Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Thiệu Phong Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Giới Thiệu Nguyễn Đình Phong Là Ai?

NGUYỄN ĐÌNH PHONG LÀ AI?  

Nguyễn Đình phong là ai?

Chào Bạn!

 

Tôi sẽ không có nhiều chia sẽ kinh nghiệm và am hiểu về máy hàn, máy cắt plasma của ngày hôm nay. Nếu tôi không có dịp được gặp gỡ các anh em trong ngành cơ khí, xây dựng, Vì những anh em là người đã chia sẽ những vấn đề nan giải về máy hàn, máy cắt plasma. cộng với những tháng năm sữa máy hàn và tư vấn máy hàn. Nên vì thế tôi đã nhận lại rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hàn cắt kim loại này. 

 

 

Tên thật của tôi là Nguyễn Đình  Phong, chủ sáng lập thương hiệu HITIEKO một công ty chuyên về  cung cấp máy hàn điện tử và máy cắt plasma,  tôi sinh năm 1991, là Kỹ Sư điện tử của Trường cao đẳng kinh tế công nghệ TPHCM .

 

 

ĐAM MÊ SỮA TIVI AMPLY.

 

Tham gia khóa học đo linh kiện điện tử

 

Ngày xưa tôi rất đam mê thích sữa điện tử, hễ nhà có cái tivi, hay Amply cũ là tôi hay táy máy, tháo ra xem bên trong máy nó có cái gì? nhiều khi tháo ra cũng chẳng hiểu nó có cái gì trong đó nữa, và khi lắp vào chỗ thiếu ốc, chỗ dư ốc… Ngày trước nhà tôi có cái tivi bị hư, đem ra sửa thì thợ báo là hư nguồn và nếu sửa thì giá 500 ngàn,  khi đó tôi cắn răng để cho thợ sữa vì nhà có mỗi 1 cái tivi, Và sau đó tôi tự hứa với lòng mình nhất định mình phải học sửa điện tử, để sau này gia đình có máy móc gì hư mà tự  lôi sửa để khỏi tốn tiền. Hi.

 

Thế là tôi đã đăng ký học cao đẳng chuyên ngành điện điện tử, nhưng học cao đẳng,đa số học toàn là lý thuyết. Nên tôi lên mạng tìm những khóa học thực hành về sữa tivi amply, và may mắn tôi tìm được một trường chuyên đào tạo sữa tivi đó là trường trung cấp nghề Hùng Vương, sau quãng thời gian học tôi mới biết các đo đạc Ic, đo tụ điện, Diot…và sau gần 5 tháng tôi cũng đã hoàn thành xong khóa học, vì vậy nó làm tiền  để sau này tôi làm nhân viên bảo trì máy hàn nhanh biết sữa hơn, và sữa giỏi hơn.

 

 

 

 

Đam mê học sữa tivi amply trong tôi

 

CƠ DUYÊN ĐƯA TÔI ĐẾN VỚI MÁY HÀN.

 

Lúc mới ra trường tôi may mắn khi nộp đơn xin và được công ty điện cơ Tân Thành (Máy hàn Tân Thành) nhận vào làm việc, nhiệm vụ của tôi là sữa chữa bảo hành, bảo trì máy hàn khi bị lỗi hoặc bị sự cố. Qua thời gian làm việc gần 3 năm tôi đã có một ít kinh nghiệm, và muốn bước chân ra đời để thử thách bản thân mình.

 

 

 

 

Thời  còn là nhân viên bảo hành máy hàn Tân Thành

 

 

 

 

Tất niên máy hàn Tân Thành

 

 

Ngày ấy khi mới nghỉ việc, tôi loay hoay không biết bây giờ mình phải làm gì bây giờ, thế rồi suy nghĩ mãi cuối cũng tôi đi lấy phụ kiện mỗi thứ một ít, rồi làm báo giá đi chào các phân xưởng, lúc đầu bán ít lắm , rồi thời gian trôi qua khách hàng mỗi lúc mỗi nhiều, rồi bán cũng nhiều hơn, nhưng khổ nỗi bán thì thấy bán đó, nhưng khi tổng kết lại thì chẳng dư đồng nào, cuối tháng tổng kết loay hoay bị thâm hụt tiền hàng vào.

 

 

CHẤT LƯỢNG MÁY HÀN ĐIỆN TỬ HITIEKO ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU.

