Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Việt Nam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Hãnh Diện Hai Chữ “Việt Nam”, Nhưng… “Việt Nam” Nghĩa Là Gì?

👉 1. Không ít người bây giờ tưởng “Việt Nam” nghĩa là… nước Nam của người Việt. Tưởng vậy là tưởng bở. “Việt” ở đây không dùng để chỉ dân tộc Việt (tỉ như Việt trong “Lạc Việt” 雒 越), không phải vậy, mà “Việt” lại là tên gọi của một lãnh thổ … bất ngờ hết sức! (ở đoạn sau trong bài sẽ nói rõ).

Việt Nam trở thành quốc hiệu chính thức của nước ta là vào đời vua Gia Long, năm 1804. Trước đó, theo dòng lịch sử, chẳng hạn đời Lý, Trần, Lê dù mang quốc hiệu “Đại Việt” nhưng nước Tàu họ cứ gọi xứ sở lấy Thăng Long làm kinh đô là “An Nam”. Chỉ đến đời Gia Long sau khi đặt quốc hiệu “Việt Nam”, lấy Huế làm kinh đô, bên Tàu mới từ bỏ cách gọi truyền kiếp “An Nam” mà gọi nhứt quán luôn là “Việt Nam”!

Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ “Việt Nam” thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do vua Gia Long đặt ra, đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.

👉 2. Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là “Nam Việt”, sai sứ sang Tàu nói họ bỏ cách gọi “An Nam” đi, từ rày trở đi nên gọi là: 南 越 Nam Việt. Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 (Nam Việt) sẽ gợi nhớ đến quốc hiệu vào đời Triệu Đà thuở xa xưa mà lãnh thổ bao trùm luôn cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây. (nhân đây mở ngoặc: trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”, tức Nguyễn Trãi khẳng định Triệu Đà có công trạng lớn lao trong dựng xây ý thức độc lập của nước ta. Bây giờ đẩy Triệu Đà văng ra khỏi lịch sử nước nhà cái rụp! Không lẽ tầm cỡ kiệt xuất như cụ Nguyễn Trãi mà… lầm lẫn về lịch sử hay sao? Có dịp, sẽ nói về vấn đề này)

👉 3. Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi “Nam Việt” thành “Việt Nam” (越 南). Kỳ thực, cả hai danh xưng này cùng chung một ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, cho biết: “Việt Nam là quốc hiệu thích hợp để chỉ một lãnh thổ thống nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, và diễn giải ý nghĩa của quốc hiệu này là: “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó” (trong Cấn Trai thi tập). Hai chữ “Việt Nam” là sự kết hợp giữa “Việt” (Thường) với “(An) Nam”.

Việt Thường là xứ mô? Theo những sách cổ xưa như “Hậu Hán thư”, “Thượng thư đại truyện”, “Tư trị thông giám cương mục” thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ.

Trong cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” xác định tên gọi “Việt Thường” “là tên cổ của xứ Champa”!

Một nguồn khác cho biết cách gọi “Việt Thường” là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).

Trịnh Hoài Đức viết “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước”, để ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp), sau đó Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) đã “thêm vào vùng An Nam 安 南 “ là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).

THAY LỜI KẾT

Ghép chữ “Việt” (trong “Việt Thường”) với “Nam” (trong “An Nam”) thành quốc hiệu Việt Nam, là sự ghi nhận đàng hoàng, đâu ra đó về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!

Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài, lãnh thổ nước ta lần đầu tiên trải rộng từ bắc chí nam, kéo dài từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau thành đường cong chữ S.

Tắt một lời, Việt Nam dùng để nhấn mạnh sự hợp nhứt lãnh thổ (bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc; chứ không nói riêng cho tộc Việt)!

Ý nghĩa nêu trên của hai chữ Việt Nam, thiệt hay hết sức, hãnh diện hết sức. Đừng nói do vua Gia Long đặt quốc hiệu nên lờ đi, không chịu tìm hiểu ý nghĩa.

Hay là… chúng ta chỉ được phép “tự hào” trước quê hương chữ S cong cong thời nay, bất chấp Mẹ Việt Nam lưng đang cong oằn vì đủ thứ nợ nần?

