Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Mỹ Nhân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Top 10 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Quốc Thời Xưa

TOP 10 mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa

4.7

/

5

(

3

bình chọn

)

Mặc dù sở hữu nhan sắc “chim sa cá lặn”, song cuộc đời của những đại mỹ nhân lại vô cùng cay đắng, bất hạnh.

Tây Thi

Đứng đầu danh sách mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa chính là Tây Thi. Tây Thi (tên thật là Thi Di Quang) – Con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Nàng là một đại mỹ nhân khiến vua Phù Sai mê mệt, dẫn tới họa diệt vong của nước Ngô.

Nàng được biết đến là một trong bốn người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc thời cổ đại. Tuy làm nghề dệt vải ở vùng núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ) song nhờ có ngũ quan đoan chính, tướng mạo kiều diễm mà nhan sắc của nàng mới được người đời ví như “trầm ngư”.

Theo sử sách ghi chép: “Tây Thi đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần hiện diện ở đâu là cây cối nghiêng ngả còn vạn vật thì dường như đắm chìm bởi dung nhan quá đỗi hoàn hảo từ nàng – người đứng đầu trong hàng Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ”.

Theo sổ sách ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, chính là sủng phi của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Nàng nổi tiếng với nhan sắc ” nghiêng nước nghiêng thành” bởi sắc vóc đậm đà, khuôn mặt diễm lệ cùng nước da trắng mịn theo quan niệm xưa.

Đặc biệt, chuyện tình giữa nàng và bậc Vương quyền thời Đường được người đời nhắc tới rất nhiều bởi khung cảnh ước lệ của sự xa hoa tột đỉnh. Đường Huyền Tông say mê, sủng ái Dương Quý một cách mù quáng khiến cả một triều đại hưng thịnh dần rơi vào tình tàn vong.

Vương Chiêu Quân

Nàng là mỹ nhân sở hữu tài mạo song toàn thời Tây Hán và cũng chính là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn”,  tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất.

Sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” của Vương Chiêu Quân không những khiến nhiều vị hoàng đế say đắm mà còn làm thay đổi vận mệnh của một triều đại. Cô đã đồng lòng thực hiện một “kế hoạch” của Vua Hán Vũ đó là đồng ý kết hôn với vua Hung Nô để mang lại hòa bình cho cả 2 nước.

Điêu Thuyền

Vào thời Tam Quốc, Điêu Thuyền được biết đến là một mỹ nhân xinh đẹp có tài năng ca múa thượng thừa. Vẻ đẹp của nàng ví như “bế nguyệt”, tức mặt trăng phải xấu hổ trước dung nhan ấy buộc phải giấu mình đi.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền được nhắc tới là người phụ nữ làm thay đổi lịch sử Trung Quốc bởi đã khiến liên minh Đổng Trác – Lữ Bố tan rã. Bên cạnh đó, nàng cũng là bậc đại mỹ nhân bạc mệnh, chịu tủi nhục bởi những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Hoa.

Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705) – Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bởi bà lên ngôi hoàng đế bằng chính năng lực của mình, hoàn toàn không phải là tượng gỗ chỉ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác.

Triệu Phi Yến – Một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, cùng thời với người đẹp Vương Chiêu Quân. Cô vốn nổi tiếng khi sở hữu dung mạo tuyệt thế, thân thể nhẹ nhàng tựa như chim yến, nên được gọi Phi Yến (nghĩa là chim yến đang bay).

Triệu Phi Yến mệnh danh là “Đệ nhất thiên hạ”, dung mạo không ai sánh bằng, đồng thời sự hiểm độc của của nàng khó có người so bì được.

Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư và được lên làm hoàng hậu. Khi Bình Đế bị phế truất làm thường dân, tự sát mà chết.

