Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Tỉnh Bình Dương Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Cùng Đi Tìm Nguồn Gốc Tên Gọi Chợ Thủ Dầu Một Của Tỉnh Bình Dương

1. Chợ Thủ Dầu Một có tên gọi đầu tiên là Phú Cường

Theo Cổng thông tin Điện tử tỉnh Bình Dương, chợ Thủ Dầu Một, lúc khởi nguồn được gọi là chợ Phú Cường. Theo lịch sử địa phương, vùng đất Phú Cường đến đầu thế kỷ XVII vẫn còn là đất hoang, cảnh quan nơi đây chính là những khu rừng rậm. Trong đó, hình ảnh nổi bật là những rừng Dầu cổ thụ ở khu vực Chánh Nghĩa hiện nay, nhất là vùng ven sông lúc đó chỉ là những bãi lầy, ngập nước hình thành dần do phù sa sông Sài Gòn bù đắp. Về phía Nam của Phú Cường với những mái nhà ngói chìm trong những tán lá cây xanh. Con rạch nhỏ được phủ kín những thuyền buồm, ngôi chợ được đặt ở khúc rạch đầu tiên.

Khi Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược đất Gia Định năm 1698. Khu vực Phú Cường ngày nay, cư dân hội tụ có phần muộn hơn so với Lái Thiêu, Thị Tính nhưng lại tập trung đông và nhanh hơn do vị trí hình thành lỵ sở của tổng Bình Điền, huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa lúc đó.

Bến đò chợ cá Thủ Dầu Một năm 1950, ảnh: Cổng thông tin điện tử Bình Dương.

Địa danh Phú Cường xuất hiện vào khoảng năm 1838 (Đời Vua Minh Mệnh thứ XVIII) cùng với sự thay đổi nhiều tên tổng và thôn của huyện Bình An. Vì vậy, tên gọi chợ Phú Cường cũng có thể được phôi thai trong khoảng thời gian này. Chợ Phú Cường, trong lịch sử hình thành muộn hơn so với một số chợ của huyện Bình An như chợ Tân Hoa, chợ Thị Tính, chợ Bình Nhâm Thượng.

Phần “Thị Điểm” (Chợ Quán) của sách Đại Nam Nhất Thống Chí – bộ sách địa lý được biên soạn trong khoảng thời gian từ 1864 -1875, đã nói đến tên chợ Phú Cường: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lỵ sở huyện, xe cọ ghe thuyền tấp nập đông đảo”. Đến năn 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó, tên chợ Thủ hoặc Thủ Dầu Một lại được nhắc nhiều đến trong dân gian và cả trong thơ ca, sách báo. 

Trước khi người Pháp xâm chiếm đồn binh Thủ Dầu Một năm 1861, thì chợ Phú Cường đã là nơi buôn bán sầm uất, nhiều xe cộ, ghe thuyền quy tụ về trao đổi buôn bán hàng hóa.

2. Chợ Thủ Dầu Một – lối kiến trúc kiểu Pháp theo mô tuýp châu Âu

Cũng theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh, trong đó, có tỉnh Biên Hòa (huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa), người Pháp đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường với cổng lát đá và đắp đường cao bên trong. Theo “địa phương chí Bình Dương” viết vào năm 1888, nhà cầm quyền Pháp cho lấp con rạch Phú Cường ăn thông với sông Sài Gòn và đã hoàn thành công việc này vào năm 1890.

Đến năm 1935, người Pháp nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi lớn, họ đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa ở Pháp có cấu trúc gần giống chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến Thành (Sài Gòn). Điểm đặc biệt của mô hình trên là họ vẫn tôn trọng, giữ nguyên vị trí cũ. Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mô hình mới, kiến trúc phóng khoáng, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác. 

Chợ Thủ Dầu Một trước năm 1975, ảnh: Cổng Thông tin Điện tử Bình Dương.

Chợ được phân thành bảy khu lớn nhỏ và được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt nhau. Từ đường Trần Hưng Đạo đi vào, ta bắt gặp căn nhà dài một lầu, một trệt nhà còn gọi là (khu Thương Xá) xây dựng và bố trí phân theo từng phân khu nhỏ dân gian vẫn thường gọi là “sạp chợ” để bày bán các mặt hàng hóa.

