm sạch da, dưỡng da cơ bản chuyên sâu,… Với nhà máy đạt chuẩn cGMP, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nguyên liệu được nhập khẩu từ các đơn vị nước ngoài uy tín nên các doanh nghiệp có thể an tâm về chất lượng đầu ra của sản phẩm khi gia công, sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên ở iFree.
Quy trình sản xuất của iFree nghiêm ngặt, mỗi công đoạn đều có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến bán thành phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh.
Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển giao dây chuyền sản xuất, có thể tìm hiểu bài viết về Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm và Chuyển giao công nghệ sản xuất mỹ phẩm để biết thêm thông tin cần thiết.
Quy trình sản xuất mỹ phẩm tại iFree gồm 09 bước (khách hàng liên hệ Lên ý tưởng thiết kế và chọn lựa bao bì sản phẩm báo giá Ký hợp đồng gia công sản xuất Sản xuất mỹ phẩm Sang chiết, đóng gói Kiểm tra chất lượng thành phẩm. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt sản xuất mỹ phẩm bạn có thể liên hệ iFree qua thông tin bên dưới.
Địa chỉ xưởng sản xuất mỹ phẩm: 102 Đường số 3, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, Hồ Chí Minh 71913
Số điện thoại: 094 200 20 20
Email: contact@ifree.vn
Website: https://ifree.vn/
3.1.2 Công ty sản xuất hóa mỹ phẩm độc quyền ResHPCos
Công ty sản xuất kem trắng da sở hữu những công thức sản xuất, chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên với các dòng sản phẩm kem dưỡng, kem trị mụn, viên uống trắng da,…Trong đó, chú trọng đến các sản phẩm dành cho đối tượng đặc biệt như mẹ bỉm sữa, bà bầu và nam giới.
Thông tin liên hệ:
3.1.3 Công Ty TNHH MTV đầu tư TMDV XNK Hoàng Phúc Thịnh
Hoàng Phúc Thịnh là một trong các công ty sản xuất mỹ phẩm tại tphcm có các dòng sản phẩm đặc trưng như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng,…Thương hiệu đã được người tiêu dùng bình chọn chất lượng và đạt cúp vàng nhiều năm qua.
Thông tin liên hệ:
3.1.4 Công ty TNHH mỹ phẩm Kanna – Kanna Cosmetics
Đây là một trong các công ty sản xuất mỹ phẩm tại tphcm mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã hội tụ nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực mỹ phẩm quốc tế. Nguyên liệu sản xuất đạt chuẩn an toàn về chất lượng và sức khỏe, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với quy trình kiểm soát chặt chẽ.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở: 18 Võ Thị Thừa, chúng tôi Phú Đông, Q12, HCM
Số điện thoại: (028) 6261 8555 – 0918732999
Email: info@kanna.vn
Website: www.kanna.vn
3.1.5 Công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu La’p Việt Nam
Nằm trong top những công ty sản xuất kem trắng da hàng đầu tại các công ty sản xuất mỹ phẩm tại tphcm và khu vực miền Nam, sản phẩm của La’p được gia công trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn. Sản phẩm của doanh nghiệp thân thiện và an toàn cho người sử dụng.
Thông tin liên hệ:
3.1.6 Công ty cổ phần sản xuất hóa mỹ phẩm Tân Ngọc Phát
Tân Ngọc Phát được biết đến với dòng sản phẩm nổi trội V-Mud, được sản xuất từ bùn khoáng thiên nhiên an toàn và thân thiện với người dùng. Trải qua 15 năm hoạt động, Tân Ngọc Phát luôn khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở: 85/7 Nguyễn Hữu Dật, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Văn phòng: 106/16 Nguyễn Hữu Dật, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 7106 7555
Email:vmud.cosmetic@gmail.com
3.1.7 Công ty sản xuất kem trắng da Lahy’s
Đây là trung tâm sản xuất và bào chế mỹ phẩm độc quyền đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng quy trình điều chế mỹ phẩm trong phòng thí nghiệm. Sản phẩm của Lahy’s được đánh giá cao bởi độ an toàn, chất lượng và thiết kế bao bì đẹp.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ xưởng sản xuất mỹ phẩm: Số 24- LK 08, Khu Hà Đô Centrosa
Số 118 Đường 3/2, Phường. 12, Quận 10, chúng tôi TP. HCM
3.1.8 Công ty cổ phần sản xuất hóa mỹ phẩm Đại Việt Hương
Viết tắt là VietCos, doanh nghiệp đã tạo nên sự đa dạng trong lĩnh vực sản xuất gia công hóa mỹ phẩm uy tín, chất lượng. Sản phẩm đặc trưng là sữa tắm, kem đánh răng, chăm sóc tóc,… đạt danh hiệu top 10 sản phẩm dịch vụ được tin dùng tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Ngành: công ty sản xuất mỹ phẩm
Trụ sở: 111 Nguyễn Trãi, Q. 1, TPHCM
Số điện thoai: (028) 39254780, 0763999063
Email: vietcosvn@gmail.com
Địa chỉ xưởng sản xuất mỹ phẩm: KCN Hòa Phú, Long Hồ, Vĩnh Long
Website: www.vietcos.com.vn
3.1.9 Công Ty TNHH sản xuất hóa mỹ phẩm EARTH CORPORATION Việt Nam
Công ty sản xuất hóa mỹ phẩm AMG được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 2008 đến nay với hơn 10 dòng sản phẩm hóa mỹ phẩm và các chế phẩm vệ sinh.
