Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Các Vì Sao Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Vì Sao Có Tên Tỉnh “Quảng Bình”

Tới 1069, vua Chiêm Thành là Chế Củ bị vua Lý Thánh Tông đánh thua, dâng ba Châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đổi Địa Lý thành Lâm Bình. Năm 1361,vua Trần Duệ Tông lần lượt đổi Châu Lâm Bình là phủ Lâm Bình, phủ Tân Bình (1375), và lộ Tân Bình. Năm 1400, Hồ Quí Ly đổi lộ Tân Bình thành Trần Tây Bình. Giặc nhà Minh lại đổi là phủ Tân Bình kèm thêm hai châu Bố Chính và Minh Linh. Dẹp xong giặc Minh, nhà Hậu Lê đặt thành lộ Tân Bình thuộc đạo Hải Tây. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đặt là phủ Tân Bình gồm hai huyện Lệ Thủy là Khương Lộc. Hai châu Bố Chính và Minh Linh tách ra thuộc về Thuận Hóa, phủ Tân Bình đổi tên thành Tiên Bình dưới đời vua Lê Kính Tông (1601).

Năm 1604, chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, rồi là dinh Quảng Bình. Từ năm 1627, cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn đã chia đất Quảng Bình làm hai, lấy sông Gianh làm ranh giới, gây sôi động không lúc nào yên. Phía Bắc gọi là Bắc Bố Chính (đàng ngoài) và phía Nam là Nam Bố Chính (đàng trong), cũng gọi là Bắc Hà và Nam Hà. Năm 1831 vua Minh Mạng đặt lại tên thành tỉnh Quảng Bình và tên đó tồn tại đến ngày nay, chỉ thay đổi diện tích lớn nhỏ mà thôi.

Vì Sao Có Cái Tên “Sài Gòn”?

Thuyết Đề Ngạn: Là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát, phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé). Họ chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau là phố Chợ Lớn. Năm 1782, họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau, họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là “Tai-Ngon”, hoặc “Tin-Gan”, phát âm theo giọng Quảng Đông là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”, đọc theo âm Hán-Việt là “Đề Ngạn”. Họ dùng danh từ “Tây Cống” hoặc “Xây coón”, “Xi coón” để ám chỉ vùng người Việt ở, tức chợ Bến Thành ngày nay. Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý.

Thực tế, trên phương diện ngữ âm, thì “Thầy Ngòn”, “Xi Coón” rất giống “Sài Gòn”. Nhưng theo lịch sử thì không phải, vì lịch sử chứng minh rằng Sài Gòn có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc chại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coón.

Quanh cảnh trước chợ Bến Thành những năm đầu Pháp xâm lược An Nam

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ “Lũy Sài Gòn” (theo Hán Nho viết là “Sài Côn”). Đây là lần đầu tiên chữ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán – “Côn” – được dùng thế cho “Gòn”. Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Sài Gòn, không phải đợi đến năm 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị quân Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cống.

Thuyết Củi và bông gòn thì “Sài Gòn” bắt nguồn từ chữ “Sài” theo chữ Hán là củi và “Gòn” và là chữ Nôm chỉ cây bông gòn. “Sài” là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, “Gòn” là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng, cái tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng quanh đồn đất xưa của họ. Dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận… Song, cho tới nay thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực để chứng minh sự tồn tại của thuyết này.

Tương tự như vậy, có nhiều thuyết cho rằng “Sài Gòn” xuất phát từ chữ “Prey Kor” (Rừng Gòn) hay “Kai Gon” (Cây Gòn) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa vào cây bông gòn. Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ “rừng gòn” ở vùng Sài Gòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam. Thêm nữa, cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa trong Địa Danh thì “sài” chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán-Việt như “Sài Tân” chứ chưa bao giờ được dùng như một từ đơn. Vì thế không thể nói “củi” được, là “sài” được, hay là “củi gòn” là “Sài Gòn” được. Vậy, thuyết Sài Gòn là “củi gòn” đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học.

Thuyết Prei Nokor thì dựa theo lịch sử và phát âm thuyết này cho “Sài Gòn” là được phiên âm từ “Prei Nokor” hay từ “Thầy Ngồn” mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một “thành phố” có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp – Louis Malleret). Tuy nhiên, không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ XVI . Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này.

Thuyết Bến Củi lại cho rằng: Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Củi… Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Bến Thành nay vẫn lưu tên ở chợ Bến Thành. Bến Củi theo nhiều nhà nghiên cứu về Sài Gòn thì có thể đã được đổi ra thành Sài Tân, Sài Ngạn do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi chữ bến (bờ) là ngạn. Chữ Sài Ngạn có lẽ sau này được đọc thành Sài Gòn.