 

 

 

Chất lượng máy hàn đưa lên hàng đầu.

 

 

Như các bạn cũng biết rồi đấy! công nghệ ngày càng phát triển Với tốc độ rất nhanh và bền vững, thì máy móc phục vụ cho sản xuất cũng vậy, hồi xưa để hàn kim loại, người ta phải hàn con máy hàn cơ to bự, muốn di chuyển nó là cả một vấn đềm thì nay lại khác, bây giờ xu thế máy hàn điện tử đang nắm quyền, nhưng các bạn biết đấy, máy hàn cơ được cái nặng, khó di chuyển, nhưng bù lại máy móc rất bền, ít hư hỏng, còn con máy hàn điện tử thì hay hư hỏng nhiều hơn

 

 

Quan điểm  của tôi đã làm kinh doanh là phải kinh doanh tử tế, bởi vì chỉ có sự tử tế thì công cuộc kinh doanh nó mới bền lâu được, đã làm kinh doanh là phải làm hàng chất lượng, dù giá cả sẽ cao hơn nhưng mà nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, làm khách hàng họ hài lòng về sản phẩm, chứ giá  quá rẻ bèo mà mua về hàn không được rất gây ức chế lắm. Còn nếu như bạn kinh doanh theo kiểu chộp giựt, không quan tâm chất lượng sản phẩm, thì trước sau gì doanh nghiệp bạn cũng tan tành mây khói.

 

Trang website  này được lập ra với mong muốn nơi đây là những kiến thức. Những kinh nghiệm trong suốt quãng thời gian sửa chữa và kinh doanh máy hàn của mình,  được viết ra nhằm chia sẽ cho anh em nào nếu có dịp vào trang này để đọc, với huy vọng sẽ có những kiến thức bổ ích cho anh em.  Trong việc lựa chọn một sản phẩm máy hàn phù hợp cho công việc của mình.

 

CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN THỜI SINH VIÊN VÀ KHÁT KHAO VƯƠN LÊN .

 

 

Tuy nhiên, trước đây tôi cũng giống như phần lớn các bạn, xuất thân từ một gia đình nghèo, đông anh chị em. Cuộc sống vất vả, cực nhọc của thời trung học cơ sở và phổ thông trung học đã dần hun đúc cho tôi một ý chí quyết vươn lên trong cuộc sống. Thời sinh viên tôi phải làm đủ thứ để phụ giúp những công việc nặng nhọc cho gia đình nên tôi  đã cảm nhận được giá trị đích thực của lao động. Lúc đó tôi làm đủ việc hết nào là  làm phục vụ nhà hàng, làm bảo vệ, bốc vác mô tơ…

 

Thời sinh viên đại học, những hoài bão và ước mơ “to lớn” đã hình thành rõ ràng trong tôi. Qua những lần va chạm trong cuộc sống sinh viên tôi tự hiểu rằng, nếu không làm chủ được cuộc sống này thì tất cả những gì còn lại của cuộc sống của mình phải làm theo những gì người khác sai khiến.

 

Cuộc sống dạy tôi tất cả những điều phải sống và cần làm để trở thành một con người có ích cho cộng đồng, có ích cho xã hội. Tôi đã đi làm thuê cho nhiều công ty và quan sát thấy trong thời gian dài mà công ty vẫn không phát triển được mấy. Tôi đã suy nghĩ về điều này rất nhiều.

 

Phương châm sống của tôi: “Hãy cho đi Bạn sẽ Nhận Lại’.

 

Trong thời gian sau này tôi mới hiểu ra những nguyên lý cơ bản của người đứng đầu một tổ chức, một công ty cần phải sở hữu thì mới đưa tổ chức hay công ty mình phát triển được. Và tôi đã dần sở hữu được những thói quen và phẩm chất sau:

 

Biết chia sẻ và giúp đỡ những người chung quanh mình.

Hãy cho đi rồi bạn sẽ nhận lại.

Luôn suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực.

Hành động liên tục, không trì hoãn công việc đã xác định.

Dám tin vào khả năng của bản thân.

Và tôi quan niệm mọi thứ không bao giờ là quá trễ.

 

Tôi cảm ơn cuộc sống rất nhiều vì đã mang tôi đến với những con người chân thành chung quanh tôi, để hôm nay tôi có quan niệm kinh doanh tốt và biết chia sẻ giá trị cho nhiều người. Thật hạnh phúc khi biết đưa những giá trị cuộc sống vào sản phẩm của mình để mang đến cho người tiêu dùng trong xã hội.

