Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Ngọc Trà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Tên Con Nguyễn Ngọc Trà Có Ý Nghĩa Là Gì

Về thiên cách tên Nguyễn Ngọc Trà

Thiên Cách là đại diện cho mối quan hệ giữa mình và cha mẹ, ông bà và người trên. Thiên cách là cách ám chỉ khí chất của người đó đối với người khác và đại diện cho vận thời niên thiếu trong đời.

Thiên cách tên Nguyễn Ngọc Trà là Nguyễn, tổng số nét là 7 và thuộc hành Dương Kim. Do đó Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn là quẻ CÁT. Đây là quẻ có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành.

Xét về địa cách tên Nguyễn Ngọc Trà

Ngược với thiên cách thì địa cách đại diện cho mối quan hệ giữa mình với vợ con, người nhỏ tuổi hơn mình và người bề dưới. Ngoài ra địa cách còn gọi là “Tiền Vận” ( tức trước 30 tuổi), địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận tuổi mình.

Địa cách tên Nguyễn Ngọc Trà là Ngọc Trà, tổng số nét là 13 thuộc hành Dương Hỏa. Do đó địa cách sẽ thuộc vào quẻ Kỳ tài nghệ tinh là quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG. Đây là quẻ sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.

Luận về nhân cách tên Nguyễn Ngọc Trà

Nhân cách là chủ vận ảnh hưởng chính đến vận mệnh của cả đời người. Nhân cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Nhân cách là nguồn gốc tạo vận mệnh, tích cách, thể chất, năng lực, sức khỏe, hôn nhân của gia chủ, là trung tâm của họ và tên. Muốn tính được Nhân cách thì ta lấy số nét chữ cuối cùng của họ cộng với số nét chữ đầu tiên của tên.

Nhân cách tên Nguyễn Ngọc Trà là Nguyễn Ngọc do đó có số nét là 11 thuộc hành Dương Mộc. Như vậy nhân cách sẽ thuộc vào quẻ Vạn tượng canh tân là quẻ ĐẠI CÁT. Đây là quẻ sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.

Về ngoại cách tên Nguyễn Ngọc Trà

Ngoại cách là đại diện mối quan hệ giữa mình với thế giới bên ngoài như bạn bè, người ngoài, người bằng vai phải lứa và quan hệ xã giao với người khác. Ngoại cách ám chỉ phúc phận của thân chủ hòa hợp hay lạc lõng với mối quan hệ thế giới bên ngoài. Ngoại cách được xác định bằng cách lấy tổng số nét của tổng cách trừ đi số nét của Nhân cách.

Tên Nguyễn Ngọc Trà có ngoại cách là Trà nên tổng số nét hán tự là 9 thuộc hành Dương Thủy. Do đó ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ Bần khổ nghịch ác là quẻ HUNG. Đây là quẻ sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.

Luận về tổng cách tên Nguyễn Ngọc Trà

Tổng cách là chủ vận mệnh từ trung niên về sau từ 40 tuổi trở về sau, còn được gọi là “Hậu vận”. Tổng cách được xác định bằng cách cộng tất cả các nét của họ và tên lại với nhau.

Do đó tổng cách tên Nguyễn Ngọc Trà có tổng số nét là 19 sẽ thuộc vào hành Âm Hỏa. Do đó tổng cách sẽ thuộc quẻ Tỏa bại bất lợi là quẻ HUNG. Đây là quẻ quẻ đoản mệnh, bất lợi cho gia vận, tuy có trí tuệ, nhưng thường hay gặp hiểm nguy, rơi vào bệnh yếu, bị tàn phế, cô độc và đoản mệnh. Số này có thể sinh ra quái kiệt, triệu phú hoặc dị nhân.

Quan hệ giữa các cách tên Nguyễn Ngọc Trà

Số lý họ tên Nguyễn Ngọc Trà của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Dương Mộc” Quẻ này là quẻ Người này tính tình an tịnh, giàu lý trí , ôn hậu, hoà nhã. Có tinh thần kiên cường bất khuất. Bề ngoài chậm chạp mà bên trong ẩn chứa năng lực hoạt động rất lớn.Sự thành công trong cuộc đời thuộc mô hình tiệm tiến, nhưng vững chắc, lâu bền.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Dương Mộc – Dương Hỏa” Quẻ này là quẻ Kim Mộc Hỏa: Trong cuộc sống thường bị chèn ép, không thành công trong sự nghiệp, cuộc đời nhiều biến động không yên ổn (hung).

Kết quả đánh giá tên Nguyễn Ngọc Trà tốt hay xấu

Như vậy bạn đã biêt tên Nguyễn Ngọc Trà bạn đặt là tốt hay xấu. Từ đó bạn có thể xem xét đặt tên cho con mình để con được bình an may mắn, cuộc đời được tươi sáng.

Tên Nguyễn Ngọc Trà Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?

Gợi ý một số tên gần giống đẹp nhất:

Luận giải tên Nguyễn Ngọc Trà tốt hay xấu ?

Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.

Thiên cách tên của bạn là Nguyễn có tổng số nét là 7 thuộc hành Dương Kim. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành

Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.

Địa cách tên bạn là Ngọc Trà có tổng số nét là 13 thuộc hành Dương Hỏa. Địa cách theo tên sẽ thuộc quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG (Quẻ Kỳ tài nghệ tinh): Sung mãn quỷ tài, thành công nhờ trí tuệ và kỹ nghệ, tự cho là thông minh, dễ rước bất hạnh, thuộc kỳ mưu kỳ lược. Quẻ này sinh quái kiệt.

Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.

Nhân cách tên bạn là Nguyễn Ngọc có số nét là 11 thuộc hành Dương Mộc. Nhân cách thuộc vào quẻ ĐẠI CÁT (Quẻ Vạn tượng canh tân): Dị quân đột khởi, âm dương điều hòa, tái hưng gia tộc, phồn vinh phú quý, tử tôn đẹp đẽ. Là điềm tốt toàn lực tiến công, phát triển thành công.

Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.

Ngoại cách tên của bạn là họ Trà có tổng số nét hán tự là 9 thuộc hành Dương Thủy. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ HUNG (Quẻ Bần khổ nghịch ác): Danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt.

Tổng cách (tên đầy đủ)

Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.

Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Nguyễn Ngọc Trà có tổng số nét là 19 thuộc hành Âm Hỏa. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ HUNG (Quẻ Tỏa bại bất lợi): Quẻ đoản mệnh, bất lợi cho gia vận, tuy có trí tuệ, nhưng thường hay gặp hiểm nguy, rơi vào bệnh yếu, bị tàn phế, cô độc và đoản mệnh. Số này có thể sinh ra quái kiệt, triệu phú hoặc dị nhân.

Mối quan hệ giữa các cách

Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Dương Mộc” Quẻ này là quẻ Người này tính tình an tịnh, giàu lý trí , ôn hậu, hoà nhã. Có tinh thần kiên cường bất khuất. Bề ngoài chậm chạp mà bên trong ẩn chứa năng lực hoạt động rất lớn.Sự thành công trong cuộc đời thuộc mô hình tiệm tiến, nhưng vững chắc, lâu bền.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Dương Mộc – Dương Hỏa” Quẻ này là quẻ : Kim Mộc Hỏa.

Đánh giá tên Nguyễn Ngọc Trà bạn đặt

Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Nguyễn Ngọc Trà. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.

Hồng Trà: 5 Điều Bạn Cần Biết Về Hồng Trà (Trà Đen)

Hồng trà hay còn gọi là trà đen là loại trà cực kỳ phổ biến ở nhiều nước. Như ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia Trung Đông. Mặc dù ở Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác thì trà xanh (lục trà) phổ biến hơn. Thế nhưng không ít người ở Việt Nam cũng rất thích uống hồng trà. Nếu bạn là người có đam mê với hồng trà thì bài viết sau sẽ cho bạn có một cái nhìn tổng quát về loại trà này.

*Do bài viết khá dài nên bạn có thể chọn từng đề mục bên dưới để tiện tham khảo.

Hồng trà hay trà đen là loại trà lên men được làm từ cây trà. Điểm khác biệt lớn nhất của hồng trà so với các loại trà khác nằm ở việc loại trà này được lên men hoàn toàn hay 100%. Quá trình lên men này biến đổi thành phần hoá học của lá trà tươi, giúp tạo nên hương vị cũng như màu sắc riêng của trà đen.

Hồng trà được sản xuất như thế nào?

Mỗi nơi sẽ có cách chế biến hồng trà khác nhau một chút. Về cơ bản thì hồng trà được chế biến bằng 4 bước sau: làm héo, vò, lên men và xao khô.

Lá trà sau khi hái sẽ phải trải qua một giai đoạn là làm héo. Làm héo là quy trình khi lá trà tươi được rải lên những chiếc nong bằng tre. Sau đó những chiếc nong được đặt nơi khô ráo và thoáng mát để lá trà héo đi, hay mất đi một phần lượng nước có trong lá trà. Mục đích của giai đoạn này là làm lá trà mất nước, qua đó rút gọn công đoạn chế biến. Đồng thời lá trà cũng mềm và dai hơn, nên khi vò thì lá trà sẽ khó bị rách hơn.