Sau khu Thương Xá là căn nhà ngang (khu ăn uống), xây dựng giữa khu Thương Xá và khu Đồng hồ, được bài trí thành ba gian chính để phục vụ việc ăn uống. Phía sau là căn nhà dài – nhà dãy chợ (hay khu chợ Đồng Hồ) cũng được xây xựng và bài trí theo từng phân khu nhỏ kể cả ngay dưới chân Tháp Đồng Hồ chợ.

Chợ Thủ Dầu Một ngày nay, ảnh: foody.vn

Nhà dãy chợ là căn đầu tiên thực dân Pháp xây dựng vào năm 1935, với lối kiến trúc tạo dáng hình con tàu mà đỉnh tháp là chiếc đồng hồ nặng về mô típ Châu Âu, do ông Bonnemain kiến trúc sư người Pháp thiết kế và khánh thành năm 1938. Dãy nhà xây dựng theo kiến trúc nhà dài, có diện tích 2.590m2, có hai mái chia thành hai tầng, chiều cao từ nền đến đỉnh là 10.3m. Nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của chợ Thủ.

Tháp Đồng hồ chợ được xây dựng theo kiểu hình lục giác gắn liền với nhà dãy chợ, có chiều cao 23.72m, gồm bốn lầu. Lầu trệt từ nền tới trần có chiều cao 6,5m được đổ bằng bê tông, cốt thép, có bậc thang lên xuống làm bằng sắt và được gắn ở phía trong của tháp. Ngoài lát đá và ghép gạch bông ở mặt phía Đông và Tây của tháp.

Chợ Thủ Dầu Một hiện nay là trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương,

ảnh cắt clip – Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bình Dương

Từ lầu hai trở lên tháp được đắp đường cao bên trong thành tám cột trụ ở các cạnh hình lục giác. Tháp được xây dựng theo kiểu tam cấp càng lên cao càng thu hẹp. Lên đến lầu ba tháp được đổ tấm đan bê tông và xây cao chừng một mét để làm nền cho mặt đồng hồ cũng là nơi để gắn Đồng hồ. Trên nền của mặt đồng hồ được làm bằng nền màu trắng, con số màu xanh và kim chỉ đồng hồ được sơn màu đen.

Trên đồng hồ được đổ bốn tấm đan bê tông gắn phía trên đồng hồ để che nắng mưa. Trên đỉnh tháp được gắn 4 chiếc đồng hồ. Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo Đông – Tây – Nam – Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc, hình thành tình cảm quên thuộc, sâu sắc của người dân Bình Dương.

Hình ảnh tháp chợ Đồng hồ là nhịp sống trái tim và là biểu tượng đã trải bao lần thịnh suy trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này.

Nguồn clip: Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bình Dương

Hiện chợ Thủ Dầu Một tọa lạc trên một vị trí tương đối bằng phẳng, nằm sát sông Gài Gòn và các con đường bao quanh chợ; phía Bắc giáp với đường Nguyễn Thái Học, phía Nam giáp đường Bạch Đằng, phía Tây giáp đường Đoàn Trần Nghiệp, Đông giáp đường Trần Hưng Đạo. Chợ là trung tâm có vị trí khá thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán.

Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Bình Dương

Truyền Thuyết Về Một Số Vị Thần Được Thờ Tại Phước An Miếu, Phường Chánh Nghĩa, Thị Xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Truyền thuyết về một số vị thần được thờ tại Phước An Miếu, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Phước An miếu hiện toạ lạc tại khu 7, phường Chánh Nghĩa do người Hoa họ Lý lập năm 1882 thờ Thất Phủ Đại Nhân. Miếu thờ Thất phủ Đại nhân có tại cố hương Trung Quốc từ rất lâu đời. Khi sang Việt Nam, định cư tại khu vực Chánh Nghĩa ngày nay người Hoa họ Lý cũng lập miếu thờ Thất Phủ đại nhân, trước tiên là để tạ ơn các vị thần đã phò trợ cho họ được an cư lạc nghiệp, sau đó là giải quyết nhu cầu tinh thần, an ủi những người xa xứ luôn nhớ và tiếp nối truyền thống tín ngưỡng từ cố hương. Cũng giống như các đền miếu của người Việt, chùa ông Bổn ngoài tượng bảy vị Đại nhân, cũng tích hợp đa thần như Trương Thiên Sư (Trương Đạo Lăng – đời Hán), Bao Công (đời Tống), Cửu Thiên Huyền Nữ… Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu về truyền thuyết của Thất phủ đại nhân, Bảo Sanh đại đế và Trương Đạo Lăng là những nhân vật ít được biết đến hơn so với Cửu Thiên Huyền Nữ, Na Tra hay Bao Công…