Không ít người bây giờ tưởng “Việt Nam” nghĩa là… nước Nam của người Việt. Tưởng vậy là tưởng bở. “Việt” ở đây không dùng để chỉ dân tộc Việt (tỉ như Việt trong “Lạc Việt” 雒 越), không phải vậy, mà “Việt” lại là tên gọi của một lãnh thổ … bất ngờ hết sức! (ở đoạn sau trong bài sẽ nói rõ).Việt Nam trở thành quốc hiệu chính thức của nước ta là vào đời vua Gia Long, năm 1804. Trước đó, theo dòng lịch sử, chẳng hạn đời Lý, Trần, Lê dù mang quốc hiệu “Đại Việt” nhưng nước Tàu họ cứ gọi xứ sở lấy Thăng Long làm kinh đô là “An Nam”. Chỉ đến đời Gia Long sau khi đặt quốc hiệu “Việt Nam”, lấy Huế làm kinh đô, bên Tàu mới từ bỏ cách gọi truyền kiếp “An Nam” mà gọi nhứt quán luôn là “Việt Nam”!Đời nay chúng ta mỗi khi hãnh diện về hai chữ “Việt Nam” thì nên nhớ tới cái danh xưng đó do vua Gia Long đặt ra, đừng uống nước mà quên luôn cái nguồn quốc hiệu đó từ đâu, đừng bị nhiễm thói ăn cháo đá bát.Ban đầu, năm 1802, vua Gia Long đặt tên nước là “Nam Việt”, sai sứ sang Tàu nói họ bỏ cách gọi “An Nam” đi, từ rày trở đi nên gọi là: 南 越 Nam Việt. Nhưng nhà Thanh e ngại hai chữ 南 越 (Nam Việt) sẽ gợi nhớ đến quốc hiệu vào đời Triệu Đà thuở xa xưa mà lãnh thổ bao trùm luôn cả Quảng Đông lẫn Quảng Tây.(nhân đây mở ngoặc: trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”, tức Nguyễn Trãi khẳng định Triệu Đà có công trạng lớn lao trong dựng xây ý thức độc lập của nước ta. Bây giờ đẩy Triệu Đà văng ra khỏi lịch sử nước nhà cái rụp! Không lẽ tầm cỡ kiệt xuất như cụ Nguyễn Trãi mà… lầm lẫn về lịch sử hay sao? Có dịp, sẽ nói về vấn đề này)Để tránh sự e ngại từ nhà Thanh, vua Gia Long đã đổi “Nam Việt” thành “Việt Nam” (越 南). Kỳ thực, cả hai danh xưng này cùng chung một ý nghĩa. Trịnh Hoài Đức (1765-1825), sử gia nổi tiếng sống dưới thời vua Gia Long, cho biết: “Việt Nam là quốc hiệu thích hợp để chỉ một lãnh thổ thống nhứt giữa Đàng Trong với Đàng Ngoài”, và diễn giải ý nghĩa của quốc hiệu này là: “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường trước, và vùng An Nam được thêm vào sau đó” (trong Cấn Trai thi tập).Hai chữ “Việt Nam” là sự kết hợp giữa “Việt” (Thường) với “(An) Nam”.Việt Thường là xứ mô? Theo những sách cổ xưa như “Hậu Hán thư”, “Thượng thư đại truyện”, “Tư trị thông giám cương mục” thì nước Việt Thường 越 裳 nằm về phía nam Giao Chỉ.Trong cuốn “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” xác định tên gọi “Việt Thường” “là tên cổ của xứ Champa”!Một nguồn khác cho biết cách gọi “Việt Thường” là để chỉ lãnh thổ về phía nam của Giao Chỉ, bao gồm cả Phù Nam (sau này trở thành vùng Thủy Chân Lạp).Trịnh Hoài Đức viết “chúng ta sở hữu đất của Việt Thường 越 裳 trước”, để ghi nhận các bậc tiền nhân của vua Gia Long (là các Chúa Nguyễn) đã hùng cứ tại Đàng Trong (Champa, Thủy Chân Lạp), sau đó Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) đã “thêm vào vùng An Nam 安 南 “ là xứ lấy Thăng Long làm kinh đô (tức Đàng Ngoài).Ghép chữ “Việt” (trong “Việt Thường”) với “Nam” (trong “An Nam”) thành quốc hiệu Việt Nam, là sự ghi nhận đàng hoàng, đâu ra đó về nguồn gốc của từng vùng lãnh thổ!Qua đó, vua Gia Long cho thấy niềm hãnh diện trước việc thống nhứt Đàng Trong với Đàng Ngoài, lãnh thổ nước ta lần đầu tiên trải rộng từ bắc chí nam, kéo dài từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau thành đường cong chữ S.Tắt một lời, Việt Nam dùng để nhấn mạnh sự hợp nhứt lãnh thổ (bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc; chứ không nói riêng cho tộc Việt)!Ý nghĩa nêu trên của hai chữ Việt Nam, thiệt hay hết sức, hãnh diện hết sức. Đừng nói do vua Gia Long đặt quốc hiệu nên lờ đi, không chịu tìm hiểu ý nghĩa.Hay là… chúng ta chỉ được phép “tự hào” trước quê hương chữ S cong cong thời nay, bất chấp Mẹ Việt Nam lưng đang cong oằn vì đủ thứ nợ nần?- Bản đồ nước Việt Nam sau khi thống nhứt sơn hà vào năm 1802, để ý có “Thuận Thành trấn”, theo sắc lịnh của vua Gia Long, là khu vực tự trị dành cho cộng đồng người Cham; có “Nam Bàn” (cao nguyên miền trung, bây giờ gọi là “Tây nguyên”) gồm một vài tiểu quốc, nổi bật nhứt là tiểu quốc J’rai, họ chịu sự bảo trợ của nhà Nguyễn, nơi đây ngược dòng lịch sử xa xưa cũng thuộc Champa.- Lăng vua Gia Long.

