Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Tử Cấm Thành Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Tử Cấm Thành: Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt, nhiều thanh thiếu niên bị đưa sang Trung Hoa làm thái giám. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An (còn gọi là A Lưu) rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết nên tin dùng. Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết:

” Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. “

Chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành có nghĩa là “màu tím”

Văn hóa truyền thống Trung Hoa tôn kính Trời Đất, bậc Đế vương tự nhận mình là “Thiên tử” (con của Trời), tức là là người thống trị mà Thiên thượng phái xuống nhân gian. Tử Cấm Thành là nơi ở của Hoàng Đế nên được xây dựng phỏng theo Thiên cung trên trời, nhắc nhở mối liên hệ thần thánh giữa Thần và người (“Thiên nhân hợp nhất”). Chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành (Purple Forbidden City) có nghĩa là “màu tím”, lấy ý từ thần thoại về Tử Vi Viên là nơi ở của Trời trên thiên thượng (Tiếng Trung: 紫微垣; bính âm: Zǐwēiyuán).

Tên ban đầu của điện Thái Hòa là “Phụng Thiên”, trần điện có “Gương Hiên Viên”

Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành. Trung tâm Hoàng thành là Cung thành. Trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện. Điện Thái Hòa là điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, cao 30 mét so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng như lễ đăng quang hoặc lễ cưới hoàng gia. Trần điện được thiết kế một giếng chìm có hình rồng cuộn và từ miệng giếng tỏa ra một chùm những quả cầu bằng kim loại, được gọi là “Gương Hiên Viên” với ngụ ý quay trở về với Hiên Viên Hoàng Đế, vị vua cổ đại của Trung Quốc đã tu hành đắc Đạo cưỡi rồng bay lên trời. Thái Hòa là tên thời nhà Thanh, còn trước đó được gọi là Phụng Thiên điện dưới triều Minh.

Phụng Thiên nghĩa là vâng theo mệnh trời. Các Hoàng Đế trong lịch sử Trung Hoa coi mình là chân mệnh Thiên tử, nên “Phụng thiên thừa vận, thụ mệnh vu thiên” (Tạm dịch: Tuân phụng Trời thuận theo vận Trời, vâng theo mệnh lệnh từ Trời). Tuy vậy, “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ; dân tâm vô thường, duy huệ chi hoài” (Tạm dịch: “Trời xanh không kể thân thích, chỉ trợ giúp người có Đức, lòng người thay đổi vô thường, chỉ ban ân huệ cho người có tấm lòng”). Mệnh trời sẽ chỉ chiếu cố những vị vua có đức, một khi Thiên tử thất đức, ắt sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh suy của vương triều. Do đó, bậc vua chúa nếu muốn giang sơn bền vững, thì phải tu Đức để xứng đáng với Trời.

Cung Hoàng đế và Hoàng hậu biểu thị Trời và Đất, Dương và Âm giao hòa

Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm – Dương. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hy. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.

Hai tượng sư tử đồng, một đực một cái, đặt trên bệ đá ở cửa nội đình

Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.

Mái cung điện màu vàng có ý nghĩa gì?

Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói lưu ly màu vàng. Màu vàng tương ứng với Thổ, là trung tâm của ngũ hành, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được xem là màu tôn quý nhất.

Ý nghĩa cái tên hai cửa Đông Tây của sân rồng cung Càn Thanh

Sân rồng của cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây, tên là Nhật Tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Nhật Nguyệt (Mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm). Đặt bản thân mình dưới sự soi xét của nhật nguyệt là tư tưởng của bậc minh quân, như Lý Công Uẩn từng có thơ rằng:

Trời làm màn gối, đất làm chiênNhật nguyệt cùng ta một giấc yênĐêm khuya chẳng dám dang chân duỗiChỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.(Tức cảnh)

Tử Cấm Thành không chỉ là công trình kiến trúc kì vĩ bậc nhất, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa cổ truyền của phương Đông. Đó là văn hóa kính Trời, trọng Đạo, nhấn mạnh vào mối giao hòa giữa thiên thượng và nhân gian, nam-nữ âm-dương hòa hợp. Nội hàm nhân sinh quan và vũ trụ quan của Tử Cấm Thành triển hiện một chữ “Đạo”, trong đó nguồn gốc của con người là từ thiên thượng, bởi thế nên cần xử thế cho hợp với Đạo Trời.

