Top 14 # Xem Nhiều Nhất Đặt Tên Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Theo Phong Thủy

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

Dịch vụ đặt tên công ty của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn trong việc chọn tên cho một pháp nhân mới, hay đơn giản tên cho một đơn vị mới của doanh nghiệp. Chúng tôi hỗ trợ việc kèm theo một tên viết tắt (tên giao dịch) cho mỗi gói đặt tên công ty.

CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CÔNG TY

4 nguyên tắc đặt tên: dễ phát âm, ngắn gọn; không bị tự hạn chế; và có cân nhắc giữa tiếng Tây hay tiếng Ta. 4 cách đặt tên: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ; và dùng tên người hoặc địa danh.

1. Nguyên tắc đặt tên: Có 4 nguyên tắc

– Một: là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, giả sử cái tên đó khó nhớ quá, hôm nào đó có một “bố cháu” làm việc với công ty của bạn, thấy rất ngon nghẻ, về giới thiệu với “mẹ đốp”.

A: “Hôm nay anh làm ăn với một công ty mới dễ chịu ghê”.

B: “Công ty gì hả anh?”

A: “Cái gì mà loằng ngoằng lắm…Không nhớ được. Hôm nào rỗi đi ngang anh chỉ cho”

– Hai: là cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…Bạn của tớ mà đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Tràng Giang Đại Hải” là tớ không phục đâu.

– Ba: là đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Ví dụ “Công ty dịch vụ Cao Bằng” sau một thời gian làm ăn ở tỉnh muốn tiến vào Sài Gòn bình định thiên hạ kể ra cũng khó nhỉ. Ấy là tự cái tên cản trở bước tiến của bạn, là “chưa ra đến chợ đã hết tiền” đó.

– Bốn: là cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó. Đặc điểm của tiếng Việt nó kỳ quái thế.

CÁC QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN CÔNG TY Đặt tên công ty

1. Tên công ty phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình công ty;

2. Tên công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của công ty. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Những điều cấm trong đặt tên công ty

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty

1. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của công ty tại cơ sở của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

3. Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên của công ty yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của công ty đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên công ty đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của công tyđã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài công ty yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký;

đ) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của công ty đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của công ty đó, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của dcông ty đã đăng ký;

e) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của dông ty đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của công ty đã đăng ký;

g) Tên riêng của công ty yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của dcông ty đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp công ty yêu cầu đăng ký là công ty con của công ty đã đăng ký.

– Cách đặt tên công ty thứ 3: là ghép từ, thông thường cách này cũng sẽ tạo ra một từ vô nghĩa cho nên hiệu quả khá giống với cách 2. Miễn sao cái tên này cũng ngắn, dễ đọc là được. Tiêu biểu là kem Kido’s (viết tắt chữ Kinh Đô), giầy Biti’s (viết tắt chữ Bình Tiên), viện mẫu thời trang FADIN (Fashion Design Institute).

– Cách đặt tên công ty thứ 4 là dùng tên người hoặc tên địa danh.

Việc dùng tên người: là “vạn bất đắc dĩ’, sẽ chỉ hợp lý nếu người đại diện doanh nghiệp đã là một người nổi tiếng. Hơn nữa cũng chỉ nên dùng trong những lãnh vực mà quan hệ danh tiếng cá nhân là quan trọng. Một ví dụ là các công ty tư vấn Luật như Luật Gia Phạm; Luật sư Quang và đồng sự v.v…

Dùng tên địa danh đối với các sản vật nổi tiếng là tốt. Như rượu cần Hoà Bình; Phở Nam Định chúng tôi nhiên, cần để ý vấn đề bản quyền, không thì bị kiện vỡ mật đấy.

Đặt Tên Công Ty, Doanh Nghiệp Hay Và Đẹp Theo Tuổi Và Phong Thủy

Việc đặt tên công ty đẹp và gây ấn tượng không chỉ là nguồn cảm hứng cho tất cả thành viên trong công ty mà còn là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Đây là vấn đề khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau đầu và tốn nhiều thời gian suy nghĩ trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập công ty. Tên công ty vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, vừa có liên hệ mật thiết với tài vận của doanh nghiệp. Một cái tên mang đầy đủ các đặc điểm như “danh chính ngôn thuận”, thuận miệng, êm tai, độc đáo, không giống với các thương hiệu khác mới có thể xây dựng hình ảnh tốt cho công ty và gây tiếng vang trong thiên hạ.

