Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Trại Đoàn Kết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Tinh Thần Đoàn Kết? Cần Làm Gì Để Phát Huy Tinh Thần Đoàn Kết Cao Độ?

Việc làm Hành chính – Văn phòng

1. Tinh thần đoàn kết là gì?

Đoàn kết là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn và doanh nghiệp thành công, nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa hiểu rõ được hết ý nghĩa của tinh thần đoàn kết là gì? hiểu rõ định nghĩa của tinh thần đoàn kết, chính vì vậy mà nhiều người còn chưa phát huy hết được tinh thần đoàn kết trong công việc, trong tổ chức, để mang lại hiệu quả cao nhất khi làm việc. Vậy tinh thần đoàn kết là gì?

Tinh thần đoàn kết là gì

Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết bền chặt giữa các cá nhân với nhau trọng một tập thể, một doanh nghiệp, Tinh thần đoàn kết giúp mọi người gần nhau hơn, giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị cô độc, lạc lõng, tạo động lực để phấn đấu đến những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết còn giúp cho các doanh nghiệp, công ty vượt qua được khó khăn, là lá chắn giúp con người tự tin vượt qua khó khăn, thử thách trong công việc và cuộc sống. Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Tinh thần đoàn kết nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển của công ty, doanh nghiệp, Tất cả cùng chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất gọi là đoàn kết, còn tinh thần đoàn kết chính là việc mọi người cùng đồng tâm, đồng lòng đoàn kết về phát huy hết sức mạnh tạo nên sức mạnh đoàn kết toán công ty. Có thể nói tinh thần đoàn kết là một việc làm đẹp cần phát huy.

Và tinh thần đoàn kết này đã có từ xa xưa, từ thời ông cha ta đã có, tinh thần ấy ngày nay vẫn được phát huy qua viêc những việc làm hàng ngày qua những hành động cụ thể như giúp đỡ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn để hiểu rõ hơn về tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp chúng ta cùng đi tìm hiểu được sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong làm việc nhóm.

2. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một trong những cách để giúp cho mọi việc trở nên đơn giản hơn, nâng cao được kết quả lao động và đặc biết các công ty, doanh nghiệp làm việc nhóm còn thu được những kết quả cao, năng suất hơn khi chúng ta làm việc độc lập.

Tinh thần đoàn kết trong quá trình làm việc nhóm sẽ giúp cho công việc của mỗi thành viện được đơn giản hơn, ví dụ ở một giai đoạn trong quá trình làm việc nhóm bạn không thể hoàn thành tốt được, thì tinh thần đoàn kết giúp đỡ các thành viên trong nhóm sẽ giúp bạn, cùng bạn giải quyết những khó khăn.

Tinh thần đoàn kết trong đội nhóm còn giúp các thành viên vượt qua những khó khăn để đến với đích cuối cùng, ông cha ta đã có câu “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” điều đó cho thấy tinh thần đoàn kết của các thành viên trong nhóm, chỉ có đoàn kết mới mang đến cho chúng ta những điều tốt đẹp, mới làm cho mọi việc trở nên đơn giản hơn.

Sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong làm việc nhóm

Khi nhóm bạn được giao một trọng trách quan trọng, nếu bạn không có tinh thần đoàn kết, mỗi người một ý, mỗi người một việc không ai cần quan tâm đến ai thì chắc chắn kết quả cao sẽ rất khó đạt được, chính vì vậy mà bạn cần phải nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhóm để cùng nhau giải quyết mọi việc, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, tôi tin rằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong làm việc nhóm sẽ đưa nhóm bạn đến thành công.

3. Làm thế nào để phát huy được tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp

Có rất nhiều cách để phát huy tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp, vậy nên với mỗi một doanh nghiệp có cách để xây dựng tính đoàn kết cho nhân viên của mình, nội dung sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về cách phát huy tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp.

3.1. Sự bình đẳng trong doanh nghiệp

Ở doanh nghiệp khi làm việc thì yếu tố bình đẳng được đặt lên hàng đầu, có bình đẳng giữa các nhân viên trong công ty, mới phát huy được tinh thần đoàn kết, khi một doanh nghiệp có sự công bằng thì tinh thần làm việc của mọi người sẽ tốt hơn, năng suất lao động cũng tốt hơn khi mọi người trong công ty được đối xử công bằng với nhau.