Từ trước tới nay, khi nhắc đến ông Bổn, người ta thường nghĩ rằng chỉ có một ông là ông Bổn. Những thực ra danh từ”ông Bổn” là cách mà người Việt gọi những vị thần mà người Hoa tôn thờ với ý nghĩa là “bổn xứ” của người Hoa. “ông Bổn” của cộng đồng họ Vương – Phước Kiến, Bình Dương là Huyền Thiên Thượng Đế; người Hoa (Phúc Kiến) ở Chợ Lớn đã cụ thể hóa là Châu Đạt Quan – một vị quan đời Nguyên; người Hoa gốc Triều Châu, Hải Nam ở miền Tây Nam bộ lại cụ thể hóa là Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hòa – người đời Minh; người Triều Châu (ở Hội An) cụ thể hóa là Phục Ba Tướng Quân Mã Viện; người Quảng Đông ở Chợ Lớn cho Ông Bổn của họ là Thần Thổ Địa…còn ông Bổn họ Lý cũng người Phước Kiến thờ gồm 7 ông gồm các ông họ: Lịch, Chu, Quách, Tiêu, Triệu, Lý và Châu. Theo truyền thuyết kể lại rằng vào đời Đông Hán (25 – 220) có hơn 300 sĩ tử lên Trường An ứng thí. Các ông là những người lãng tử, thích thơ phú, hát hò nên thường tụ tập lại mà đờn ca diễn xướng trong một hang động nên bị Trương Tiên Sư, tên hiệu là Trương Đạo Lăng – là người chế tạo ra những bùa ngải, là thầy pháp trong cung – ghen ghét và tìm cách hãm hại. Ông lập mưu, chuốc rượu cho nhà vua say rồi ban ra một chiếu chỉ nhằm giết hết những sĩ tử nọ. Ông Trương Đạo Lăng đem chiếu chỉ của nhà vua,làm phép làm cho cửa hang sập xuống, chôn vùi toàn bộ hơn 300 người. Những oan hồn của các sĩ tử liên tục hiện lên hỏi nhà vua vì sao lại giết họ. Nhà vua đem giấc mộng hỏi lại Trương Đạo Lăng. Trương Đạo Lăng bèn lấy ống tre, làm phép nhốt hết những linh hồn của họ lại rồi thả xuống sông cho trôi ra biển. Nhưng ống tre đó không trôi ra biển mà dạt vào bên bờ. Đám ăn mày thấy lạ liền vớt lên, mở lớp vải bọc đầu ống tre ra, lập tức hồn mấy ông thoát ra và lại hiện về hỏi Vua. Nhà Vua lần này hiểu rõ sự tình, vừa hối hận vì đã vô tình làm chết oan người, vừa thương tiếc tài năng của họ nên bèn ra chỉ dụ phong cho ai ở họ nào thì làm đại nhân họ đó và người nào ở vùng nào thì nhân dân vùng đó lập miếu thờ cúng. Huyện An Khê, tỉnh Phước Kiến có 7 người trên nên lập miếu thờ các vị.

Khi người An Khê di cư sang đây đã mang theo luôn văn hóa thờ cúng của họ và lập miếu thờ 7 ông. Đầu tiên, họ chỉ mang tượng của 5 ông, sau này mới thêm tượng ông họ Châu và tượng ông họ Lịch là tượng cuối cùng được đem sang. Hàng năm cúng có hai lễ hội lớn là lễ hội rằm tháng giêng (16 – 2) rước các ông đi tuần du thăm thú đời sống của bà con và tảo trừ yêu quái và lễ hội 12 – 8, gọi là lễ mừng Sinh nhật ông. Khi rước, vị trí của các ông cũng không thay đổi. Có năm, người ta vì sơ ý mà để nhầm vị trí của ông họ Tiêu lên trước ông họ Quách thay vì ông họ Quách rồi mới tới ông họ Tiêu, lập tức khi rước cốt ông nhảy lên đòi đổi lại vị trí. Từ đó người ta càng biết thêm uy danh của các ông mà không dám sơ suất. Vì Thất phủ đại nhân là nhân thần nên lễ vật có cả đồ chay, đồ mặn chứ không phải chỉ có dỗ chay như ông Bổn – Huyền Thiên Thượng Đế của người Hoa Phước Kiến họ Vương. Đây cũng là một trong những đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy khi phân biệt hai đối tượng thờ cúng của hai họ Lý và họ Vương.