 

Trải nghiệm và thấm nhuần triết lý của Đạo Phật, tôi đang kinh doanh bằng chính cái tâm rất tĩnh của mình. Và tôi biết rằng chỉ có mang giá trị đến cho khách hàng thì sản phẩm của tôi mới được thị trường chấp nhận. Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động và đầy những toan tính, tôi luôn tự nhắc mình phải luôn mang lại niềm tin và giá trị trong kinh doanh để ngày càng được khách hàng tin tưởng và yêu mến.

 

Như ai đó đã từng nói: đến một ngày nào đó bạn sẽ hối tiếc về những điều bạn chưa làm hơn là những điều bạn đã làm trong quá khứ.

 

Triết lý kinh doanh của Nguyễn Đình Phong luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu , Muốn tư vấn cho khách hàng lựa chọn một sản phẩm máy hàn, máy cắt plasma chất lượng, giá cả tốt nhất.

 

Nguyễn Đình Phong.

 

Giới Thiệu Về Bình Dương

Giới thiệu về Bình Dương Giới thiệu về Bình Dương

[ Đăng ngày: 26/12/2012 ]

Giới thiệu chung

BÌNH DƯƠNG: ĐIỂM ĐẾN CỦA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng chúng tôi Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp.

Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người đương thời, đó là tỉnh lỵ của một “tỉnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có hai trục giao thông chính là sông Sài Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông dân.

Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử, Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về… Kinh tế – xã hội của Bình Dương bắt đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.

Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I (VSIP I) (Ảnh: Hoàng Phạm)

Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000ha. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, … Bằng những chính sách phù hợp, đến tháng 10 năm 2014, Bình Dương đã thu hút được 2.356 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là 20 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, trên 17.000 doanh nghiệp trong nước. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là thành phố mới Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.

Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử – văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp…

Ngoài ra, đến với Bình Dương, các du khách còn được tham quan các danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng (thị xã Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng,…; cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương, thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị xã Thuận An) có lịch sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á…

Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được hình ảnh và ấn tượng sâu sắc trong lòng của bạn bè quốc tế. Đó không chỉ là sự ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, của một môi trường đầu tư thông thoáng mà còn ở đôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người Bình Dương đã thể hiện thông qua các sản phẩm thủ công vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó những thông điệp đối ngoại tốt đẹp ra thế giới.

Bình Dương luôn là vùng đất của hội tụ. Thế và lực của Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân trên vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hành trang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cách trong thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.

Điều kiện tự nhiên

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.482.636 người (1/4/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2.

Địa hình

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ đông.

Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi … Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.

Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.

Đất đai

Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:

+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.

+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v…

Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.

Thủy văn, sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.

Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).

Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.

Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.

Giao thông

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.

Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng … và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tài nguyên rừng

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương … Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.

Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.

Tài nguyên khoáng sản

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài …

Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một.

Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp…

Định hướng phát triển

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Quan điểm phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế – xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.

Mục tiêu phát triển

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015;

Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể

– Cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP:

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Quy mô dân số (triệu người)

1,2

1,6

2,0

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so  sánh   năm 2005)

30

52

89,6

Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005)

2.000

4.000

5.800

Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp – dịch vụ

4,5% -65,5% – 30%

3,4% – 62,9% – 33,7%

2,3% – 55,5% – 42,2%

– Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn:

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp

20%

14%

10%

Công nghiệp – xây dựng

45%

48%

45%

Dịch vụ

35%

38%

45%

-Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm):

2011 – 2015

2016 – 2020

2006 – 2020

GDP

14,9

13

14,3

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

3,4

3,6

3,4

Công nghiệp, xây dựng

14,5

12,3

14,5

Dịch vụ

16,5

16,1

16,0

– Kim ngạch xuất – nhập khẩu (triệu USD):

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu

8.662

14.000

25.000

Kim ngạch nhập khẩu

7.527

10.000

15.000

Tổng cộng

16.189

24.000

25.000

Khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị với quy mô 4200 ha đang được xây dựng

Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tỷ lệ thất nghiệp

Dưới 4,4%

4,2%

4%

Lao động qua đào tạo

Trên 70%

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

Dưới 10%

Không còn

Tuổi thọ trung bình

75

77

80

Số cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân

27 (có 8 bác sĩ)

38 (có 15 bác sĩ)

55 (có 30 bác sĩ)

Số trường trung học cơ sở ở mỗi xã, phường

Ít nhất 1

Mật độ điện thoại (số máy/100 dân)

42

50

60

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

– Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.

– Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

– Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân – Tân Hưng – Hưng Hòa… Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.

– Cấp điện, cấp nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 – 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 – 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.

– Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

(Theo Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ)

(Nguồn trích:

http://binhduong.gov.vn

)

Gửi phản hồi

In bài viết

Đầu trang

Quay trở về

CÁC TIN KHÁC

Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ

Cố đô Huế là một trong những giới thiệu về địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến du lịch Đà Nẵng – Huế, du khách không chỉ được tham quan những thắng cảnh nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những nét kiến trúc văn hóa, lịch sử đi cùng năm tháng mà điển hình trong số đó là đệ nhất cổ tự Chùa Thiên Mụ. Bài viết này, Saigon Star Travel sẽ để giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến đi sắp tới của mình. Chùa Thiên Mụ

Đôi nét giới thiệu về chùa Thiên Mụ

Địa chỉ chùa Thiên Mụ: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Hòa, Thành phố Huế

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương , cách trung tâm thành phố Huế ( Việt Nam ) khoảng 5 km về phía tây, chùa Thiên Mụ nằm giữa một không gian non nước hữu tình, đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Chùa Thiên Mụ được vua Thiệu Trị xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh”.

Chùa Thiên Mụ được xây dựng thêm một ngôi tháp bát giác có tên là Từ Nhân, sau đổi thành Phước Duyên. Tháp được xây ở trước chùa có chiều cao 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có thờ tượng Phật, riêng tầng trên cùng có một pho tượng Phật bằng vàng. Tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền với chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

Du lịch Chùa Thiên Mụ, đến đây du khách sẽ thấy quần thể nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt và bề thế, trong đó nổi bật là Đại điện Hùng Chùa Thiên Mụ – ngôi chính điện có kiến trúc đồ sộ nguy nga. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói, còn có treo một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng, do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng vào năm 1714.

Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa. Những hàng thông ba lá của xứ ôn đới kỳ lạ lại luôn tỏa một màu xanh tươi mát ở đây, xõa bóng xuống che các khoảng sân chùa mát rượi. Đến viếng chùa là quên hết mệt nhọc, nóng bức hay đường xa.. Đến đây, chỉ còn sự thanh bình, thư thái, mát dịu trong tâm hồn.

Quá trình trùng tu chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Dưới các đời chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ Huế đã trải qua nhiều đợt tu sửa lớn, trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu ( 1691 – 1725 ). Vào năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, ông còn cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788 ), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn

Ý nghĩa Chùa Thiên Mụ đối với người dân Huế

Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói chung. Mặc dù không có nhiều tượng Phật như các chùa khác nhưng nhìn tổng quan, khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa, quan lại xứ Huế ngày xưa. Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu.

Cách Viết Bài Giới Thiệu Một Cuốn Sách

Sách không chỉ là nguồn tri thức vô tận đối với mỗi người mà ngày càng có nhiều minh chứng khoa học cho thấy những tác động rất tốt của việc đọc sách đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Để thúc đẩy phong trào đọc sách trong giới trẻ đặc biệt là việc hình thành thói quen đọc sách từ những lứa tuổi nhỏ, rất nhiều hoạt động, cuộc thi giới thiệu sách đã được tổ chức.

Để giúp cho các em học sinh (lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở) có những kỹ năng cơ bản khi viết một bài giới thiệu sách, Contuhoc xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh bài viết “Cách viết bài giới thiệu một cuốn sách”.

Bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách người viết nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn nổi bật (có trong sách).

Một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình yêu với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và đọc sách. Muốn làm được điều này, trong khi viết bài giới thiệu, các em có thể làm theo từng bước sau:

1. Bước 1: Chuẩn bị

Thứ nhất, Mục đích bài viết của các em:

Các bài viết giới thiệu về một cuốn sách thường mang tính chất mô tả, cung cấp thông tin cần thiết về cuốn sách đó. Loại bài viết này được thực hiện bằng cách các em nêu rõ các ý tưởng, thông điệp hay mục đích của tác giả muốn truyền tải đến người đọc mà mình cảm nhận được khi đọc sách, trong đó có trích dẫn những đoạn văn nổi bật (có trong sách).

