Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Sài Gòn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Top 10 Quán Mì Cay Sài Gòn

CN1: 92/3 (mặt tiền) Nguyễn Ảnh Thủ, Ấp Vạn Hạnh, Xã Trung Chánh, H. Hóc môn, TP Hồ Chí Minh CN2: 207 Lê Thị Hà, Ấp Đình, TT. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh CN3: 414/2 ( mặt tiền ) Tân Kỳ Tân Quý, phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Trong những quán mì cay ở Sài Gòn, nơi này không cần lợi thế về vị trí trung tâm, quán này vẫn có 1 sức hút riêng không thể chối từ bởi chất lượng mì cay.

Địa chỉ: 18 Lê Lợi, P. 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM

Quán mì cay Sài Gòn Kore tuy “sinh sau đẻ muộn” hơn so với nhiều nơi có tiếng nhưng vẫn là điểm thu hút khách khá đông. Mì cay của quán khá ngon, đậm đà thơm mùi kim chi, so với nhiều quán thì topping mì cay ở đây hơi ít nhưng được cái nguyên liệu tươi ngon nên cũng là 1 địa điểm đáng thử ở Sài Gòn.

Địa chỉ: 245/6 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM

Quán mì cay Sài Gòn Quận 1 này khá dễ tìm, trong hẻm đối diện Galaxy Nguyễn Trãi, cách Circle K vài căn nên thuận tiện cho các bạn trẻ ăn chơi. Quán có máy lạnh, không gian thoáng và sạch sẽ, có nhân viên giữ xe, thái độ nhân viên vui vẻ, nhiệt tình.

Địa chỉ: 224 Phạm Văn Đồng, P.1 , Quận Gò Vấp, TP. HCM

Có thể nói quán mì cay Naga ở TpHCM đang có độ hot vào bậc nhất khu vực này. Mì cay Naga còn thu hút nhiều khá nhiều các sao Việt đến đây thưởng thức.

Địa chỉ: 233/18 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM

Mì cay khuya Sài Gòn là không gian khá dễ thương dành cho các “cú đêm” tụ tập. Vừa hàn huyên, vừa xuýt xoa vì cay nồng cũng khá thú vị đó nha. Đặc biệt nơi này gọi đồ ăn nhanh, ít phải chờ đợi nên cũng là điểm cộng đáng chú ý cho quán.

Địa chỉ: 1232 Trường Sa, P. 14, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Quán mì cay sasin Sài Gòn là thiên đường mì cay của xứ sở Kim Chi-Hàn Quốc cũng theo cấp độ từ 0-7. Quán cũng được khá nhiều bạn trẻ nơi đây săn đón nhờ vào chất lượng đồ ăn ngon.

Địa chỉ: Food Court Bitexco Tower, 2 Hải Triều, Quận 1, TP. HCM

Mì cay ở Food Court Bitexco Tower được xem là một địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ. Mì cay ở đây tuy không thuộc các quán mì cay nổi tiếng Sài Gòn bởi chỉ có một loại nhưng ăn rất ngon, có lẽ ở đây người ta không phân chia mì ra thành nhiều cấp độ như nhiều nơi khác nên bạn sẽ không rõ sự khác biệt về độ cay.

Địa chỉ: Phạm Văn Hai, phường 2, quận Tân Bình.

Quán mì cay hàn quốc ở TpHCM, Larva House, nơi cho phép bạn thưởng thức mỳ cay cùng nhiều đồ ăn vặt Hàn một cách thỏa thích. Không gian nhỏ gọn nhưng rất sạch sẽ, đến đây mà không thưởng thức món mì cay là một thiếu sót lớn mà cảnh báo các bạn khoảng cấp 3 4 là vừa chứ cấp 5 chỉ dành cho những ai biết ăn cay mà thôi.

Địa chỉ: 586 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Hồ Chí Minh

Quán mì cay TpHCM này với ưu thế sử dụng sợi mì không chiên Ottogi dai ngon, có lợi cho sức khỏe, trong đó nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp 100% từ Hàn Quốc, mì cay Omega được chế biến theo một công thức riêng đặc trưng, giữ nguyên hương vị truyền thống của món ăn.