“Bảo Sanh Đại Đế” còn có tên gọi là Đại đạo Công, Ngô Chân Quân. Ông người họ Ngô tên Thao – Người quê Bạch Tiêu, huyện Long Hải, tỉnh Phúc Kiến, triều đại nhà Tống. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó, từ nhỏ đã có tư chất hơn người, học rộng thông hiểu mọi sách vở, tinh thông y dược, biết cả luyện đan châm cứu. Ông đi hành nghề khắp chốn, chữa bệnh như thần, là cao nhân chữa bệnh cho phụ nữ, còn là chuyên gia chữa bệnh sản nhũ (đau vú). Đương thời các danh y nổi tiếng như Hoàng Y Quan, Trình Thân Nhân, Tiên Cô… đều là đệ tử của ông. Ông còn sáng tác nhiều tác phẩm về y học cổ truyền lại cho đời sau.

Theo truyền thuyết, khi mẹ Nhân Tông Hoàng đế bị nhũ tật. Các vị thái y đều bó tay vô kể. Cuối cùng phải nhờ tay ông chữa trị. Thầy thuốc đến, bệnh tiêu tán.

Nhân Tông Hoàng đế vô cùng phấn khởi,mời ông ở lại làm ngự y trong cung. NgọcChân Quân tâu: “Chí của thần là ở tư chân” (sửa sang chân tính), tù bi cứu thế!, vinh hoa phú quá không phải điều mong muốn của thần!.

Nhân Tông nghe tâu thế nhà vua vô cùng cảm phục, không miễn cưỡng bắt ông ở lại. Ông trở về với nhân dân, dùng kỹ thuật châm cứu cách chữa trị tuyệt vời của mình để cứu dân độ thế, cứu sống được bao người.

Khi ông qua đời, Bạch Tiêu quê hương thân yêu của ông lập đền thờ để kỷ niệm, sau đó Cao Tông lên nối ngôi nghe biết chuyện vị thần y này đã chữa khỏi bệnh cho tổ mẫu của nhà vua liền lệnh cho nhân dân theo địa chỉ Thu Long xây dựng một toà vũ miếu huy hoàng tráng lệ tức là cung “Bạch Tiêu Từ Tế”.

Đến đời nhà Minh, những đệ tử được Ngô Thao truyền lại, lại chữa trị khỏi bệnh nhũ tật (Đau vú) cho Vĩnh Lạc Hoàng Hậu. Vĩnh Lạc Đế đặc sai thợ khắc một con sư tử đá – “Quốc Mẫu Sư” vận chuyển đến cung Bạch Tiêu. Từ Đế cấp cho vị Bảo Sanh Đại Đế đã trở thành Thần Y – Ngô Thao “Quốc Mẫu Sư đặc kỳ” này hiện nay vẫn còn trong tổ miếu, consư tử đá này tay phải giơ cao tượng Thân Sư Ngô Tốt (Ngô Thao).

Khi di cư sang Việt Nam, người Hoa cũng đem theo cả văn hóa thờ ông, người Hoa họ Lý – Phước Kiến lập bài vị ông thờ tại Bích Liên Đình, thỉnh ông cùng Phật Bà Quan Âm và Quan Thánh Đế Quân cùng tuần du với 7 ông Bổn trong ngày rằm tháng giêng. Trong lễ hội 12 – 8 (sinh nhật Ông) thường có tục lên đồng cốt. Người dân không chỉ trông đợi cốt của Thất phủ đại nhân lên mà còn rất trông đợi cốt của Bảo Sanh Đại Đế. Bởi khi lên cốt, những người có bệnh khó chữa hoặc những người làm nghề y đến xin Ông chỉ cho bài thuốc chữa bệnh. Ông nhảy lên kiệu, mọi người vui mừng khiêng đi. Dọc đường đi ông chỉ loại cây cỏ nào thì đó là những cây thuốc, đem về chữa bệnh rất công hiệu nên sự tin tưởng và tôn kính đối với ông rất lớn. Người Hoa quanh vùng còn tin tưởng đem bùa của Ông về dán tại cửa nhà hay đem theo mình để bệnh tật không thể xâm phạm được và cũng thể hiện ước vọng được mạnh khỏe, không đau ốm, bệnh tật cho bản thân và những người trong gia đình.