Trong lịch sử Trung Quốc, từ vua Vũ vua Thang cho tới Chu Thành Vương, Tần Mục Công, Hán Vũ Đế, Đường Đức Tông, Thanh Thế Tổ, … mỗi khi có thiên tai nhân họa lớn phát sinh, các bậc đế vương ấy đều tự kiểm điểm bản thân – mình đã làm sai điều gì khiến Trời cao giận dữ? Sau đó, họ tắm rửa chay tịnh, bái lạy cầu khấn Trời Đất, thậm chí còn công bố “Tội kỷ chiếu” (tức là “Chiếu thư tự trách tội mình”) trước Thiên hạ, công khai kiểm điểm và sám hối những lỗi lầm và thất bại của bản thân. Họ hướng về Thiên thượng và tất cả người dân hứa nhất định sẽ sửa chữa sai lầm, tự đôn đốc bản thân, từ đó được Thiên thượng tha thứ, không trách tội nữa, muôn dân thoát khỏi kiếp nạn.

Thiên tai nhân họa chính là sự thể hiện của “Ý trời”, những người thống trị thời cổ đại phần lớn đều xem đó như là các “cảnh báo của Thiên tượng”. Trận động đất lớn năm 1679 xảy ra khi vua Khang Hy đang bận đi bình định loạn Tam phiên. Đối với ông chuyện đó là một gậy cảnh tỉnh không tầm thường. Ông vội “hạ chiếu phát tiền cứu trợ 10 vạn lượng”, tiếp theo nói trước mặt quần thần: ” Bản thân Trẫm không có Đức, chính trị không hợp lòng dân, động đất xảy ra là một lời cảnh báo. ” Vua Khang Hy thái độ rất chân thành, tìm ra sáu loại “tệ nạn chính sự” trong tầng lớp quan lại, cho rằng đó chính là “nguyên do của tai họa,” và ra lệnh cho các quan Cửu khanh bàn luận kỹ càng, căn cứ theo bộ Lại lập pháp nghiêm cấm, nhất định sẽ trừ dứt tệ nạn kéo dài đã lâu ngày này.

” Thiên nhân hợp nhất “, du khách tham quan Tử Cấm Thành nếu chưa lĩnh hội được thông điệp sâu sắc này của cổ nhân, chẳng phải là đã “nhìn mà không thấy” hay sao?

Mã Lương

Tài Liệu Về Thân Phận Cung Nữ Trong Tử Cấm Thành Ở Huế

Một bài viết “bên lề chính sử” chia sẽ với bạn đọc về bí ẩn đời sống phận cung nữ trong tử cấm thành ở Huế. Qua đó phần nào sẽ hiểu hơn về một bộ phận tuy quyền lực nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trong vào guồng quay của đời sống cung đình thời bấy giờ. Thưởng theo quan niệm vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.

Tử Cấm thành Việt Nam được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Ban đầu gọi là Cung thành. Các vua đời sau tiếp tục xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) mới đổi tên là Tử Cấm thành nghĩa là Thành cấm màu tía. Tử Cấm thành về đại thể là một hình chữ nhật có chu vi khoảng 1.229m. Mặt trước và sau mỗi mặt dài 324m, hai mặt bên dài 290m. Bức tường Tử Cấm thành cao hơn 3 mét, dày gần 1 mét xây hoàn toàn bằng gạch vồ để ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Bên trong Tử Cấm thành có tất cả hơn 50 công trình kiến trúc với các chức năng khác nhau. Tử Cấm thành thông ra bên ngoài ở 7 cửa. Hướng Nam là Đại Cung, đông là Hưng Khánh , Đông An, Tây là Tây An, Gia Tường, Bắc là Tường Loan, Nghi Phụng. Cửa Đại Cung là cửa chính được xây dựng năm Minh Mạng thứ 14.Cửa này rộng 5 gian, có 3 cửa tiếp nhau. Với vị trí là nơi ở của vua và gia quyến nên Tử Cấm thành được bảo vệ nghiêm ngặt. Không chỉ thường dân, ngay cả đến các quan lại, nếu không phải phận sự hoặc không được vua gọi vào cũng ít khi được lai vãng. Bởi đặc điểm đó, sinh hoạt bên trong Tử Cấm thành từ trước đến nay vẫn còn là những điều ít được biết tới.

Nói tới sinh hoạt trong Tử Cấm thành, đối tượng đầu tiên phải nhắc đến là các cung nữ, phi tần. Tất nhiên ở trong hoàng cung có rất nhiều nhóm đối tượng khác như: đầu bếp, thị vệ, thái giám… Nhưng chỉ có cung nữ phi tần là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bức tường Tử Cấm thành cao hơn 3 mét vốn đã làm cho nó cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Tuy vậy, các thái giám, thị vệ, đầu bếp khi có công việc vẫn thường được ra bên ngoài. Chỉ có phi tần, cung nữ là từ khi được tuyển vào cung cho đến hết đời phải “chôn chân” ở bên trong thành Nội.