Tác giả: Hồng Hạnh

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tên Gọi “Sài Gòn”

Như Châu

(Vanchuongphuongnam.vn) – Khác với miền Bắc, địa danh đại đa số có âm Hán – Việt, miền Nam Việt Nam của chúng ta lại dùng rất nhiều những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Khmer để gọi tên đất, đó là đặc sắc văn hóa vùng miền. Chính sự đặc sắc đó tạo nên sự phong phú cho văn hóa Việt Nam.

Sài Gòn xưa

Từ đâu có tên gọi “Sài Gòn”? Như chúng ta đã biết, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trước đây từng có tên gọi là Sài Gòn, trên các văn bản chữ Hán được quy phạm hóa thành 西貢 Tây Cống (âm Bắc Kinh là xī gòng). Vậy địa danh này có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó là gì? Để giải đáp vấn đề này trước hết cần chú ý vào vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử. Về vị trí địa lý, đất Sài Gòn trước đây thuộc nước Phù Nam (tồn tại từ thế kỉ 1 đến thế kỷ 7) sau đó thuộc về vương quốc Chân Lạp. Theo dữ liệu lịch sử, thế kỷ 17, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là công nữ Vạn Ngọc cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II, từ đây lưu dân Việt có điều kiện đến vùng đất này khai hoang và làm ăn. Vào những năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh đến vùng đất này sinh sống.

Căn cứ vào những thông tin trên có thể rút ra được một số điểm như sau: đất Sài Gòn trước đây thuộc vương quốc Phù Nam, tức có nguồn gốc từ nền văn minh Óc Eo, do đó có nhiều di sản chịu ảnh hưởng của nền văn minh này – trong đó có ngôn ngữ; thời các chúa Nguyễn có công khai phá, sáp nhập đất Sài Gòn và rộng hơn là vùng Đồng Nai – Cửu Long vào lãnh thổ của người Việt; đến cuối thể kỷ 17, văn hóa Hán mới theo chân những người tị nạn triều Thanh, thường gọi là người Minh Hương, đến vùng này.

Thời kỳ còn thuộc lãnh thổ Chân Lạp, vùng đất này có tên gọi là “Prey Nokor” (phiên âm từ tiếng Khmer) có nghĩa là rừng kinh thành hay vương quốc của rừng. Người Khmer đọc “Prey” gần với /rai/, lướt nhẹ “no”, còn “kor” thì đọc gần giống với /gòr/. Đến khi vào khai phá vùng Đồng Nai – Cửu Long (nửa đầu thế kỷ 17), người Việt đọc trại thành /rài gòn/ rồi theo thời gian đọc thành /sài gòn/. Đến thời Pháp thuộc, địa danh này thường được viết thành “Saigon” trên các văn bản.

Từ sau thế kỷ 17, đất Sài Gòn không chỉ có người Việt sinh sống mà còn có thêm thành phần người Hoa, người Minh Hương. Bộ phận người Hoa này do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên dẫn đầu, cùng với người Việt khai khẩn vùng đất Đồng Nai – Cửu Long rộng lớn. Họ là những người Hoa gốc Quảng Đông nên khi nghe người địa phương phát âm hai tiếng “Sài Gòn”, họ đã phiên âm qua tiếng Quảng là “Sai Kung” và ghi lại bằng chữ Hán là 西貢 (âm Hán – Việt là Tây Cống, âm Bắc Kinh là xī gòng). Việc phiên âm này chỉ mang tính chất ghi âm, không có giá trị ý nghĩa.

Một góc Sài Gòn xưa

Tên gọi một số vùng đất ở Nam Bộ có quan hệ với tiếng Khmer

Bến Tre có nguồn gốc từ tiếng Khmer là Srôk Tréy có nghĩa là xóm cá. Dân ta đọc là Sóc Tre. Tương truyền vùng này có rất nhiều cá nên có nhiều thuyền bè đến đánh bắt, do đó cần có nơi neo đậu. Từ Sóc (xóm) chuyển thành Bến (nơi thuyền neo đậu), và Sóc Tre thành Bến Tre.