Người sáng lập ra Đạo giáo là Trương Đạo Lăng vốn ở đất Phong thuộc nước Bái (nay là huyện Phong tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) thời Đông Hán. Ông đã từng là quan huyện ở huyện Giang Châu dưới triều Thuận Đế (năm 126 – 144 sau Công nguyên) đời Đông Hán. Ông đưa đệ tử tới Hạc Minh Sơn ở Tứ Xuyên để tu dạo. Vì những người nhậpđạo phải nộp năm đấu gạo nên đạo này có tên là “Ngũ đẩu mễ đạo” (Đạo năm đấu gạo). Đạo này thờ Lão Đam tức là nhà triết học cổ đại Lão Tử làm giáo chủ, tôn xưng Lão Đam làm “Thái thượng lão quân”, lại lấy sách “Đạo đức kinh” của Lão Tử và “Chính nhất kinh” làm hai kinh điển chủ yếu. Sau khi Trương Đạo Lăng qua đời, con trai ông là Trương Hoành và cháu ông là Trương Lỗ tiếp tục truyền đạo và tôn Trương Đạo Lăng làm “Thiên Sư”. Tương truyền rằng, ông Tổ của Trương Tiên sư được một vị tiên chỉ cho rằng nếu vào núi, mặc áo quan rồi ngồi trên ghế thì bản thân và con cháu sẽ được làm quan. Ông y lời, vào trong núi thì thấy đúng là có một chiếc ghế thật. Mừng quá, ông quên không mặc áo quan mà ngồi luôn lên ghế, chiếc ghế liền sụp xuống hố. Ông bị nhốt trong đó mà tu thành đạo pháp. Con cháu đời sau của ông không ai làm quan mà đều làm thầy pháp, có yêu thuật, làm ra bùa gọi là bùa Lỗ Ban.

Trong lễ hội tại Phước An miếu, ta có thể thấy nghi lễ khi cúng tế là của Đạo giáo và được thực hành bởi thầy pháp – những đệ tử của Đạo Thiên sư. Vì vậy đó là lý do tại sao thờ ông tổ Đạo giáo Trương Đạo Lăng. Tại Bình Dương, thầy pháp chỉ còn hai thầy là thầy pháp Lý Kim Tịnh và thầy pháp Vương Sáng thay nhau thực hành nghi lễ tại những lễ hội của hai họ Vương và họ Lý Phước Kiến bởi nghi thức tại những chùa ông Bổn họ Vương Phước Kiến cũng mang màu sắc Đạo giáo.

Những truyền thuyết là những câu chuyện có thật về một sự kiện, một nhân vật nào đó và đã được thêm thắt để mang màu sắc huyền bí qua nhiều thế hệ. Qua những truyền thuyết đó, ta tìm thấy sự thật. Sức sống mãnh liệt, trường tồn của truyền thuyết không chỉ vì được ghi chép qua sách vở mà là qua những dạng động như qua truyền miệng, qua lễ hội….

Những lễ hội đầy màu sắc của người Hoa đã làm phong phú thêm bức tranh văn hóa Bình Dương cũng như những truyền thuyết càng làm dồi dào thêm nền văn hóa dân gian của tỉnh nhà.

HẠ TRÚC

Ý Nghĩa Tên Gọi Căn Hộ The Emerald Golf View Bình Dương

Dự án căn hộ chung cư The Emerald Golf View Bình Dương là tên thương mại chính thức của Dự án khu nhà ở thương mại cao tầng căn hộ Lê Phong Bình Dương. Được chủ đầu tư Lê Phong uy tín nhất nhì Bình Dương triển khai tại thị trường căn hộ chung cư Bình Dương đang nóng sốt năm 2020

Phối cảnh dự án căn hộ The Emerald Golf View Bình Dương

Đá Emerald hay còn gọi là Ngọc Lục Bảo

Đá quý Emerald hay còn gọi là Ngọc Lục Bảo, có công thức hóa học là (Be3Al2(SiO3)6) đây là loại đá quý hiếm hình thành tự nhiên 100% rất quý hiếm. Vì nó có màu xanh lục rất đậm nên người ta xem nó là biểu tượng của mùa xuân, của sự sống hay sự sinh sôi nảy nở. Màu xanh của Emerald có màu từ xanh lục đến xanh lục hơi ngả màu lam.