Nếu trong một tổ chức nếu có những nhân viên làm việc không tốt, làm việc thiếu trách nhiệm nhưng vẫn được cấp trên ưu ái, khen thưởng. Liệu những người cống hiến, những người làm việc hết mình có khâm phục trước những điều này hay không,liệu doanh nghiệp có phát triển và đoàn kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh đội nhóm hay không, hay sự thiếu bình đẳng này sẽ làm cho công ty chia bè, kéo phái, liệu một công ty có nhiều bè phái thì nó có phát triển mạnh được không . Để tạo được một sức mạnh đổi nhóm trong công ty, chúng ta cần phải công bằng trong mọi việc để tạo nên tinh thần đoàn kết nhất, chính tinh thần đoàn kết này sẽ giúp công ty, doanh nghiệp vượt qua được khó khăn.

Làm thế nào để phát huy được tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp không có sự bình đẳng thì sẽ tạo ra những bất hòa trong công việc, và tinh thần đoàn kết, năng suất làm việc của cả tập thể sẽ bị suy giảm.

Việc thiếu bình đẳng trong công việc sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bất mãn, không còn hứng thú cho việc cống hiến.

Công bằng còn thể hiện ở sự phân chia công việc một cách hợp lý, có thưởng, có phạt nếu những nhân viên hoàn thành tốt công việc, những người có thành tích tốt, những nhóm có kết quả tốt trong quá trình làm việc thì nên khen thưởng đúng với năng lực của họ. Để từ đó họ đoàn kết để tạo nên những kết quả tốt nhất.

3.2. Mục tiêu rõ ràng và minh bạch

Một trong những yếu tố nâng cao tinh thần đoàn kết trong quá trình làm việc đó là mục tiêu phải rõ ràng và minh bạch. Dù là công ty lớn hay nhỏ, dù là nhân viên mới hay cũ thì mục tiêu cuối cùng đều là sự phát triển của công ty, chính vì vậy mà mỗi nhân viên cần phải có mục tiêu cụ thể rõ ràng để đạt được những kết quả mong muốn. Sự rõ ràng trong mục tiêu công việc sẽ giúp các nhân viên biết được mọi việc trở nên đơn giản hơn.

Nếu cả một doanh nghiệp đi theo một mục đích không rõ ràng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của từng cá nhân, do không có mục tiêu rõ ràng nên trong quá trình hoàn thành công việc sẽ xảy ra những tình trạng tranh cãi, dẫn đến việc mất tính đoàn kết trong quá trình làm việc.

Vì vậy để có được những thành công bạn cần phải có được những mục tiêu rõ ràng và không cứng nhắc, mục tiêu rõ ràng sẽ giúp tinh thần đoàn kết phát triển tốt hơn. Một mục tiêu chung sẽ bao gồm những mục tiêu nhỏ, những mục tiêu này sẽ giúp các thành viên biết được hướng đi của mình và cùng cố gắng hoàn thành mục tiêu, tinh thần đoàn kết sẽ được phát huy khi cùng nhau thực hiện những mục tiêu này.

3.3. Thống nhất thành một khối

Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao, đây là câu tục ngữ từ xa xưa ông cha ta để lại, hàm ý muốn nói sức mạnh sẽ được nhân lên gấp nhiều lần nếu trong tổ chức, doanh nghiệp của chúng ta thống nhất thành một khối, cùng nhau hướng đến một mục đích cuối cùng để phát triển công ty, cùng nhau đoàn kết để vượt qua những thời kỳ khó khăn của công ty, hay đơn giản là việc đoàn kết với nhau để cùng làm việc, cùng nhau chia sẻ những khó khăn. Tôi tin chắc rằng khi doanh nghiệp, công ty thống nhất thành một khối mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Thống nhất thành một khối

3.4. Cùng chia sẻ với nhau trong công việc

Tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp còn được thể hiện ở việc các thành viên trong công ty, doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc đó là một phần của tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp. Đoàn kết giúp cho mọi việc trở nên đơn giản hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc việc để gắn kết mọi người trong công ty. Vậy nên chia sẻ với nhau trong công việc là một phần hết sức quan trọng.