Chữ Vàm gốc từ tiếng Khmer là péam có nghĩa là cửa sông, nơi một con sông nhỏ chảy vào sông lớn.

Khác với miền Bắc, địa danh đại đa số có âm Hán – Việt, miền Nam Việt Nam của chúng ta lại dùng rất nhiều những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Khmer để gọi tên đất, đó là đặc sắc văn hóa vùng miền. Chính sự đặc sắc đó tạo nên sự phong phú cho văn hóa Việt Nam.

(Theo Văn Nghệ Thái Nguyên)

Top 15 Quán Cafe Sân Vườn Đẹp Sài Gòn

#1 Du Miên Garden Cafe

Một trong những quán café sân vườn Gò Vấp được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất đó chính là Du Miên Garden Café. Quán có không gian rộng rãi, sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế và các món đồ trang trí chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng.

Đặt chân đến quán lần đầu bạn sẽ cảm nhận được ngay sự mát mẻ đến từ những cây cổ thụ, những dàn hoa và cả hồ nước lớn nữa. Điều đặc biệt là bạn có thể ngồi ở bất cứ vị trí nào của quán cũng cảm nhận được sự yên bình đến lạ đấy.

#2 Family Gardens Cafe

Family Gardens Café là quán café gò vấp có diện tích rất rộng lên đến 2000m2, lần đầu đến đây mình đã rất ngỡ ngàng không nghĩ giữa Sài Gòn chật chội này lại có quán café rộng đến thế. Không gian được trang trí đẹp và gần gũi hình ảnh chiếc quạt xoay gió, cùng những chậu cây xanh và hồ nước.

#3 Country House

Là nơi hò hẹn lý tưởng dành cho các cặp đôi yêu thích sự lãng mạn. Country House đã khắc họa thành công bức tranh cổ tích ngoài đời thường thông qua thiết kế không gian của quán. Hình ảnh bức tường gạch, chiếc quạt gió, những chậu hoa treo lơ lửng cùng các bức tranh đầy màu sắc cũng đủ làm tim bạn phải liêu xiêu rồi đấy.

Tại Country House bạn không chỉ được đắm chìm trong không gian đẹp mà còn được thưởng thức những món đồ uống mới lạ, được pha chế theo cách riêng của quán nữa đấy.

#4 Oasis Cafe

Chỉ cần thử một lần đặt chân đến Oasis Cafe là bạn sẽ bị cuốn hút ngay với lối đi vào của quán khi được sắp xếp bằng những mảng đá, bên cạnh đó còn có những hồ cá đầy màu sắc khác nhau rất chi là thi vị.

Oasis Cafe mang hình dáng của một quán café đậm chất phương Tây khi các chỗ ngồi được thiết kế khác biệt, âm dưới lòng hồ cá, màu sắc trang trí quán thì trông khá nhã nhặn. Có thể nói Oasis Cafe là điểm hẹn cuối tuần tuyệt vời dành cho bạn.

#5 Pergola Cafe

Đến khi bước vào bên trong bạn lại càng choáng ngợp trước không gian đậm chất cổ điển, sự kết hợp giữa tông màu trắng chủ đạo cùng những kiểu bàn ghế từ bệch cho đến cao, tất cả tạo nên màu sắc hoài niệm. Bạn có thể lựa chọn cho mình một chỗ ngồi yêu thích để chill hay đơn giản chỉ là ngồi tám chuyện cùng bạn bè.

#6 Trầm Café

Trầm Café, cái tên quá đỗi quen thuộc đối với những bạn trẻ yêu thích sự tĩnh lặng giữa Sài Gòn hối hả này. Đúng như tên gọi của nó quán mang đến một không gian rất chi là trầm lắng, từ không gian cho đến âm thanh.

Bước qua những lối nhỏ để vào quán, bạn sẽ bị say đắm ngay với những đàn ca đang tung tăng hay đơn giản chỉ là chiếc cầu thang gỗ, không gian của quán đều mang một tông màu đầy hoài niệm không chói sáng, đem đến cảm giác ấm áp cho những thực khách chọn nơi đây làm điểm dừng chân chốc lát của mình.