The Emerald cái tên tượng trưng cho sự cao quí, sang trọng. Chủ đầu tư Lê Phong chọn tên với mong muốn rằng mọi sự cao quí kiêu hãnh, những tinh hoa cuộc sống được đi theo dự án và trường tồn mãi mãi với cư dân dự án

Tại The Emerald Golf View Bình Dương cuộc sống của cư dân luôn tràn ngập màu xanh của ngọc lục bảo, đem lại may mắn và tài lộc cho cư dân.

The Emerald Golf View Bình Dương có gì đặc sắc

Với vị trị kim cương và tên gọi Ngọc Lục Bảo cộng vời thiết kế đặc sắc như một khối Ngọc Lục Bảo Emerald nổi lên giữa vùng đất hứa thành phố trẻ Thuận An giàu tiềm năng phát triển.

Quan sát thiết kế của dự án khách hàng có thể nhận thấy sự quí tộc, sự sang chảnh được chủ đầu tư trau chuốt trong từng thiết kế nhỏ nhất :

Tiện ích quý tộc tại The Emerald Golf View Bình Dương

Nằm ngay sân golf sông bé với những hàng cọ địa trung hải và thảm cỏ xanh mươn mướt, mỗi buổi sáng cư dân The Emerald có thể thả mình theo bầu không khí trong lành. Hít thở thật sâu để tận hưởng món quà mà chủ đầu tư đã cất công tạo dựng mà không có dự án nào có thể có được đó chính là lá phổi xanh.

Các tiện ích bên trong dự án Emerald Golf View

Lối vào sảnh căn hộ The Emerald được phủ rợp bóng bởi hàng cây tươi mát, khuôn viên dự án căn hộ được trang trí theo lối sân vườn cổ kính của Hoàng Gia Anh nơi tiếng chim hót líu lo hòa quyện cùng tiếng cười đùa của trẻ thơ tạo nên một bức tranh sinh động giữa đô thi phồn chúng tôi Emerald Golf View mang đến sự an nhiên, thong dong tự tại và mái ấm hạnh phúc sum vầy cho cư dân

Sống tại Dự án Căn hộ The Emerald Golf View khách hàng sẽ được hưởng trọn mọi tiện ích chỉ trong một bước chân ngay trong dự án là khu thời trang cao cấp, mua sắm, ăn uống với các thương hiệu hàng đầu phục vụ cho giới thượng lưu với tiêu chuẩn khắt khe nhất.

Các tiện ích bên trong dự án được chủ đầu tư Lê Phong mang tới phục vụ cư dân bao gồm :

Công viên, đường chạy bộ xung quanh dự án Hồ bơi vô cực chuẩn Châu Âu Gym & yoga, spa có HLV 24/24 Sân chơi thể thao ngoài trời với các môn tenis , bóng rổ Nhà trẻ, khu vui chơi trẻ em rộng lớn theo chuẩn Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi từ các nhãn hàng cao cấp Phòng sinh hoạt cộng đồng, họp hội của cư dân Chill Bar, Droftop Bar trên dỉnh tòa tháp Rạp chiếu phim ngoài trời rạp 3D An ninh 24/7… với vệ sĩ chuyên nghiệp

Các tiện ích bên ngoài dự án Emerald Golf View

Với vị trí siêu đắc địa của mình chỉ một bước chạm ngàn tiện ích . Cư dân dự án nhanh chóng kết nối tới các tiện ích xung quanh như : Siêu thị Aeon Mall , sân golf đẳng cấp Sông Bé 5 sao.

Tọa lạc ngay mặt tiền quốc lộ 13 đang được mở rộng và nâng cấp lên 8 làn xe tạo nên tiềm năng trong tương lai của dự án.