Thứ hai, Đối tượng mà các em muốn hướng tới:

Xác định đối tượng mà mình muốn giới thiệu sách đóng vai trò rất quan trọng, một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với cách thức triển khai nội dung, lối hành văn, giọng văn và cách thức sử dụng ngôn từ… trong bài giới thiệu. Một số đặc điểm cần chú ý về đối tượng mà các em phải nắm rõ, đó là: tuổi (mầm non, tiểu học,…); giới tính (nam, nữ hay cả hai); ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài); địa bàn sinh sống (thành phố, nông thôn; vùng đồng bằng, vùng núi…),…

Thứ ba, Thông tin xác thực về cuốn sách:

+ Tác giả: tên, tuổi, quốc tịch, các mốc thời gian chính trong cuộc đời/sự nghiệp; các công việc khác,…

+ Yêu cầu của thể loại: Điều này có nghĩa là các em phải hiểu được đặc điểm, chức năng, hình thức nghệ thuật của thể loại mà mình đang viết bài. Không có những hiểu biết chung này, các em sẽ khó để đưa ra được những nhận xét hay, tinh tế và chính xác về cuốn sách.

Thứ tư, đọc lại tác phẩm và lập dàn ý cho những thông tin chính sau:

Mô tả cuốn sách: Cung cấp một bản mô tả đầy đủ để người đọc có thể hiểu được các suy nghĩ/ý đồ của tác giả. Bản mô tả này không phải là một bản tóm tắt lại nội dung mà nó có thể là các nhận xét về tác phẩm của các em.

Đánh giá về cuốn sách:

Nêu rõ sự hiểu biết của các em đối với mục đích của tác giả

Viết cảm nhận của các em đối với mục đích của tác giả

Cung cấp dẫn chứng cho những nhận xét của mình về tác phẩm

Trong khi đọc lại tác phẩm, các em nên:

Đánh dấu các đoạn mà các em sẽ sử dụng để trích dẫn trong bài viết của mình.

Ghi chú lại cẩn thận các cảm tưởng/cảm nhận của em khi đọc sách.

Các em cần tự tạo cho mình có một khoảng thời gian nhất định để hấp thụ được những gì các em đã đọc để em có thể viết ra những cảm nhận, các quan điểm của mình một cách rõ ràng đối với cuốn sách.

2. Bước 2: Viết

2.1. Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU

– Nêu được vị trí, ý nghĩa của vấn đề chính được trình bày trong sách

“Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật, ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì không thể nào quên được tình yêu dành cho Hà Nội – một tình yêu không dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu. Cuốn sách ” Hà Nội băm sáu phố phường ” chính là tác phẩm giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những nét đẹp của thủ đô yêu dấu.

– Nêu một số thông tin chính về cuốn sách: Tên sách; Tên tác giả; Nhà xuất bản; Năm xuất bản; Lần xuất bản; Số trang…

“Hà Nội băm sáu phố phường” là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam, tập hợp lại những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, do Nhà xuất bản Văn học phát hành.

– Nêu tiểu sử, sự nghiệp của tác giả: Tên, năm sinh, quê quán, sự nghiệp…

Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.

Chân dung nhà văn Thạch Lam hồi trẻ

2.2. Phần 2: PHẦN NỘI DUNG

2.2.1 Về nội dung

Có thể nêu bố cục nội dung của cuốn sách, trong bố cục của sách có thể đi từ chương tới các phần hoặc có thể nêu hết tên chương rồi tới các phần. Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu chung thì với mỗi loại sách lại có những yêu cầu cách giới thiệu nội dung riêng, cụ thể:

+ Đối với sách chính trị – xã hội: Cần khái quát được những quan điểm cơ bản được trình bày trong sách, những quan điểm về chính trị, các trường phái triết học…; sự đúng đắn và cần thiết của những quan điểm, vấn đề trong xã hội đối với bạn đọc.

+ Đối với những sách lịch sử: Cần nêu rõ phạm vi thời gian mà tác phẩm đề cập đến cùng những đặc điểm của giai đoạn lịch sử đó. Đối với những sách mang dấu ấn địa lý cần nêu rõ khu vực mà tài liệu đó đề cập tới.

+ Đối với sách kĩ thuật: Cần nêu được vấn đề kĩ thuật và đặt ra biện pháp giải quyết của tác giả, có thể liên hệ với thực tiễn, nêu lên giá trị ứng dụng của vấn đề đó trong thực tiễn sản xuất, trong phát triển kinh tế và đời sống, nêu rõ đối tượng của sách.