Thượng Quan Uyển Nhi

Thượng Quan Uyển Nhi (664-710), là người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng là nữ tể tướng nhà Đường, người hỗ trợ đắc lực của Võ Tắc Thiên, và cũng chính là người phụ nữ quyền lực làm nên một giai đoạn lịch sử truyền kỳ của Trung Quốc cổ đại.

Ngu Cơ sinh ra ở huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), vào thời đại cuối nhà Tần. Nàng không chỉ sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần mà còn rất giỏi múa hát. Ngu Cơ là vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ – một vị tướng quân nổi tiếng thời Hán Sở.

Tình yêu thủy chung, son sắt một lòng với Hạng Vũ luôn khiến người đời sau ngưỡng mộ. Nàng đã chấp nhận hy sinh mạng sống để có thể vực dậy tinh thần cho chồng mình. Cái chết của nàng tại Cai Hạ đã trở thành một câu chuyện nổi tiếng được ca tụng vào nhiều đời sau.

Đến khi cả hai nhắm mắt xuôi tay, trong lòng họ vẫn mãi nguyên vẹn tình yêu thủy chung dành cho người còn lại.

Trương Lệ Hoa

Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Trương Lệ Hoa vẫn giữ nguyên nét đẹp tuyệt thế giai nhân: “Da trắng như tuyết, mái tóc dài bảy thước, bóng đến soi gương được, lông mày sắc nét như tranh vẽ”. Đặc biệt, nàng còn có trí nhớ hơn người, vô cùng nhạy bén và tinh anh.

Bao Tự

Bao Tự là vương hậu thứ hai của Chu U Vương – Vị thiên tử cuối cùng thời Tây Chu thuộc lịch sử Trung Hoa. Bao Tự được đánh giá là mỹ nhân có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ngoài dung mạo xinh đẹp, nàng được người biết đến với danh hiệu “hồng nhan họa thủy” (tức mỹ nhân gây đại họa liên lụy đến các quân vương, là nguyên nhân làm suy tàn một triều đại).

Tam Quốc Diễn Nghĩa » 20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại » Creations Boutiques

Nếu người Tàu có Tứ Thánh thì họ cũng có bốn người đẹp họ gọi là Tứ Đại Mỹ Nhân để bắc đồng cân. Bốn người con gái đẹp nhất Trung Hoa này được coi là có nhan sắc lạc nhạn (chim nhạn sa xuống đất), trầm ngư (cá phải lặn xâu dưới nước), bế nguyệt (che lấp cả mặt trăng), tu hoa (hoa phải xấu hổ).

1. Tây Thi

Được xem là mỹ nhân đẹp nhất tự cổ chí kim và cũng là một trong những nữ gián điệp đầu tiên của nhân loại. Cô được Việt vương Câu Tiễn [thời Xuân Thu chiến quốc] cài vào hàng ngũ địch, làm điêu đứng Ngô vương Phù Sai trong khi đã có người yêu là Quan Đại Phu Phạm Lãi nước Việt. Một chuyện tình đẹp!

2. Điêu Thuyền

Đứng thứ 2 trong danh sách “Những mỹ nhân đẹp nhất lịch sử TQ” cũng lại là 1 nữ gián điệp. Chỉ vì em này mà cha con [Đổng Trác – Lữ Bố] đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán thì quả có 1 không 2!

3. Vương Chiêu Quân

Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.

4. Dương Quí Phi

Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng

4. Ban Chiêu

Em gái của Ban Cố, Ban Siêu. Ban Cố soạn Hán Thư, bộ sử nối tiếp Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư chưa kịp hoàn thành thì Ban Cố bị Lạc Dương Lệnh hãm hại mà chết, Ban Chiêu giúp anh hoàn tất phần “Thiên Văn Chí” trong Hán Thư.

6. Thái Diễm

Tức Thái Văn Cơ, con gái của quan Nghị Lang Thái Ung thời Đông Hán.

7. Trác Văn Quân

Vợ của Tư Mã Tương Như thời Hán!

