Top 4 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Riêng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Ý Nghĩa Nằm Sau Tên Riêng

Một phụ nữ Ê-thi-ô-bi hạ sinh một bé trai, nhưng niềm vui của người mẹ vụt tắt và trở thành nỗi đau buồn khi thấy đứa bé sơ sinh nằm bất động. Lúc bà nội bế thân thể nhỏ bé, không sức sống của em lên để tắm, bỗng nhiên em cử động, thở và cất tiếng khóc! Tên của cha đứa bé có nghĩa là “phép lạ”. Vì vậy, cha mẹ em ghép tên ấy với một từ khác của tiếng Amharic để đặt tên cho em. Và tên đó có nghĩa là “phép lạ đã xảy ra”.

Ở Burundi, một thanh niên chạy trốn những người lính đang truy sát anh. Khi đang ẩn núp trong một cánh đồng, thanh niên ấy hứa nguyện rằng nếu Chúa cứu anh thoát chết, anh sẽ đặt tên cho con trai đầu lòng là Manirakiza, có nghĩa “Chúa là Đấng Cứu Rỗi”. Sau đó 5 năm, biết ơn vì đã được sống sót, anh đặt tên ấy cho con trai đầu lòng.

Đặt tên có ý nghĩa cho con là phong tục đã có từ lâu. Thật thế, trong Kinh Thánh có hàng trăm tên có ý nghĩa. Hiểu được ý nghĩa của những tên riêng ấy sẽ giúp bạn thêm nhiều lợi ích khi đọc Kinh Thánh. Hãy xem xét một vài trường hợp.

Những tên có ý nghĩa trong phần Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ

Trong số những tên đầu tiên được ghi lại trong Kinh Thánh, có tên Sết, nghĩa là “được chọn, được cho”. Bà Ê-va, mẹ của Sết, giải thích tại sao bà chọn tên này: “Đức Chúa Trời đã cho tôi một con trai khác thế cho A-bên mà đã bị Ca-in giết rồi” ( Sáng-thế Ký 4:25). Con cháu của Sết là Lê-méc đặt tên con trai là Nô-ê, có nghĩa “nghỉ ngơi” hoặc “an ủi”. Lê-méc đặt tên ấy cho con vì ông nói: “Đứa nầy sẽ an-ủi lòng ta về công-việc và về sự nhọc-nhằn mà đất bắt tay ta phải làm, là đất Đức Giê-hô-va đã rủa-sả”.- Sáng-thế Ký 5:29.

Chính Đức Chúa Trời cũng đổi tên một số người lớn để tiên tri về một điều nào đó. Chẳng hạn, Ngài đổi tên Áp-ram, nghĩa là “cha cao quý”, thành Áp-ra-ham, nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”. Đúng với tên của ông, Áp-ra-ham đã trở thành tổ phụ của nhiều dân ( Sáng-thế Ký 17:5, 6). Cũng hãy xem trường hợp của Sa-rai, vợ Áp-ra-ham. Có thể tên bà mang nghĩa là “thích tranh cãi”. Hẳn bà vui biết bao khi Đức Chúa Trời đổi tên bà thành Sa-ra, nghĩa là “công chúa”, cho thấy bà sẽ trở thành tổ mẫu của các vua.- Sáng-thế Ký 17:15, 16.

Chính Đức Chúa Trời cũng chọn tên cho một số con trẻ. Chẳng hạn, Ngài phán dặn Áp-ra-ham và Sa-ra đặt tên cho con trai họ là Y-sác, có nghĩa “cười”. Tên ấy có thể thường xuyên nhắc nhở cặp vợ chồng trung thành này về phản ứng của họ lúc biết sẽ có một con trai trong tuổi già. Khi Y-sác lớn lên và trở thành một người trung thành phụng sự Đức Chúa Trời, rõ ràng tên của ông tiếp tục mang lại nụ cười trên gương mặt của Áp-ra-ham và Sa-ra trong thời gian họ ở cùng với người con yêu dấu này.- Sáng-thế Ký 17:17, 19; 18:12, 15; 21:6.

Con dâu của Y-sác là Ra-chên đặt tên cho con trai út trong trường hợp khác hẳn. Khi hấp hối, Ra-chên gọi con mới sinh là Bê-nô-ni, có nghĩa “con trai của sự đau đớn tôi”. Người chồng đau khổ của bà là Gia-cốp đã thay đổi tên ấy một chút thành Bên-gia-min, nghĩa là “con trai tay hữu”. Tên này ám chỉ Bên-gia-min không những là con yêu quý mà còn là người nâng đỡ Gia-cốp.- Sáng-thế Ký 35:16-19; 44:20.

Đôi khi tên được đặt theo những đặc điểm về thể chất của một người. Chẳng hạn, Y-sác và Rê-bê-ca có một con trai lúc mới sinh ra thì mình đầy lông màu đỏ, dày như một cái áo len, nên họ đặt tên là Ê-sau. Tại sao? Trong tiếng Do Thái, tên ấy có nghĩa là “nhiều lông” ( Sáng-thế Ký 25:25). Một thí dụ khác là trường hợp của bà Na-ô-mi. Như được nói trong sách Ru-tơ, bà có hai con trai. Một người tên là Mạc-lôn, có nghĩa “bệnh hoạn, hay bệnh”, còn người kia là Ki-li-ôn, có nghĩa “yếu đuối”. Kinh Thánh không nói rõ những tên này được đặt lúc sinh ra hay về sau, nhưng dường như chúng rất phù hợp với họ, vì hai người đã chết khi còn trẻ.- Ru-tơ 1:5.

Một phong tục khác thời đó là thay đổi hoặc đổi hẳn tên. Khi mới trở về Bết-lê-hem, cơ cực vì nghèo khổ và mất chồng mất con, bà Na-ô-mi không còn muốn người ta gọi bà là Na-ô-mi nữa, vì tên ấy có nghĩa “ngọt-ngào”. Bà nói: “Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra [nghĩa là “cay-đắng”], vì Đấng Toàn-năng đã đãi tôi cách cay-đắng lắm”.- Ru-tơ 1:20, 21, cước chú.

Ngoài ra, có một phong tục khác là đặt tên đứa bé để ghi nhớ một sự kiện đặc biệt. Chẳng hạn, tên nhà tiên tri A-ghê có nghĩa “sinh ra trong ngày lễ”.*

Những tên có ý nghĩa vào thế kỷ thứ nhất

Tên của Chúa Giê-su có ý nghĩa tiên tri đặc biệt. Trước khi ngài sinh ra, Đức Chúa Trời dùng thiên sứ chỉ dẫn cha mẹ ngài như sau: “Ngươi khá đặt tên là Jêsus”, có nghĩa “Đức Giê-hô-va là sự cứu rỗi”. Tại sao? Thiên sứ nói với Giô-sép: “Chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” ( Ma-thi-ơ 1:21). Khi làm báp têm, Chúa Giê-su được Đức Chúa Trời bổ nhiệm bằng thánh linh. Sau đó, tên của ngài được ghép với một từ Do Thái cổ là “Mê-si”. Từ này trong tiếng Hy Lạp là “Christ”. Cả hai từ ấy đều có nghĩa là “đấng được bổ nhiệm vào một chức vụ đặc biệt”.- Ma-thi-ơ 2:4.