Nam Việt Luật Tư Vấn

– Ai cũng muốn tìm hiểu cách đặt tên công ty hay, đúng quy định pháp luật, ý nghĩa, hợp phong thủy theo Luật doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tìm được cái tên hay đúng và ưng ý nhất.

– Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm – dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm – dịch vụ của đối thủ. Cho nên trước khi đăng ký kinh doanh các bạn cần cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn sau này. Tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.

– Nam Việt Luật là hãng tư vấn thành lập doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm về cách đặt tên doanh nghiệp hay và ưng ý. Giúp bạn lựa chọn tên công ty phù hợp khi tham khảo chi tiết bài viết và liên hệ tư vấn khi có thắc mắc trong quá trình lựa chọn tên công ty.

Đặt tên công ty tiếng Việt bao gồm mấy thành tố?

– Bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: + Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; + Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được. Ví dụ: Công ty TNHH (thành tố thứ nhất) Thương Mại Dịch Vụ Triều An (thành tố thứ hai). Ví dụ: Công ty Cổ Phần (thành tố thứ nhất) Dịch Vụ Hoa Anh (thành tố thứ hai).

Đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh được hay không ?

Trả lời: Được, – Tên công ty được viết được bằng chữ cái Latinh trong bảng chữ cái của Việt Nam, và chữ dùng trong viết tiếng Anh cũng nằm trong bảng chữ cái giống như bảng chữ cái tiếng Việt, do vậy đối với câu hỏi trên, Nam Việt Luật trả lời cách đặt tên công ty viết bằng chữ tiếng Anh là được. Ví dụ đặt tên công ty như thế này là phù hợp theo quy định của pháp luật, miễn sao không trùng, không gây nhầm lẫn với tổ chức doanh nghiệp khác là được. Ví dụ: CÔNG TY TNHH NEWSTAR, Ví dụ: CÔNG TY TNHH DCHJ Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN NEW LIFE

Cách đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài:

– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Ví dụ: Tên công ty Tiếng Việt: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh. Khi dịch sang tên công ty bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) tương ứng và giữ lại tên riêng như sau: Hoang Anh Investment Consulting Company Limited. – Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Cách đặt tên công ty viết tắt:

Đặt tên công ty cần đơn giản dễ nhớ

Thông thường khi đặt tên công ty mọi người thường mong muốn có một cái tên công ty đầy đủ các chức năng và muốn thể hiện hết trên cái tên doanh nghiệp của mình. Ví dụ như:” Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Hoàng Gia”. Tuy cái tên này hay, đầy đủ chức năng, và cho biết được doanh nghiệp kinh doanh về ngành nghề gì. Tuy nhiên tên này rất dài, khó nhớ cho khách hàng, người tiêu dùng, và đồng thời cũng khó làm thương hiệu khi mọi ghi chép và giao dịch đều phải viết tên rất dài.