8. Tạ Đạo Uẩn

Tạ Đạo Uẩn, con nhà thế phiệt đời nhà Tấn (265-419).

Tạ Đạo Uẩn lúc nhỏ đã thông minh, học rộng lại có tài biện luận. Nhân một hôm về mùa đông, tuyết rơi lả tả, chú của Tạ Đạo Uẩn là Tạ An ngồi uống rượu nóng có cả hai cháu là Tạ Lãng và Đạo Uẩn ngồi hầu bên. Tạ An liền chỉ tuyết, hỏi:

– Tuyết rơi giống cái gì nhỉ?

Tạ Lãng đáp:

– Muối trắng ném giữa trời.

Tạ Đạo Uẩn bảo:

– Thế mà chưa bằng “Gió thổi tung tơ liễu”.

Tạ An khen Tạ Đạo Uẩn là thông minh, nhiều ý hay, tư tưởng đẹp. Ông lại thường chỉ Đạo Uẩn mà bảo các con cháu rằng:

– Nếu là trai, Tạ Đạo Uẩn sẽ là bực công khanh.

Tạ Đạo Uẩn sau kết duyên vớI Vương Ngưng Chi, một nhà nho lỗi lạc đương thời.

Làm vợ họ Vương, Tạ Đạo Uẩn thường thay chồng tiếp khách văn chương, đàm luận thi phú. Nàng tỏ ra là người hoạt bát, thông suốt nhiều vấn đề, lập luận vững chắc làm nhiều tay danh sĩ đương thời phải phục.

Em chồng của Tạ Đạo Uẩn là Vương Thiếu Chi. Người học giỏi nhưng lập luận kém cỏi, thiếu hoạt bát nên trong khi biện luận thường bị khách áp đảo. Tạ Đạo Uẩn sợ em chồng mất giá trị nên bảo thị tỳ thưa với Thiếu Chi làm một cái màn che lại, nàng sẽ ngồi sau để nhắc Thiếu Chi trong khi biện luận với khách.

Thiếu Chi nhờ đó mà khuất phục được khách và nổi danh, được nhiều người kính phục.

Nàng Ban, ả Tạ là hai người phụ nữ có tài danh về thi phú văn chương. Về sau, các nhà văn học thường dùng tiếng “nàng Ban, ả Tạ” để chỉ người phụ nữ tài giỏi, có danh tiếng về văn chương thi phú.

9. Võ Tắc Thiên

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác.

10. Thượng Quan Uyển Nhi

Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường. Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, là nữ Tể tướng đầu tiên của lịch sử TQ.

11. Ban Tiệp Dư

Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư, Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà không giận.

12. Chân Hoàng Hậu

Sau khi Tào Phi (con trai Tào Tháo đời Tam Quốc) xưng đế, sủng hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng, chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược

13. Hoa Nhị Phu Nhân

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu Thục Hậu Chủ – Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1 vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.

14. Hầu Phu Nhân

15. Đường Uyển

Đường Uyển, người Âm Sơn Việt Châu thời Nam Tống là biểu muội của Lục Du.

2 người là thanh mai trúc mã, sau đấy kết thành vợ chồng. Về sau do sự phản đối của Lục mẫu nên 2 người đành chia tay. Sau đó, Lục Du kết duyên cùng 1 cô gái họ Vương. Còn Đường Uyển thì gả cho Triệu Sĩ Trình. Trong 1 lần tình cờ, 2 người lại gặp nhau, tình ý ngày xưa lại chứa chan. 2 người bèn cùng nhau làm bài “Thoa đầu phương” để tỏ tình ý của mình:

– Lục Du:

Hồng tô thủ, hoàng đằng tửu, mãn thành xuân sắc cung tường liễu

Đông phong ác, hoan tình bạc, nhất bôi sầu tự, kỷ niên ly tố

Thác! Thác! Thác

Xuân như cựu, nhân không sấu, lệ ngân hồng ấp giao tiêu thấu

Đào hoa lạc, nhàn trì các, sơn minh tuy tại, cẩm thư nang thác

Mạc, mạc, mạc

– Đường Uyển:

Thế tình bạc, nhân tình ác, vũ tống hoàng hôn hoa dịch lạc.