Chúa Giê-su chọn tên cho một vài môn đồ phù hợp với tính cách của họ. Chẳng hạn, ngài đặt tên cho Si-môn là Sê-pha, theo tiếng Xêmít nghĩa là “đá”. Tên Sê-pha trong tiếng Hy Lạp là “Phi-e-rơ”, và người ta thường gọi ông bằng tên này ( Giăng 1:42). Hai anh em sốt sắng Gia-cơ và Giăng được Chúa Giê-su gọi là “Bô-a-nẹt”, nghĩa là “con trai của sấm-sét”.- Mác 3:16, 17.

Các môn đồ của Chúa Giê-su cũng đặt thêm tên cho người khác, phù hợp với hoàn cảnh hoặc tính cách của người đó. Như trường hợp của môn đồ Giô-sép, ông được các sứ đồ đặt tên là Ba-na-ba, có nghĩa “con trai của sự yên ủi”. Ba-na-ba sống đúng với ý nghĩa của tên đó, mang lại sự an ủi cho nhiều người.- Công-vụ 4:34-37; 9:27; 15:25, 26.

Tầm quan trọng của danh tiếng bạn

Chúng ta đã không chọn tên cho mình khi sinh ra. Tuy nhiên, chỉ chúng ta mới tạo được danh tiếng cho mình ( Châm-ngôn 20:11). Hãy tự hỏi: “Nếu Chúa Giê-su hoặc các sứ đồ muốn đặt tên cho tôi, họ sẽ chọn tên gì? Tên nào phù hợp với đức tính nổi bật hoặc danh tiếng của tôi?”.

Đây là câu hỏi đáng để suy nghĩ. Tại sao? Vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã viết: “Danh-tiếng tốt còn hơn tiền-của nhiều” ( Châm-ngôn 22:1). Chắc chắn, danh tiếng tốt trong cộng đồng là điều có giá trị. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nếu chúng ta tạo được danh tốt với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có một kho báu lâu bền. Như thế nào? Đức Chúa Trời hứa sẽ viết tên những người kính sợ Ngài trong “một sách để ghi-nhớ”, và ban cho họ triển vọng sống vĩnh cửu.- Ma-la-chi 3:16; Khải-huyền 3:5; 20:12-15.

[Câu nổi bật nơi trang 15]

Tên nào phù hợp với danh tiếng của tôi?

Một số người cho rằng khi áp dụng tên Em-ma-nu-ên cho Chúa Giê-su, Kinh Thánh dạy Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không bao giờ tự cho mình là Đức Chúa Trời ( Giăng 14:28; Phi-líp 2:5, 6). Nhưng ngài đã phản ánh các đức tính của Cha ngài một cách hoàn hảo, và làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Đức Chúa Trời về Đấng Mê-si ( Giăng 14:9; 2 Cô-rinh-tô 1:20). Tên Em-ma-nu-ên cho thấy rõ vai trò của Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, con cháu Đa-vít và đấng chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời ở cùng những người thờ phượng Ngài.

[Hình]

EM-MA-NU-ÊN “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”

[Khung/​Hình nơi trang 15]Một danh có ý nghĩa nhất

Danh của Đức Chúa Trời xuất hiện khoảng 7.000 lần trong Kinh Thánh. Danh này, trong tiếng Do Thái cổ là יהוה, thường được phát âm là “Giê-hô-va” trong tiếng Việt. Ý nghĩa của danh ấy là gì? Khi ông Môi-se hỏi về danh Ngài, Đức Giê-hô-va phán: “Ta sẽ thành bất cứ gì mà ta muốn” ( Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14, The Emphasised Bible, của J. B. Rotherham). Vì vậy, danh Đức Chúa Trời đảm bảo rằng Ngài sẽ trở thành bất cứ vai trò nào cần thiết để thực hiện ý định Ngài ( Ê-sai 55:8-11). Khi Đức Chúa Trời hứa một điều gì đó, chúng ta có thể tin cậy và hoạch định đời sống mình phù hợp với lời hứa đó. Tại sao? Vì danh Ngài là Đức Giê-hô-va.

[Hình nơi trang 13]

ÁP-RA-HAM “Cha của nhiều dân tộc”

[Hình nơi trang 13]

SA-RA “Công chúa”

Từ Âm Tiết Trong Tên Riêng Đến Đặc Điểm Cấu Tạo Của Tên Riêng Việt Nam

Giáo sư, Tiến sĩ ABSTRACT ĐỖ VIỆT HÙNG(Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) 1.1. Quan niệm về tên riêng

By studying, comparing proper names of the people and geographical names (place names) of Vietnam, ways of representing – for example, the looseness and tightness of structures differ – are found. On that basis, the author explores the role played by syllables in forming such proper names. These are issues that relate to the ways of forming Vietnamese proper names and need to be further studied.

1.2. Các loại tên riêng

I. KHÁI QUÁT VỀ TÊN RIÊNG

Tên riêng là một đơn vị thuộc mảng từ vựng, có giá trị định danh, nhưng định danh đặc biệt. Tính đặc biệt trong việc định danh của tên riêng thể hiện ở chỗ: Khác với từ trong ngôn ngữ – dùng để chỉ một lớp sự vật có các đặc tính giống nhau, tên riêng có bản chất là dùng để chỉ một người, một sự vật riêng rẽ. Điều đó có nghĩa là giữa tên riêng và sự vật được tên riêng biểu thị có sự tương ứng một – một tuyệt đối: Mỗi một người, một vùng đất, một cơ quan, tổ chức, đoàn thể có một tên riêng, và mỗi một tên riêng biểu thị một người, một vùng đất, một cơ quan, tổ chức, đoàn thể… nào đó cụ thể.

Có nhiều cách phân loại tên riêng:

– Phân loại theo nguồn gốc, có thể phân loại thành:

+ Tên riêng Việt Nam;

+ Tên riêng nước ngoài (phiên qua âm Hán Việt và phiên trực tiếp ra tiếng Việt).

– Phân loại theo bản chất sự vật được gọi tên, có thể phân loại tên riêng thành:

+ Tên người;

+ Tên địa lý;

1.3. Giá trị biểu đạt của tên riêng

+ Tên các cơ quan, tổ chức, đoàn thể… (gọi chung là tên tổ chức).