#7 Cỏ May Saigon Café

Bên trong, mọi đồ vật đều được sắp xếp một cách vô cùng tỉ mĩ, những lớp kính trong suốt sẽ giúp quán lấy được nguồn ánh sáng tự nhiên. Đây là một trong số ít những quán café sân vườn có thiết kế lấy cảm hứng từ sân vườn kiểu Mỹ.

#8 Bản Sonate Café

Thiết kế và cách bố trí nội thất của quán mang đậm màu sắc cổ điển, hình ảnh những đóm trúc, những chậu cây cảnh, những bước thềm tạo cho bạn cảm giác gần gũi thanh bình hơn đấy. Về phần đồ uống thì rất đáng để bạn thưởng thức nha.

#9 Miền Đồng Thảo Café

Đến với Miền Đồng Thảo Café bạn như được lạc vào xứ sở thần tiên, quán có thiết kế vô cùng dễ thương và gần gũi đem đến cho bạn sự dễ chịu ngay từ khi bước vào. Nhiều bạn trẻ đến quán thường bảo với nhau rằng nơi đây là nốt lặng giữa Sài Gòn hối hả.

#10 1st Garden

Ẩn mình giữa lòng thành phố nhộn nhịp, 1st Garden nằm trong một căn chung cũ được phủ bóng bởi màu xanh của những cây cổ thụ và chính nó cũng là đều làm mọi thực khách đến đây cũng phải ngạc nhiên.

1st Garden có không gian không quá rộng nhưng đủ để bạn cảm thấy gần gũi và ấm áp, mọi đồ vật đều được trang trí sắp xếp một cách khéo léo. Đặc biệt nhất vẫn là ban công nhỏ để bạn được ngắm nhìn thành phố và check in theo muôn kiểu mà mình thích.

#11 Terrace Café

Terrace Café có thiết kế không gian vô cùng sang trọng với hình ảnh mái vòm được bao phủ bởi màu xanh của hoa lá trông rất chi là mộng mị luôn. Sẽ là không gian tuyệt vời dành cho nhóm bạn thân cuối tuần muốn được cùng nhau hàn huyên và check in lộng lẫy đấy.

Còn về phần đồ uống tại Terrace Café thì mình chỉ đánh giá ở mức tương đối vì hương vị không quá đặc sắc và mức giá thì tương đối cao so với một số bạn đang là sinh viên đấy.

#12 Sorrento Café

#13 Fly Cupcake Garden

Nằm trong top café sân vườn quận 3 đẹp, Fly Cupcake Garden chinh phục khách đến với mình bằng chính vẻ đẹp không gian rộng lớn. Quán được thiết kế theo kiểu Vintage nhẹ nhàng đem lại sự dễ chịu thích hợp để bạn lựa chọn làm nơi nghỉ hơi hay trò chuyện cùng bạn bè.

#14 Green Garden Coffee

Không uổng danh nằm trong top cafe sân vườn thủ đức đẹp. Green Garden Coffee đã chinh phục khách ghé đến bằng chính vẻ đẹp không gian của mình.

#15 Relax Garden Coffee

Nhắc tới cafe sân vườn bình thạnh không thể nào bỏ qua cái tên Relax Garden Coffee. Đến với Relax Garden Coffee bạn sẽ được phục vụ một cách trọn vẹn nhất, vì nó là tổ hợp phòng trà, nhà hàng, coffee shop. Với không gian vô cùng rộng rãi nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những phút giây thư giãn tuyệt vời nhất có thể đấy nha.

Relax Garden Coffee được thiết kế với nhiều không gian khác nhau như: Gia đình, bạn bè, nhóm,… đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Việc cần làm khi đến đây của bạn là chỉ cần gọi cho mình một món đồ uống yêu thích rồi có thể làm mọi điều bạn muốn như đọc sách, check in, ngồi chill theo nhạc,…

Tham khảo các quán cafe sân vườn khác: Google Map

Hỡi những tín đồ dành tình yêu to bự cho “café sân vườn” ơi!, hãy tham khảo những gợi ý mà meobalo mang đến cho bạn và triển khai ngay thôi nào.