Hiểu phong can, lệ ngân tàn, ý giam tâm sự, độc ngữ tà nan.

Nan, nan, nan !

Nhân thành các, kim phi tạc, bệnh hồn thường tự thu thiên tác.

Giác thanh hàn, dạ lan san, phạ nhân tuân vấn, yết lệ trang hoan.

Mãn, mãn, mãn !

Vì nỗi nhớ nhung da diết ấy mà không lâu sau nàng sinh bệnh rồi mất. Lục Du hay tin như sét đánh ngang tai, mấy phen khóc đến chết đi sống lại. Từ đó về sau, cái tên Đường Uyển đã trở thành 1 đề tài quen thuộc trong sáng tác văn chương của Lục Du. Mãi đến khi 84 tuổi ông vẫn không quên người vợ, người tri kỷ lúc đầu của mình. Người đời đánh giá đây chính là 1 mối tình “thiên cổ hận”

16. Tiết Đào

Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)

Tiết Đào (770-832), tự Hồng Độ. Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng, tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14 tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên bị gọi là “Thi Kỹ”.

Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường.

17. Chu Thục Chân

Nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi, đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ” được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.

Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết. Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u sầu và tẻ nhạt.

18. Quách Ái

Các cung nữ triều nhà Minh đa phần đều xuất thân từ các gia đình thanh bạch trong chốn kinh thành. Một khi được chọn vào cung thì học như con chim trong lồng, khó lòng mà gặp lại người thân nữa. Hơn nữa những năm đầu triều Minh vẫn còn áp dụng chế độ tuẫn táng tàn bạo của triều Nguyên trước. Khi Minh Tuyên Tông mất, cung nữ Quách Ái được lệnh phải tuẫn táng khi nàng chỉ vào cung mới được 20 ngày. “Tuyệt mệnh từ” là tác phẩm nàng viết trước lúc chết, câu câu đều chứa chan nước mắt thể hiện sự sinh tử biệt ly với cha mẹ.

19. Liễu Như

Nữ thi nhân nổi tiếng thời Đường, đứng đầu Tần Hoài Bát Diễm

20. Lý Sư Sư

Ca kỹ được vua Tống Huy Tông sủng ái nhất. Sau loạn 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, nàng từ bỏ mọi thứ bỏ trốn theo Lãng tử Yến Thanh.

Khám Phá 50 Tên Trung Quốc Mỹ Miều Từ Âm Điệu Đến Ý Nghĩa Cho Con Yêu Và Nhân Vật Game

Những cái tên sẽ gắn liền với một người suốt cả cuộc đời, tên càng hay càng ý nghĩa càng thể hiện những điều tốt lành cho một tương lai sáng lạng. Do đó, trước khi đặt tên cho con cái, ba mẹ luôn phân vân, đắn đo lựa chọn kỹ lưỡng sao cho cái tên đó mỹ miều từ âm điệu đến ý nghĩa. Theo từng mong ước, niềm hy vọng của ba mẹ mà họ sẽ lựa chọn những cái tên thể hiện sự an yên, hạnh phúc hay nói lên khí chất, anh tài để khoác lên cho những đứa con bé bỏng, mong chúng một đời tài hoa xuất chúng, bình an vô sự.

Ngoài dùng để đặt tên con cho thật lạ, thật “chất”, những cái tên Trung Quốc hay còn thường dùng để sử dụng cho nhân vật trong game để thể hiện khí chất, đậm chất kiếm hiệp, để bạn vùng vẫy, thể hiện bản thân trong “thế giới ảo”.