Bên cạnh đó, người ta còn đặt ra nhiều quy định khắc nghiệt đối với những cô gái được tuyển vào cung. Chính những quy định ấy mới tạo nên bức màn sắt chôn vùi tuổi xuân của các cô. Trong cuốn Đời sống trong Tử cấm thành, Tôn Thất Bình viết: ” Từ khi được tuyển hay tiến cung, các phi tần không được phép gặp gỡ người thân dù là cha mẹ. Cũng có trường hợp ngoại lệ vua cho phép gặp mặt, nhưng chỉ mẹ mới được nói chuyện cùng con qua một bức mà sáo che, chỉ nghe thấy tiếng mà không nhìn thấy mặt nhau. Còn cha thì đứng ở ngoài sân nhìn vào. Cho nên ở Huế có câu “đưa con vô nội” là có ý nghĩa như mất con rồi”.

Bài thơ “ĐƯA CON VÔ NỘI” của tác giả Siêu Nguyễn

Một thời Lá Ngọc Cành Vàng Một thời nay đã xế ngang bóng chiều Đưa Con Vô Nội tiêu điều Liễu tàn trước bến, bao nhiêu ngày vàng Kêu Xuân cánh én lìa đàn Mây tan theo gió, Sen tàn trong ao Trăng còn lơ lững trên cao Trăng còn đùa giỡn dưới ao trước nhà Bình rơi, Trâm gãy đêm dài Bông hoa rụng xuống cho ngày ngẫn ngơ Mưa tan, mây lạnh sương mờ Buồm xa nước thẳm, thẫn thờ bến mơ Đưa Con Vô Nội mong chờ Những ngày trông ngóng bây giờ quặn đau Kiếp người nhiều lắm thương đau Lớp người đi trước lớp sau theo về

Ngoài những nỗi khổ về nội tâm trong cuộc sống “cá chậu chim lồng”, người cung phi trong Tử Cấm thành phải kiêng cữ đủ thứ, như không được nói một chữ gì xấu, gở hoặc thô tục như đui, què, phong hủi, máu me… mà phải thay bằng chữ khác. Tất cả những chữ dùng cho sinh hoạt của vua cũng phải khác người thường, như vua đau thì nói ngài “se”, “siết”… lại có vô số chữ húy phải kiêng như các tên Hoàng tộc. Có trọng húy và khinh húy. Hễ trọng húy mà vi phạm thì sẽ bị tội nặng. Nhất là phải kiêng tên vua, hoàng hậu và gia đình hoàng tộc. Cung nhân phải học thuộc lòng để tránh tai họa. Như trường hợp bà Hồ Thị Hoa vợ của vua Minh Mạng. Để tránh tên Hoa, những từ gì có chữ này đều đổi thành chữ Hoa. Từ trong cung cấm truyền ra ngoài dân gian nên chợ Đông Ba vốn trước là chợ Đông Hoa phải đổi thành Đông Ba.

Cung phi không chỉ phục vụ vua trong việc chăn gối mà còn đảm trách một số việc khác. Theo tài liệu của Ch. Gosselin trong L’Empire d’Annam, lúc vua Tự Đức còn tại thế, hàng ngày có 43 bà phục dịch trong nội dinh, 30 bà lo việc canh gác, 13 bà lo việc chải tóc, mặc áo, trau chuốt móng tay, vấn và thắp thuốc, nhất là mài son, thấm bút cho vua châu phê vào tấu sớ. Buổi tối vua ngủ, các bà phải nằm quanh long sàng để làm vệ sĩ. Trong bài Les Annamites của F.Baille thì cung phi phục dịch vua Đồng Khánh như sau: “Hàng ngày một toán cung nữ được chọn trong tất cả đẳng cấp phục dịch đức vua. Ba mươi người chia nhau canh gác xung quanh hậu cung của ngài. Năm nàng luôn ở bên cạnh ngài, luân phiên săn sóc trang điểm cho ngài. Các nàng thay quần áo cho ngài, chải chuốt bộ móng tay dài hơn ngón tay, thoa dầu thơm, vấn khăn lụa vòng quanh đầu ngài. Sau cùng chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt quanh ngài sao cho thật hoàn hảo. Năm cung nữ này cũng kiêm lo hầu cơm nước đức vua”.