Ngoài việc chia sẻ khó khăn trong công việc, thì chia sẻ ở đây mỗi thành viên cần phải chia sẻ quan điểm của mình vào công việc của cả nhóm. Để những thành viên trong nhóm hiểu mình hơn, cùng nhau giúp đỡ và giải quyết mọi việc đó chính là ý nghĩa của việc chia sẻ với nhau trong công việc, từ những việc làm này sẽ giúp cho các thành viên gắn kết nhau hơn, hiểu nhau hơn và cùng với đó là tinh thần đoàn kết sẽ được nâng cao, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

4. Cần làm gì để nâng cao tinh thần đoàn kết?

Để nâng cao tinh thần đoàn kết chúng ta cần phải có sự đồng thuận trên dưới như một, mọi người trong công ty đều phải có chung một mục tiêu xây dựng sự phát triển lớn mạnh của công ty.

Để có được tinh thần đoàn kết chúng ta cần phải xây dựng tinh thần đoàn kết trên cơ sở tự phê bình, có trách nhiệm với bản thân, không né tránh khuyết điểm, không đoàn kết một chiều, không đoàn kết hình thức theo kiểu bằng mặt mà không bằng lòng, có như vậy mới nâng cao tình thần đoàn kết của các nhân viên trong công ty. Điều đó sẽ giúp mọi người tốt hơn trong quá trình làm việc.

Cần làm gì để nâng cao tinh thần đoàn kết

Tinh thần đoàn kết muốn bền chặt, lâu dài cần phải tạo được môi trường sống và làm việc một tinh thần làm việc thoải mái, cởi mở, với một tinh thần đoàn kết chúng ta cần phải có sự bao dung rộng lượng, qua đó để mọi người thấy được tinh thần đoàn kết của mọi người trong công ty, cùng nhau xây dựng và phát triển.

Tên Trần Đoàn Kết Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?

Gợi ý một số tên gần giống đẹp nhất:

Luận giải tên Trần Đoàn Kết tốt hay xấu ?

Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.

Thiên cách tên của bạn là Trần có tổng số nét là 7 thuộc hành Dương Kim. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành

Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.

Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.

Nhân cách tên bạn là Trần Đoàn có số nét là 12 thuộc hành Âm Mộc. Nhân cách thuộc vào quẻ HUNG (Quẻ Bạc nhược tỏa chiết): Người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.

Ngoại cách tên của bạn là họ Kết có tổng số nét hán tự là 10 thuộc hành Âm Thủy. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ ĐẠI HUNG (Quẻ Tử diệt hung ác): Là quẻ hung nhất, đại diện cho linh giới (địa ngục). Nhà tan cửa nát, quý khóc thần gào. Số đoản mệnh, bệnh tật, mất máu, tuyệt đối không được dùng.

Tổng cách (tên đầy đủ)

Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.

Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Trần Đoàn Kết có tổng số nét là 21 thuộc hành Dương Mộc. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ ĐẠI CÁT (Quẻ Độc lập quyền uy): Số vận thủ lĩnh, được người tôn kính, hưởng tận vinh hoa phú quý. Như lầu cao vạn trượng, từ đất mà lên. Nữ giới dùng bất lợi cho nhân duyên, nếu dùng cần phối hợp với bát tự và ngũ hành.

Mối quan hệ giữa các cách

Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Âm Mộc” Quẻ này là quẻ Tính ẩn nhẫn, trầm lặng, ý chí mạnh, có nghị lực vượt khó khăn gian khổ. Bề ngoài ôn hoà, mà trong nóng nảy, có tính cố chấp, bảo thủ. Tính cao ngạo đa nghi, có lòng đố kỵ ghen ghét lớn.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Âm Mộc – Dương Thổ” Quẻ này là quẻ : Kim Mộc Thổ.

Đánh giá tên Trần Đoàn Kết bạn đặt

Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Trần Đoàn Kết. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.