Tên Trung Quốc hay cho nam

Chữ Hán: 鹤 轩

Phiên âm: Hè Xuān

Ý nghĩa: Hạc Hiên là chú chim hạc bay cao, bay xa, tự do giữa đất trời, không vướng bận, hiên ngang, lạc quan, khẳng khái

Chữ Hán: 高 朗

Phiên âm: Gāo Lǎng

Ý nghĩa: Thể hiện khí chất cao ngất, sáng rực rỡ

Chữ Hán: 夏 雨

Phiên âm: Xià Yǔ

Ý nghĩa: Cơn mưa mùa Hạ

Chữ Hán: 山 林

Phiên âm: Shān Lín

Ý nghĩa: Núi rừng bạc ngàn

Chữ Hán: 光 瑶

Phiên âm: Guāng Yáo

Ý nghĩa: Ánh sáng của ngọc

Chữ Hán: 忘 机

Phiên âm: Wàng Jī

Ý nghĩa: Lòng không tạp niệm

Chữ Hán: 芜 君

Phiên âm: Wú Jūn

Ý nghĩa: Chúa tể một vùng cỏ hoang

Chữ Hán: 景 仪

Phiên âm: Jǐng Yí

Ý nghĩa: Dung mạo như ánh Mặt Trời

Chữ Hán: 思 追

Phiên âm: Sī zhuī

Ý nghĩa: Truy tìm ký ức

Chữ Hán: 逐 流

Phiên âm: Zhú Liú

Ý nghĩa: Cuốn theo dòng nước

Chữ Hán: 子 琛

Phiên âm: Zi Chēn

Ý nghĩa: Đứa con quý báu

Chữ Hán: 程 崢

Phiên Âm: Chéng Zhēng

Ý nghĩa: Sống có khuôn phép, tài hoa xuất chúng

Chữ Hán: 影君

Phiên âm: Yǐng Jūn

Ý nghĩa: Người mang dáng dấp của bậc Quân Vương

Chữ Hán: 云 煕

Phiên âm: Yún Xī

Ý nghĩa: Tự tại như đám mây phiêu dạt khắp nơi nơi, phơi mình dưới ánh nắng ngắm nhìn thiên hạ