Thành phố trẻ Thuận An đang từng ngày thay đổi, trước bình mình của thời kì phát triển vượt bậc, hạ tầng nâng cấp, chất lượng cuộc sống của cư dân ngày càng tăng lên.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CĂN HỘ THE EMERALD GOLF VIEW BÌNH DƯƠNG

☎️ Hotline: 0869.0869.39 zalo 0978.816.306

Email: tuananhdinh28@gmail.com

Keywords: The Emerald Golf View Bình Dương

Ý Nghĩa Tên Gọi Các Tỉnh Thành Tại Việt Nam

Việt Nam có 63 tỉnh thành. Và mỗi tên gọi của các tỉnh thành đều cất giữ cho mình những câu chuyện, những ý nghĩa riêng lưu truyền từ xa xưa. Không chỉ riêng gì người nước ngoài mà đôi khi ngay cả người Việt cũng không biết rõ hết ý nghĩa của những tên gọi này.

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Tên gọi này được chính thức định danh từ năm 1831, vào thời vua Minh Mạng. Theo cách hiểu phổ biến nhất thì từ “Hà Nội” mang nghĩa thành phố bên trong sông. Cũng bởi vị trí địa lý của vùng đất này được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy.

Hải Dương

Tên gọi này chính thức có từ năm 1469. Trong đó, “Hải” nghĩa là biển cả, “Dương” nghĩa là ánh sáng. Vùng đất này vốn nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long mà hướng đông cũng là hướng của mặt trời mọc. Vì vậy, Hải Dương có nghĩa là ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải phía đông chiếu về”.

Điện Biên

Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841. Tên gọi này mang ý nghĩa làm nên một địa danh hào hùng, mang dáng hình của dân tộc. Trong đó, “Điện” nghĩa là một vùng núi to, vững chãi và “Biên” nghĩa là miền biên viễn.

Đà Nẵng

Nguồn gốc tên gọi này chính là biến dạng của tiếng Chăm cổ: “Daknan” – được hiểu theo nghĩa là sông lớn, hay cửa sông cái.

Kon Tum

Kon Tum xưa là một làng nhỏ của người Ba Na cạnh bờ sông Đắk Bla. Nơi đây vốn có rất nhiều hồ nước trũng. Tên gọi Kon Tum cũng ra đời từ đó, mang ý nghĩa là Làng Hồ với “Kon” nghĩa là làng và “Tum” nghĩa là hồ nước.

Sài Gòn

Có rất nhiều cách lý giải cho tên gọi này, điển hình là:

Theo học giả Trương Vĩnh Ký, tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của tiếng Khmer. Trong đó, “Prei” nghĩa là rừng, còn “Nokor” nghĩa là thị trấn. Như vậy, gọi là “Prei Nokor” ý chỉ đây là một thị trấn nằm giữa rừng. Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.

Hay cách khác, khi người Hoa đến vùng đất này, họ nhận thấy đây là nơi “ăn nên làm ra” nên đã gọi nơi này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn. Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Lâu dần đọc trại thành Sài Gòn.

Cần Thơ

Quan điểm thứ nhất cho rằng trong một đêm trăng tĩnh mịch có đoàn thuyền đi ngang qua vàm sông (bến Ninh Kiều ngày nay) thì thấy cảnh quan thiên nhiên hữu tình và văng vẳng xa xa có tiếng ai hò hát, ngâm thơ. Tức cảnh sinh tình, dòng sông thơ mộng này được ban cho cái tên “Cầm Thi giang”. Cả vùng đất này cũng mang tên gọi đó. Lâu dần, người dân đọc trại thành chữ “Cầm Thi” thành “Cần Thơ”.

Quan điểm thứ hai lý giải tên gọi này xuất phát từ loài cá sặc rằn “Kìn Tho” của người Khmer. Vì con rạch có nhiều cá “Kìn Tho” nên người dân dùng tên gọi đó để đặt tên cho rạch. Dần dần, đọc trại thành “Cần Thơ” và cái tên này vô hình trung gắn liền với cả vùng đất này.

An Giang

Địa danh An Giang chính thức ra đời vào năm 1832. Từ “An Giang” có thể giải nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài. Tên gọi này được vua Minh Mạng đặt mang ý nghĩa khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.

Sóc Trăng

Tên gọi Sóc Trăng là từ “Srok Kh’leang” của tiếng Khmer. Trong đó, “Srok” là xứ, còn “Kh’leang” là vựa, nơi chứa bạc. Do đó, “Srok Kh’leang” mang nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Người Việt đọc “Srok Kh’leang” thành “Sốc-Kha-Lang”, rồi từ từ đọc thành “Sóc Trăng” khi nào không biết.