Thông tin liên hệ:
Ngành: công ty sản xuất hóa mỹ phẩm
Trụ sở: Lầu 18, Tòa Tháp A, Tòa Nhà Viettel, 285 Cách Mạng Tháng Tám, P. 12, Q. 10, Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
Số điện thoại: (028) 62560710
Email: info@earth-vn.com
Website: www.amg.com.vn
3.1.10 Công ty TNHH sản xuất hóa mỹ phẩm Hani
Là các công ty sản xuất mỹ phẩm tại tphcm chuyên sản xuất những sản phẩm gồm những loại chăm sóc da, chăm sóc tóc,… Hani sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm sản phẩm đạt độ an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất cho người tiêu dùng.
Thông tin liên hệ:
Địa Chỉ xưởng sản xuất mỹ phẩm: 43, Nguyễn Bá Tòng, P.11, Q.Tân Bình, Tp. HCM
Hotline : (028)62.874.093
Phone:
0964.777.017 (Ms. Sa)
0961.666.438 (Ms. Hùng)
0961.333.643 (Mr. Minh)
(Zalo,Viber,SmS)
Mail: kinhdoanh.hani@gmail.com
3.2. Danh sách công ty sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội
3.2.1 Công ty sản xuất hóa mỹ phẩm Việt Hương – Viet Huong Cosmetics Factory
Công ty sản xuất mỹ phẩm tại hà nội với sản phẩm an toàn, chất lượng, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp đến từ những nước có nền sản xuất mỹ phẩm hàng đầu. Viet Huong Cosmetics hoạt động luôn khẳng định vị thế trong top đầu các công ty sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm tại miền Bắc.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Địa chỉ xưởng: 114/90 Tô Ngọc Vân, Phường 15, Gò vấp, TP. HCM
Webiste: https://www.myphamviethuong.vn/
3.2.2 Công ty cổ phần sản xuất dược mỹ phẩm Vincos Việt Nam
Vincos Việt Nam là một Công ty sản xuất mỹ phẩm tại hà nội có quy mô hoạt động trên dây chuyền sản xuất khép kín, các khâu đều có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Tất cả nguyên liệu sản xuất đều được Vincos nhập khẩu từ các nước có nền công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Vincos là đơn vị đã giành được nhiều giải thưởng về nghiên cứu và phân phối tại Việt Nam với các sản phẩm đặc trưng là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Thông tin liên hệ:
Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần
Mã số thuế: 0107830934
Địa chỉ: Tầng 11 tháp C Số 219 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Đại diện pháp luật: Trần Tuấn Giỏi
Ngày cấp giấy phép: 08/05/2017
Ngày hoạt động: 04/05/2017 (Đã hoạt động 2 năm)
Điện thoại: 02432010202
3.2.3 Công ty TNHH Menard Việt Nam
Menard là công ty sản xuất mỹ phẩm tại hà nội một sở hữu những sản phẩm chất lượng mang đến lợi ích và hiệu quả cho người dùng như mỹ phẩm trang điểm, làm trắng da, nước hoa,… Với mục tiêu tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên thực sự, Menard đang dần trở thành thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm.
Thông tin liên hệ:
Trụ Sở Chính:Tòa Nhà VMT, Lô A1F, Đường Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
Điện Thoại:84-4-37951254 – 37951252.
Fax: 84-4-37951256.
Email: Vmt.Contact @ Vmt.Vn
3.2.4 Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Fresh Life
Fresh Life là một trong những công ty sản xuất kem trắng da trong top những công ty hóa mỹ phẩm tại hà nội với những sản phẩm như thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm chăm sóc tóc,… chất lượng, đạt chuẩn GMP. Công ty có hệ thống dịch vụ khách hàng đa kênh, phân phối cho hơn 200 công ty thương mại tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ xưởng sản xuất mỹ phẩm: Một Phần Lô D, Khu Công Nghiệp Hòa Xá, Mỹ Xá, Nam Định
Số điện thoại: (0228) 6526666
Email: cskh@freshlife.com.vn
3.2.5 Công Ty TNHH sản xuất hóa mỹ phẩm ViCO
ViCO thành lập từ năm 1997, tiền thân từ Công ty TNHH Sao Biển. Các đối tác chính của ViCO là những tập đoàn lớn như Metro Cash and Carry, P&G, Toyota,…
Ngoài thị trường nội địa với những sản phẩm hóa mỹ phẩm, ViCo đã đứng vững tại thị trường quốc tế ở các nước tiềm năng tiêu thụ hóa mỹ phẩm khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Phi và Trung Đông.