Chữ Hán: 立 新

Phiên âm: Lì Xīn

Ý nghĩa: Người sáng lập, gây dựng, sáng tạo ra những điều mới mẻ, giàu giá trị

Chữ Hán: 星 旭

Phiên âm: Xīng Xù

Ý nghĩa: Ngôi sao đang toả sáng

Chữ Hán: 子 聞

Phiên âm: Zi Wén

Ý nghĩa: Người hiểu biết, giàu tri thức

Chữ Hán: 百 田

Phiên âm: Bǎi Tián

Ý nghĩa: Sở hữu hàng trăm mẫu ruộng, chỉ sự giàu có, phú quý

Chữ Hán: 冬 君

Phiên âm: Dōng Jūn

Ý nghĩa: Làm chủ cả mùa Đông

Chữ Hán: 子 腾

Phiên âm: Zi Téng

Ý nghĩa: Ngao du, bôn ba, việc mà đấng nam tử hán nên làm

Chữ Hán: 所 逍

Phiên âm: Suǒ Xiāo

Ý nghĩa: Chốn an nhàn, tự tại, không bó buộc

Chữ Hán: 日 心

Phiên âm: Rì Xīn

Ý nghĩa: Cõi lòng tươi sáng như ánh Mặt Trời

Chữ Hán: 夜 月

Phiên âm: Yè Yuè

Ý nghĩa: Mặt Trăng mọc trong đêm, toả sáng khắp muôn nơi

Chữ Hán: 赞 锦

Phiên âm: Zàn Jǐn

Ý nghĩa: Quý báu như mảnh thổ cẩm, đáng được tán dương, khen ngợi

Chữ Hán: 肖 战

Phiên âm: Xiào zhàn

Ý nghĩa: Chiến đấu tới cùng

Tên Trung Quốc hay cho nữ

Chữ Hán: 妍 洋

Phiên âm: Yán Yáng

Ý nghĩa: Chuẩn mực của sự xinh đẹp, diễm lệ

Chữ Hán: 宁 馨

Phiên âm: Níng Xīn

Ý nghĩa: Cuộc đời an yên, lưu danh muôn thuở

Chữ Hán: 露洁

Phiên âm: Lù Jié

Ý nghĩa: Tinh khiết, thanh liêm, đoan chính như sương mai

Chữ Hán: 月 婵

Phiên âm: Yuè Chán

Ý nghĩa: Xinh đẹp ưu nhã như Ánh Trăng

Chữ Hán: 雅 静

Phiên âm: Yǎ Jìng

Ý nghĩa: Sống đời thanh cao một cách bình lặng, giản dị

Chữ Hán: 若 雨

Phiên âm: Ruò Yǔ

Ý nghĩa: Mưa thuận, gió hòa, một đời an yên

Chữ Hán: 静 香

Phiên âm: Jìng Xiāng

Ý nghĩa: Hương thơm thoang thoảng nhưng vấn vương

Chữ Hán: 月 草

Phiên âm: Yuè Cǎo

Ý nghĩa: Ánh trăng trên thảo nguyên

Chữ Hán: 曉 溪

Phiên âm: Xiǎo Xī

Ý nghĩa: Chỉ sự thông suốt, hiểu rõ mọi chuyện đến từng ngốc ngách.

Chữ Hán: 子 安

Phiên Âm: Zi Ān

Ý nghĩa: Cuộc đời an yên, bình lặng, không sóng gió

Chữ Hán: 琲 杉

Phiên âm: Bèi Shān

Ý nghĩa: Bảo bối, quý giá như ngọc bội, gỗ tuyết tùng

Chữ Hán: 逍 樂

Phiên âm: Xiāo Lè

Ý nghĩa: Âm thanh phiêu diêu, khiến lòng người lạc quan, tự tại, yên ổn

Chữ Hán: 珠 沙

Phiên âm: Zhū Shā

Ý nghĩa: Ngọc trai và cát, những món quà quý giá mà biển cả ban tặng

Chữ Hán: 医 机

Phiên âm: Yī Jī

Ý nghĩa: Tâm lương thiện, hiền hoà như bậc thánh y chuyên chữa bệnh cứu người

Chữ Hán: 思 暇

Phiên âm: Sī Xiá

Ý nghĩa: Vô tư, lòng không vướng bận, tâm không toan tính

Chữ Hán: 蝴 蝶

Phiên âm: Hú Dié

Ý nghĩa: Hồ bươm bướm, chốn bồng lai, tiên cảnh

Chữ Hán: 靜 瑛

Phiên âm: Jìng Yīng

Ý nghĩa: Lặng lẽ tỏa sáng như ánh ngọc

Chữ Hán: 亚 轩

Phiên âm: Yà Xuān

Ý nghĩa: Thể hiện những điều sáng lạng, vươn cao, vươn xa, khí chất hiên ngang

Chữ Hán: 白 羊

Phiên âm: Bái Yáng

Ý nghĩa: Con cườu trắng non nớt, trong veo, ngây thơ, đáng được nâng niu, che chở

Chữ Hán: 淑 心

Phiên âm: Shū Xīn

Ý nghĩa: Cô gái đức hạnh, đoan trang, hiền thục, tâm tính ôn nhu, nhẹ nhàng, thướt tha

Chữ Hán: 婉 瞳

Phiên âm: Wǎn Tóng

Ý nghĩa: Người sở hữu đôi mắt có chiều sâu, duyên dáng, uyển chuyển, thấu đáo

Chữ Hán: 秀 零

Phiên âm: Xiù Líng

Ý nghĩa: Mưa lác đác trên ruộng lúa, thể hiện sự tươi tốt, mưa thuận gió hòa, dự là vụ mùa bội thu như mong muốn

Chữ Hán: 佳 慧

Phiên âm: Jiā Huì

Ý nghĩa: Thông minh, tài trí

Chữ Hán: 谨 意

Phiên âm: Jǐn Yì

Ý nghĩa: Người có suy nghĩ cẩn thận, chu đáo

Chữ Hán: 晓 心

Phiên âm: Xiǎo Xīn

Ý nghĩa: Người thấu hiểu tâm can người khác, sống tình cảm.