Sau khi làm héo thì lá trà sẽ được vò ở một nhiệt độ vừa phải. Vò là công đoạn giúp làm rách lớp biểu bì của lá trà. Qua đó giúp chất trà cũng như các thành phần enzyme thoát ra ngoài. Việc này giúp kích hoạt quá trình lên men thành hồng trà của lá trà, đồng thời giúp trà dễ pha hơn khi đã thành phẩm. Vò còn giúp định hình hình dáng lá trà đồng thời tác động lên hương vị trà sau khi chế biến.

Lá trà sau khi vò sẽ được lên men bằng cách để ở nơi mát và có độ ẩm cao để lá trà thuận lợi trong việc tiếp xúc với không khí. Lúc này các thành phần enzyme (men) sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để chuyển hoá các thành phần của lá trà tươi. Lúc này lá trà từ màu xanh sẽ từ từ chuyển sang màu đỏ như đồng.

Công đoạn cuối cùng của chế biến hồng trà là xao khô để lá trà ngừng quá trình lên men. Lá trà vừa được xao, vừa tiếp tục được vò để định hình lá trà. Lúc này hồng trà đã được thành phẩm. Một số vùng trà còn đưa lá trà thành phẩm đi hun khói. Việc này giúp tạo nên hương vị khói riêng của hồng trà, đồng thời giúp bảo quản trà được lâu hơn.

Hồng trà hay trà đen?

Hồng trà có nghĩa là ‘trà có màu đỏ’, thế nhưng ở Việt Nam thì hồng trà lại được gọi là trà đen. Lý do sự ra đời của từ hồng trà là do cách gọi giống tiếng Trung Quốc, vì người Trung Quốc gọi hồng trà theo màu nước trà của loại trà này. Trong khi đó từ ‘trà đen’ là gọi theo màu của lá trà trong tiếng Anh, vì người Anh gọi tên trà theo màu của lá trà. Thế nên hồng trà hay trà đen thì cũng đều dùng để chỉ cùng một loại trà.

Các sản phẩm hồng trà mà chúng tôi hiện có đó là hồng trà cổ thụ Hà Giang. Đây là loại hồng trà được thu hái từ những cây trà giống cổ thụ mọc ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển. Giống trà cổ thụ ( Camellia Sinensis var. assamica) hay Đại Diệp Trà là một chi trà khác so với giống trà vườn. Cây trà cổ thụ thường có thân lớn và cao. Đồng thời có thể sống đến hàng trăm năm. Hồng trà làm từ giống trà cổ thụ có hương vị khác hẳn so với loại hồng trà hay trà đen thông thường. Bạn có thể tham khảo thông tin một số loại hồng trà mà chúng tôi hiện đang có ở đường dẫn bên dưới.

Các nhà sử học vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm mà hồng trà ra đời. Một số giả thuyết cho rằng hồng trà ra đời vào khoảng thế kỷ 14 vào thời nhà Minh của Trung Quốc. Nhất là giai đoạn mà vị vua nổi tiếng trong nhiều tác phẩm văn học võ hiệp, đó là Chu Nguyên Chương, lên nắm quyền. Vào giai đoạn này thì uống trà được xem là văn hoá phổ biến trong nhiều tầng lớp. Trà vào thời gian này phổ biến nhất là dạng trà xanh được đóng thành bánh trà. Bánh trà được làm từ lá trà khô nghiền thành bột, sau đó kết hợp với bột gạo và đóng thành bánh. Những bánh trà này đắt như vàng nên bánh trà có thể được xem là một dạng tiền tệ.

Tuy nhiên, đa số các học giả tin rằng hồng trà ra đời muộn hơn vào khoảng thế kỷ 17. Và sự ra đời của hồng trà gắn liền với một vùng trà nổi tiếng ở Trung Quốc, đó là Vũ Di Sơn hay khu vực núi Vũ Di (thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc). Hay chính xác hơn là một làng ở Vũ Di Sơn, ngôi làng có tên là Đồng Mỗ. Đồng Mỗ là ngôi làng nằm ở một vị trí rất cao ở núi Vũ Di, và nơi đây được xem là nơi ra đời của hồng trà. Hiện nay Đồng Mỗ được UNESCO lẫn chính phủ Trung Quốc bảo tồn vì nơi đây có nhiều di tích lịch sử và có một chi loài bướm hiếm chỉ có ở nơi đây.

Là khu vực được bảo tồn nhưng không có nghĩa là làng Đồng Mỗ không còn sản xuất trà. Người dân nơi đây vẫn làm trà và có thu nhập rất tốt nhờ vào một loại hồng trà cực kỳ nổi tiếng có tên là Kim Tuấn Mi. Hồng trà ở Trung Quốc vốn dĩ không phải là loại trà phổ biến nhất, mà đó là vị trí của trà xanh. Tuy nhiên, từ khi Kim Tuấn Mi xuất hiện vào năm 2005 thì hồng trà lại trở thành loại trà được ưa chuộng và phong trào uống hồng trà lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Làng Đồng Mỗ nổi tiếng là nơi khai sinh của những loại hồng trà nổi tiếng nhất. Thế nhưng ít ai biết được là việc hồng trà ra đời lại là một chuyện hết sức tình cờ.

Truyền thuyết về sự ra đời của hồng trà

Cuối thời nhà Minh là thời kỳ đen tối cũng như báo hiệu sự sụp đổ của triều đại kéo dài gần 3 thế kỷ này. Triều chính hỗn loạn cộng với việc quan viên tham ô bất tài nên nạn đói xảy ra trên quy mô toàn quốc. Nông dân thì khởi nghĩa khắp nơi còn giặc ngoài như Hậu Kim thì đã xâm chiếm một phần đất nước. Một nhóm nhỏ người dân chạy nạn đã trốn lên núi Vũ Di và thành lập nên ngôi làng Đồng Mỗ. Không ai rõ ngôi làng hình thành chính xác là vào lúc nào, nhưng ước đoán là vào khoảng thời gian Minh Thần Tông đến Minh Tư Tông trị vì. Tức là vào khoảng cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17.

Địa hình ở núi Vũ Di cực kỳ hiểm trở, thế nên đây là nơi trú ngụ tốt của những người chạy nạn. Núi Vũ Di cũng vốn dĩ là nơi sản xuất trà từ vài thế kỷ trước khi Đồng Mỗ được hình thành. Thế nên những người chạy nạn cũng chọn cây trà là một trong những cây trồng chính bên cạnh một số ít những cây lương thực khác. May mắn là do được trồng ở nơi có độ cao lớn, cộng với việc cây trà phát triển chậm do đất kém, nên trà ở nơi đây có hương thơm và có vị rất ngọt. Nhu cầu uống trà vào thời gian này cũng rất lớn nên người dân Đồng Mỗ có thể thoải mái sống dựa vào cây trà.

Khoảng thời gian mà Đồng Mỗ mới hình thành thì hồng trà vẫn chưa ra đời. Loại trà duy nhất được sản xuất vào lúc này chính là trà xanh. Trà xanh vào thế kỷ 17 thì đã không còn được sản xuất dưới dạng đóng thành bánh như trước nữa. Mà trà thành phẩm chính là loại trà nguyên lá giống như ngày nay. Vì vào cuối thế kỷ 14 thì Chu Nguyên Chương đã ban hành lệnh cấm không cho sản xuất trà đóng bánh. Do trà quý như vàng nên bánh trà cũng được sử dụng như một loại tiền tệ. Lo ngại việc bánh trà có thể gây ảnh hưởng đến loại tiền tệ chính thức, Chu Nguyên Chương đã ban hành lệnh cấm không cho sản xuất bánh trà.

Việc bánh trà bị cấm đã khiến người làm trà phải thay đổi hình thức chế biến. Người làm trà ở Hoàng Sơn (nổi tiếng với trà Hoàng Sơn Mao Phong) đã sáng chế ra kiểu trà nguyên lá được xao bằng chảo. Cách làm trà này được người làm trà ở An Huy (phía Nam tỉnh Phúc Kiến) học hỏi và chế biến thành công kiểu trà xanh nguyên lá của họ. Ở phía Bắc tỉnh Phúc Kiến thì những người làm trà ở núi Vũ Di lại học lại từ những người làm trà ở An Huy.

Vào một ngày mùa xuân, khi mùa vụ trà đang đang vào đỉnh điểm, thì người dân ở Đồng Mỗ phải chạy trốn vào rừng sâu vì có người báo tin một toán quân lính đang sắp tiến vào làng. Vốn xuất thân là những người chạy loạn nên dân làng rất sợ chiến tranh. Thế nên nghe tin quân lính xuất hiện thì họ bỏ tất cả những việc đang làm và trốn ngay vào rừng. Hoá ra toán quân lính này tiến vào Đồng Mỗ không phải để bắt bớ, mà là vì vị chỉ huy của toán quân này muốn đánh lén đối phương nên đi xuyên rừng núi hòng qua mắt quân địch.

Khi tiến vào làng thì toán quân này rất ngạc nhiên vì không thấy bóng dáng một người nào cả. Thế nên những binh lính này cứ mặc nhiên ăn thức ăn bỏ lại và nghỉ lại trong làng. Lúc này lá trà vừa mới thu hoạch lại chưa kịp chế biến thì phải chạy trốn, nên mỗi nhà lại có những đống trà lớn. Quân lính cứ nghĩ lá trà là cỏ cây bình thường nên rải lá trà làm chỗ ngủ.