Ba Lý Giải Về Tên Gọi Sài Gòn

Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của địa danh Sài Gòn – thành phố mà họ muốn biến thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nhưng cái tên dung dị, thân quen ấy kể cả người Việt cũng đều không rõ nghĩa.

Sau hơn 300 năm hình thành, phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu, Sài Gòn có 3 cách lý giải được đánh giá cao nhất.

Thị trấn giữa rừng

Căn cứ vào từ “Sài” nghĩa “củi” và “Gòn” tức “cây bông gòn”, quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của cho n ghĩa của Sài Gòn là “củi gòn”.

Dựa theo thông tin này, học giả Trương Vĩnh Ký nói rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của người Khmer. Giả thuyết này được ông Ký đưa ra t rong giáo trình “Địa lý Nam Kỳ” của mình. Một loạt cách gọi tương tự về địa danh Việt – Miên ở Nam Kỳ phiên âm giống vậy như Cần Giờ là từ “Kanco”, Cần Giuộc là “Kantuộc”, Gò Vấp là “Kompăp”…

“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là “rừng”, còn “Nokor” là “thị trấn”. Như vậy “Prei Nokor” nghĩa là một “thị trấn ở trong rừng”. Nghĩa rộng hơn theo Phạn tự là “lâm quốc”. Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó vương nước Chân Lạp cũ.

Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.

Căn cứ của lý giải này dựa vào việc Prei Nokor xưa kia là rừng rậm có nhiều cây gòn được dân cư sử dụng làm củi. Học giả Trương Vĩnh Ký kể lại rằng, người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai. Chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ tại đó năm 1885.

Sau Trương Vĩnh Ký, đốc phủ Lê Văn Phát đồng tình lý giải này. Ông cho rằng, không chỉ người Khmer mà người Lào cũng gọi vùng này là “rừng cây gòn” thông qua từ Cai Ngon. Vốn dĩ ngôn ngữ Lào giống tiếng Thái nên Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn.

Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian, không ai tìm ra được dấu tích của một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.

Vùng đất ăn nên làm ra

Học giả – nhà văn Vương Hồng Sển cho rằng không thể dựa vào ngữ nghĩa hai từ “Sài Gòn” hay “Prei Nokor” để phân tích. Trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, cụ Vương đã dày công tra cứu hàng loạt sách báo Pháp lẫn Việt. Ngoài ra, ông đi thu thập dữ liệu từ dân gian nên rút ra cách lý giải khác.

Theo Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố (Biên Hòa) vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận ra đây là nơi “ăn nên làm ra” cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.

Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Và đó chính là âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì âm “Sài Gòn” là từ “Thầy Ngồn”, “Thì Ngòn” mà ra.

Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có dữ kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”… Đây cũng là lần đầu tiên hai từ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ “Sài Gòn” có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không thuyết phục.

Cống phẩm của phía tây

Còn học giả người Pháp Louis Malleret cho rằng Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng “Tây ngòn” – nghĩa là cống phẩm của phía tây (Tây Cống). Tiếng “Tây ngòn” phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.

Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này vì dựa vào dữ kiện lịch sử do Trịnh Hoài Ðức chép lại. Khi Campuchia bị phân ra cho hai nhà nước thì cả hai vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor.

Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng “Tây Cống” chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.

Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn sẽ còn nhiều tranh luận nhưng nhiều học giả nhận xét, việc không rõ thực hư như vậy càng khiến Sài Gòn hơn 300 năm càng thêm huyền bí, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò khi muốn tìm hiểu.

Tên gọi Sài Gòn dù nguồn gốc như thế nào thì tính cách người Sài Gòn vẫn không đổi khác, vẫn là “Anh Hai Nam bộ”, đi trước đón đầu trong nhiều lĩnh vực. Sài Gòn – TP HCM đang chuyển mình phát triển để lấy lại danh xưng một thời “Hòn ngọc Viễn Đông”, là đầu tàu cả nước trong nhiều lĩnh vực.

Sơn Hòa