Người phụ nữ nào cũng mong muốn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trong hàng chục hàng trăm cung tần đó, chỉ một vài người được vua biết đến. Số lớn còn lại phải chịu bỏ phí tuổi xuân. Tôn Thất Bình viết: “Bi kịch cuối cùng của đời sống cung phi trong Tử Cấm thành là khi sống họ chỉ biết phục vụ 1 người đàn ông duy nhất là vua, ngoài ra không được đụng chạm bất kỳ một người đàn ông nào khác, cho đến cả khi bị bệnh nặng, lương y đến thăm mạch để bốc thuốc cũng không được tiếp xúc với làn da của người bệnh. Một thái giám và một bà quản sự đứng hai bên lương y để theo dõi cách thăm mạch bằng hai ngón tay ấn vào cườm tay của người bệnh có vấn một mảnh lụa mỏng để tránh đụng vào làn da; ngoài ra lương y ko được nhìn, hỏi bệnh nhân. Thế nên khó biết đích xác bệnh trạng mà bốc thuốc, làm sao các bà lại không mất sớm được!”.

Nguồn: Vũ Tiến Đức (Kiến Thức) – Siêu Nguyễn – chúng tôi

Với tài liệu tham khảo này, City Tour Đà Nẵng hy vọng các bạn hướng dẫn viên sẽ lưu lại cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất để hành nghề, giúp du khách hiểu hơn văn hóa lịch sử quê hương mình. Thân mến!

Ý Nghĩa Lễ Hội Yên Tử

Đây là câu ca dao nổi tiếng nói về vùng đất linh thiêng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp huyền bí Yên Tử, Quảng Ninh. Và hằng năm, mỗi dịp xuân về là du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đến với cõi tiên thanh bình, trong lành này để cầu may và thưởng ngoạn cảnh đẹp, hòa vào không khí lễ hội Yên Tử rộn ràng và ý nghĩa.

Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh

Du khách đến Yên Tử để du xuân, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, hít thở không khí trong lành, tìm đến mảnh đất thanh bình, tĩnh lặng hay để khám phá, chinh phục hay lẽ đơn thuần là lễ Phật, cầu may.

Trên hành trình chuyến du lịch Yên Tử, du khách chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây, mỗi nơi lại mang một câu chuyện cổ tích mang đậm tính nhân văn, về tình thương, đoàn kết của con người. Và khi lên đỉnh cao có chùa Đồng, giữa trời xanh, lòng lại bâng khuâng, dịu êm, như đang lơ lửng trên tầng mây, trong cảnh bồng lai tiên cảnh.

Là một điểm du lịch nổi tiếng mang giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc, Yên Tử thu hút du khách trong nước và du khách nước ngoài. Đặc biệt là vào du lịch mùa lễ hội xuân, lượng du khách kéo về tụ hội đông đảo.

Diễn ra tại vùng núi Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, lễ hội Yên Tử mang ý nghĩa lớn lao, là trung tâm của Phật Giáo, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm và với hoạt động lễ hội diễn ra, để du khách đến yên Tử có thể hòa vào thế giới Phật, thoát khỏi thế giới trần tục, một cuộc hành hương ý nghĩa về một nét văn hóa dân tộc độc đáo và bên cạnh đó là giới thiệu về cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên tươi đẹp tại Việt Nam.

Du lịch lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng tới hết 3 tháng mùa xuân, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, Văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, Văn hóa tâm linh, Những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính, Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng”, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian…

Yên Tử trải qua hơn 1000 năm lịch sử, với những công trình kiến trúc đa dạng như chùa, tháp, am và những di vật cổ quý giá xưa thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn còn được lưu giữ đã tạo nên một giá trị lịch sử lớn lao. Và Yên Tử trở thành một bảo tàng văn hóa kiến trúc, động thực vật phong phú, mang đậm đà bản sắc dân tộc việt Nam.

Chính vì vậy, lễ hội Yên Tử mang ý nghĩa linh thiêng, cao cả, là dịp mọi du khách thập phương đến và cảm nhận một nét đẹp hòa quyện giữa lịch sử và thiên nhiên đẹp bí ẩn, linh thiêng.

Những Điều Cấm Khi Đặt Tên Doanh Nghiệp

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về đặt tên doanh nghiệp

Hỏi: Tôi dự định thành lập công ty cổ phần nhưng không biết phải đặt làm sao để không trái quy định của pháp luật . Đề nghị Luật sư tư vấn , về vấn đề này?

nghiệp – Công ty Luật TNHH Luật gia Đào Thị Thu Hường – Tổ tư vấn pháp luật doanh Everest – trả lời:

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này. 2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”(Điều 39).

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

“1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký: a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”; e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký” (Điều 42).

Như vậy, anh (chị) căn cứ theo quy định của pháp luật nêu trên để đặt tên doanh nghiệp cho đúng, không trái với quy định của pháp luật, cũng như thể hiện tinh thần doanh nghiệp thông qua tên gọi của doanh nghiệp.

Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.

Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.