Đến mấy ngày thì toán quân lính này mới rời đi. Khi người dân trở lại làng thì lá trà qua mấy ngày đã lên men hết. Thay vì vứt bỏ lá trà và chịu đói trong những tháng sắp tới thì người dân Đồng Mỗ vẫn chế biến trà theo cách bình thường. Để loại bỏ mùi hôi thối do quân lính nằm lên lá trà thì họ nghĩ ra cách là hun lá trà bằng gỗ tùng mọc rất nhiều trong rừng. Thế là hồng trà đã ra đời theo cách như vậy.

Truyền thuyết thì là như vậy. Có chuyện thì lại kể là người dân Vũ Di học cách làm trà từ An Huy. Nhưng do học chưa thành thục nên khi sản xuất trà xanh lại quên ngăn lá trà lên men ở công đoạn nào đó. Trà thành phẩm thay vì có màu xanh lại có màu nâu đen. Nước trà thì lại có màu đỏ. Hương vị trà thơm ngon theo một cách khác trà xanh, mà trà thì vẫn bán được. Thế là hồng trà ra đời theo một cách ngộ nghĩnh như vậy.

Hồng trà xuất hiện ở Châu Âu

Người Châu Âu đã bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 17. Tức là trùng với khoảng thời gian mà Đồng Mỗ được thành lập. Trà cũng chính là một trong những mặt hàng chính mà người Châu Âu nhập khẩu từ Trung Quốc từ cuối thế kỷ 17. Vào thời gian này thì trà xanh vẫn là loại trà được người Trung Quốc ưa thích nhất. Thế nên phần lớn trà xuất khẩu đi Châu Âu không gì khác chính là trà xanh.

Theo một ghi chép về kiểm kê hàng hoá của Công ty Đông Ấn Anh (Dutch East India Company) vào năm 1716 thì trà mà Trung Quốc xuất đi chính là trà xanh. Tuy nhiên, vẫn có một số thùng hàng có chứa một loại trà gọi là trà Bohea. Bohea chính cách phát âm của người Châu Âu dành cho trà đến từ Vũ Di. Do từ Vũ Di khó phát âm nên những thuỷ thủ đọc trại đi là Bohea. Và những thùng hàng chứa trà Bohea ấy không đâu khác chính là hồng trà. Mãi đến tận sau này đến tận thế kỷ 20 thì núi Vũ Di vẫn được gọi là Bohea. Từ Vũ Di hay Wuyi mới dần thay thế được Bohea trong vài chục năm trở lại đây.

Mặc dù mặt hàng trà xuất khẩu chính là trà xanh, hồng trà lại bán chạy hơn. Hồng trà được ưa chuộng hơn ở Châu Âu vì khách hàng người Anh thích uống hồng trà hơn. Lý do là hồng trà có chứa nhiều tannin hơn trà xanh, khiến cho trà đắng hơn. Nước ở Luân Đôn (thủ đô nước Anh) lại là nước ‘cứng’ (nhiều kiềm), do nước chứa nhiều thành phần khoáng. Khi hồng trà pha với nước ‘cứng’ thì tannin bị thành phần khoáng trong nước trung hoà. Việc này khiến hồng trà bớt đắng đi nhiều, khiến cho trà thơm ngon hẳn ra.

Nước Anh hiện nay là một trong một trong những quốc gia tiêu thụ trà tính theo đầu người lớn nhất thế giới. Thế nhưng vào thế kỷ 17 thì uống trà vẫn là một chuyện xa lạ. Việc này thay đổi hoàn toàn khi Công chúa Catherine của xứ Braganza (Bồ Đào Nha) được gả cho vua Charles đệ Nhị (Anh Quốc). Công chúa Catherine là một người rất mê uống trà. Với tư cách là vợ vua thì bà là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên phong cách sống ở chốn hoàng gia. Thế nên dần dần thì uống trà trở thành ‘mốt’ thời thượng của giới hoàng tộc.

Đến khoảng những năm 1730s thì nhu cầu mua hồng trà ở nước Anh tăng chóng mặt. Trà xanh dần dần bị thay thế hoàn toàn bởi hồng trà. Những người làm trà ở Vũ Di phải gia tăng diện tích trồng cũng như năng suất chế biến để đáp ứng được nhu cầu mới này. Khoảng thời gian này có thể nói là thời kỳ hoàng kim nhất trong lịch sử của vùng trà Vũ Di.

Hồng trà vào khoảng đầu thế kỷ 19 vẫn được gọi là trà Bohea. Người Trung Quốc thì gọi hồng trà là trà Vũ Di. Từ ‘hồng trà’ hay ‘trà đen’ vẫn chưa ra đời. Sau khi Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất kết thúc (1842), thì các thương nhân người Anh bắt đầu gọi trà Bohea là trà đen. Trà đen là từ dùng để ám chỉ tất những loại trà lên men.

Khi các thương gia người nước ngoài bắt đầu gọi tên trà đen. Thì cái tên ‘hồng trà’ cũng được các thương gia người Trung Quốc ở Thượng Hải bắt đầu sử dụng. Vẫn chưa có giả thuyết nào chắc chắn về cái sự ra đời của cái tên ‘hồng trà’. Nhiều người tin rằng sở dĩ thương gia Trung Quốc dùng tên ‘hồng trà’ là vì nước trà có màu đỏ. Màu của ‘hồng trà’ (trà đỏ) còn đối nghịch với ‘lục trà’ (trà xanh). Vì màu đỏ là màu đối nghịch với màu xanh. Và trà xanh là trà không lên men, còn hồng trà là loại trà được lên men. Người Trung Quốc tin là từ trà đen không thích hợp để gọi tên trà. Và màu đen biểu tượng cho phần ‘âm’ trong âm dương, không may mắn. Màu đỏ là màu của may mắn nên từ ‘hồng trà’ thích hợp hơn.

Hồng trà trong thời kỳ hiện đại

Hồng trà được trồng ở Ấn Độ

Vào đầu thế kỷ 19, không chỉ trà mà người Anh còn ưa chuộng nhiều sản phẩm khác đến từ Trung Quốc, đặc biệt là đồ gốm sứ và lụa. Người Anh dùng bạc để đổi lấy hàng hoá. Và khi nhu cầu hàng Trung Quốc tăng cao thì bạc lại càng đổ vào Trung Quốc càng nhiều. Trong khi đó nước Anh lại cần tiền để cấp vốn cho những cuộc chiến ở nhiều nơi, nhất là ở nước Mỹ. Thế là họ phải đề ra nhiều kế hoạch để dòng tiền lại quay trở về nước Anh. Một trong những cách đó là buôn thuốc phiện từ Ấn Độ về Trung Quốc. Thuốc phiện được mua bằng bạc và tiền lại đổ về nước Anh.

Hệ quả của việc buôn thuốc phiện ở Trung Quốc là tạo ra hàng nghìn con nghiện ở mọi tầng lớp. Điều này đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Do vua nhà Thanh lúc này muốn cấm thuốc phiện và giảm sự ảnh hưởng của người Anh ở Trung Quốc.

Người Anh còn có một cách khác để giảm phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc. Đó chính là tự trồng và sản xuất trà ở những thuộc địa họ đang chiếm giữ. Trong đó có Ấn Độ, Sri Lanka và Java.

Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu trồng trà theo quy mô lớn ở Assam (Ấn Độ) từ những năm 1820s. Giống trà mà người Anh sử dụng là một giống bản địa, đã được trồng từ rất lâu bởi dân tộc Cảnh Pha (hay người Kachin). Người Cảnh Pha là một sắc tộc sống ở phía Bắc của Myanmar, ở Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Arunachal Pradesh (Ấn Độ). Người Cảnh Pha có nguồn gốc từ Tây Tạng, mà Tây Tạng lại là điểm cuối của con đường Trà Mã Đạo nổi tiếng. Thế nên không có gì là lạ khi người Cảnh Pha có truyền thống uống trà.

Người Cảnh Pha cũng chính là những người khiến người Anh nảy ra ý tưởng trồng trà tại Ấn Độ. Họ chế biến trà bằng cách hái lá trà nõn, sau đó phơi trong ba ngày ba đêm. Sau đó lá trà khô được bỏ vào ống tre và được để gác bếp trong một thời gian. Nhờ được hun khói khi gác bếp nên trà có thể để được nhiều năm mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên.

Đến khoảng những năm 1850s thì càng có nhiều đồi trà mọc lên ở Assam. Và Assam hiện nay là vùng trà riêng biệt lớn nhất thế giới. Và hồng trà Assam cũng rất được ưa chuộng ở các nước Châu Âu cũng như Bắc Mỹ.

Hồng trà bị lãng quên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai

Sau Chiến tranh Thế Giới lần thứ hai thì hồng trà gần như bị lãng quên ở nước Anh. Khi quân Đồng Minh chiến thắng với sự giúp đỡ rất lớn của Mỹ thì văn hoá Mỹ bỗng nhiên được lan toả khắp nơi. Thức ăn nhanh và cà phê kiểu Mỹ lại trở thành một nét văn hoá mới được du nhập và lan toả rộng rãi. Chưa kể đến viêc nước Anh đang hồi phục sau chiến tranh. Thực phẩm cũng như những nhu yếu phẩm khác vô cùng khan hiếm nên thú vui uống hồng trà cũng không còn được để cao như trước.