Nguyên tắc đặt tên cho công ty

Danh sách tên công ty hay, danh sách tên công ty đẹp, đặt tên công ty theo phong thủy, đặt tên công ty theo mệnh hỏa.

Nguyên tắc đặt tên thứ 1

Nguyên tắc đặt tên thứ 2

Tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…

Nguyên tắc đặt tên thứ 3

Tên không ty không nên dùng từ mang nghĩa xấu

Bất kỳ sự vật nào đều tồn tại trong thể thống nhất đối lập, có tốt có xấu, có thiện và có ác,…nhưng dù là như vậy ai cũng muốn theo đuổi những gì tốt đẹp nhất. Sử dụng những từ ngữ truyền đạt thông tin may mắn, hạnh phúc, bình an, vui vẻ… là lựa chọn chung của rất nhiều người làm kinh doanh. Các bạn không nên sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường một đối tượng nào đó như: gái làng chơi, kỹ nữ, bài bạc,… hoặc những từ mang ý nghĩa xấu như: ma, quỷ, tà, độc,…

Nguyên tắc đặt tên thứ 4

Đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Cũng như đặt tên công ty theo mệnh Hỏa.

Tên công ty không nên làm ảnh hưởng đến người khác

Tên công ty không phải chỉ bản thân doanh nghiệp sử dụng mà tất cả những người quan tâm đến doanh nghiệp trong đó có các đối tác, khách hàng, các đơn vị truyền thông,… cũng sử dụng. Một tên gọi thiếu lịch sự sẽ gây ra trở ngại tâm lý đối với người khác, ảnh hưởng đến việc trao đổi và hợp tác nên khi chọn tên cho công ty, nhãn hiệu, thương hiệu cần đặc biệt lưu ý đến những từ ngữ thiếu lịch sự hoặc tôn trọng ai đó.

Nguyên tắc đặt tên thứ 5

Cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó.

Cách đặt tên cho công ty theo tuổi

Đặt tên theo tên cá nhân

Tên công ty theo tên cá nhân là điều đầu tiên mà người chủ doanh nghiệp sẽ nghĩ đến, vì nó vừa đơn giản, dễ đọc lại có bản sắc riêng. Mặc dù việc đặt tên công ty như vậy mang tính chất hơi hướng cá nhân và phù hợp với các công ty tư nhân, gia đình nhưng cũng có rất nhiều công ty lớn trên thế giới có nguồn gốc từ tên của một cá nhân, ví dụ: Dell (công ty công nghệ – chủ sở hữu là Michael Dell), McDonald (hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh do anh em Richard và Maurice McDonald sáng lập), tập đoàn Trump (tên của tổng thống Mỹ Donald Trump), Ford (công ty sản xuất ô tô được thành lập bởi Henry Ford),…

Dựa trên những cách thức sau:

Đặt theo họ tên hoặc tên đệm người chủ công ty: Minh Long, Nam Phương, Vĩnh Tiến, Quang Hanh, Trường Sơn,…

Đặt theo tên ghép của những người sáng lập công ty, của vợ chồng hoặc con cái: Tân Hiệp Phát, Việt Tiến Mạnh, Tân Hoàng Minh,…

Ưu điểm của cách đặt tên này là mang dấu ấn cá nhân nên nếu người chủ công ty là người có danh tiếng, uy tín thì công ty cũng dễ dàng được hưởng lợi ích từ thương hiệu cá nhân có sẵn đó.

Tuy nhiên đây cũng chính là khuyết điểm vì thương hiệu công ty gắn liền với thương hiệu cá nhân nên khi công ty phát triển lớn mạnh sẽ có những thành viên (nhân viên) có tâm lý là đang phục vụ cho một ông chủ nào đó chứ không phải là một thương hiệu chung nên có thể với sự ích kỷ và hẹp hòi, họ sẽ bị giảm nhiệt huyết cũng như khao khát công hiến cho công ty.