Hội Trại Mừng Sinh Nhật 84 Tuổi Đoàn Tncs Hồ Chí Minh (26/03/1931

Hòa trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đoàn viên thanh niên cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2015), thầy và trò trường PT iSchool Ninh Thuận đã sôi nổi tổ chức Hội trại mừng sinh nhật 84 tuổi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh diễn ra trong 02 ngày 14 và 15/03/2015 tại khu vực 2 Sao Khách sạn Sài Gòn-Ninh Chữ. Hội trại nhằm tạo ra sân chơi vui tươi, lành mạnh với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tập thể, tạo khí thế, phong trào thi đua sôi nổi chào mừng ngày sinh nhật Đoàn.

Thầy Lê Phan Minh Nhật – Bí thư Đoàn trường ôn lại lịch sử truyền thống 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuyên bố khai mạc Hội trại.

Ngay sau Lễ khai mạc, các trại sinh đã được hòa mình ngay vào các hoạt động chính của Hội trại .

Mở đầu là Trò chơi liên hoàn với 5 chặng thử thách đầy gian nan nhưng vô cùng thú vị.

Các lớp đọ sức mạnh qua trò chơi Kéo co.

Ở trò chơi Ngậm nước đổ chai, 05 thành viên của mỗi đội phải dùng miệng để lấy nước biển đổ đầy chai nhựa có dung tích 1,5 lít.

Tạm quên đi vị mặn chát của nước biển, đội chơi lớp 12A3 tận hưởng hương vị ngọt ngào của giây phút chiến thắng.

Trong giờ nghỉ trưa, Ban tổ chức đã đến thăm các trại đồng thời chấm điểm cổng trại của các lớp. Không khí tiếp đón tại các trại thật nồng nhiệt và vui tươi, đại diện các tiểu trại thuyết trình với Ban tổ chức về ý nghĩa của cổng trại lớp mình, mỗi tên trại và ý tưởng xây dựng cổng trại điều mang theo những ước mơ, khát vọng và hoài bão tươi đẹp của tuổi học trò.

Tiểu trại “Lửa thiêng” của chi đoàn 12A5 với những con tim luôn sôi sục ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ.

“Đua thuyền trên cát” là trò chơi không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn phải có sự liên kết chặc chẽ của từng thành viên và đồng tâm hiệp lực của toàn đội. Các đội đua đang nổ lực tiến về cạch đích trong sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả. Trò chơi “Bảo vệ vua” cũng lý thú không kém, đây là cuộc chơi của những chàng lính ngự lâm mưu trí, dũng cảm quyết tâm bảo vệ vị Vua của mình và tiêu diệt Vua đối phương bằng những quả bong bóng nước.

Bất cứ Hội trại nào cũng không thể thiếu phần hấp dẫn nhất, đó là đêm lửa trại. Khi trời vừa chuyển về đêm, toàn trại đã tập trung ở bờ biển để chuẩn bị hòa nhịp vào không khí tưng bừng quanh đóng lửa ấm áp.

Các thổ dân đang cầu khẩn Thần ánh sáng sẽ xua đi sự thống trị, áp bức của Thần bóng tối.

Lời khẩn cầu đã hiển linh khi vị thần ánh sáng xuất hiện đã thổi bùng ngọn lửa, xóa tan đi đêm tối mịt mùng.

Toàn trại hân hoan nhảy múa quanh đóng lửa hồng, không khí thật vui tươi, ấm áp và thắm tình đoàn kết với những vòng tay lớn xoay vòng như không muốn ngừng nghỉ.

Trong chương trình đêm văn nghệ, toàn trại tập trung về sân khấu lớn để theo dõi vòng chung kết cuộc thi “Tài năng iSchool Ninh Thuận” với những tiết mục rất đặc sắc.

Ban giám khảo của cuộc thi: Cô Đoàn Thị Gái – Hiệu trưởng; Thầy Trương Viết Hải – Hiệu phó; Cô Lê Thị Ngọc Bích – Hiệu phó và Thầy Lê Phan Minh Nhật – Bí thư Đoàn trường. Thầy Trần Xuân Thanh – Đại diện Chi đoàn giáo viên mở màn chương trình với ca khúc “Son” của nhạc sĩ Đức Trí. Nhóm nhảy Dream – Cựu học sinh niên khóa 2011-2014 tham gia các tiết mục nhảy hiện đại “Goodboy” và “Intro Crazy”. Em Võ Kiều Tứ Quý (12A4) nữ sinh sở hữu giọng ca trong trẻo và cao vút khuấy động không khí cuộc thi với ca khúc “Đường cong”.