Phải mãi đến những năm 1980s thì tình yêu với hồng trà của người Anh mới quay trở lại. Hàng loạt những tiệm trà bắt đầu mọc lên ở khắp nước Anh. Sách và tiểu thuyết về trà cũng thi nhau được xuất bản. Vào những năm đầu 1990s thì Tổ chức trà nước Anh còn mời những người mẫu và nhà thiết thế thời trang nổi tiếng làm đại sứ trà. Không chỉ trong nước mà văn hoá uống hồng trà của nước Anh còn ảnh hưởng lên nhiều quốc gia khác, nhất là nước Mỹ. Thậm chí những quốc gia vốn chỉ thích uống trà xanh như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Hồng trà và Trung Quốc hiện đại

Cái tên ‘hồng trà’ ra đời ở Thượng Hải. Và hồng trà cũng là một trong những biểu tượng văn hoá nổi bật nhất của thành phố cảng này bên cạnh Thạch Khố Môn và sườn xám. Đến mãi tận ngày nay thì hồng trà vẫn là loại trà được người Thượng Hải ưa chuộng nhất. Mặc dù ở các tỉnh thành lân cận như Chiết Giang và Giang Tô thì trà xanh vẫn là loại trà được ưa chuộng hơn. Hồng Trà từ Thượng Hải đã đi khắp mọi nơi. Và người Thượng Hải vẫn giữ một tình yêu đối với hồng trà.

Cách làm hồng trà ra đời ở Vũ Di và chế biến hồng trà cũng bắt đầu lan truyền sang các vùng khác. Trong đó có An Huy và Vân Nam. Tỉnh An Huy nổi tiếng nhờ vào 2 loại trà xanh nằm trong Thập Đại Danh Trà đó là Hoàng Sơn Mao Phong và Lục An Qua Phiến. Núi Hoàng Sơn ở An Huy cũng là nơi sáng tạo ra cách làm trà xanh nguyên lá bằng cách xao chảo. Nhờ học hỏi cách làm hồng trà từ Vũ Di, An Huy lại tiếp tục có thêm một loại trà nữa lọt vào Thập Đại Danh Trà. Đó là một loại trà có tên là Kỳ Môn Hồng Trà. Đây là loại trà ưa thích của Nữ hoàng Victoria (1819-1901) do trà có vị ngọt và the mát đặc trưng.

Tỉnh Vân Nam, nơi có những vườn trà cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cũng bắt đầu chế biến hồng trà vào đầu thế kỷ 20. Vào năm 1938, một thương nhân và người làm trà đến từ Kỳ Môn (An Huy) đã lập nhà máy và sáng tạo nên một loại hồng trà có tên là Điền Hồng. Đặc điểm của loại trà này là có lông vàng bao quanh cánh trà, do trà được làm từ búp trà của cây trà cổ thụ. Do búp trà cổ thụ có nhiều lông trắng bao quanh, nên khi chế biến thì những lông trắng này biến thành màu vàng rất đẹp mắt. Trà Điền Hồng cũng dần trở thành một trong những loại hồng trà trứ danh đến từ Vân Nam.

Đại Hồng Bào

Đại Hồng Bào có thể nói là một trong những loại trà nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Về nguồn gốc của loại trà này thì Đại Hồng Bào là một giống trà mọc ở vùng núi Vũ Di. Theo truyền thuyết phổ biến thì một sĩ tử đang trên đường đi ứng thí thì ngã bệnh. Một vị sư tình cờ đi ngang qua đã pha một loại trà để vị sĩ tử này uống. Sau khi uống thì sĩ tử này lành bệnh nhanh chóng và đã kịp kỳ thì ở kinh thành. Sau khi đỗ Trạng Nguyên thì vị tân Trạng Nguyên trở lại để cảm ơn nhà sư và để hỏi lá trà được hái từ đâu. Sau khi được nhà sư chỉ đến cây trà mà ông đã hái thì vị Trạng Nguyên cởi áo bào màu đỏ mà mình đang mặc và quấn ba vòng quanh thân trà. Kể từ đó thì giống trà này có tên là Đại Hồng Bào (áo choàng màu đỏ).

Một số cây trà Đại Hồng Bào cổ vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Những cây trà này trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với những du khách từ khắp nơi. Một số giống trà mới ở Vũ Di hiện nay đều có nguồn gốc từ những cây trà cổ này. Để bảo tồn tính nguyên vẹn của giống trà Đại Hồng Bào thì chính phủ đã cấm hái lá trà từ những cây trà cổ này từ năm 2007.

Tuy nhiên, trà Đại Hồng Bào hiện nay hầu như là một blend hay hỗn hợp giữa nhiều loại trà khác nhau. Thay vì làm từ giống trà Đại Hồng Bào nguyên thuỷ do những cây trà gốc đang được bảo tồn. Các loại trà được tạo nên trà Đại Hồng Bào mới này đều được tuyển lựa từ những giống trà con cháu của những cây Đại Hồng Bào kể trên. Mỗi gia đình làm trà ở Vũ Di sẽ có một công thức riêng để phối các loại trà khác nhau để tạo ra Đại Hồng Bào. Thế nên đôi khi cùng là một loại trà nhưng khi uống của từng gia đình khác nhau thì hương vị sẽ khác đi một chút.

Một loại trà khác cũng đến từ vùng núi Vũ Di đó là Kim Tuấn Mi. Trong khi Đại Hồng Bào đã nổi tiếng từ hàng trăm năm nay thì Kim Tuấn Mi mới ra đời gần đây, tức là vào năm 2005. Cũng khác với Đại Hồng Bào thì sự ra đời của Kim Tuấn Mi là một câu chuyện có thật, chứ không hề gắn liền với truyền thuyết nào cả. Loại trà này được tạo ra bởi hãng trà có tên là Vũ Di Chánh Sơn.

Trong lúc vị chủ tịch của hàng trà đang ngồi nói chuyện với hai vị khách của mình ở ngoài sân vườn thì có một nữ nông dân lớn tuổi đi ngang qua. Lúc này đang là mùa hè và lại vào giữa trưa nên thời tiết rất nóng bức. Một vị khách hỏi người nông dân là đang đi đâu giữa thời tiết khó chịu như vậy. Người nữ nông dân mới trả lời là bà đang trên đường đến vườn trà để hái trà. Thấy tội nghiệp cho người nông dân giống như bà lão nên vị khách đã gợi ý vị chủ tịch hãng trà tạo ra một loại hồng trà thật cao cấp thay vì cách làm truyền thống. Như vậy thì lợi nhuận sẽ cao hơn, và người nông dân trồng trà sẽ phải bỏ ít công hơn mà thu nhập lại cao hơn.

Vị chủ tịch hãng nghe theo rồi bảo bà lão là ông sẽ mua búp trà (lá trà non nhất) với giá cao sau khi bà thu hoạch xong. Người nữ nông dân dành hết cả buổi chiều để chỉ hái được 1.5 kg búp trà tươi và bán cho vị chủ tịch hãng trà. Ông bắt công nhân của mình phải chế biến số búp trà tươi này bằng tay. Và loại trà thành phẩm chỉ còn nặng 150g. Việc chế biến hồng trà từ búp trà hoàn toàn là chuyện hiếm. Vì hồng trà thường là hỗn hợp của lá trà non lẫn những lá trà già ở thấp hơn. Như vậy thì hồng trà sẽ có vị mạnh cũng như ngọt hơn. Thế nhưng đây là thử nghiệm mà vị chủ tịch quyết thử cho bằng được.

Vào ngày hôm sau thì vị chủ tịch thử trà với hai vị khách. Khi pha thì tất cả mọi người đều thấy ngạc nhiên về hương vị thơm ngon không tưởng của loại trà thử nghiệm này. Trà có hương hoa và mật ong lan toả khắp nơi. Vị trà thì thay vì ngọt gắt như hồng trà thông thường thì lại rất dịu nhẹ và thanh tao. Hậu vị cũng nhẹ nhàng.

Lá trà có màu đen, nhỏ và dài, lại được bao phủ bởi lông tơ màu vàng nên trà được đặt tên là Kim Tuấn Mi. Kim có nghĩa là vàng, vừa để miêu tả màu cọng trà, vừa để miêu tả màu của nước trà. Vì Kim Tuấn Mi loại cao cấp thường có nước trà màu vàng sáng chứ không phải màu đỏ truyền thống của hồng trà. Tuấn có nghĩa là ngựa tốt (tuấn mã) vì lá trà khi để trong khay nhìn giống như đàn ngựa đang phi. Tuấn trong tiếng Trung cổ còn có nghĩa là núi cao, tức là ám chỉ trà đến từ vùng núi cao của Vũ Di. Theo vị chủ tịch thì từ Tuấn còn có ý nghĩa là mong muốn cho hãng trà của ông phát triển nhanh như ngựa phi. Còn Mi có nghĩa lông mày. Chữ Mi thường được sử dụng để đặt cho tên trà như trà xanh Trần Mi hay bạch trà Thọ Mi.

Từ khi ra đời thì Kim Tuấn Mi đã tạo nên cơn sốt. Vì loại trà này không chỉ yêu thích chỉ vì hương vị trà không. Mà loại trà này lại còn có ý nghĩa may mắn và giá lại đắt đỏ nên thích hợp làm quà biếu. Kim Tuấn Mi ra đời trong giai đoạn mà kinh tế của Trung Quốc phát triển chóng mặt và mức sống người dân tăng cao. Những người có thu nhập thường thích mặt hàng xa xỉ và gắn liền với thiên nhiên và truyền thống. Trà cũng có thể là một mặt hàng xa xỉ, và Kim Tuấn Mi là một trong số những loại trà xa xỉ nhất. Nhờ vậy mà Kim Tuấn Mi lại càng nổi tiếng. Kéo theo đó là phong trào uống hồng trà phổ biến trở lại.