Đọc Ý Nghĩa Tên Nhân Vật

– Y tá Tiểu An (Y tá Ngô) Ngô Hà An = Oh Ha Young. Mình sử dụng tên này vì nó cảm giác Trung Hoa hơn. Một phần nữa cũng muốn tạo cảm giác vui vẻ hoạt bác cho nhân vật trong truyện như tên nhân vật thật bên ngoài. (Ngoài SNSD thì các nhóm nhạc nữ mình đều ít nhất một lần có xem qua, nên cũng thích vài người khác. Chủ yếu là những người hài hước.) Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc có nên để các thành viên khác xuất hiện trong truyện hay không. Bởi tôi sợ nếu mình để họ xuất hiện, nhưng tính cách lại viết quá khác với họ thì không hay. (Không biết có ai để ý không.) Lúc đầu định để Seohuyn xuất hiện, chính là Y tá tiểu Hiền ở chương 1. Định để đây là nhân vật khiến Trịnh tổng ăn giấm chua. Nhưng rồi lại không thực hiện được. Bác sĩ Lý: Lý Đông Hải = Lee Dong Hae. Thật ra thì, Bác sĩ Lý định viết anh ta là một nhân vật quan trọng trong truyện. Vì lúc đầu nói về người thân thiết trong bệnh viện của Bác sĩ Lâm thì có nhắc đến anh ta. Rồi có đoạn anh ta muốn thế Bác sĩ Lâm theo dõi cho cô Trịnh đó. Lúc đó định làm nhiều thứ lên, rồi anh sẽ trở thành nhân vật quan trọng. Nhưng sau đó lại thôi. Cảm thấy không cần thiết nữa. (Xin lỗi, cuối cùng anh chỉ là nhân vật quần chúng mờ nhạt). Trưởng khoa Đỗ. Giai đoạn viết truyện này cứ bị ám ảnh bởi Ái thượng nữ lão sư. Đỗ Cẩn. Quyết định lấy họ Đỗ cho Trưởng khoa. Duẫn từng nói, ở bệnh viện Duẫn chỉ thân với Trưởng khoa Đỗ và Bác sĩ Lý. Tuy không nói nhiều về mối quan hệ này, nhưng Trưởng khoa từng an ủi Duẫn. Như một bậc trưởng bối. Một người cha. Cảm thấy Trưởng khoa Đỗ chính là người hiền từ, một người mẫu mực. Lê Bá Thông dựa vào tên của thằng bạn! Haha. (Chắc mày không đọc truyện này đâu ha?.) Bạn thân của Nghiên: – Hoàng Mỹ Anh – Hwang Mi Young. Cuối cùng cũng cho một nhân vật Soshi xuất hiện. – Irene Kim – Nhất Linh – Chorong. Hình như theo mình biết Nghiên bên ngoài cũng có những người bạn tên như vậy. Tính cách thì có lẽ ngoài Mỹ Anh là người xuất hiện nhiều thì hai người còn lại cũng không có gì đặc biệt đi.