Đặt tên sử dụng ngoại ngữ hoặc ký tự viết tắt

Ban đầu những tên công ty này có thể là tên dịch sang tiếng Anh hoặc tên viết tắt theo tiếng Anh để thuận tiện trong việc giao dịch quốc tế nhưng khi nền kinh tế hội nhập và giao thoa văn hóa giữa các nước trên thế giới ngày càng sâu rộng thì việc đặt tên công ty có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Một số cách đặt tên công ty như sau:

Tên công ty dựa trên ký tự ghép của các chữ viết tắt tên địa danh và ngành nghề kinh doanh: ví dụ Habeco (Hanoi Beer Alcohol and Beverage Joint Stock Corp), Sabeco (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), rồi hàng loạt các tên tuổi lớn bắt đầu bằng chữ Vina (Việt Nam) như VinaMilk (Milk là sữa), VinaPhone (Phone là điện thoại), VinaGame (Game là trò chơi),…

Tên công ty viết tắt từ tên đầy đủ: IBM (International Business Machines), BMW (Bayerische Motoren Werke AG), ACB (Asia Commercial Bank),…

Tên công ty sử dụng tiếng nước ngoài: Kangaroo, Mimoza, Ezado, Minano, Apollo, Language Link, Oxford,…

Đây hiện đang là xu hướng mới của các doanh nghiệp trẻ tạo ra sự tươi mới trong nền kinh tế hiện đại. Với tham vọng vươn ra thế giới, kết nối toàn cầu thì những bạn trẻ cũng khá tự tin và luôn muốn khẳng định thương hiệu, cá tính bản thân với bạn bè quốc tế – nhất là với những công ty công nghệ.

Có rất nhiều người sử dụng cách này để đặt tên cho công ty đơn giản nó có quan hệ trực tiếp, gợi nhắc đến lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Ví dụ: Công ty cổ phần nội thất ABC, Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty TNHH dệt may XYZ,…

Tên phản ánh mơ ước hoặc triết lý kinh doanh

Đây là một trong những cách đặt tên công ty rất hay được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế bởi nó phản ánh những mong ước hoặc khẳng định triết lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Ví dụ:

Những cái tên gợi lên sự may mắn, thành công: Thành Đạt, Tài Lộc, Hưng Thịnh, Đức Phúc,… Những cái tên gợi lên uy tín, tin cậy, mang lại cảm giác an tâm cho khách hàng: Bảo Tín, Trung Tín, Trọng Tín, Đại Tín, Tín Nghĩa, Tâm An, Bình An, Thành Tâm,… Những cái tên gợi lên khát vọng dẫn đầu: Tiên Phong, Tiến Lên, Nhất Nghệ, Số 1, TOP 1,… Những cái tên khẳng định triết lý kinh doanh: Hòa Bình, Vì Dân, Hoàn Hảo, An Toàn,…

Đặt tên theo những danh từ gợi nhắc

Tên công ty lấy cảm hứng từ một trong các vị thần trong thần thoại Hy Lạp như: Zeus (là vua của các vị thần), Hera (là vợ thần Zeus, nữ thần của hôn nhân và gia đình), Ares (vị thần chiến tranh), Helios (thần mặt trời),…

Tên công ty là tên một trong các hành tinh trong vũ trụ như: Sao Chổi, Sao Kim, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Khuê, Sao Bắc Đẩu, Sao Mai,…

Tên công ty là một trong các loài hoa: Hoa Anh Đào, Hoa Mười Giờ, Hoa Hướng Dương, Hoa Hồng Xanh, Hoa Mai, Hoa Ban,…

Tên công ty là một trong các loài động vật: Công ty TNHH Tiger Việt Nam (Tiger là con hổ), Công ty TNHH may Sư Tử Vàng, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong, Công ty TNHH Gấu Trúc,… Tên công ty lấy cảm hứng từ trong phim ảnh, thi ca: Bông Sen Vàng, Núi Đôi, Vầng Trăng Khuyết, Tre Làng,…