Hồng trà Darjeeling

Hồng trà Darjeeling có thể nói là loại hồng trà được biết đến nhiều nhất ở các quốc gia phương Tây. Darjeeling là vùng trà lớn nhất thế giới nằm ở phía Đông của Ấn Độ. Khác với các vùng trà khác của Ấn Độ khi hồng trà được chế biến từ giống trà Vân Nam lá to ( assamica) thì trà từ Darjeeling được chế biến từ giống trà lá nhỏ hơn ( sinensis) được du nhập từ Trung Quốc.

Hồng trà Darjeeling được ví là ‘rượu champagne của trà’, và là loại trà này rất được ưa chuộng ở các nước Châu Âu. Nơi mà hồng trà Darjeeling có thể được tìm thấy ở gần như ở mọi siêu thị và các hiệu trà cao cấp.

Giống như trà Trung Quốc thì trà Ấn Độ cũng có hệ thống phân loại riêng của họ. Loại trà cao cấp nhất được gọi là First Flush, đây là loại trà được thu hoạch vào mùa xuân từ giữa tháng Ba cho đến tháng Năm. Second Flush được thua hoạch vào mùa hè, từ tháng Sáu cho đến giữa tháng Tám. Còn trà vụ thu được gọi là Third Flush, được thu hoạch từ tháng 10 cho đến tháng 11.

Hồng trà Ceylon

Hồng trà Ceylon là loại trà đến từ đảo quốc Sri Lanka. Trước đây Sri Lanka có tên là Ceylon nên trà được trồng ở nơi đây được gọi luôn là trà Ceylon. Mặc dù là một đảo quốc nhỏ nhưng Sri Lanka hiện này là quốc gia xuất khẩu trà lớn thứ tư thế giới. Đứng trên cả Việt Nam và chỉ đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Kenya.

Sri Lanka có địa hình với nhiều dãy núi cao và kéo dài nên cùng là trà Ceylon nên mỗi vùng sẽ có một hương vị khác nhau. Nổi tiếng nhất ở Sri Lanka là trà đến từ Uva. Đây là vùng trà nằm ở trung tâm của Sri Lanka. Trà của Uva thường có vị ngọt tự nhiên và hương gỗ nồng nàn. Sát bên Uva là vùng trà có tên là Nuwara Eliya. Đây là vùng trà có độ cao lớn nhất ở Sri Lanka. Nhờ có độ cao lớn nên trà đến từ Nuwara Eliya có hương hoa và vị thanh mát đặc trưng của trà trồng ở núi cao.

Hồng trà Earl Grey

Trà Earl Grey là một dạng hồng trà ướp hương tinh dầu bergamot. Bergamot là một giống cam thường mọc ở nước Ý và Pháp. Tinh dầu được lấy từ vỏ của quả bergamot, sau đó được ướp vào trà để tạo nên hương vị riêng.

Trà Earl Grey hay trà Bá tước Grey được nhiều người tin là được đặt theo tên của Charles Grey. Ông là thủ tướng của nước Anh vào những năm 1930s. Ông thích uống trà nên thường hay nhận quà là những hộp hồng trà ướp bergamot.

Loại trà Earl Grey gắn liền với tên tuổi của hãng trà Twinings. Hãng trà này cũng khẳng định là chính họ mới là những người đầu tiên thương mại hoá trà Earl Grey. Theo họ thì một vị khách người Trung Quốc đã tạo ra công thức hồng trà riêng cho Charles Grey. Vì nước mà nơi vị thủ tướng này sinh sống hơi có mùi chua khó chịu nên khi pha trà Earl Grey thì sẽ làm mất đi mùi chua này. Phu nhân của Charles Grey đã dùng trà này để thiết đãi các chính trị gia nổi tiếng. Thế nên tiếng tăm của loại trà này càng ngày càng được nhiều người biết đến. Một hãng trà đã hỏi mua lại công thức của trà Earl Grey và trở nên nổi tiếng khắp thế giới với loại trà này. Và hãng trà đó không ai khác đó chính là Twinings.

Về cơ bản thì tất cả các loại trà đều chia sẻ những thành phần gần giống nhau. Thế nên lợi ích cho sức khoẻ của hồng trà cũng sẽ phần nào giống với các loại trà khác, như trà xanh chẳng hạn. Tuy nhiên, do được lên men nên hồng trà sẽ mất đi một số thành phần đặc trưng của lá trà tươi. Và cũng sẽ có những thành phần riêng biệt. Và những thành phần này tất nhiên sẽ có những lợi ích sức khoẻ riêng.

Hồng trà giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Theo một số nghiên cứu thì việc uống hồng trà thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về ung thư. Trong đó có ung thư dạ dày ( n), ung thư tuyến tiền liệt ( n), và ung thư vú ( n).

Tuy nhiên, bạn không nên tin là việc uống hồng trà là một cách hiệu quả để trị ung thư. Vì những nghiên cứu này dựa trên thí nghiệm trên động vật. Mặc dù vậy thì việc uống hồng trà thường xuyên là một dạng chế độ dinh dưỡng tốt và có thể góp phần nào vào việc ngừa ung thư.

Hồng trà giúp giảm cân và béo phì

Thành phần theaflavin có trong hồng trà được tin là có khả năng làm giảm sự tích tụ của mỡ. Nhất là ở các bộ phận dễ hình thành mỡ như bụng, mông hay đùi. Ngoài ra hồng trà còn giúp ức chế quá trình tổng hợp acid béo và kích thích quá trình oxy hoá chất béo (đốt mỡ). ( n)

Những tác dụng này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng như béo phì.

Hồng trà giúp giảm lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể như: bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, các bệnh về đường tim mạch, các bệnh về thận và trầm cảm. ( n)

Hồng trà được tin là có thể làm giảm nồng độ đường trong máu và giúp cơ thể chuyển hoá đường nhanh hơn. Khả năng này của hồng trà được xem là tương đương với trà xanh. ( n)

Việc ăn thực phẩm có chứa quá nhiều đường như nước uống đóng chai hay bánh kẹo sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Qua đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thế nên khi uống hồng trà thì bạn không nên thêm đường hay sữa đặc có đường. Nếu dùng sữa tươi không đường và ít béo thì cũng được, nhưng uống nước trà không thì vẫn là tốt nhất.

Hồng trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh HIV

Theaflavin có trong trà xanh được các nhà khoa học tin là có khả ngừa virus của bệnh HIV. Và họ tin rằng hồng trà có thể được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để bào chế loại thuộc trị HIV giá rẻ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thì các nhà khoa học đã chiết tách được theaflavin để tạo ra một chiết xuất hồng trà có chứa một hàm lượng rất cao theaflavin. Và họ sử dụng chiết xuất này để ngừa sự lan rộng của HIV trong cơ thể. Việc này khác với việc chúng ta uống hồng trà thông thường. ( n)

Hồng trà giúp tăng cường chức năng não

Cũng giống như trà xanh thì hồng trà cũng có chứa caffeine và L-theanine. Caffeine là thành phần đã quá phổ biến, chất này giúp chúng ta tỉnh táo và tăng tập trung. Trong khi đó thì L-theanine giúp đầu óc thư giãn và làm tăng tập trung. Nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine kết hợp với L-theanine là một sự kết hợp tuyệt vời giúp chúng ta tập trung tốt hơn. ( n)

Một số nghiên cứu ngẫu nhiên cũng cho thấy việc uống hồng trà cũng làm tăng sự nhanh nhạy và tỉnh táo của não. Việc này được chứng minh khi nhóm tình nguyện uống hồng trà có độ nhanh nhạy cũng như tỉnh táo cao hơn so với nhóm uống giả dược. ( n)

Hồng trà tốt cho sức khoẻ tim mạch

Hồng trà nói riêng và các loại trà làm từ cây trà nói chung đều có chứa một thành phần gọi là flavonoid. Thành phần này rất tốt cho tim mạch. không chỉ trà mà một số loại thực phẩm khác cũng có chứa flavonoid như rau xanh, trái cây, rượu vang đỏ và sô cô la đen. Uống hồng trà cũng như ăn các loại thực phẩm này thường xuyên giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol, giảm chất béo trung tính và béo phì. ( n)

Một nghiên cứu khác cho thấy uống ba tách hồng trà mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch lên đến 11%. ( n)

Hồng trà tốt cho hệ tiêu hoá

Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại vi khuẩn (tốt) sống trong ruột có sự ảnh hưởng rất lớn lên sức khoẻ của chúng ta. Các loại vi khuẩn này không chỉ hỗ trợ tiêu hoá mà còn giúp làm giảm một số loại bệnh như: các bệnh về đường ruột, bệnh tiểu đường loại 2, béo phì và một số loại bệnh ung thư nữa. ( n)

Nhóm chất polyphenol được tìm thấy trong hồng trà sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Vì nhóm chất này hỗ trợ dự phát triển của nhóm vi khuẩn tốt và hạn chế hoạt đông của các loại vi khuẩn xấu. ( n)

Hồng trà là loại trà dễ pha hơn nhiều so với các loại trà khác. Chẳng hạn như trà xanh thì khá là kén nước. Chính vì dễ pha thế nên loại trà này mới trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu ở vài thế kỷ trước. Vì chất lượng nước ở các nước Châu Âu khi xưa khá tệ. Nhưng nhờ dễ pha và hợp với chất nước nên hồng trà càng ngày càng càng chiếm được cảm tình của nhiều tầng lớp.