Ngoài ra, còn có thể có tên riêng cho các động vật nuôi, các sự vật, và trong nhiều tài liệu hướng dẫn chính tả còn nhắc đến tên các danh hiệu, chức vụ, v.v. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ chọn hai loại tên riêng để phân tích tư cách âm tiết trong kết cấu chung của tên riêng (khi thật cần thiết chúng tôi sẽ có những đối chiếu với các loại tên khác, kể cả đối chiếu phân tích với tên riêng nước ngoài).

II. MỖI ÂM TIẾT TRONG TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT LÀ MỘT TỪ HAY TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT LÀ MỘT CỤM TỪ

Dạng cơ bản của tên riêng người Việt là kết cấu ba thành phần họ + lót + tên (Nguyễn Đình Chiểu) và kết cấu hai thành phần họ + tên (Nguyễn Du). Căn cứ vào cấu tạo tối thiểu có thể thấy chức năng định danh của tên riêng người Việt thuộc về hai bộ phận chính: họ và tên. Giữa họ và tên có thể có hoặc không có tiếng lót. Xét về mặt sử dụng thì họ và tên là hai bộ phận có quan hệ với nhau tương đối lỏng lẻo, có thể vận dụng độc lập, tách bạch nhau trong giao tiếp.

– Có thể dùng họ để chỉ cá thể mang tên riêng, Chế Lan Viên viết: Xưa Nguyễn yêu ai mà khổ vậy (chỉ Nguyễn Du), hoặc có thể dùng: Những tư tưởng của cụ Phan (để chỉ Phan Bội Châu),…

2.2. Về âm tiết ngoài họ và tên 2.2.1. Tiếng lót đặc biệt

– Hiện nay, trong lời nói hằng ngày, để chỉ cá thể mang tên riêng, chúng ta thường dùng tên, ví dụ: Giang, Trang, Sơn, Linh, Hương …

Như vậy, dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật của tên riêng người Việt là tính kém chặt chẽ về mặt kết cấu. Các bộ phận chỉ họ và tên trong tên riêng người Việt có thể tách bạch nhau mà trở thành các định danh biệt lập, và có khả năng vận dụng độc lập khi nói và viết.

Một số nhà khoa học có đề cập đến âm tiết thứ hai trong tên riêng người Việt như là yếu tố tạo nên họ ghép hoặc họ kép. Ví dụ: Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn Thạc cho rằng “Về cấu tạo ngữ âm, phần nhiều họ chỉ có một âm tiết. Một số ít có hai âm tiết, ta thường gọi là họ kép, như Tôn Thất, Nguyễn Khoa…” [6, tr.66] Nguyễn Lân cũng cho rằng ngoài họ đơn, Việt Nam còn có họ kép (như Hồ – Đắc, Nguyễn – Lê). Theo những người này, họ kép là họ có cấu tạo đa âm tiết, trong đó các thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời hoặc thay thế bằng một thành tố nào khác. Còn họ ghép là họ có cấu tạo đa tiết, gồm họ bố (chính) và họ mẹ. Dương Lan Hải không thừa nhận có “họ kép” trong tiếng Việt, nhưng lại cho rằng, Việt Nam có “họ ghép”. Tác giả viết: “Chúng ta không có họ kép, nhưng có họ ghép”. [1, tr.55]

Do tính cố định, bắt buộc các tiếng lót kiểu Khoa, Đắc, Tấn… có xu hướng cố kết với tiếng chỉ họ, làm thành một tổ hợp đa tiết (thường là song tiết) chặt chẽ, đến nỗi gây ấn tượng cho rằng, chúng vốn là thành phần kết cấu của một kiểu họ (họ kép), giống kiểu họ kép thực thụ của Trung Quốc: Gia Cát (Lượng), Tư Mã (Thiên)…

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng, trong các tổ hợp được gọi là “họ kép” như Nguyễn Khoa, Hồ Đắc, Nguyễn Tấn…, yếu tố sau Khoa, Đắc, Tấn… chỉ nên coi là một loại tiếng lót đặc biệt, có tính chất cố định, bắt buộc, được chọn dùng có ý thức, nhằm phân biệt các chi trong một họ lớn và là dấu hiệu để nhận biết quan hệ thích tộc giữa những người thuộc cùng một gia tộc. Sự phân biệt trên chủ yếu có giá trị trong phạm vi một họ nhất định, không mang ý nghĩa rộng ra toàn xã hội. Và, trong thực tế, nhiều trường hợp không thể phân biệt được đâu là thành phần thứ hai của “họ kép” và đâu là tiếng lót trong tên người có họ đơn. Ví dụ: Khoa trong Nguyễn Khoa Điềm là thành phần của họ kép hay là tiếng lót, hoặc thành phần của tên ghép Khoa Điềm?

Điều quan trọng là, do áp lực của kết cấu tên người Việt: họ + lót + tên, trong đó thành phần đứng đầu (đơn âm tiết) luôn luôn được coi là tiếng chỉ họ, thành phần đứng cuối (đơn âm tiết) cũng luôn luôn được xem là tiếng chỉ tên, còn thành phần đứng giữa là tiếng lót, nên yếu tố đứng sau trong cái gọi là họ kép thường được người Việt tri giác như là tiếng lót, giống như mọi tiếng lót khác, và có thể tách khỏi họ và tên để trở thành yếu tố biệt lập.

Còn về cái gọi là “họ ghép”? Yếu tố thứ hai trong “họ ghép” cũng nên coi là một loại tiếng lót, được chọn dùng theo ý thích cá nhân hoặc gia đình. Không giống ở “họ kép”, yếu tố thứ hai trong “họ ghép” không phải là một từ cố định nào đó, dùng cho hết thảy mọi thành viên trong một họ, mà là tiếng chỉ họ của mẹ người có tên. Và nếu thừa nhận tiếng Việt có họ ghép thì số lượng họ ghép trong tiếng Việt sẽ là vô số. Do đó, tính quy ước xã hội của họ ghép rất yếu ớt. Bởi vậy, yếu tố thứ hai của họ ghép cũng chỉ nên xem là một loại tiếng lót đặc biệt mang tính quy ước riêng trong phạm vi một gia đình. Khi yếu tố chỉ họ mẹ là một thành phần được đưa vào có tính ngẫu nhiên thì quan hệ giữa tiếng chỉ họ bố và tiếng chỉ họ mẹ là một quan hệ lỏng lẻo. Nói cách khác, kết cấu “họ ghép” càng dễ dàng được tri giác như là một tiếng lót, có thể tách khỏi yếu tố thứ nhất để trở thành yếu tố biệt lập.