Liên tiếp những giọng ca tài năng của trường đã mang đến cho khán giả những sắc thái cảm xúc khác nhau qua từng bài hát mà các em trình bày.

Hồ Đắc Khương (11A1) với ca khúc “Nơi ấy con tìm về” Trần Phong Vũ (12A1) tô thắm thêm tình yêu quê hương, đất nước của tuổi trẻ iSchool Ninh Thuận với nhạc phẩm “Quê hương tôi”. Ngô Công Nam (12A1, Chủ nhiệm CLB Âm nhạc) khiến khán giả dâng tràn tình yêu biển đảo của tổ quốc bằng ca khúc “Nơi đảo xa”. Em Trần Mai Hương Nguyên (10A3, Phó Chủ nhiệm CLB Âm nhạc) trình bày ca khúc “Bài thơ màu mực tím”. Chi đoàn 12A5 mang đến tiết mục hài kịch “Kén rễ” đã dành cho cả Ban giám khảo và khán giả những giây phút thư giãn với những tràn cười hết sức sảng khoái. Một tài năng mới của khối lớp 10 là em Dương Thị Thái Phận (10A1) đã lộ diện, tiết mục độc diễn múa Ấn độ của em khiến người xem phải trầm trồ khen ngợi và không thể rời mắt. Với mong muốn tạo không khí vui tươi, thoải mái và trẻ trung trong không khí của Hội trại, Ban tổ chức đã có những phá cách trong quy định nội dung biểu diễn. Và trên sân khấu đã xuất hiện giọng ca phiên bản của ca sĩ Sơn Tùng MTP với phần trình diễn ca khúc “Em của ngày hôm qua” của đôi song ca Thanh Quang – Anh Thư (10A2). Bộ tứ tài năng lớp 12B2 là Minh Chính(Trống Cajon) – Gia Huy (Guitar) – Võ Thanh Sang và Bá Trung Thành (Singer) làm tan chảy nhiều con tim của khán giả với ca khúc “Ba kể con nghe” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.

Kết thúc cuộc thi “Tài năng iSchool Ninh Thuận”, kết quả:

– Giải Nhất: Lớp 12A5

– Giải Nhì: Lớp 12B2

– Giải Ba: Lớp 10A1

– Giải Khuyến khích: Lớp 10A2

Sáng ngày 15/03/2015, các trại đã thức dạy và bắt đầu tham gia vào Trò Chơi Lớn với hành trình Đánh thức thần mặt trời Helios. Các đội chơi phải vượt qua các thử thách tại các trạm Athena (Cây tri thức ), Hades (Địa ngục môn ), Hestia (Ngôi làng của người khổng lồ) và Hermes (Làng trộm cướp) trước khi đến chặng cuối cùng với thử thách của Thần mặt trời.

Những thử thách hoàn toàn không dễ dàng chinh phục, phải khó khăn lắm các đội mới vượt qua được từng trạm một.

Hoạt động cuối cùng của Hội trại Mừng sinh nhật Đoàn năm 2015 là cuộc thi Nhảy dân vũ. Các lớp tham gia rất sôi nổi với các tiết mục hết sức dễ thương về cả động tác lẫn âm nhạc.

Phần thi của Chi đoàn 10A2 mang tên “Con nòng nọc” Chi đoàn 10A3 trình diễn tiết mục “Rửa tay”

Hội trại kết thúc thành công tốt đẹp. Với nội dung phong phú Hội trại Mừng sinh nhật Đoàn đã thu hút đông đảo Đoàn viên thanh niên, giáo viên, học sinh nhiệt tình tham gia; tạo được môi trường, sân chơi dành cho Đoàn viên thanh niên, học sinh rèn luyện thân thể, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật; tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh niên, học sinh giao lưu, học tập kinh nghiệm, trao dồi kỹ năng công tác thanh niên.