Tên đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ

Một cái tên đôi khi không cần phải có ý nghĩa gì đặc biệt, chỉ cần đơn giản, dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ là được. Đây cũng là một trong những xu hướng chọn tên công ty rất hay được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Ví dụ: Lozi, Sudo, Kaia, Tino,…

Tên hài hước và ấn tượng

Hiếm khi có một vị sáng lập nào nghĩ đến một cái tên công ty thật hài hước và gây ấn tượng mạnh vì có thể mọi người sẽ chỉ thấy buồn cười lúc đầu nhưng khi nghe nhiều lần lại thấy nhạt và không còn hấp dẫn nữa. Mặt khác nó cũng dễ khiến cho đối tác và khách hàng có cảm giác không yên tâm khi làm việc với một đơn vị “thích trêu đùa” như vậy. Thực tế vẫn có những người chủ doanh nghiệp vô cùng hài hước và bản lĩnh khi đặt tên cho “đứa con” của mình như ví dụ sau đây: Công ty TNHH Tự Nhiên Thấy Đói (đăng ký ngành nghề Bán buôn thực phẩm), Công ty TNHH MTV Cười Lên Cái Coi (đăng ký ngành nghề Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động),…

Tên là những con số

Vận dụng một cách khéo léo chữ số cũng như tổ hợp chữ số cũng là một ý tưởng hay để đặt tên cho công ty của bạn. Tổ hợp chữ số nên được kết hợp để có thể phát âm trôi chảy, đọc thuận miệng. Các con số nên có ý nghĩa, giúp người nghe liên tưởng đến những sự kiện lịch sử hoặc ngày sinh ngày mất của một danh nhân văn hóa nào đó sẽ dễ nhớ hơn. Ví dụ: công ty cổ phần xây dựng 88, công ty TNHH nội thất 68, công ty cổ phần in 69, công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ 113,…

Trước đây Luật Doanh Nghiệp cũ cho phép sử dụng tên danh nhân, địa danh nổi tiếng để đặt tên cho doanh nghiệp nhưng hiện nay thì không

Quy định về tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):

a) Loại hình doanh nghiệp.

Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: – Công ty TNHH Hoa Hồng; – Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hồng; – Công ty TNHH một thành viên Hoa Hồng; – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Hồng; – Công ty cổ phần Hoa Hồng; – Công ty Hợp danh Hoa Hồng; – Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. (Tham khảo Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. (Tham khảo Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

(Tham khảo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví du: – Hoa Hong company limited; – Rose company limited; – Hoa Hong Corporation; Hoa Hong joint stock company; – Rose Corporation; Rose joint stock company; – Hoa Hong Private Enterprise; – Hoa Hong partnerships; (Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. (Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Cách Đặt Tên Cửa Hàng Theo Phong Thủy Kinh Doanh Phát Tài

Cách đặt tên cửa hàng theo phong thủy là sự lựa chọn của nhiều nhà kinh doanh hiện nay kế cả kinh doanh online và mở shop. Có thể nói tên cửa hàng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn. Từ đó, bạn có thể thúc đẩy sự phát triển của cửa hàng mình trong hoạt động bán hàng.

Với nhiều người, từ lâu phong thủy đã gắn liền với đời sống của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực. Theo quan niệm này, một cái tên cửa hàng hợp phong thủy sẽ giúp mang lại sự thành công và may mắn trong kinh doanh.

1. Sơ lược về việc đặt tên cửa hàng theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, mọi sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta đều thuộc một trong ngũ hành. Trong đó, ngũ hành bao gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Và chúng đề vận động theo quy luật tương sinh – tương khắc như sau:

Quy luật tương sinh

Các sự vật hiện tượng tương sinh nhau sẽ tạo ra những sự tương trợ và cộng sinh. Nghĩa là cùng phát triển. Cho nên một tên cửa hàng theo phong thủy cần được đặt theo quy luật tương sinh. Quy luật tương sinh được hiểu như sau:

Kim sinh Thủy

Thủy sinh Mộc

Mộc sinh Hỏa

Hỏa sinh Thổ

Thổ sinh Kim

Quy luật tương khắc 

Các sự vật hiện tượng khắc nhau sẽ ức chế và kìm hãm sự phát triển của nhau. Đây là những điều mà nên tránh khi đặt tên cho cửa hàng theo phong thủy. Trong đó:

Kim khắc Mộc

Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thủy

Thủy khắc Hỏa

Hỏa khắc Kim

Mệnh Kim

Mệnh Mộc

Mệnh Thủy

Mệnh Hỏa

Mệnh Thổ

Nhâm Thân

1932

Nhâm Ngọ

1942

Bính Tý 

1936

Giáp Tuất 

1934

Mậu Dần 

1938

Quý Dậu

1933

Quý Mùi

 1943

Đinh Sửu

 1937

Ất Hợi

 1935

Kỷ Mão 

1939

Canh Thìn

 1940

Canh Dần

 1950

Giáp Thân 

1944

Mậu Tý

 1948

Bính Tuất

1946

Tân Tỵ 

1941

Tân Mão 

1951

Ất Dậu 

1945

Kỷ Sửu

 1949

Đinh Hợi

1947

Giáp Ngọ 

1954

Mậu Tuất 

1958

Nhâm Thìn 

1952

Bính Thân

1956

Canh Tý

1960

Ất Mùi

 1955

Kỷ Hợi

 1959

Quý Tỵ 

1953

Đinh Dậu 

1957

Tân Sửu

1961

Nhâm Dần 

1962

Nhâm Tý 

1972

Bính Ngọ 

1966

Giáp Thìn 

1964

Mậu Thân 

1968

Quý Mão 

1963

Quý Sửu 

1973

Đinh Mùi 

1967

Ất Tỵ 

1965

Kỷ Dậu

1969

Canh Tuất

 1970

Canh Thân 

1980

Giáp Dần 

1974

Mậu Ngọ

 1978

Bính Thìn

1976

Tân Hợi 

1971

Tân Dậu

 1981

Ất Mão

 1975

Kỷ Mùi 

1979

Đinh Tỵ

1977

Giáp Tý

 1984

Mậu Thìn 

1988

Nhâm Tuất 

1982

Bính Dần 

1986

Canh Ngọ

1990

Ất Sửu 

1985

Kỷ Tỵ 

1989

Quý Hợi 

1983

Đinh Mão 

1987

Tân Mùi

1991

Các chữ cái tương ứng với mệnh như sau:

Mệnh Kim: C, Q, R, X, S

Mệnh Mộc: G, K

Mệnh Thủy: Đ, B, P, H, M

Mệnh Hỏa: D, L, N, T, V

Mệnh Thổ: A, E, I, O, U, Y

Một cái tên shop hợp phong thủy sẽ được đặt dựa trên quy luật tương sinh trong ngũ hành. Vậy cách đặt tên cụ thể theo từng mệnh là gì? Ngay sau đây là những cách đặt tên cửa hàng theo phong thủy ứng với từng mệnh.

2. Đặt tên shop theo mệnh Kim

Khi đặt tên shop theo mệnh Kim, hãy chọn những tên shop có chữ cái đầu tương ứng với mệnh tương sinh với mệnh Kim đó là Thổ (Thổ sinh Kim) hoặc dùng tên ứng với chính bản mệnh của mình là mệnh Kim. Theo phong thủy, các chữ cái ứng với mệnh Kim và mệnh Thổ bao gồm: C, Q, R, S, X, Z, A, E, I, O, U, Y

Ngoài ra, việc kết hợp giữa đặt tên shop theo mệnh Kim và những cái tên độc đáo, dễ nhớ và gây ấn tượng cũng là một trong những cách đặt tên cửa hàng theo phong thủy mà các nhà kinh doanh cần lưu ý.

3. Đặt tên cửa hàng theo mệnh Mộc

Theo quy luật tương sinh thì Thủy sinh Mộc. Vì vậy khi đặt tên cửa hàng theo mệnh Mộc, bạn có thể dùng tên bắt đầu bằng các chữ cái G, K (ứng với mệnh Mộc) và Đ, B, P, H, M (ứng với mệnh Thủy).