2.2.2. Tiếng lót

Trước đây, tiếng lót trong tên nữ có xu hướng phân biệt với tiếng lót tên nam. Để phân biệt tên nữ với tên nam, trong tên nữ người ta dùng từ thị làm tiếng lót, và hầu như chỉ dùng một từ ấy mà thôi. Tiếng lót cho tên nam thì phong phú và đa dạng hơn. Nói chung có thể dùng bất cứ một từ nào làm tiếng lót cho tên nam, tuỳ ý thích của người đặt tên. Nhưng theo thống kê, tiếng lót được dùng nhiều nhất là văn. Thực tế hiện nay cho thấy, tiếng lót có thể được lựa chọn khá tự do, tuỳ ý như Văn, Đình, Bình trong Nguyễn Văn Hải, Vũ Đình Hoạt, Trần Bình Minh… Song, trong nhiều trường hợp có thể nhận thấy rằng, người Việt thường thích dùng những từ có ý đẹp, để đi liền với tiếng chỉ tên, làm thành một từ, hoặc một tổ hợp từ mang một ý nghĩa thể hiện được một ước mong, sở thích của người mang tên: Nguyễn Ái Quốc, Trần Đại Nghĩa, Hồ Anh Dũng. Ở trường hợp này cũng có thể coi tổ hợp Ái Quốc, Đại Nghĩa, Anh Dũng là tên ghép. Lúc đó, tiếng lót là zéro hay vắng khuyết như tên người có cấu trúc họ + tên ghép.

Một khi thành phần chỉ họ và chỉ tên là những yếu tố biệt lập, có thể tách riêng khỏi kết cấu tên người, thì tiếng lót, cả tiếng lót đặc biệt như Khoa, Đắc… lẫn tiếng lót tự do, như Văn, Đình… cũng có khả năng trở thành yếu tố biệt lập hoặc được tri giác như yếu tố biệt lập.

Nói tóm lại, các tiếng trong tên riêng người Việt hoạt động tự do, độc lập làm cho kết cấu của tên riêng của người Việt là kết cấu lỏng lẻo giữa các âm tiết. Mỗi âm tiết trong tên riêng người Việt có tư cách là một từ. Và, về bản chất, tên riêng người Việt là một cụm từ.

3.1. Tên địa lý đơn âm tiết và tên địa lý đa âm tiết trong tiếng Việt

Phân tích quy tắc viết hoa hiện hành – “viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết trong tên người” [4], dễ dàng nhận thấy, việc viết hoa tên riêng người Việt là dựa theo quy tắc lấy từ làm đơn vị viết hoa. Điều này cũng nhất quán với việc viết hoa tên người nước ngoài (kể cả phiên qua âm Hán Việt, lẫn phiên thẳng ra tiếng Việt hay viết nguyên dạng) – lấy từ làm đơn vị viết hoa. So sánh: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Vla-di-mia I-lich Lê-nin, Karl Heinrich Marx, v.v.

III. TÊN ĐỊA LÝ LÀ MỘT TỪ

Tên địa lý Việt Nam có thể có cấu tạo gồm 1 âm tiết: làng Cót, làng Chuông, sông Hồng, sông Đáy, châu Á… với tên riêng địa lý đơn âm tiết, dễ dàng xác định tư cách từ của các âm tiết đó.

Tuy nhiên, cũng cần làm rõ các trường hợp trung gian giữa tên riêng địa lý đơn âm tiết với tên riêng địa lý đa âm tiết.

Các tên địa lý thường được dùng kèm sau các danh từ chung, các thuật ngữ địa lý, hành chính như sông, núi, hồ, làng, xã, quận, huyện, khu… Ví dụ, sông Hồng, núi Tam Đảo, hồ Trúc Bạch, xã Chiến Thắng, huyện Từ Liêm, tỉnh Thái Bình, quận Đống Đa…

Do đặc tính này, nhiều tên địa lý, nhất là các tên một âm tiết, có xu hướng gắn kết chặt chẽ với danh từ chung gây ra cảm giác rằng, danh từ chung cũng thuộc thành phần cấu tạo của tên địa lý. Chẳng hạn, không thể nói *đi Hôm mà phải nói đi chợ Hôm v.v… Từ đó nhiều người đề nghị phải coi danh từ chung đó là yếu tố đầu của tên địa lý.

3.2. Vai trò của âm tiết trong tên riêng địa lý đa âm tiết tiếng Việt

Tuy nhiên, xét trong toàn bộ hệ thống, các danh từ chung đi kèm trước tên địa lý phải được coi là yếu tố biệt lập, nằm ngoài kết cấu tên địa lý. Có thể nói Trên dãy Tam Đảo luôn luôn có mây mù hoặc cũng có thể nói Trên hòn Tam Đảo luôn luôn có mây mù. Điều này chứng tỏ rằng, mối quan hệ giữa danh từ chung đứng đầu tên với bộ phận sau nó là rất lỏng lẻo, tuỳ tiện và có thể lựa chọn biến thể, hoặc có thể bỏ.

Ở đây, cần phân biệt điều vừa nói với trường hợp với tên địa lý do riêng hóa các danh từ chung mà thành, như Cầu Giấy, Sông Bé, Bến Lức, Bãi Cháy, Vũng Tàu, v.v. Trong trường hợp này, các yếu tố cầu, sông, bến, bãi, vũng… đã mất tính chất của các danh từ chung như khi chúng đứng một mình hoặc đứng trước các tên địa lý khác như cầu Thăng Long, sông Vàm Cỏ, bến Nhật Tảo, bãi An Dương và đã trở thành các yếu tố cấu thành của tên địa lý. Những tên địa lý dạng này (Cầu Giấy, Sông Bé, Bến Lức, Bãi Cháy, Vũng Tàu…) được coi là các tên địa lý đa âm tiết, khác với các trường hợp làng Cót, làng Chuông, sông Hồng, sông Đáy… nêu trên.

Đối với các tên địa lý đa âm tiết (gồm nhiều âm tiết) thì mỗi âm tiết đó có đủ tư cách là từ như các âm tiết trong tên riêng người Việt hay không?

Câu trả lời là không.