Để pha hồng trà thì cần những yếu tố sau:

Nước: như đã nêu thì hồng trà không quá kén nước. Thế nên bạn không cần quá cầu kỳ trong việc chọn nước. Tiện lợi nhất là dùng nước máy. Nếu được thì bạn nên để nước qua đêm. Mục đích của việc này là để nước bay hết thành phần flo. Đồng thời nước có nhiều oxy thì sẽ pha trà ngon hơn.

Nhiệt độ: hồng trà thường nên được pha với nước sôi 100 độ C. Lưu ý là nước vừa sôi là bạn nên tắt bếp ngay. Vì nước để sôi quá lâu sẽ mất đi rất nhiều oxy.

Tổng Quan Về Hồng Trà (Blacktea Hay Là Trà Đen)

Hồng Trà (tiếng anh được gọi là BlackTea) trong quá trình sao chế có xảy ra phản ứng oxy hóa enzym ponyphenol ( Trong lá cà có 2 nhóm Enzym quan trọng đó là nhóm Enzym Oxi hóa khử và nhóm Enzym thủy phân, còn những nhóm khác tồn tại với số lượng không đáng kể. Một số nhóm Enzym Oxi hóa có vai trò quan trọng trong chế biến trà, dưới tác dụng của Polyphenol – Oxydaza, sản phẩm là thearubingin và các cấu tử tạo màu sắc và hương vị trà.). Thành phần hóa học có trong lá trà tươi thay đổi tương đối lớn, trà nhiều Polyphenol giảm đến 90 %, sinh ra nguyên tố kim loại trong trà.

Hồng Trà thuộc loại trà lên men, nguyên liệu chính để làm Hồng Trà đó là được làm từ những búp trà non, trải qua một loạt các công đoạn phức tạp và cầu kỳ như làm héo, vê nhào ( hoặc cắt ), lên men, hong khô mà thành trà.

Công đoạn thu hái chính là khâu đầu tiên, vô cùng quan trọng trong công nghệ chế biến Hồng Trà. Hồng Trà trong thời kỳ đầu chế biến được gọi là “Ô Trà”, do Hồng Trà sau khi được làm khô, sau đó được đem pha hãm trà thì nước và bã trà dưới đáy hiện ra màu đỏ, chính vì thế mà đã thành tên là Hồng Trà. Hồng Trà của Trung Quốc có những loại chủ yếu như : Nhật Chiếu Hồng Trà, Kì Hồng, Chiêu Bình Hồng, Hoắc Hồng, Điền Hồng, Việt Hồng, Tuyền THành Hồng, Tuyền Thành Lục, Tô Hồng, Xuyên Hồng, Anh Hồng, Đông Giang Sở Vân Tiên Hồng Trà, Vũ Di Kì Môn Hồng Trà là trứ danh bậc nhất. Năm 2013 Hồng Trà Sở Vân Tiên Đồng Giang Hồ Nam đạt danh hiệu “Trung Trà Bôi”

Hồng Trà bắt nguồn từ Trung Quốc, và được phát minh ra tại khu vực núi Vũ Di Phúc Kiến, trong thời kỳ nhà minh, với tên gọi là “Chính Sơn Tiểu Chủng”. Gia tộc Giang Thị tại Vũ Di Sơn, thôn Đồng Mộc chính là thế gia sản xuất lá trà đã sản xuất ra Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà, đến nay đã có lịch sử trên 400 năm.

Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà đã được du nhập vào Châu Âu năm 1610. Năm 1662, khi công chúa Catherine của Bồ Đào Nha kết hôn với vua Charles II, trong của hồi môn của bà có chứa rất nhiều hộp trà Trung Quốc, từ đó Hồng Trà được đưa vào tòa án Anh. Trong thị trường chè đầu tiên ở London, chỉ có Hồng Trà mới được bán và được bán giá cao bất thường, thông thường chỉ có những người giàu có tầng lớp thượng lưu mới uống được, và Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà đã trở thành đồ uống không thể thiếu trong xã hội thượng lưu của Anh. Người Anh yêu Hồng Trà, và dần dần biến đổi Hồng Trà thành một nền văn hóa Hồng Trà cao quý, cũng như quảng bá ra toàn thế giới.

Vì Hồng Trà được mua tại Hạ Môn, đây là loại trà Vũ Di bán lên men, từ đây Trà Vũ Di đã du nhập vào Anh với số lượng lớn, thay thế dần cho thị trường trà xanh trước đó, và nhanh chóng trở thành dòng trà chính của Tây Âu. Trà Vũ Di màu đen được gọi là Black Tea, sau đó các nhà khoa học phân loại phương pháp sản xuất Trà theo đặc điểm của Trà, Trà Vũ Di sau khi ngâm hãm có nước và bã màu đỏ, tố chất thuộc dòng Hồng Trà. Tuy nhiên tên gọi thông thường của người anh là “Black Tea” được dùng để đề cập Trà Đen thay vì Hồng Trà.

Hồng Trà được sản xuất chủ yếu ở : Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ, Indonexia, Kenya

Trung Quốc : Các loại Hồng Trà Trung Quốc chủ yếu bao gồm các loại sau :

Kỳ Hồng (Trà Đỏ Kỳ Môn) : được sản xuất chủ yếu tại Kỳ Môn An Huy, Chí Đức, Phù Lương Giang Tây

Điền Hồng : Sản xuất tại Phật Hải Vân Nam, Thuận Trữ

Hoắc Hồng : Sản xuất tại Lục An An Huy Hoắc Sơn

Tô Hồng : sản xuất tại Nghi Hưng, Giang Tô

Việt Hồng : sản xuất tại Thiệu Hưng Chiết Giang

Hồ Hồng : Sản xuất tại An Hóa Hồ Nam, Tân Hóa, Đào Nguyên

Xuyên Hồng : Sản xuất tại mã Biên Tứ Xuyên, Nghi Tân, Cao Huyền

Anh Hồng : sản xuất tại Anh Đức Nghiễm Đông

Chiêu Bình Hồng : Sản xuất tại Nghiễm Tây Chiêu Bình Huyền

Trong đó đặc biệt là Kì Môn Hồng Trà nổi tiếng nhất. Trữ Hồng Công Phu sản xuất tại Vùng Tu Thủy Giang Tây Trung Quốc, là 1 trong những Công Phu Hồng Trà được sản xuất sớm nhất.

Trên Thế Giới : có rất nhiều chủng loại, nơi trồng trọt Hồng Trà cũng rất rộng, tại các nước như Ấn Độ, Đông Phi, Indonesia, Srilanca có cùng loại Hồng Trà được sản xuất

Nhiệt đới hoặc á nhiệt đới (hay còn gọi là cận nhiệt đới)

Nhiệt độ không khí cao, có đủ lượng mưa

Tính Axit trong thổ nhưỡng tốt

Thổ những có tính thoát nước tốt

Vào mùa thu hoạch Hồng Trà, thì nhiệt độ trong ngày khô, ẩm cũng ảnh hưởng đến việc chế biến ra lá trà có chất lượng tốt hay không

Tiểu Chủng Hồng Trà : là loại Hồng Trà cổ nhất, đồng thời cũng là khởi tổ của các loại Hồng Trà khác. Các loại Hồng Trà khác cũng do biến tấu từ Tiểu Chủng Hồng Trà mà ra. Tiểu Chủng Hồng Trà được phân chia thành Chính Sơn Tiểu Chủng và Ngoại Sơn Tiểu Chủng

Chính Sơn Tiểu Chủng được sản xuât tại Trấn Đồng Mộc Quan, Thôn Tinh, Thành Phố Vũ Di Sơn. Cho nên có tên gọi là “Tinh Thôn Tiểu Chủng” hoặc “Đồng Mộc Quan Tiểu Chủng”.

Ngoại Sơn Tiểu Chủng được sản xuất chủ yếu tại Phúc Kiến, Thản Dương, Cổ Điền, Sa huyền. Ngoại Sơn Tiểu Chủng đều dựa vào chất lượng của Chính Sơn Tiểu Chủng mà chế biến. năm 2013 dọc sông Giang Tay cũng có sản xuất Ngoại Sơn Tiểu Chủng.

Công Phu Hồng Trà : là sản phẩm Hồng Trà vô cùng đặc biệt, được làm từ nguyên liệu búp trà non mềm, sau khi thành phẩm có kết cấu chặt chẽ ( trà được cuốn lại một cách chặt chẽ ), kích thước đều đặn, màu sắc ô nhuận ( đen bóng ), nồng hậu, vị dịu mà ngọt nồng, màu sắc lá trà và nước trà sau khi được pha ham có màu đỏ tươi sáng ngời, mang trong mình phẩm chất đặc thù vô cùng đặc biệt.

Công Phu Hồng Trà cũng được gọi là Công Phu Trà, đây quả thực là sản phẩm Hồng Trà vô cùng đặc biệt của đất nước Trung Quốc và đây cũng là sản phẩm xuất khẩu truyền thống. Ở Trung Quốc có mười mấy tỉnh sản xuất Công Phu Hồng Trà ( bao gồm khu trồng trà chính là Tân Cương, Tây Tạng).