Thầy Trương Viết Hải – Phó Hiệu trưởng trao thưởng cho các chi đoàn đạt Giải toàn đoàn. Giải nhất: Chi đoàn 12A5; Giải nhì: Chi đoàn 10A2; Đồng giải Ba: Các chi đoàn 12B2, 12A4 và 10A3. Tập thể quý thầy cô giáo trong Ban tổ chức Hội trại cùng các em cựu học sinh lưu niệm tại cổng trại chính. Minh Nhật – PT iSchool Ninh Thuận.

Củng Cố, Phát Triển Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Hiện Nay Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Với tinh thần nhân văn cao cả và nhãn quan chính trị sắc bén, suốt cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng, các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân. Người nhận thức sâu sắc, đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải trở về với nhân dân. Nói cách khác, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”(1). 

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở thống nhất lợi ích quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng; nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công – nông – trí dưới sự lãnh đạo của Đảng, Người chỉ rõ, cần giải quyết hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, dân cư ở các vùng miền khác nhau. Phát huy mặt tương đồng, hóa giải điểm khác biệt. Mẫu số chung để đại đoàn kết toàn dân tộc là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, giàu mạnh: “Toàn dân đoàn kết nhất trí thì chúng ta nhất định xây dựng được nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, giàu mạnh”(2).

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Người cho rằng, trước hết, cần tuyên truyền, vận động nhân dân. Thứ hai, phải chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Về Nhà nước, Đảng phải làm cho Nhà nước thật sự là của dân, do dân, vì dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội là cầu nối gắn kết Đảng, Nhà nước với nhân dân. Coi đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đoàn kết là một đức tính cơ bản của người cách mạng. Ai không có khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng và các đồng chí của mình thì không thể làm cách mạng, không thể làm cán bộ. Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(3).

Nguyên tắc của đại đoàn kết toàn dân tộc, trước hết là tin vào dân, dựa vào dân vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong lao động, học tập, sản xuất và chiến đấu. Thứ hai, đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo. Thứ ba, đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình. Thứ tư, đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất ở mỗi con người để tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.

Song song với việc xây những đức tính tốt để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, phải chống những cái xấu, những căn bệnh gây chia rẽ, mất đoàn kết.

Phải chống bệnh hẹp hòi. “Bệnh này rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ và đảng viên còn mắc phải. Trong, thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hoá, v.v. đều do bệnh hẹp hòi mà ra!”(4). Thứ hai, phải chống chủ nghĩa cá nhân. Do chủ nghĩa cá nhân mà cán bộ, đảng viên sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa; tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành; tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, xa rời thực tế, quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền.

Để thực hiện được chiến lược đại đoàn kết dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mới thành công, Hồ Chí Minh khẳng định, “ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó” và giải thích: “Mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó”(5).

Hồ Chí Minh suốt đời kiên tâm thực hiện đại đoàn kết. Bản thân Người cũng chính là hình ảnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Bác, để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, thì toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần có phong cách lãnh đạo: “Kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”(6).

Bằng cách nào để toàn Đảng đoàn kết, nhất trí? Hồ Chí Minh chỉ ra biện pháp cơ bản là: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(7). 

Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên, cần học và làm theo phong cách làm việc quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tập hợp, đoàn kết toàn dân. Chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, chăm lo đời sống của nhân dân. Tin vào dân, tôn trọng dân, chú ý lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót. Giáo dục, lãnh đạo nhân dân, đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm của nhân dân. Biết biến quyết tâm của Đảng, Nhà nước thành quyết tâm của nhân dân. “Phải làm đúng những điều đó mới xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân, người cán bộ tốt của Đảng và Chính phủ”(8).

Đối với toàn thể nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào ta ai cũng cần có phong cách thân ái, khoan hồng độ lượng, thương yêu lẫn nhau, mới đoàn kết được toàn dân tộc.