+ Đối với những sách tái bản: Cần nêu được những thay đổi bổ sung chỉnh lí so với lần xuất bản trước.

Ví dụ về phần giới thiệu nội dung tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phương” của nhà văn Thạch Lam: đây là cách giới thiệu nội dung đối với tác phẩm truyện ký, đi từ việc khái quát toàn bộ nội dung của tác phẩm, trong đó có nhấn mạnh đến những nội dung quan trọng, hấp dẫn của tác phẩm. Không chỉ nêu tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm mà người viết cần phải khéo léo lồng ghép vào đó những câu văn thể hiện được cảm xúc, tình cảm của bản thân khi đọc tác phẩm để thu hút người đọc, thôi thúc họ tìm ngay đến với tác phẩm:

” Hà Nội băm sáu phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt là đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Trên mỗi trang viết giản dị, mộc mạc là hình ảnh một Hà Nội xưa quyến rũ lạ kì, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là hình ảnh những mái nhà cổ kính bên những con đường quanh co, mềm mại, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế… giữa không gian êm ả, thanh bình. Đọc xong cuốn sách, đọc giả sẽ cảm nhận được toàn bộ vóc dáng và tâm hồn Hà Nội xưa.

Cuốn sách là tập hợp hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa với nhiều cảnh đời khác nhau. Đó có thể là những người phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhưng thấp thoáng giữa các số phận éo le đó lại ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nội, nép mình dưới những khu phố khác nhau, với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ bằng ngòi bút chân thực của tác giả. Ông đã nhắc đến “nghệ thuật biển hàng” đang dần biến mất vì sự Tây hóa, học đòi của các chủ quán khiến văn hóa tiếng việt của dân tộc bị lu mờ.

Với “Hà Nội băm sáu phố phường”, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm tới những người bán rong – những thân phận bé nhỏ, lam lũ kiếm sống, mưu sinh trong đêm.

2.2.2. Giới thiệu nghệ thuật, phương pháp luận của tác phẩm

Mỗi loại sách lại có những yêu cầu giới thiệu về nghệ thuật khác nhau. Đối với sách văn học yêu cầu cao hơn so với sách chính trị xã hội hoặc sách kĩ thuật.

Yêu cầu chung: Nêu được những thủ pháp nghệ thuật, phương pháp luận nghiên cứu tác phẩm của tác giả. Ngoài yêu cầu chung cần chú ý tới những đặc điểm riêng của từng loại sách, cụ thể:

+ Đối với sách văn học nghệ thuật: Nêu những đóng góp về nghệ thuật của tác phẩm đối với nền văn học và lí luận phê bình văn học.

+ Đối với tác phẩm thơ ca: Phân tích cách sử dụng hình ảnh, tứ thơ, thể thơ, bố cục thể hiện cảm xúc tình cảm chủ đạo của tập thơ.

+ Đối với sách khoa học chính trị-xã hội: Cần nêu được những phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng như: Đối chiếu so sánh, phân tích thống kê, chọn mẫu… Tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung như thế nào? Ngoài ra cần nêu bố cục chặt chẽ, từ ngữ chính xác, cách viết dễ hiểu phù hợp với đối tượng người đọc…

Tuy nhiên đối với một bài giới thiệu đôi khi không thể tách bạch một cách rõ ràng giữa phần giới thiệu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đặc biệt với các tác phẩm văn học, vì vậy có thể đan xen hai phần này một cách mềm mại làm cho bài giới thiệu hấp dẫn.

Mùa thu Hà Nội

Ví dụ về phần giới thiệu nghệ thuật của tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam: bài giới thiệu nên làm rõ được những nét đặc sắc nhất trong phong cách văn chương, cách sử dụng ngôn từ, cách hành văn của tác giả.

Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát,Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Giọng văn của Thạch Lam không gay gắt, khoa trương, mà nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương.

2.3. Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN

+ Khẳng định lại các giá trị của tác phẩm; nhấn mạnh các giá trị của nó đối với xã hội đương đại

Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần gìn giữ văn hóa, cội nguồn dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn.

+ Khuyến khích người đọc nên tìm mượn, mua và đọc sách.

“Hà Nội băm sáu phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách này để tự mình thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp của Hà Nội.