Dù ý nghĩa cái tên “Sài Gòn” là gì thì hiện thực lịch sử đã chứng minh nó từng là một thành phố phát triển và năng động bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Ngày nay, Sài Gòn là một trong những thành phố công nghiệp và hiện đại nhất Việt Nam…

Vì Sao Cố Cung Còn Có Tên ‘Tử Cấm Thành’?

“Tây vọng Dao Trì giáng Vương Mẫu.

Đông lai tử khí mãn Hãm quan”.

Từ đó, người xưa gọi khí cát tường là “tử vân” (màu tím). Chỗ ở của “tiên” trong truyền thuyết gọi là “tử hải”, gọi thần tiên là “tử hoàng”, gọi con đường nhỏ ngoại thành thành Đông Kinh là “tử mạch”. Khí màu tím từ phía Đông đến, tượng trưng cho cát tường. Điều đó cho thấy chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành” có nguồn gốc (xuất xứ) rất cụ thể. Nơi hoàng đế ở phòng bị nghiêm ngặt, thường dân không được phép đến gần, vì vậy gọi là “Tử Cấm Thành”.

Hoàng đế tự coi mình là thiên tử, tức con của Thượng đế. Thiên cung là nơi Thượng đế ở cũng là nơi thiên tử trú ngụ.Sách “Quảng Nhã. Thích Thiên” có nói “Thiên cung” còn gọi là “Tử cung” (cung màu tím). Vì vậy, cung điện của hoàng đế ở được gọi là “Tử cung”. “Tử cung” cũng gọi là “Tử Vi cung”. Sách “Hậu Hán Thư” viết: “Trời có cung Tử Vi, là nơi ở của thượng đế, vua lập cung điện cũng gọi như vậy”. Sách ” Nghệ Văn Loại Tụ ” lại ghi: “Hoàng khung thuỳ tượng, dĩ thị đế vương, Tử Vi chi tắc, hoằng đán di quang” (Nơi ở của hoàng đế phải nguy nga tráng lệ để tỏ uy nghiêm. Nguyên tắc của sao Tử Vi cũng toả sáng khắp nơi).

Người xưa coi Thiên tử là chòm sao Tử Vi, vì vậy chòm sao Tử Vi trở thành đất của hoàng cực (hoàng gia), gọi cung điện hoàng đế là “tử cực”, “tử cấm”, “tử viên”. Cách nói “Tử cấm” đã có từ đời nhà Đường.

Cố Cung Bắc Kinh rộng 1087 mẫu, chiều dài Nam Bắc 961m,chiều rộng Đông Tây là 753m, chu vi dài 3,5km, có hơn 9000 gian phòng khác nhau trong các cung điện. Tường bao quanh Cố Cung cao hơn 10m. Gọi thành hoàng đế ở là Tử Cấm Thành không những trang nghiêm mà còn có hàm nghĩa “Thành của Thiên tử” (con trời). Khảo sát các công trình kiến trúc trong Cố Cung cho biết điện Thái Hòa tượng trưng cho sự vĩ đại và cao cả của “trời” ở chính giữa Cố Cung và là nơi cao nhất trong Cố Cung. Hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho trời và đất liên kết chặt chẽ với nhau. Hai cổng Nhật Tinh và Nguyệt Hoa ở hai bên cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho Mặt trời và Mặt trăng. 6 cung Đông Tây tượng trưng 12 tinh tú và các tổ hợp kiến trúc khác biểu thị các vì sao trên bầu trời. Quần thể kiến trúc mang tính tượng trưng này bao bọc hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh biểu thị thiên tử “nhận mệnh trời”- và tính uy nghiêm của Hoàng đế.

Vì Sao Mặt Trăng Tên Tiếng Anh Có Nghĩa Là The Moon?

Hầu như tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta và các vệ tinh quay xung quanh chúng có những cái tên được lấy trực tiếp từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Ví dụ, Sao Hỏa (Mars) được đặt tên theo vị thần chiến tranh Ares, trong khi vệ tinh của nó là Deimos và Phobos được đặt tên theo những người con của Ares.

Đó là lý di vì sao Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) sau khi thành lập năm 1919 đã đưa ra hệ thống danh pháp hiện đại chuẩn mực cho toàn bộ vệ tinh đã tìm thấy và cái tên The Moon được sử dụng “để chuẩn hóa việc sử dụng các danh pháp của Mặt trăng bao gồm cả những cái tên cổ đại”.

Thực chất nguồn gốc của từ Moon bắt nguồn từ những cái tên của hệ thống ngôn ngữ Châu Âu thời Trung cổ như Anh và Đức. Thời gian này dân chúng biết đến mặt trăng thông qua những từ như moone, mone, mōna và mǣnōn nhưng dần dần thì thế giới hiện đại thấy sử dụng quá nhiều tên cho một chủ thể khá là phức tạp nên IAU đã quyết định vệ tinh của chúng ta có một cái tên duy nhất là The Moon.