Thông tin liên hệ:
3.3 Các công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu tại Đà Nẵng
3.3.1 Công ty cổ phần hóa chất mỹ phẩm 3C
3C là công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực da liễu và mỹ phẩm. Hoạt động với phương châm gia công, sản xuất, nghiên cứu công thức về các dòng sản phẩm đảm bảo an toàn và thân thiện, cùng quy trình sản xuất đạt chuẩn cGMP, doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường trong nước và được khách hàng tin tưởng.
Thông tin liên hệ:
3.3.2 Công ty sản xuất hóa mỹ phẩm Bena
Bena Là công ty sản xuất mỹ phẩm theo yêu cầu tại hà nội hoạt động hơn 15 năm. Bena tự hào là thương hiệu Việt Nam được khách hàng ưa chuộng với dòng sản phẩm kem dưỡng, kem trị mụn, sữa rửa mặt,… với thành phần nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên. Sản phẩm có mức giá bình dân, phù hợp với phần lớn đối tượng tiêu dùng tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
3.3.3 Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam (chi nhánh Đà Nẵng)
Unilever chi nhánh Đà Nẵng là công ty sản xuất kem trắng da trên toàn cầu với các sản phẩm chăm sóc vệ sinh sức khỏe và vệ sinh cá nhân có mặt tại hầu hết các gia đình tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6/1-7 /2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản.
Hội nghị là sự hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong Việt Nam và Đông Dương, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Hội nghị với sự tham gia của 2 đại diện An Nam Cộng sản Đảng, 2 đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp cử đại diện tham dự. Tổng số Đảng viên là 211 người.
Bối cảnh
Trong nước
Tình hình đầu thế kỷ XX hết sức biến động, đặc biệt sau Thế chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như bị sụp đổ để khôi phục nền kinh tế Pháp ra sức ra tăng bóc lột các quốc gia thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.
Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời. Nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước.
Đầu năm 1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sự sụp đổ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Tổ chức Cộng sản
Trước năm 1929 tổ chức Cộng sản đầu tiên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập tại Trung Quốc, tuyên truyền quảng bá con đường đấu tranh trong nước đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê. Nhưng tới đầu năm 1929 các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị.
Ngày 1/5/1929, Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ do đại biểu Ngô Gia Tự ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về. Đến ngày 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập.
Tháng 10/1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Nam Kỳ họp Đại hội tuyên bố giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập An Nam Cộng sản Đảng.Sau khi thành lập 2 đảng phê phán và chia rẽ nhau.
Tháng 9/1929, bộ phận đảng viên tiên tiến Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Liên Đoàn hoạt động chủ yếu tại Trung kỳ.
Quốc tế
Sau cách mạng tháng 10 Nga và việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết đã chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Quốc tế Cộng sản được thành lập với nhiệm vụ giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt.
Ngày 27/10/1929 Quốc tế Cộng sản gửi cho người Cộng sản tại Đông Dương về việc thành lập một Đảng Cộng sản tại Đông Dương:
“Việc thiếu 1 Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt cuộc cách mạng ở Đông Dương”.
Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh:
“Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người Cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”.
Hội nghị
Nhận thấy tình hình trong nước đồng thời nhận được tài liệu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ủy viên bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản đã bí mật từ Thái Lan về Trung Quốc (tháng 11/1929).
Phái viên đã triệu tập đại biểu củađể bàn việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc
An Nam Cộng sản Đảng:
Đông Dương Cộng sản Đảng:
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn:
Đại biểu không kịp tham dự
Nhóm đại biểu hải ngoại:
Phái viên Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị.
Nghị trình
Hội nghị tổ chức từ ngày 6/1/1930 bí mật diễn ra tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc phê phán các tổ chức Cộng sản chia rẽ thiếu tinh thần đoàn kết, chỉ rõ những sai lầm và hệ quả.
Hội nghị đã thống nhất thành lập Đảng chung hợp nhất An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng và lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng thống nhất thông qua Cương lĩnh chính trị gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt,điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Hội nghị cũng thành lập Ban chấp hành Trung ương Đảng lâm thời, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Tương tế, Hội Phản đế,…và thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.
Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau hội nghị Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24/2/1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời nhóm họp và đã chính thức chấp thuận đề nghị.
Kết quả
Hội nghị đã thống nhất chung các tổ chức Cộng sản thành một đảng thống nhất và duy nhất dẫn dắt đường lối cách mạng tới con đường giải phóng dân tộc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thương Hiệu Sản Phẩm Rượu Việt Nam trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!