Các âm tiết trong cấu tạo tên riêng địa lý đa âm tiết tiếng Việt có đặc điểm cơ bản là kết hợp với nhau chặt chẽ, làm thành một chỉnh thể, được sử dụng nguyên khối khi nói và viết. Mỗi âm tiết không thể tách ra sử dụng độc lập. Chúng ta thường nói đầy đủ, nguyên khối các tên riêng địa lý tiếng Việt, như thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ, tỉnh Ninh Bình… mà không dùng từng âm tiết như thành phố Đà hay thành phố Nẵng, tỉnh Ninh hay tỉnh Bình…, chúng ta cũng không thể nói và viết Hoàng, Liên hay Sơn một mình, để chỉ tên núi Hoàng Liên Sơn, mà phải nói, viết đầy đủ các thành phần của nó: Hoàng Liên Sơn. Thỉnh thoảng, chúng ta gặp một vài tên địa lý nói tắt, như (tàu) Phòng (Hải Phòng), (lên) Thái (Thái Nguyên), (lên xứ) Lạng (Lạng Sơn), (vào xứ) Nghệ (Nghệ An)… nhưng chủ yếu dùng trong khẩu ngữ. Tính chặt chẽ về kết cấu giữa các âm tiết trong tên riêng địa lý đa âm tiết tiếng Việt, về bản chất, cũng giống với các âm tiết trong tên riêng địa lý và tên riêng người nước ngoài phiên trực tiếp ra tiếng Việt: Ác-hen-ti-na, La Ha-ba-na, Sô-lô-khốp,… Cũng như tên riêng địa lý tiếng Việt, tên riêng địa lý nước ngoài – đôi khi cũng được nói tắt, như Bun (Bun-ga-ri), Hung (Hung-ga-ri), Ru (Ru-ma-ni)…nhưng cũng chỉ gặp trong ngôn ngữ nói, hầu như không dùng trong ngôn ngữ viết.

Xét trong mối quan hệ với các kiểu từ phân loại theo cấu tạo của tiếng Việt, dễ dàng quy các tên riêng địa lý đa âm tiết tiếng Việt vào loại từ đơn đa âm tiết, kiểu như: bồ hóng, mồ hôi, lê ki ma, …

Phân tích quy tắc viết hoa hiện hành – “viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết trong tên địa lý” [4], dễ dàng nhận thấy, quy tắc viết hoa tên địa lý không giống như quy tắc viết hoa chỉ người (lấy từ làm đơn vị viết hoa) mà chọn bộ phận của từ làm đơn vị viết hoa.

VI. KẾT LUẬN

Đối chiếu tên riêng người Việt với tên địa lý tiếng Việt, chúng ta thấy có một sự đối lập rõ rệt giữa tên người với tên địa lý: đối lập lỏng – chặt về kết cấu. Giữa các yếu tố cấu tạo tên chặt và tên lỏng có sự khác nhau về cấp độ: một bên là từ một bên là âm tiết, và giữa tên chặt và tên lỏng cũng có sự khác nhau về cấp độ ở bậc cao hơn – một bên là cụm từ một bên là từ đơn đa âm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhìn trong quan hệ với quy tắc viết hoa tên riêng hiện hành – viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết trong tên riêng chỉ người và tên riêng địa lý, có thể thấy quy tắc viết hai loại tên riêng này giống nhau về hình thức những khác nhau về bản chất, một bên lấy từ làm đơn vị viết hoa, còn một bên lấy bộ phận của từ là đơn vị viết hoa

Đối chiếu với tên riêng nước ngoài (phiên qua âm Hán Việt và phiên trực tiếp ra tiếng Việt) có thể thấy trong tên riêng người Việt và tên riêng người nước ngoài phiên qua âm Hán Việt, các âm tiết có kết cấu lỏng lẻo bao gồm các từ tương đối độc lập, trong khi đó, các âm tiết của tên riêng địa lý đa âm tiết, tên riêng người nước ngoài và tên địa lý nước ngoài có kết cấu chặt chẽ – mỗi âm tiết chỉ là một yếu tố trong một từ đa âm tiết.

[1] Dương Lan Hải (1972), Bàn thêm một số điểm xung quanh việc viết hoa tên riêng, Ngôn ngữ, số 1.

[2] Anh Hiền (1972), Bàn thêm về quy tắc viết hoa tên riêng chỉ người và chỉ đất trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3.

[3] Nguyễn Lân (1972), Góp ý kiến về vấn đề quy tắc viết ho, Ngôn ngữ, số 2.

[4] Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 13-3-2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[5] Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt (Ban hành kèm theo Quyết định số 240/QĐ, ngày 5-3-1984 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo)).

[7] Phan Thiều (1972), Bàn về quy tắc viết hoa tên người, tên đất trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1.

Nguồn: Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 2 (22) 2013

Ý Nghĩa Nằm Sau Tên Riêng — Thư Viện Trực Tuyến Tháp Canh

Ý nghĩa nằm sau tên riêng

Một phụ nữ Ê-thi-ô-bi hạ sinh một bé trai, nhưng niềm vui của người mẹ vụt tắt và trở thành nỗi đau buồn khi thấy đứa bé sơ sinh nằm bất động. Lúc bà nội bế thân thể nhỏ bé, không sức sống của em lên để tắm, bỗng nhiên em cử động, thở và cất tiếng khóc! Tên của cha đứa bé có nghĩa là “phép lạ”. Vì vậy, cha mẹ em ghép tên ấy với một từ khác của tiếng Amharic để đặt tên cho em. Và tên đó có nghĩa là “phép lạ đã xảy ra”.

Ở Burundi, một thanh niên chạy trốn những người lính đang truy sát anh. Khi đang ẩn núp trong một cánh đồng, thanh niên ấy hứa nguyện rằng nếu Chúa cứu anh thoát chết, anh sẽ đặt tên cho con trai đầu lòng là Manirakiza, có nghĩa “Chúa là Đấng Cứu Rỗi”. Sau đó 5 năm, biết ơn vì đã được sống sót, anh đặt tên ấy cho con trai đầu lòng.

Đặt tên có ý nghĩa cho con là phong tục đã có từ lâu. Thật thế, trong Kinh Thánh có hàng trăm tên có ý nghĩa. Hiểu được ý nghĩa của những tên riêng ấy sẽ giúp bạn thêm nhiều lợi ích khi đọc Kinh Thánh. Hãy xem xét một vài trường hợp.

Những tên có ý nghĩa trong phần Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ

Trong số những tên đầu tiên được ghi lại trong Kinh Thánh, có tên Sết, nghĩa là “được chọn, được cho”. Bà Ê-va, mẹ của Sết, giải thích tại sao bà chọn tên này: “Đức Chúa Trời đã cho tôi một con trai khác thế cho A-bên mà đã bị Ca-in giết rồi” (Sáng-thế Ký 4:25). Con cháu của Sết là Lê-méc đặt tên con trai là Nô-ê, có nghĩa “nghỉ ngơi” hoặc “an ủi”. Lê-méc đặt tên ấy cho con vì ông nói: “Đứa nầy sẽ an-ủi lòng ta về công-việc và về sự nhọc-nhằn mà đất bắt tay ta phải làm, là đất Đức Giê-hô-va đã rủa-sả”.—Sáng-thế Ký 5:29.