Nếu chủ doanh nghiệp vẫn thích cái tên trên thì mình có thể rút ngắn lại bằng cách viết tắt đi chẳng hạn: Công ty TNHH SX TM DV XNK Hoàng Gia. Đó cũng là 1 cách để mọi người dễ nhớ tên doanh nghiệp của mình hơn mà những chữ viết tắt trên vẫn hàm ý đầy đủ chức năng của doanh nghiệp mình.

Đặt tên công ty cần có âm thanh hài hoà.

Các âm trong tên công ty có âm bằng như Gia Long, Trường Giang…. Gây cảm giác thanh bình và dễ nhớ cho người nghe tên công ty.

Đặt tên công ty cô đọng xúc tích và chứa ít âm tiết.

Khi đặt tên công ty và đọc cái tên đơn giản, gọn gàng, cô đọng xúc tích rất dễ nhớ khi khách hàng nghe lần đầu tiên như Vaio, Sony, Apple, Samsung….

Tên công ty đồng thời gợi nhớ hình ảnh công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ gì?

Ví dụ công ty TNHH TVPT Nam Việt Luật, Khi nghe đến tên công ty là khách hàng hình dung đến hình ảnh công ty kinh doanh đến lĩnh vực pháp luật và định hình được sản phẩm dịch vụ của công ty này đang cung cấp. Từ đó khách hàng, người nghe dễ nhớ đến thương hiệu của công ty và thuận lợi cho việc liên hệ sử dụng dịch vụ và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp sau này.

Ví dụ về cách đặt tên doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Phát Triển Nam Việt Luật, trong đó loại hình doanh nghiệp là:”Công ty Cổ Phần”, còn tên riêng là: “Tư Vấn Phát Triển Nam Việt Luật”. Ví dụ: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC. Ví dụ: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Quang Vinh. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân thương mại xuất nhập khẩu Á Châu.

Các trường hợp đặt tên công ty trùng

– Tên trùng là tên công ty tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Tức là trong trường hợp này là tên công ty mình dự tính đặt giống hoàn toàn với tên của công ty khác đã đặt trước đó.

Các trường hợp đặt tên công ty gây nhầm lẫn

Các trường hợp sau đây được coi là tên công ty gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký: a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”; e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký. Tức là các công ty con của công ty đã đăng ký có thể được theo quy định tại điểm d, đ, e, và g.

– Thứ nhất: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.– Thứ hai: Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.– Thứ ba: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Nguyên tắc tra cứu tên công ty

Có 2 nguyên tắc cần nắm:

– Nguyên tắc 1: Khi tra cứu chỉ nhập phần tên riêng của doanh nghiệp, không nhập phần loại hình doanh nghiệp.

– Nguyên tắc 2: Nếu tên riêng của doanh nghiệp dự tính đặt nếu có các chữ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” ; “Tân” ; hoặc từ có ý nghĩa tương tự như: Bắc, Nam, Trung, Tây, Đông, Mới, thì khi tra cứu phải bỏ mấy từ này đi để xác định được tên chính xác của doanh nghiệp.

Hướng dẫn tra cứu tên công ty trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia:

Ví dụ 1: Tra cứu tên doanh nghiệp là:” Công ty Cổ Phần Tư Vấn Phát Triển HAGF”

Ví dụ 2: Tra cứu tên doanh nghiệp là: “Công ty TNHH Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương”

Áp dụng nguyên tắc 1: Chỉ nhập phần tên doanh nghiệp:”Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương”, sau đó đợi kết quả có doanh nghiệp nào giống hay không.

Làm sao có cách đặt tên công ty không bị cấm? Làm sao có cách đặt tên hay, ưng ý, không trùng lặp, nhầm lẫn với công ty khác?

– Cần nắm được toàn bộ quy định về hướng dẫn cách đặt tên công ty mà Nam Việt Luật đã hướng dẫn chi tiết ở trên và nắm được nguyên tắc tra cứu tên công ty.

Tên công ty phải được gắn ở đâu?

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Cách đặt tên công ty tương đối phức tạp, vì hiện nay các doanh nghiệp mới thành lập khó có thể có được thông tin chính xác để cập nhật được tên mình dự tính đặt cho doanh nghiệp có bị trùng hay không, đã có doanh nghiệp nào trước đó đặt hay chưa, có bị cấm hay không, do vậy Nam Việt Luật sẽ là đối tác tin cậy để hỗ trợ quý khách hoàn thành công việc thuận lợi và suôn sẻ. Vui lòng liên hệ ngay với NVL nếu bạn vẫn còn thắc mắc về quy trình, thủ tục hay những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty.

Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam

Mọi người muốn có tên pháp danh cần phải quy y thì được gọi là phật tử, còn những người chỉ muốn lấy một cái tên để cầu mạnh khỏe, hay vì mục đích ý nghĩa riêng khi nhờ thầy đặt cho thì việc đó cũng chỉ là có một cái tên hiệu để gọi mà thôi. 

Vì đạo một đời mà tu sửa 

Quay đầu chuyển đổi nghiệp khi xưa 

Khai tâm chơn chánh xua màn tối 

Mở trí thông hành xóa mây mưa 

Y áo sửa sang lo trọn vẹn 

Mõ Chuông chỉnh đốn để xin thưa 

Mười phương phát nguyện cùng Tam Bảo 

Lạy Phật quy y cũng đã vừa! – (Nguyễn Tâm)

Theo đạo Phật tức là chúng ta hành theo những điều chỉ dạy của đức Phật về sự từ bi vô lượng, thương độ hữu chúng sinh. Những người hay đi chùa thì đều biết về Tam quy ngũ giới. Đó là nơi chúng ta có thể trở về tìm lại suối nguồn chân hạnh phúc mà ta đã vô tình đánh mất từ thửa nào, một nơi nương tựa tâm linh vững chắc, quay về nương tựa Tam Bảo đó cũng chính là lúc chúng ta có một cuộc sống có ý nghĩa và an lành hơn. 

Giáo lý nhà Phật, cũng như đức Phật có quy định là có bốn hàng đệ tử Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni là những người xuất gia, còn Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là những cư sĩ tại gia là cận sự nam và cận sự nữ luôn phụng sự Tam bảo. Theo một lẽ thông thường thì để có pháp danh tức nói nôm na là tên ở chùa thì cần phải Quy y Tam Bảo. Cái tên đó do sư thầy bổn sư đặt và lúc đó chúng ta mới là một phật tử chân chính, đệ tử của đức Phật. Đệ tử tại gia thì sẽ làm lễ Quy y trở thành một đệ tử của đức Phật và thọ năm giới. Đối với một số chùa thì ngày Rằm, lễ lớn hay chùa đó tổ chức Quy y thì đệ tử sẽ phải có mặt. Trong lễ Quy y đối với một số nơi vùng sâu, xa xôi thì có thể tại tư gia của một gia đình phật tử, ở đó thiết lập một bàn thờ Phật và một bàn cho sư thầy bổn sư, sau đó thầy sẽ làm lễ Quy y, truyền năm giới cơ bản cho phật tử tại gia rồi thầy sẽ đặt tên (pháp danh). Tên pháp danh thì sẽ tùy theo thầy bổn sư đặt có thể là theo dòng kệ các phái, cũng có thể đặt theo tên chùa hoặc đặt nữ là Diệu nam là Tự hay Thiện… cái đó sẽ tùy mỗi cách đặt tên của thầy bổn sư.

Chúng ta sống ở đời nhiều nên sẽ có những tập khí của cuộc sống ngoài đời, nên theo cá nhân con xin pháp danh qua mạng sẽ giống như chúng ta xin một món đồ, món ăn… Vậy tại sao ngay bây giờ mình không tách riêng biệt giữa đời và đạo, con nghĩ như vậy mình sẽ có cơ hội nhận diện bản thân mình rõ hơn.

Có nhiều người xin các thầy đặt cho một pháp danh qua mạng thì con chỉ có vài điều chia sẻ rằng đó chỉ là tên gọi mà thôi và khi đã xin pháp danh tức là chúng ta đang hạnh theo lời đức Phật, thiên hướng một phần ý niệm về Phật giáo. Vậy tại sao chúng ta không thu xếp một ngày nào đó tới một ngôi chùa và bạch thầy trụ trì xin làm lễ Quy y Tam Bảo và trong lễ Quy y đó sẽ có tên pháp danh. Con thấy hành động đó rất dễ thương. Điều đó không mấy khó khăn mà còn rất ý nghĩa.