Thư ký Nhật Thanh – lúc viết để chọn tên cho nhân vật này, cũng nghĩ nhiều tên. Lúc đó nghĩ đến tên thật của Miu Lê – Ánh Nhật. Quyết định lấy từ Nhật. Thêm từ Thanh vì không muốn ánh nắng quá chói chang, muốn một thứ ánh sáng dịu nhẹ khiến người khác dễ chịu. Bác sĩ Bạch – Bạch Niên. Quyết định lấy họ Bạch, vì BẢN THÂN TÁC GIẢ cảm thấy cái họ này nó vừa thanh cao, vừa tự tin, cảm giác gì đó khó gần, không muốn tiếp xúc. – Quyền Khang, lúc viết tên này đã xác định từ họ Kwon mà ra. Lúc đó chưa biết xác định cậu ta là thuộc loại người khiến người ta thích hay ghét. (hiện tại cũng chưa biết) – Quyền Sở – cái tên Quyền Sở chính là dựa vào tên Quyền Khang, (Trung úy Quyền! Dù anh là anh trai nhưng tiếc anh xuất hiện sau nên phải dựa vào tên em mình.) Và tên của hai người chính là Sở – Khang. Haha. Không biết nói sao nhưng thật sự chưa xác định được tốt xấu như thế nào. – Cao Tuấn – nhân vật này vốn không có, nhưng nhờ độc giả gọi hồn nên anh thật sự xuất hiện. Nói ra thì buồn cười, khi lựa tên cho Cao Tuấn thì bỗng nhớ đến nhân vật Huấn Cao – Chữ người tử tù. Cuối cùng chọn Cao Tuấn! Còn tên những nhân vật khác có một số cũng có ý nghĩa, một số không. Nhưng vì đều chỉ xuất hiện 1 2 lần nên thôi. Trong truyện có rất rất nhiều quan điểm sống, rất nhiều câu nói mà do tự mình muốn hướng đến. Từ quan điểm người yêu cũ, quan điểm về tình yêu công sở, tuổi thanh xuân, gia đình, sự thay đổi trong tình yêu, những thứ nhỏ nhặt khác,… Những câu nói ở cuối chương đều là cái nhìn từ quan điểm của mình. Hoặc những câu in nghiêng trong truyện như một cách để làm dấu. Đúng là nghĩ rất nhiều trước khi viết, cái này cái kia. Nhưng rồi khi viết thì bị chính những suy nghĩ làm dập tắt tất cả. Cảm thấy không còn cần thiết nữa, điều cần thiết chính là để mọi người cảm nhận được suy nghĩ của hai nhân vật chính. Đặc biệt là Duẫn. Dưới cái nhìn của Duẫn, cuộc sống với bình thường thì có những gì. Và sau khi viết mới nhận ra rằng có nhiều điều làm khác khi mình nghĩ. Và như trên có nói có những dự định bị xóa bỏ vì tự cảm thấy không cần thiết. Cuối cùng thì Duẫn và Nghiên vẫn là người chiếm sóng nhiều hơn cả. 90% 😀 Có đứa bạn hỏi là tại sao không viết vui tươi hài hước. Mà lúc nào cũng mang màu buồn. Có lẽ lớn rồi nên thích màu xám hơn màu hồng. Chuyện vui tươi hài hước để cho mấy bạn trẻ viết đi. 😀 Như vậy sẽ vui hơn. (Từng viết truyện Yoonsic có hài hước, cũng được 7 8 chương gì đó rồi không viết nữa. Đăng ở một tài khoản khác. Keke) Chuyện cũng gần đi tới hồi cuối rồi, sẽ buồn khi không còn là nơi để viết những suy nghĩ, những cảm nhận, nơi giao lưu. (Bình thường tôi rất ít khi cmt hoặc trả lời cmt trên mạng xã hội. Ở truyện này xem như là đầu tiên tôi rep lại từng cmt như vậy đi. Cũng không biết lý do, mỗi lần đọc cmt về nội dung truyện về nhân vật lại thấy vui.) Viết cái này để mong mọi người hiểu hơn về nhân vật trong truyện, cũng như những thứ đã khác đi so với ban đầu mà mình dự định. Cảm ơn đã theo dõi và quan tâm. Sẽ sớm hoàn thôi!