Chính Đức Chúa Trời cũng đổi tên một số người lớn để tiên tri về một điều nào đó. Chẳng hạn, Ngài đổi tên Áp-ram, nghĩa là “cha cao quý”, thành Áp-ra-ham, nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”. Đúng với tên của ông, Áp-ra-ham đã trở thành tổ phụ của nhiều dân (Sáng-thế Ký 17:5, 6). Cũng hãy xem trường hợp của Sa-rai, vợ Áp-ra-ham. Có thể tên bà mang nghĩa là “thích tranh cãi”. Hẳn bà vui biết bao khi Đức Chúa Trời đổi tên bà thành Sa-ra, nghĩa là “công chúa”, cho thấy bà sẽ trở thành tổ mẫu của các vua.—Sáng-thế Ký 17:15, 16.

Chính Đức Chúa Trời cũng chọn tên cho một số con trẻ. Chẳng hạn, Ngài phán dặn Áp-ra-ham và Sa-ra đặt tên cho con trai họ là Y-sác, có nghĩa “cười”. Tên ấy có thể thường xuyên nhắc nhở cặp vợ chồng trung thành này về phản ứng của họ lúc biết sẽ có một con trai trong tuổi già. Khi Y-sác lớn lên và trở thành một người trung thành phụng sự Đức Chúa Trời, rõ ràng tên của ông tiếp tục mang lại nụ cười trên gương mặt của Áp-ra-ham và Sa-ra trong thời gian họ ở cùng với người con yêu dấu này.—Sáng-thế Ký 17:17, 19; 18:12, 15; 21:6.

Con dâu của Y-sác là Ra-chên đặt tên cho con trai út trong trường hợp khác hẳn. Khi hấp hối, Ra-chên gọi con mới sinh là Bê-nô-ni, có nghĩa “con trai của sự đau đớn tôi”. Người chồng đau khổ của bà là Gia-cốp đã thay đổi tên ấy một chút thành Bên-gia-min, nghĩa là “con trai tay hữu”. Tên này ám chỉ Bên-gia-min không những là con yêu quý mà còn là người nâng đỡ Gia-cốp.—Sáng-thế Ký 35:16-19; 44:20.

Đôi khi tên được đặt theo những đặc điểm về thể chất của một người. Chẳng hạn, Y-sác và Rê-bê-ca có một con trai lúc mới sinh ra thì mình đầy lông màu đỏ, dày như một cái áo len, nên họ đặt tên là Ê-sau. Tại sao? Trong tiếng Do Thái, tên ấy có nghĩa là “nhiều lông” (Sáng-thế Ký 25:25). Một thí dụ khác là trường hợp của bà Na-ô-mi. Như được nói trong sách Ru-tơ, bà có hai con trai. Một người tên là Mạc-lôn, có nghĩa “bệnh hoạn, hay bệnh”, còn người kia là Ki-li-ôn, có nghĩa “yếu đuối”. Kinh Thánh không nói rõ những tên này được đặt lúc sinh ra hay về sau, nhưng dường như chúng rất phù hợp với họ, vì hai người đã chết khi còn trẻ.—Ru-tơ 1:5.

Một phong tục khác thời đó là thay đổi hoặc đổi hẳn tên. Khi mới trở về Bết-lê-hem, cơ cực vì nghèo khổ và mất chồng mất con, bà Na-ô-mi không còn muốn người ta gọi bà là Na-ô-mi nữa, vì tên ấy có nghĩa “ngọt-ngào”. Bà nói: “Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra [nghĩa là “cay-đắng”], vì Đấng Toàn-năng đã đãi tôi cách cay-đắng lắm”.—Ru-tơ 1:20, 21, cước chú.

Ngoài ra, có một phong tục khác là đặt tên đứa bé để ghi nhớ một sự kiện đặc biệt. Chẳng hạn, tên nhà tiên tri A-ghê có nghĩa “sinh ra trong ngày lễ”.

Những tên có ý nghĩa vào thế kỷ thứ nhất

Tên của Chúa Giê-su có ý nghĩa tiên tri đặc biệt. Trước khi ngài sinh ra, Đức Chúa Trời dùng thiên sứ chỉ dẫn cha mẹ ngài như sau: “Ngươi khá đặt tên là Jêsus”, có nghĩa “Đức Giê-hô-va là sự cứu rỗi”. Tại sao? Thiên sứ nói với Giô-sép: “Chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Ma-thi-ơ 1:21). Khi làm báp têm, Chúa Giê-su được Đức Chúa Trời bổ nhiệm bằng thánh linh. Sau đó, tên của ngài được ghép với một từ Do Thái cổ là “Mê-si”. Từ này trong tiếng Hy Lạp là “Christ”. Cả hai từ ấy đều có nghĩa là “đấng được bổ nhiệm vào một chức vụ đặc biệt”.—Ma-thi-ơ 2:4.

Chúa Giê-su chọn tên cho một vài môn đồ phù hợp với tính cách của họ. Chẳng hạn, ngài đặt tên cho Si-môn là Sê-pha, theo tiếng Xêmít nghĩa là “đá”. Tên Sê-pha trong tiếng Hy Lạp là “Phi-e-rơ”, và người ta thường gọi ông bằng tên này (Giăng 1:42). Hai anh em sốt sắng Gia-cơ và Giăng được Chúa Giê-su gọi là “Bô-a-nẹt”, nghĩa là “con trai của sấm-sét”.—Mác 3:16, 17.

Các môn đồ của Chúa Giê-su cũng đặt thêm tên cho người khác, phù hợp với hoàn cảnh hoặc tính cách của người đó. Như trường hợp của môn đồ Giô-sép, ông được các sứ đồ đặt tên là Ba-na-ba, có nghĩa “con trai của sự yên ủi”. Ba-na-ba sống đúng với ý nghĩa của tên đó, mang lại sự an ủi cho nhiều người.—Công-vụ 4:34-37; 9:27; 15:25, 26.

Tầm quan trọng của danh tiếng bạn

Chúng ta đã không chọn tên cho mình khi sinh ra. Tuy nhiên, chỉ chúng ta mới tạo được danh tiếng cho mình (Châm-ngôn 20:11). Hãy tự hỏi: “Nếu Chúa Giê-su hoặc các sứ đồ muốn đặt tên cho tôi, họ sẽ chọn tên gì? Tên nào phù hợp với đức tính nổi bật hoặc danh tiếng của tôi?”.

Đây là câu hỏi đáng để suy nghĩ. Tại sao? Vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã viết: “Danh-tiếng tốt còn hơn tiền-của nhiều” (Châm-ngôn 22:1). Chắc chắn, danh tiếng tốt trong cộng đồng là điều có giá trị. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nếu chúng ta tạo được danh tốt với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có một kho báu lâu bền. Như thế nào? Đức Chúa Trời hứa sẽ viết tên những người kính sợ Ngài trong “một sách để ghi-nhớ”, và ban cho họ triển vọng sống vĩnh cửu.—Ma-la-chi 3:16; Khải-huyền 3:5; 20:12-15.

[Chú thích]

Tên nào phù hợp với danh tiếng của tôi?

[Khung/​Hình nơi trang 14]

Em-ma-nu-ên là ai?