Hãy xem trong một bát canh

Oán sâu thành biển, hận thành non cao

Muốn xem nguồn gốc binh đao

Lắng nghe lò thịt tiếng gào đêm thâu

Ý Nghĩa Tên Gọi Các Tỉnh Thành Tại Việt Nam

Việt Nam có 63 tỉnh thành. Và mỗi tên gọi của các tỉnh thành đều cất giữ cho mình những câu chuyện, những ý nghĩa riêng lưu truyền từ xa xưa. Không chỉ riêng gì người nước ngoài mà đôi khi ngay cả người Việt cũng không biết rõ hết ý nghĩa của những tên gọi này.

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Tên gọi này được chính thức định danh từ năm 1831, vào thời vua Minh Mạng. Theo cách hiểu phổ biến nhất thì từ “Hà Nội” mang nghĩa thành phố bên trong sông. Cũng bởi vị trí địa lý của vùng đất này được bao bọc bởi sông Hồng và sông Đáy.

Hải Dương

Tên gọi này chính thức có từ năm 1469. Trong đó, “Hải” nghĩa là biển cả, “Dương” nghĩa là ánh sáng. Vùng đất này vốn nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long mà hướng đông cũng là hướng của mặt trời mọc. Vì vậy, Hải Dương có nghĩa là ánh mặt trời biển Đông” hay “ánh sáng từ miền duyên hải phía đông chiếu về”.

Điện Biên

Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841. Tên gọi này mang ý nghĩa làm nên một địa danh hào hùng, mang dáng hình của dân tộc. Trong đó, “Điện” nghĩa là một vùng núi to, vững chãi và “Biên” nghĩa là miền biên viễn.

Đà Nẵng

Nguồn gốc tên gọi này chính là biến dạng của tiếng Chăm cổ: “Daknan” – được hiểu theo nghĩa là sông lớn, hay cửa sông cái.

Kon Tum

Kon Tum xưa là một làng nhỏ của người Ba Na cạnh bờ sông Đắk Bla. Nơi đây vốn có rất nhiều hồ nước trũng. Tên gọi Kon Tum cũng ra đời từ đó, mang ý nghĩa là Làng Hồ với “Kon” nghĩa là làng và “Tum” nghĩa là hồ nước.

Sài Gòn

Có rất nhiều cách lý giải cho tên gọi này, điển hình là:

Theo học giả Trương Vĩnh Ký, tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của tiếng Khmer. Trong đó, “Prei” nghĩa là rừng, còn “Nokor” nghĩa là thị trấn. Như vậy, gọi là “Prei Nokor” ý chỉ đây là một thị trấn nằm giữa rừng. Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.

Hay cách khác, khi người Hoa đến vùng đất này, họ nhận thấy đây là nơi “ăn nên làm ra” nên đã gọi nơi này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn. Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Lâu dần đọc trại thành Sài Gòn.

Cần Thơ

Quan điểm thứ nhất cho rằng trong một đêm trăng tĩnh mịch có đoàn thuyền đi ngang qua vàm sông (bến Ninh Kiều ngày nay) thì thấy cảnh quan thiên nhiên hữu tình và văng vẳng xa xa có tiếng ai hò hát, ngâm thơ. Tức cảnh sinh tình, dòng sông thơ mộng này được ban cho cái tên “Cầm Thi giang”. Cả vùng đất này cũng mang tên gọi đó. Lâu dần, người dân đọc trại thành chữ “Cầm Thi” thành “Cần Thơ”.

Quan điểm thứ hai lý giải tên gọi này xuất phát từ loài cá sặc rằn “Kìn Tho” của người Khmer. Vì con rạch có nhiều cá “Kìn Tho” nên người dân dùng tên gọi đó để đặt tên cho rạch. Dần dần, đọc trại thành “Cần Thơ” và cái tên này vô hình trung gắn liền với cả vùng đất này.

An Giang

Địa danh An Giang chính thức ra đời vào năm 1832. Từ “An Giang” có thể giải nghĩa là dòng sông an lành có thể định cư lâu dài. Tên gọi này được vua Minh Mạng đặt mang ý nghĩa khuyến khích di dân khẩn hoang lập làng.

Sóc Trăng

Tên gọi Sóc Trăng là từ “Srok Kh’leang” của tiếng Khmer. Trong đó, “Srok” là xứ, còn “Kh’leang” là vựa, nơi chứa bạc. Do đó, “Srok Kh’leang” mang nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Người Việt đọc “Srok Kh’leang” thành “Sốc-Kha-Lang”, rồi từ từ đọc thành “Sóc Trăng” khi nào không biết.