Công Phu Hồng Trà Trung Quốc chủng loại đa dạng, khu vực sản xuất rộng, phân theo các chuyên khu nổi danh về trông trà có Hữu Điền Hồng Công Phu, Kì Môn Công Phu, Phù Lương Công Phu, Trữ Hồng Công Phu, Nghi Hồng Công Phu, Tương Giang Công Phu, Mân Hồng Công Phu ( Hàm Thản Dương Công Phu, Bạch Lâm Công Phu, Chính Hòa Công Phu ), Việt Hồng Công Phu, Thai Loan Công Phu, Giang Tô Công Phu, Cập Việt Hồng Công Phu. Dựa theo chủng loại sản phẩm lại phân thành Đại Diệp Công Phu (lá to) và Tiểu Diệp Công Phu (lá nhỏ) …

Hồng Toái Trà : là loại trà dựa trên ngoại hình lá trà chế biến thành phẩm mà gọi tên, trà vụn, trà phiến, mạt trà. Nơi sản xuất phân bố tương đối rộng từ Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây chủ yếu là xuất khẩu trà

Tốc Dung Hồng Trà : là sản phẩm lá trà gia công, dùng nguyên liệu lá trà thuần tự nhiên, sử dụng công nghệ hiện đại để xay lá trà thật mịn, lá trà sau khi được hong khô thành bột trà mịn, thường sẽ được phun sương để vo thành viên ( sau đó hong khô) rồi đóng hộp. Có nhiều lúc Tốc Dung Hồng Trà bị hiểu nhầm thành Hồng Trà Trà Trân.

Mã Biên Công Phu : là sản phẩm mới trân quý của Hồng Trà, do xưởng trà Kim Tinh Mã Biên Tứ Xuyên sáng tạo ra, tuyển chọn từ nguồn nguyên liệu lá trà nhỏ Tứ Xuyên ở độ cao 1200 – 1500 trên mực nước biển, kết hợp với công nghệ Công Phu Hồng Trà của khu vực tinh chế mà thành

Hồng Trà dựa vào bộ phân cây trà, lá trà và hình thái thành phẩm để phân thành quy cách khác nhau:

Bạch Hào ( Pekoe gọi tắt là P ) : Bạch Hào

Toái Bạch Hào ( Broken Pekoe gọi tắt là BP ) : cắt vụn hoặc lá trà không hoàn chỉnh

Phiến Trà (Fannings gọi tắt là F) : lá trà có kích thước nhỏ hơn so với kích thước lá trà Toái Bạch Hào

Tiểu Chủng ( Souchong gọi tắt là S ) : Tiểu Chủng Trà

Trà Phấn ( Dust gọi tắt là D ) : Trà phấn hoặc mạt trà

4 Chủng loại Hồng Trà có tên tuổi lớn

Kỳ Môn Hồng Trà được gọi tắt là Kỳ Hồng, là sản phẩm Hồng Trà trân quý công phu truyền thống của Trung Quốc. Là loại trà nổi tiếng của lích sử, được sản xuất và cuối thể kỷ 19, là 1 trong những loại trà Cao Hương củ thế giới, nức tiếng với các danh xưng như “Trà Trung Anh Hào”, “QUần Phương Tối”, “Vương Từ Trà”. Kỳ Môn Hồng Trà dựa vào chất lượng cao thấp mà phân chia làm cấp độ từ 1 – 7, củ yếu sản xuất tại huyện Kỳ Môn, Tỉnh An Huy, cùng với các tỉnh sản xuất ít như Thạch Thai Bì Lân, Đông Chí, Y Huyền và Quý Trì. Chủ yếu xuất khẩu đến hơn mười mấy quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Hà Lan, Đức, Nhật, Nga … những năm gần đây nó là món trà Quốc Lễ của Trung Quốc.

Hồng Trà Vùng Cao Tích Lan chính là lấy trà Ô Ốc là nổi danh nhất, sản xuất tại miền đông khu vực núi cao Srilanka, đây là 1 loại trà trong Tứ Đại Hồng Trà của thế giới, nơi đây quanh năm được mây mù bao phủ, bởi vì mùa đông bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mang đến lượng mưa khá nhiều ( Tháng 11 – 12 ), đây là điều kiện bất lợi cho sự sinh sản của vườn trà, cho nên để trà có chất lượng tốt nhất thường thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9. Phía Sườn Tây bị ảnh hưởng của gió Tây Nam vào mùa hạ ( tháng 5 – 8 ), chính vì vậy mà trà Đinh Bố Lạp Trà và Nỗ Ốc Lặc Ai Lợi Da để thu được chất lượng tốt nhất thì cần phải thu hoạch vào tháng 1 – 3.

Hồng Trà Bodhisattva được sản xuất tại vùng khe núi Bodhisattva chân núi hymalaya đông bắc Ấn Độ. Khu vực này ánh mặt trời gay gắt, nên cần trồng 1 số loại cây thân cao lớn để che bớt ánh nắng cho cây trà, do lượng mưa phong phú bởi vậy mà loại trà Bodhisattva vùng nhiệt đới này phát triển vô cùng mạnh mẽ, chất lượng thu hái tốt nhất là vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, nhưng trong khoảng tháng 10 – đến tháng 11 thì lại cho ra sản lượng trà tương đối thơm, nước trà có màu sắc đỏ thẫm, hơi ngả sang nâu, đồng thời có chứa mùi thơm của mạch nha nhè nhẹ và hương hoa hồng, mùi vị của trà rất đậm đà, vị đậm ( hay nói đúng hơn là vị rất mạnh )

Vò trà : Đây là khâu rất quan trọng, ban đầu người Trung Quốc thường dùng 2 chân để vò trà, sau đó 50 năm thì người ta dùng kết cấu 2 thanh gỗ và kết hợp với sức nước để vò trà, đến những năm 60 thì khâu này được cải tiến thêm một bước nữa là sử dụng mô hình bằng sắt và chạy điện, nâng cao hiệu quả về vò trà, quá trình vò trà đến khi nào nước trà chảy ra ngoài, trà đóng thành cục là được.

Lên men : quá trình để trà lên men hay còn gọi là quá trình đổ mồ hôi, là 1 phân đoạn cực kỳ quan trọng. Lá trà sau khi được vò xong, sau đó cho vào rổ, rồi được siết và ấn chặt lại, sau đó dùng vải ẩm đậy lên trên, làm gia tăng độ ẩm và nhiệt độ lên lá trà, thúc đẩy quá trình lên men, cũng như Enzym hoạt động, rút ngắn thời gian lên men. Hầu hết sau 5 đến 6 tiếng gân lá hiện màu hồng nâu.

Lập tức có thể cho lên hong khô, mục đích của việc lên men là khiến cho các hoạt chất Polyphenol trong trà bị Oxy hóa dưới tác động của Enzym, khiến cho màu xanh lá trà biến thành màu đỏ. Lên men là khâu rất quan trọng trong việc hình thành lên màu, hương và vị của Hồng Trà. Phần lớn đều cho trà đã vò nhàu vào trong thùng hoặc kho để lên men.

Hong khô : Lá trà sau khi được lên men, sẽ được rải đều lên sàng, mỗi sàng chỉ nên rải lượng từ 2 – 2,5 kg là vừa, sau đó treo sàng đó lên trên cao rồi dùng Gỗ Tùng (loại gỗ còn hơi tươi là tốt nhất) đốt để hong khô trà ( khói và nhiệt độ sẽ bay lên và làm khô trà), chính vì vậy mà Tiểu Chủng Hồng Trà cũ có hương thơm tươi mát của Gỗ Tùng, lúc sấy khô trà như vậy cần nhiệt độ lửa cao một chút, khoảng 80 °C là ổn, nhiệt độ cao có thể ngăn chặn nấm men phát triển, khiến cho men không bị cao quá, trà cũng không bị ám muội.

Hong khô lại : trà là thuộc loại dễ hấp thụ độ ẩm, trước khi đem trà bán người ta thường tiến hành ho khô lại một lần nữa, giúp cho trà lưu lại những tốt chất tốt nhất trong trà, hàm lượng nước không vượt quá 8 % là được.

Lưu Trữ : Lá trà nên được lưu giữ nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, hoặc nhiệt độ cao, không nên cất cùng các tẩy rửa, hương liệu, xà bông … nên lưu giữ trà đơn thuần, sạch sẽ, tốt nhất là đem cất trong hộp trà, để nơi râm mát, nếu đã mở nắp thì nên dùng hét, nếu không hương và vị của trà sẽ dần dần bị hao hụt và mất đi, lá trà không cùng loại tránh nên để lẫn lộn, hay uống chung với nhau, sẽ khiến cho hương và vị bị lẫn lộn.

Lượng Trà : mỗi ấm trà chỉ nên pha từ 2 – 5 gram Hồng Trà, hoặc lựa chọn theo dung tích ấm trà hoặc số lượng người uống để pha hãm cho phù hợp.

Nhiệt độ : Nhiệt độ nước pha Hồng Trà nên sử dụng ở mứ 90 °C đến 100 °C là phù hợp, đồng thời cần tráng qua trà để khai mở trà cũng như làm để trà được sạch hơn. Đồng thời chén uống trà cũng cần phải được tráng qua nước nóng, như thế khi rót trà vào vị trà mới dậy mùi thơm được trọn vẹn.