Một số người cho rằng khi áp dụng tên Em-ma-nu-ên cho Chúa Giê-su, Kinh Thánh dạy Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không bao giờ tự cho mình là Đức Chúa Trời (Giăng 14:28; Phi-líp 2:5, 6). Nhưng ngài đã phản ánh các đức tính của Cha ngài một cách hoàn hảo, và làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Đức Chúa Trời về Đấng Mê-si (Giăng 14:9; 2 Cô-rinh-tô 1:20). Tên Em-ma-nu-ên cho thấy rõ vai trò của Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, con cháu Đa-vít và đấng chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời ở cùng những người thờ phượng Ngài.

[Hình]

EM-MA-NU-ÊN “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”

[Khung/​Hình nơi trang 15]

Một danh có ý nghĩa nhất

Danh của Đức Chúa Trời xuất hiện khoảng 7.000 lần trong Kinh Thánh. Danh này, trong tiếng Do Thái cổ là יהוה, thường được phát âm là “Giê-hô-va” trong tiếng Việt. Ý nghĩa của danh ấy là gì? Khi ông Môi-se hỏi về danh Ngài, Đức Giê-hô-va phán: “Ta sẽ thành bất cứ gì mà ta muốn” (Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14, The Emphasised Bible, của J. B. Rotherham). Vì vậy, danh Đức Chúa Trời đảm bảo rằng Ngài sẽ trở thành bất cứ vai trò nào cần thiết để thực hiện ý định Ngài (Ê-sai 55:8-11). Khi Đức Chúa Trời hứa một điều gì đó, chúng ta có thể tin cậy và hoạch định đời sống mình phù hợp với lời hứa đó. Tại sao? Vì danh Ngài là Đức Giê-hô-va.

[Hình nơi trang 13]

ÁP-RA-HAM “Cha của nhiều dân tộc”

[Hình nơi trang 13]

SA-RA “Công chúa”

Ý Nghĩa Biểu Trưng Của Danh Từ Riêng Trong Thành Ngữ Tiếng Việt

ĐỖ THỊ THU HƯƠNG(Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)

1.

Theo Từ điển tiếng Việt, biểu trưng có nghĩa là “biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất” [3, 80]. Đó là cách người ta lấy một sự vật cụ thể hoặc một tính chất thích hợp để gợi ra, liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó. Chẳng hạn, chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình. Theo Nguyễn Đức Tồn, “Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm “ngây thơ” dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hoá trong ngôn ngữ. Khi một sự vật hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kèm theo tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững”. [4, 404].

Để tạo nên nghĩa biểu trưng hay nghĩa chuyển, người ta đều phải dựa vào quan hệ liên tưởng, có thể là liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) hay liên tưởng tương cận (hoán dụ). Tuy nhiên, giữa hiện tượng chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng có sự phân biệt tinh tế ở chỗ: Các nghĩa chuyển thường mang tính cụ thể; còn ý nghĩa biểu trưng mang tính ước lệ, tính quy ước và biểu hiện các hiện tượng khái quát, trừu tượng. Mỗi nghĩa biểu trưng được tạo ra trên cơ sở quan hệ với cái được quy chiếu là quan hệ có lí do. Nói cách khác, nó không hoàn toàn võ đoán. Nó có thể được hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên cả sự gán ghép theo chủ quan của con người. Chẳng hạn, chim bồ câu với đặc tính hiền lành, không hay đánh chọi nhau nên ở hầu hết các dân tộc trên thế giới, chim bồ câu được dùng làm biểu tượng cho hoà bình. Hay cái cân, từ chức năng đo khối lượng, đã được chọn làm biểu tượng cho công lí… Việc tạo nên các nghĩa biểu trưng cũng hoàn toàn mang tính quy ước của từng cộng đồng dân tộc. Theo đó, mỗi dân tộc sẽ có thói quen, tập quán riêng trong việc biểu trưng hoá các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực. Chẳng hạn, cùng biểu trưng cho niềm kiêu hãnh, lòng tự hào dân tộc, người Nga chọn hình ảnh cây sồi; trong khi người Campuchia lại chọn hình ảnh cây thốt nốt. Ngược lại, cùng một hình ảnh, ở các dân tộc khác nhau có thể mang những nghĩa biểu trưng hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, lá dương xỉ biểu trưng cho sự mong muốn có nhiều thành đạt trong năm mới nhưng ở Nga, dương xỉ lại được liên tưởng đến sự chết chóc, nghĩa địa.

2.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, danh từ riêng là lớp danh từ thể hiện rõ nhất văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc. Mỗi tên riêng chứa đựng trong đó những dấu ấn lịch sử, truyền thống, văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Lê Trung Hoa cho rằng địa danh như là một “tấm bia lịch sử bằng vàng”.

Theo khảo sát của chúng tôi, trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt có 37 thành ngữ có sử dụng tên riêng. Các thành ngữ này có thể chia thành 2 nhóm sau:

nợ như chúa Chổm, vắng như chùa Bà Đanh, oan như Thị Kính, nói dối như Cuội, kẻ Nam người Bắc, tốt như đồng Tụ, rét nàng Bân, bụt Nam Sang còn từ oản chiêm, ăn như Nam Hạ vác đất, ông Tơ bà Nguyệt, như vợ chồng Ngâu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, trăm thứ bà Dằn/Giằn, đồ Chí Phèo, đồ Lý Thông,…

1/ Thành ngữ sử dụng tên riêng thuần Việt làm chất liệu biểu trưng:

nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, chạy rống Bái Công, kẻ Tấn người Tần, cửa Khổng sân Trình, đầu Ngô mình Sở, sư tử Hà Đông, máu ghen Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải, lẩy bẩy như Cao Biền dậy non, châu về Hợp Phố, như con Điêu Thuyền, mũi dùi Mao Toại, nói như ông Bành Tổ, giấc mộng Nam Kha, Ngưu Lang Chức Nữ, ả Chức chàng Ngưu, bát cơm Phiếu mẫu, ải Tần non Thục, non Bồng nước Nhược, bể Sở sông Ngô, mưa Sở mây Tần,…

2/ Thành ngữ sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán làm chất liệu biểu trưng:

Trong số các thành ngữ có sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán làm chất liệu biểu trưng có những thành ngữ đã rất quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Việt Nam. Những thành ngữ này hầu như đã được Việt hoá, dấu ấn ngoại lai mờ nhạt, chẳng hạn, đa nghi như Tào Tháo, như con Điêu Thuyền, chạy rống Bái Công,… Ngược lại, một số thành ngữ sử dụng tên riêng thuần Việt làm chất liệu biểu trưng lại có nguồn gốc từ tiếng Hán, chẳng hạn, như vợ chồng Ngâu (Ngâu là biến âm của Ngưu), ông Tơ bà Nguyệt,… Vì vậy, việc phân loại thành ngữ có sử dụng danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng thành hai nhóm nói trên chỉ mang tính tương đối.