CỦNG CỐ VỮNG CHẮC KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC HIỆN NAY

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về đại đoàn kết dân tộc, về công tác dân tộc, về tôn giáo, về người Việt Nam ở nước ngoài, từng bước được thể chế hóa thành luật, pháp lệnh, chính sách và ngày càng thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Nhiều cấp ủy đảng đã quan tâm hơn đến sự nghiệp đại đoàn kết, đến công tác dân vận và công tác mặt trận, củng cố tổ chức và tăng cường cán bộ, phương tiện và điều kiện cho công tác mặt trận. Chính quyền ở nhiều cấp, nhiều địa phương đã thật sự có chuyển biến trong nhận thức và hành động về quan hệ với nhân dân. Nhiều dự án về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Nhà nước được ban hành nhằm chăm lo đời sống cho nhân dân đã thực hiện có kết quả. Quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội được thể chế hóa, đã từng bước được phát huy. Sự đổi mới hệ thống chính trị, việc tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội, nhất là việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc động viên nhân dân và cán bộ hăng hái tham gia các sinh hoạt chính trị của đất nước, đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Đó là những nhân tố rất quan trọng, là động lực chủ yếu bảo đảm sự ổn định chính trị – xã hội và thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Cùng với những tiến bộ và chuyển biến nêu trên, nhiều vấn đề mới đã và đang nảy sinh trong quá trình đổi mới, đó là xã hội, giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư đang trong quá trình phân hóa. Xuất hiện sự chênh lệch ngày càng lớn về mức thu nhập và hưởng thụ giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân lao động ở các khu công nghiệp với những người lao động có chuyên môn, tay nghề trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, giữa người đương chức và người về hưu… Sự phân hóa giàu nghèo có chiều hướng gia tăng đã và đang ảnh hưởng lớn đến đại đoàn kết dân tộc. Những đặc điểm nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến khối đại đoàn kết. Vì vậy, tuy đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường, song chưa thật vững chắc và đang đứng trước những thách thức không thể xem thường. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã và đang khai thác những thiếu sót, yếu kém của ta hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị – xã hội.

Để đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng thật sự là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần làm cho cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên, trước hết là các cấp ủy đảng và người đứng đầu cấp ủy quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và mặt trận dân tộc đề xướng. Phải nắm vững những quan điểm cơ bản và cũng là những định hướng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Đó là lợi ích cơ bản của nhân dân, của dân tộc ta ngày nay là độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong chủ nghĩa xã hội. Lợi ích đó thể hiện cụ thể hằng ngày trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Củng cố tăng cường đoàn kết hiện nay không thể chung chung mà phải gắn chặt với việc bảo đảm các lợi ích đó. Một trong những động lực thúc đẩy nhân dân tăng cường đoàn kết trong tình hình hiện nay là quyền làm chủ đất nước của nhân dân cần được tôn trọng. Pháp luật phải bảo đảm để nhân dân thật sự là người chủ, thật sự làm chủ như Hiến pháp đã quy định.

Các cấp ủy đảng và người đứng đầu tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể. Đưa nội dung lãnh đạo các công tác này thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp.

Thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và của toàn dân. Do đó, qua hoạt động của mình, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội cần không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để góp phần làm cho mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn bền chặt, ý Đảng và lòng dân là một. Trong giai đoạn hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có tác dụng trực tiếp và quyết định đến kết quả xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phải thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, để các chủ trương, chính sách sát cuộc sống, đáp ứng lợi ích của nhân dân.

Kiên trì thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, khoan dung, cùng nhau hợp sức xây dựng cho được một xã hội đồng thuận cao trên tinh thần cởi mở, độ lượng, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định, phát triển toàn diện và bền vững của đất nước.

Có thể khẳng định, bài học đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng trở nên sống động và mang tính thời sự, ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng. Để tăng cường củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu và cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay.

Các cấp ủy đảng và người đứng đầu thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Cần thực hiện triệt để Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương”. Cán bộ, đảng viên phải xung phong, gương mẫu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là về đoàn kết và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để nhân dân học và làm theo.

Thứ hai, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các giai tầng, các giới trong toàn dân tộc.

Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về cơ sở.

Thứ tư, tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp. Tích cực phối hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội làm công tác dân vận. 

Thứ năm, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đảm bảo thế và lực cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Ban Tuyên giáo Trung ương

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t. 9, tr. 244.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 576.

(3), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 611.

(4), (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 276, tr. 278-279.

(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 50.

(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 438.