4. Đặt tên shop theo mệnh Thủy

Một cái tên bắt đầu bằng các chữ cái ứng với mệnh Thủy và mệnh Kim (Kim sinh Thủy) sẽ là gợi ý thích hợp nhất cho việc đặt tên shop theo mệnh Thủy. Do đó, bạn có thể dùng những cái tên bắt đầu bằng Đ, B, P, H, M, C, Q, R, S, X.

5. Đặt tên shop hay theo mệnh Hỏa

Ngoài các chữ cái ứng với mệnh Hỏa (D, L, N, T, V) thì các chữ cái đại diện cho mệnh Mộc (G, K) cũng sẽ là những sự lựa chọn tốt cho việc đặt tên shop hay theo mệnh Hỏa. Sử dụng những cái tên bắt đầu bằng những ký tự này sẽ là cách đặt tên cửa hàng theo phong thủy hay mang lại nhiều may mắn và thuận lợi cho việc kinh doanh.

6. Đặt tên shop theo mệnh Thổ

Sự lựa chọn tốt nhất khi đặt tên shop theo mệnh Thổ đó là chọn những chữ cái bắt đầu bằng A, E, I, O, U, Y (tương ứng với mệnh Thổ) và D, L, N, T, V (đại diện cho mệnh Hỏa – Hỏa sinh Thổ).

Ngoài ra, không chỉ riêng việc đặt tên shop theo mệnh Thổ, khi đặt tên cửa hàng theo phong thủy và mệnh thì cần tránh chọn những chữ cái thuộc mệnh tương khắc. Bới với quan niệm phong thủy của nhiều người, thì một cái tên xấu khắc với mệnh khi kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, xui xẻo.

7. Một số cách đặt tên cửa hàng theo phong thủy khác

7.1. Theo quy luật cân bằng âm – dương

Cách đặt tên cửa hàng theo phong thủy này được áp dụng bằng cách xác định các yếu tố âm dương có trong các từ ngữ của tên shop. 

Đầu tiên, bạn chia tên cửa hàng thành 2 phần là phần chữ và phần dấu.

Với phần chữ: Tổng số lượng các chữ cái có trong tên nếu là chẵn thì là dương và ngược lại lẻ là âm.

Phần dấu: Ứng với các dấu “sắc, hỏi, ngã, nặng” là dương và dấu huyền và thành ngang sẽ là âm.

Một cái tên cửa hàng hợp phong thủy sẽ có đủ cả âm lẫn dương và tránh việc đặt tên shop thuần âm hoặc thuần dương.

7.2. Tính theo tổng số chữ cái trong tên

Bằng cách tính tổng các chữ số trong trên và lấy số cuối cùng. Giá trị có được sẽ kéo dài từ 0 đến 9.Tương ứng với các con số sẽ là các hành khác nhau, trong đó:

Hành Kim: số 6, 7

Hành Mộc: số 3, 4

Hành Thủy: số 1

Hành Hỏa: số 9

Hành Thổ: số 0, 2, 5, 8

Căn cứ vào năm sinh của mình để xác định hành tương ứng sau đó chọn những tên có tổng số chữ cái ứng với hành theo năm sinh hoặc hành thuộc quy luật tương sinh là một cách để đặt tên cửa hàng theo phong thủy.

8. Lưu ý khi đặt tên shop theo phong thủy

Khi đặt tên shop theo phong thủy, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Không đặt các tên trùng lặp

Không đặt lên gây nhầm lẫn với các cửa hàng đã có

Không sử dụng toàn bộ hoặc một phần tên cơ quan nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy nhà nước để đặt tên shop. Trừ các trường hợp được sự cho phép của các cơ quan đó

Tuân thủ các quy định thuần phong mỹ phục, văn hóa dân tộc

Quy Tắc Đặt Tên Doanh Nghiệp Theo Quy Định

Căn cứ pháp lý

− Luật Doanh nghiệp 2014

− Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Quy tắc đặt tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố

Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

a) Loại hình doanh nghiệp

Tên các loại hình doanh nghiệp được viết cụ thể:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn ~ công ty TNHH

+ Công ty cổ phần ~ Công ty CP

+ Công ty hợp danh ~ Công ty HD

+ Doanh nghiệp tư nhân ~ DNTN ~ Doanh nghiệp TN

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chứ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đề làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.