Như chúng ta biết, tên riêng thường dùng để chỉ người hoặc sự vật duy nhất, cá thể. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong thành ngữ, tên riêng thường được dùng với ý nghĩa khái quát để biểu trưng cho một tính cách, một ý niệm nhất định. Khi người hay sự vật mang tính chất điển hình cao thì giá trị biểu trưng càng lớn. Chẳng hạn, thành ngữ nợ như chúa Chổm. Chúa Chổm là tên gọi thuần Việt của một nhân vật có thật trong lịch sử (tên thật là Lê Ninh). Tục truyền, nhân vật này thuở còn hàn vi mắc nợ rất nhiều. Khi lên ngôi vua và được rước về kinh thành Thăng Long thì ông bị đòi nợ suốt dọc đường. Lúc đầu, vẫn cái tính vung tay quá trán nên cứ ai hỏi là trả, nhưng khi thấy chủ nợ mỗi lúc một đông, chúa Chổm bèn ra lệnh chỉ trả cho đến khi về đến cổng thành Cửa Nam. Từ câu chuyện kể trên, tên gọi chúa Chổm đã trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng của sự nợ nần.

Một ví dụ khác, thành ngữ oan như Thị Kính. Thị Kính là nhân vật trong tích truyện dân gian Quan Âm Thị Kính. Cuộc đời nàng hai lần mắc phải những nỗi oan lớn. Một lần Thị Kính cầm dao cắt râu chồng khi chồng ngủ, nên bị nghi là giết chồng. Lần thứ hai, nàng giả trai đi tu, bị Thị Màu chửa hoang vu cáo, nàng đành phải nuôi nhận đứa con thơ. Từ câu chuyện về cuộc đời của Thị Kính, dân gian đã khái quát nên thành ngữ oan như Thị Kính để biểu trưng cho những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãi bày được.

Để chỉ nhiều thứ linh tinh, lôi thôi, rắc rối, tiếng Việt có thành ngữ trăm thứ bà Giằn/Dằn. Tên gọi bà Giằn trong thành ngữ này chỉ một nhân vật trong thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường. Truyền thuyết kể rằng bà Giằn vốn là một con yêu tinh sống trong hang động chuyên ăn thịt người. Để tiêu diệt bà Giằn, người ta đã băm nó ra thành trăm mảnh. Máu của nó chảy đến đâu hoá thành những muỗi, rệp, bọ, rắn, rết, đỉa,… đến đấy. Từ câu chuyện này, tên gọi bà Giằn đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho những thứ linh tinh, thượng vàng hạ cám.

Hầu hết các tên riêng được sử dụng trong thành ngữ đều có xuất xứ từ các tích truyện điển hình trong dân gian hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Những nhân vật điển hình trong các tác phẩm này có sức sống lâu bền, có sức lan toả mạnh mẽ đến mức đã được cố định hoá trong dân gian. Cho nên, câu chuyện càng nổi tiếng, nhân vật càng điển hình thì giá trị biểu trưng của tên riêng càng rõ rệt. Có thể minh chứng điều này bằng các thành ngữ sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán như nóng như Trương Phi. Trương Phi là một nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tác phẩm, Trương Phi được khắc hoạ với những phẩm chất tốt đẹp như ngay thẳng, cương trực nhưng lại hết sức nóng nảy, với những cơn giận dữ kinh hồn, sấm sét. Con người ấy đã từng lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi áo lấy đồ vật, đã từng thét lên một tiếng làm tướng địch Hạ Hầu Kiệt sợ đứt ruột mà chết, đã từng đòi đánh thốc vào cửa quan để bắt sống Đổng Trác, cuối cùng đã phải bỏ mạng tại thành Lãnh Trung chỉ vì nóng nảy muốn báo thù cho người anh kết nghĩa vườn đào với mình là Quan Vũ. Từ tính cách điển hình ấy mà Trương Phi đã được người Việt Nam lựa chọn để biểu trưng cho sự nóng nảy.

Cũng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Tào Tháo lại gây ấn tượng với người đọc bởi tính cách đa nghi. Truyện kể, Tào Tháo không tin bất kì ai trên đời, dù là tướng tài giỏi hay người lính hết lòng phục vụ ông ta. Tính cách hay ngờ vực, nghi kị đã trở thành điển hình, từ đó, người Việt khái quát thành cụm từ đa nghi như Tào Tháo.

Có thể kể thêm một số thành ngữ thuộc nhóm này như: như con Điêu Thuyền, máu ghen Hoạn Thư, sư tử Hà Đông,…

Ngược lại, khi tên riêng biểu thị người hay sự vật bình thường, chỉ quen thuộc trong phạm vi hẹp thì nghĩa biểu trưng của thành ngữ mờ nhạt. Chẳng hạn, bẻ tay Bụt ngày rằm, tốt như đồng Tụ, v.v.

Bên cạnh tên riêng của người, tên địa danh cũng được phản ánh trong thành ngữ và cũng mang giá trị biểu trưng. Nhìn chung, tên gọi các địa danh thường mang nghĩa biểu trưng cho sự xa xôi, cách trở như: kẻ Tấn người Tần, kẻ Việt người Tần, kẻ Nam người Bắc, cùng Nam cực Bắc.

Khác với việc sử dụng bộ phận cơ thể hay dùng con số để biểu trưng, việc lấy tên riêng để biểu trưng cho một ý niệm nào đó tính có lí do là rất rõ. Phần lớn các thành ngữ có sử dụng tên riêng để biểu trưng thường có nguồn gốc từ tích truyện dân gian hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Cho nên, để hiểu được chính xác và sâu xa nghĩa biểu trưng của thành ngữ trong trường hợp này phải nắm được nguồn gốc ra đời của thành ngữ.

3.

THƯ MỤC THAM KHẢO

Việc sử dụng danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt không mang tính ngẫu nhiên mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của con người Việt Nam. Như đã nói, các tên riêng được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt hầu hết đều có nguồn gốc từ những nhân vật điển hình trong các tích truyện dân gian, điển cố, tác phẩm văn học nổi tiếng. Mỗi nhân vật thường có nhiều nét tính cách, nhưng việc lựa chọn nét tính cách điển hình nào để phản ánh vào thành ngữ lại tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi dân tộc. Cho nên, có thể khẳng định, đây cũng là một trong những phương diện thể hiện rõ bản sắc dân tộc Việt Nam trong thành ngữ tiếng Việt.

1. Hữu Đạt, Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.

2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2008.

3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.

4. Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy (tái bản có chỉnh lí và bổ sung), NXB Từ điển Bách khoa, 2010.

5. Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.