Cảm nhận hương thơm và màu sắc

Hồng Trà sau khi pha hãm, thông thường sau 3 phút là có thể cảm nhận được hương thơm và màu sắc của nước trà., sau khi trà chín chúng ta có thẻ rót ra chén và thưởng thức, nếu như Hồng Trà là loại có búp trà nguyên bản thì đều có thể pha nhiều lần nước (ít nhất là từ 2 – 3 nước ), nhưng nếu dùng Hồng Toái Trà ( loại trà vụn ) thì sẽ chỉ 1 nước ban đầu, đến nước thứ 2 – 3 là vị đã trở nên nhạt đi rất nhiều.

Hồng Trà và giá trị dinh dưỡng

Hồng Trà có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, lợi tiểu, tiêu trừ phù nề, củng cố chức năng tim mạch. Trong Hồng Trà rất phong phú Hàm Lượng Flavonoid có thể trừ khử các gốc tự do, có tác dụng kháng axit, giảm nguy cơ phát bệnh nhồi máu cơ tim, trong y học Trung Quốc cho rằng trà cũng phân biệt nóng lạnh, ví dụ trà xanh thuộc tính cực lạnh, thích hợp uống và mùa hè, làm tiêu tan đi cái nóng, Hồng Trà, Trà Phổ nhĩ thiên về tính nón, thích hợp dùng làm thức uống cho mùa đông lạnh, còn trà Ô Long, Trà Thiết Quan Âm lại thuộc dòng trà Trung Tính.

Hồng Trà có thể hỗ trợ điều tiết đường huyết, nhưng vẫn chưa có những kết luận xác thực, vào ngày đông dạ dày dễ gặp phải tình trạng khó chịu, trái cây lạnh ăn nhiều cũng khiến người không thoải mái, có thể lấy Hồng Trà cho thêm ít đường đỏ, cho thêm vài lát gừng, hãm nước nóng uống lúc ấm, có tác dụng dưỡng dạ dày rất tốt, cơ thể sẽ thoải mái, nhưng kiến nghị không uống Hồng Trà lạnh.

Nâng cao tinh thần, tiêu trừ mệt mỏi

Hồng Trà có chứa hàm lượng Caffein có tác dụng kích thích đại não đến trung khu thần kinh, tạo sự hưng phấn, thúc đẩy nâng cao tinh thần, tăng sức tập trung suy nghĩ, tạo lối suy nghĩ phản ứng càng thêm mẫu tuệ sâu sắc ( suy nghĩ lanh lợi và thông minh ), trí nhớ được tăng cường, ngoài ra Hồng Trà còn có tác dụng với hệ thống mạch máu với trài tim hưng phấn, làm khỏe mạnh hệ tim mạch, do đó hệ tuần hoàn máu lấy lại sự trao đổi chất nhanh hơn, đồng thời lại thúc đẩy đổ mồ hôi, lợi tiểu. Bởi vậy hệ thống tiến hành đồng bộ và nhanh chóng, bài tiết Axit Lactic ( đây là chất khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi ) đạt tới mục đích tiêu trừ mệt mỏi hiệu quả.

Sinh Tân Thanh Nhiệt

Ngày hè uống Hồng Trà có thể loại bỏ đi cái nóng lực, do là trong trà có nhiều Phenolic, đường, Axiamin, Pectin, hoặc kết hợp với Enzy, sinh ra phản ứng hóa học dẫn đến khoang miệng có cảm giác được làm dịu đi, dồng thời làm ấm, cũng như sản sinh ra cảm giác mát lạnh, hơn nữa Caffein còn có tác động khống chế phân khu trung tâm nhiệt độ cơ thể, từ đó điều tiết nhiệt độ, nó cũng kích thích thận tạng thúc đẩy bài tiết nhiệt độ cùng chất cặn bã ra khỏi cơ thể, diu trì sinh lý cân bằng trong cơ thể.

Lợi Tiểu

Hồng Trà có chứa Caffein kết hợp cùng với chất Aromatic, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu thận tạng, nâng cao hiệu suất loại bỏ tiểu cầu, khuếch trương mao mạch thận, đồng thời ức chế tiểu quản của thân tái hấp thu nước, vì thế thúc đẩy lượng nước tiểu gia tăng. Như vậy nó có lợi cho bài trừ Axitlactic của cơ thể, Axit Uric ( đối với bệnh Gout ), có quá nhiều phân tử Cl (đối với cao huyết áp), các chất có hại cho cơ thể, cùng với bạn làm dịu bệnh tim, giảm nguy cơ phù nề, viêm thận.

Giảm nhiệt sát trùng

Hợp chất tổng hợp polyphenol có trong hồng trà có hiệu quả tiêu viêm , lại thêm trong khảo sát nhiên cứu thực nghiệm có phát hiện rằng ,các hợp chất trong cây nhi trà có thể kết hợp cùng vi khuẩn của tế bào đơn , khiến cho anbumin đông đặc lắng đọng lại , dựa vào đó mà ức chế cùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh . cho nên những người bị mắc bệnh lị trực khuẩn và người ngộ độc thực phẩm uống hồng trà sẽ rất có lợi. Dân gian cũng thường dùng hồng trà để xoa lên vết thương , tránh hoại tử và làm thơm chân.

giải độc

Trong Hồng trà tđích trà có chứa nhiều alkali có thể hấp thụ kim loại nặng cùng kiềm sinh vật, đồng thời cũng lắng đọng lại phân giải,điều này đối với nguồn nước uống cùng thực phẩm hiện nay đã bị công nghiệp làm cho ô nhiễm mà nói, thì nó giống như là tin mừng số 1 vậy .

Làm khỏe mạnh xương cốt

Ngày 15/3/2002 nhật bản kết hợp cùng mỹ tại hiệp hội đã phát biểu đưa ra con số điều tra trên 10 năm đối với 479 người nam giới và 540 người nữ giới , chỉ ra rằng những người sử dụng hồng trà có xương cốt khỏe hơn , trong hồng trà có hợp chất polyphenol(trong trà xanh cũng có) , có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào phá hoại mô xương khớp .giúp phòng những bệnh thường thấy ở nữ giới như loãng xương , kiến nghị mỗi ngày nên dùng 1 ly nhỏ hồng trà , kiên trì nhiều năm hiệu quả rõ rệt , . nếu như trong hồng trà cho thêm chanh , làm khỏe xương , hiệu quả càng tốt , trong hồng trà cũng có thể cho thêm nhiều loại nước hoa quả , có thể làm cho hiệu quả kết hợp.

kháng lão hóa

Chính nhờ phản ứng lên men mà trà đen có mùi thơm đặc biệt và lá trà có màu sậm, từ đỏ hung đến đen tuyền. Cũng nhờ hiện tượng lên men mà trà đen chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng oxy hóa, đồng nghĩa với việc chống tình trạng lão hóa tế bào, chống nhờn và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật cho cơ thể. Vì tính năng đặc biệt này mà các hãng dược phẩm, kem chống lão hóa sử dụng các chiết xuất có trong trà đen, đặc biệt là kem chống nhăn dùng cho phụ nữ.

Nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày

Bình thường, khi cơ thể chưa ăn uống gì mà uống trà xaanh vào sẽ có cảm giác khó chịu, không thoải mái, đây là do những chất quan trọng ẩn chứa trong lá trà, trà chứa nhiều hợp chất Phenol có khả năng làm co lại, đối với những tác dụng kích thích nhất định, lúc dạ dày trống rỗng thì càng kích thích mạnh.

Nhưng Hồng Trà thì không như vậy, bởi Hồng Trà đã trải qua quá trình lên men mà thành Hồng Trà, không những không gây hại cho dạ dày mà nó còn nuôi dưỡng dạ dày, thường xuyên uống Hồng Trà cho thêm đường, sữa … có thể tiêu viêm giảm nhiệt, bảo vệ niêm mạc dạ dày, đối với điều trị bệnh loét dạ dày cũng có hiệu quả nhất định

Những điều cấm kỵ trong Hồng Trà

Những người bị bệnh U Bướu và bị bệnh sỏi thận không nên dùng Hồng Trà

Người có chứng thiếu máu, suy nhược mất ngủ, dễ bị kích động, mẫn cảm, thân thể có sức khỏe yếu không nên uống Hồng Trà, bởi Hồng Trà có tác dụng nâng cao tinh thần, minh mẫn vì thế những ai đã bị suy nhược mất ngủ không nên sử dụng Hồng Trà, vì có thể sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên trầm trọng.

Người bị đau dạ dày, ợ nóng không nên dùng Hồng Trà, bởi Hồng Trà có tính ôn hòa, tác dụng làm ấm dạ dày

Người sau sinh, người bị hôi miệng, người hay bị mụn, người có quầng mắt đỏ thẫm thì không nên dùng Hồng Trà, bởi Hồng Trà thuộc loại có tính nóng, những trường hợp trên là do trong cơ thể đang nóng vì vậy không nên uống.

Người đang uống thuốc cũng không nên uống Hồng Trà, bởi Hồng Trà có thể làm cho chất lượng của thuốc bị giảm sút hoặc mất tác dụng.

Nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên uống Hồng Trà, bởi trong thời gian này nữ giới sẽ mất đi 1 hàm lượng sắt rất lớn, mà trong trà có chứa Axit Tanic lại ngăn chặn khả năng hấp thụ sắt có trong thức ăn

Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh không nên uống Hồng Trà, bởi trong Hồng Trà có Caffein làm tăng nhịp tim của bà bầu, gây ra cảm giác khó chịu, bốc hỏa.

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không nên uống Hồng Trà, bởi Axit Tanic trong Hồng Trà sẽ ngấm vào máu, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa.