Top 14 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tên Việt Phương Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Làng Xóm Việt Nam – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Phương Đông

Được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước, cuốn sách “Đất lề quê thói” của tác giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu xứng đáng được xem như một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Qua từng trang sách, độc giả như được mời thả bước trong một không gian sống cổ xưa nhưng lại vô cùng thân thuộc, gần gũi. Tác phẩm không chỉ bao gồm những câu chuyện về tâm tính người Việt, tục ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ, hay nguồn gốc những kiêng khem mê tín… mà còn chứa đựng cả một thế giới tinh thần người Việt với những gìn giữ và thích nghi, thay đổi qua bao nhiêu thế hệ. Tạp chí Phương Đông trân trọng giới thiệu với bạn đọc một trích đoạn trong cuốn sách này.

Nơi thôn quê đồng ruộng nhiều gia đình ở quy tụ thành khu gọi là Xóm. Tùy trường hợp không nhất định, có xóm lớn gồm hàng trăm nóc nhà, có xóm nhỏ chỉ vài ba chục hay mươi lăm nhà.

Ở đất Bắc các xóm thường có lũy tre xanh vây bọc chung quanh. Trên đường đi vào xóm đôi khi có cổng xây hay cổng tre tối đến đóng lại phòng ngừa trộm cướp. Phần nhiều các xóm cách biệt nhau qua một khoảng trống là ruộng, hay ít nhất cũng bằng một con đường phân ranh.

Hai ba bốn có khi năm sáu xóm họp lại thành một Thôn còn gọi là Làng. Hai ba bốn thôn, có khi hơn nữa, họp lại thành đại Xã. Danh từ Làng nhiều khi lẫn lộn với Xã, nếu Xã đơn thuần không có đến hai Thôn. Nói cho rõ thêm thì Làng là tiếng thuần túy Việt nam, Xã là do chữ Hán có nghĩa là cái nền để tế thần đất; Cổ thời những người ở quy tụ với nhau một nơi hằng năm làm lễ tế thần đất trên một cái nền.

Theo tổ chức hành chính, danh từ Xã được dùng trong các giấy tờ sổ sách là một đơn vị khởi điểm của hạ tầng cơ sở, bất cứ Xã chỉ có một xóm hay gồm nhiều thôn.

Ở miền Bắc và miền Trung có nhiều làng đất rộng hẹp không chừng với hai ba ngàn xuất đinh,[1] kể là một xã, trái lại có nhiều làng đất hẹp người ít, có khi không đủ một trăm xuất đinh, cũng vẫn là một xã, khác hẳn với miền Nam phần nhiều các xã ấp đồng ruộng mênh mông thẳng cánh cò bay, ở rời rạc cách xa nhau tít mù tắp, không quy tụ chen chúc, không có những lũy tre xanh bao bọc chung quanh.

Có khi hai ba làng chỉ cách nhau một con đường hay một dòng sông một cái ngòi, mà giọng nói khác nhau, dáng điệu khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. giọng nói Kẻ Noi, giọng nói quê hương thi sĩ Tản Đà và nhiều làng khác nữa, người các tỉnh xa nghe nhận biết ngay được.

Nguồn gốc của làng xóm

Người Pháp trước đây đã viết khá nhiều về Làng Xóm Việt Nam, họ thấy sao viết vậy thì còn nói gì, nhưng có người đã suy tưởng nông nổi đưa ra những ý kiến sai lầm về nguồn gốc làng xóm của ta. Người mình có những bậc “trí thức” dường như chỉ biết đọc mấy quyển sách ấy, đã phụ họa với họ, làm luận án văn chương luật khoa, được chấm đậu, lẽ dĩ nhiên là người Pháp chấm.

Cho rằng từ lúc có người ở rồi dần dần quy tụ thành làng xóm, thì lẽ tất nhiên như thế, không nói khác được.

Theo lịch sử thì nguồn gốc làng xóm của ta khá rõ rệt. Sau khi Lang Liêu được vua Hùng Vương thứ ba truyền ngôi cho, hai mươi mốt người anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố. Về sau họ thường tranh nhau làm trưởng, người nào cũng dựng hàng rào gỗ (mộc sách) để che chở; bởi vậy có tên là Sách là Trại là Trang bắt đầu từ đấy.[2]

Khúc Hạo làm Tiết độ sứ (907-917) Giao Châu chia đất lập ra Lộ, Phủ, Châu, Xã.[3] Rất có thể danh từ Xã đã được đặt ra từ trước nữa.

Triều Lý và Triều Trần đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chính vẫn được mệnh danh là Xã.[4]

Triều Lê trong các sổ sách công văn Làng được phân biệt gọi là Xã, Thôn, Trang, Động, Sách, Trại, Sở, Phường và Vạn. Trang, động, sách, trại, là những xóm làng ở tiếp giáp rừng núi hoặc ở nơi sâu thẳm trong rừng núi. Vạn là những xóm làng ở ven sông ven biển, chuyên nghề chài lưới. Phường là khu các nhà làm cùng một nghề ở quy tụ với nhau.

Triều Nguyễn từ đời Minh Mệnh về sau trong sổ sách và công văn, tất cả đều gọi là Xã, mộc triện đồng triện của lý tưởng đều khắc chữ Xã.

Tên các làng xóm

Các làng phần nhiều đã được đặt tên từ xưa, ngay sau khi mới thành lập. Hầu hết là tên gồm hai chữ có ý nghĩa lịch sử, địa lí, hoặc một ý niệm tốt lành thịnh vượng an ninh, như Thịnh Hào, Xuân Phú, An Hạnh, Lũ Phong, Vĩnh Lộc, Bình Hòa, Long Hưng, Đông Mĩ…

Những đại xã đất rộng có nhiều thôn ở cách xa nhau thường mang tên có thêm chữ thượng, trung, hạ, tiền, hậu để phân biệt vị trí, như Chuyên Mĩ thượng, Chuyên Mĩ trung, Thạch Tuy hạ, Dịch Vọng tiền, Dịch Vọng hậu…

Những làng quê quán của mấy vị công thần, những ấp họ thiết lập, những đất họ được vua phong cho, thường mang tên Trang, Xá, như Cấn Xá (tỉnh Sơn Tây), Đặng Xá (tỉnh Hà Đông), Mai Xá, Đông Trang (tỉnh Ninh Bình).

Một đôi khi làng được vua đặt tên thay cho tên cũ như Thiện Dưỡng, Thiện Trạo (tỉnh Ninh Bình) vì đã cứu giúp vua trong khi nguy khốn chạy nạn.

Nhiều làng có tên tục đơn giản thường nói cửa miệng, tuy vẫn có tên chính thức bằng hai chữ ghi trong sổ bộ nhà nước; không biết xưa theo tên tục rồi đặt ra tên chữ, hay là theo tên chữ mà gọi ra tên tục, như những làng Đăm (xưa là Tây Đàm nay là Tây Tựu tỉnh Hà Đông), Sêu (Trinh Tiết, tỉnh Hà Đông), Ngăm (Kim Giang, tỉnh Hà Đông), Ngọt (Vọng Nguyệt, tỉnh Bắc Ninh), Ké (Sính Kế, tỉnh Bắc Ninh), So (Sơn Lộ, tỉnh Sơn Tây), Bùng (Phùng Xá, tỉnh Sơn Tây), Hới (Hải Yến, tỉnh Hưng Yên), Mo (Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), Vó (Vũ Xá, tỉnh Ninh Bình).

Trái lại, có những tên tục và tên chữ chẳng ăn nhập gì với nhau; có lẽ vì quá lâu đời không còn truyền lại cái ý nghĩa của mối liên hệ giữa tên tục và tên chữ, và gián hoặc nếu còn truyền lại thì cũng chỉ người địa phương ấy biết, như những làng Gióng (Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh), Và (Yên Đổ, tỉnh Hà Nam), Bông (Lai Hạ trung, tỉnh Hưng Yên), Sấu (ba thôn Quế Dương, Mậu Hòa và Dương Liễu, tỉnh Hà Đông), Giá (hai thôn Yến Sở và Đắc Sở, tỉnh Hà Đông).

Cái thông lệ đặt tên đất cũng như đặt tên người là ai cũng thích văn hoa nghĩa lí, chẳng mấy ai ưa chuộng nôm na thô kệch, chỉ khi nào không có chút văn tự, vô học, mới gặp sao bào hao làm vậy bạ đâu đặt tên đấy, đan cử một vài tỉ dụ như ngõ cô Ba Chìa, quán Bà Mau ở Hải Phòng, da Bà Bàu ở Sài Gòn, đường Chú Ía ở Gia Định… Đôi khi hoặc nhân có tên từ trước thì theo đấy phát âm ra tiếng Việt như Nha Trang xưa là tên Chàm Yjatran,[5] Mỹ Tho xưa là tên Miên Mi-Sâr,[6] hoặc theo miệng người khác giống nói mà gọi thành tên như Lao-kay, Faifo, Saigon…

Tên Faifo giờ không còn nữa, hẳn không phải là điều đáng tiếc. Nghe những tên lai căng, không Việt Nam chút nào thì thật là khó chịu, chẳng thà cứ nôm na mộc mạc như Mũi Này, Hòn Chồng lại có ý nghĩa và rất tự nhiên.

Thường thường cứ xem tên làng có thể nhận biết được xưa kia làng ấy là đất văn vật hay chỉ là nơi tụ hội từ lúc mới thành lập của những người bị lưu đày, của những người phiêu bạt, hay của những người khăn gói gió đưa, tha phương cầu thực. Ít văn hóa họ không biết cách đặt tên cho thôn ấp mới thành lập, cứ thuận miệng gọi tên theo vị trí có gò đống dòng lạch cây cao quán vắng, có khi với tên một kẻ cha căng chú kiết, chẳng đáng gì được nêu danh làm kỉ niệm.

Ít lâu nay ở những chốn hoang vu núi xanh đất đỏ và những nơi đồng chua nước mặn, những thôn ấp dinh điền mới thành lập, đều được đặt tên tươm tất không đến nỗi…

Các xóm thường được gọi tên giản dị sơ sài không văn hoa cảnh vẻ, theo vị trí đối với nhau trong phạm vi một làng, như xóm trên, xóm giữa, xóm dưới, hoặc xóm đông, xóm đoài, xóm trong, xóm ngoài./.

trích trong sách “Đất lề quê thói” – Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu

(Theo Tạp chí Phương Đông)

Chú thích:

[1] Xuất đinh: đàn ông từ 18 đến 60 tuổi là một xuất đinh.

[2] Lĩnh Nam chích quái – Trần Thế Pháp

[3] Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục

[4] Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim

[5] Việt Nam văn học toàn thư quyển II – Hoàng Trọng Miên

[6] Monographie de la province de My-tho do Tòa hành chánh tỉnh ấy viết năm 1930 (có bản lưu ở Nha Học chính Nam phần trước đây)

Ý Nghĩa Tên Phương Linh

Xem bói tên của bạn hoặc bói tên người yêu, Bói tử vi tướng số cuộc đời cho người tên Linh. Người Tên Phương Linh Có Ý Nghĩa Số Mệnh Gì ? Bói người tên Phương Linh về tài vận, tính cách , tình duyên của bạn. Ý nghĩa tên Phương Linh như sau : Tên Phương Linh mang lá số 7 trong tử vi

– Số 7 tượng trưng cho khuynh hướng tinh thần và trí tuệ, cá tính riêng biệt, tư tưởng thâm trầm, và ảnh hưởng đến các môn khoa học kỹ thuật, triết lý, tôn giáo và siêu hình học. Số này tiêu biểu cho sức mạnh cường tráng và khả năng tiến thủ vượt bực về tinh thần và tâm linh, cao cả thiêng liêng.

– Số 7 liên hệ với sao Uranus (Xem tướng gọi là sao Thổ Tú), tương đương với thần Đại Trùng Tinh (The Chariot).

– Voltaire, Horace và Shakespeare đều thuộc loại người số 7.

Tính cách: – Tư tưởng thâm trầm và có vẻ phân tích. Nhiều ý kiến cá nhân, rất tự lập, ít nghĩ ngơi về tâm trí và thể xác. Rất chú trọng và tò mò về thời thế. Thích du lịch, nhất là đến những nơi xa xôi, hẻo lánh. Thích sự kín đáo, cô quạnh. Thường là kẻ sống với nội tâm, ít biểu lộ ra ngoài. Ham hiểu biết. Rất có khiếu về nghệ thuật thẩm mỹ và dễ xúc cảm với cái đẹp. Thường bất đồng ý kiến của đa số.

– Quan niệm của họ thường có tính cách triết lý và trực giác. Ít khi a dua hay bắt chước thời trang. Tự lập luận, tự quyết, không chịu theo ý kiến của người khác. Thích hoàn toàn, có tinh thần tự chí, tự phê bình rất nghiêm khắc. Tự đòi hỏi mình những tiêu chuẩn có khi quá cao với khả năng.

– Thường thì tính tình khó hiểu, và họ cũng khó tìm hiểu được người khác. Cô độc, dè dặt, bẽn lẽn, rất khó kết bạn. Tuy nhiên, khi đã là bạn rồi, họ trở thành người bạn rất tốt, trung thành, khoan dung. Vì tính thâm trầm, nên họ không thích hợp được với các cuộc hội họp, tiệc tùng, liên hoan dạ vũ… Tìm thấy sự thích thú thoải mái trong các cuộc họp mặt nhỏ.

– Nói chuyện hay, biết nghe chuyện nhưng không thích các chuyện phiếm hay tán gẫu. Vì dè dặt, giữ gìn thận trọng nên thường bị người xung quanh hiểu lầm là có tính khinh người. Không thích la lối, nổi giận, nhưng tranh đấu mãnh liệt cho niềm tin tưởng của mình, tranh đấu một cách bền bỉ, thụ động nhưng bướng bỉnh. Rất tín ngưỡng và sống nhiều về tinh thần. Thích nghiên cứu về tôn giáo và thường trở nên người thâm trầm, sâu sắc và bí ẩn.

Công việc: – Thích hợp nhất với các công việc hay nghề nghiệp ít bị kiểm soát bởi người khác. Dễ thành công trong các lãnh vực nghệ thuật, viết văn, điêu khắc, hội họa… Giáo dục, khoa học, hoặc tôn giáo cũng thích nghi với khả năng. Nhờ vào kiên nhẫn và kiến thức sẵn có, họ có thể gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp khi bắt tay vào việc.

– Thích biển cả, du lịch và có nhiều khả năng trong ngành hàng hải. Ít thích thú trong các việc thương mãi hay các việc cần đến sự giao dịch. Là nhân viên, họ rất tận tâm, chăm chỉ, ghét sự kiểm soát và bó buộc quá nhiều. Là chủ nhân, họ không đạt được nhiều thành công vì họ không thích ra lệnh, muốn cho nhân viên dưới quyền tự sáng kiến.

Tình duyên: – Dễ kết hôn trong nhiều trường hợp và thường rất sớm, nếu không thì rất muộn bởi vì càng lớn tuổi họ càng dè dặt. Sống xa cách với thế giới bên ngoài và khó biểu lộ cảm xúc. Rất tử tế nhưng không hẳn là dễ thương, dễ cảm bởi vì họ chú trọng nhiều về tinh thần và ít lệ thuộc chặt chẽ vào việc khác. Ví dụ, người chồng có thể nhớ vợ khi xa cách nhưng vẫn làm việc hăng hái, có kết quả tốt như lúc bình thường vậy.

– Hôn nhân hạnh phúc có thể tìm gặp với người mang số 9, 1 hay 7 vì giống nhau về tinh thần và nhân cách. Các số 6 và 2 ít thích hợp hơn cả, bởi lẽ hai số này rất dễ bị khổ sở bởi tính tình của số 7. Đối với các số 3 và 5, họ có thể tạo được hạnh phúc nhưng sẽ có những sóng gió bất thường. Có thể hài lòng với số 1 và 8 có tính chinh phục nhưng thường thiếu sự rung cảm sâu xa xem tu vi online 2016 .

Ý Nghĩa Của Tên Minh Phương

Minh Phương (Tên xưng hô)

Minh Phương là tên dành cho nữ. Nguồn gốc của tên này là Việt. Ở trang web của chúng tôi, 102 những người có tên Minh Phương đánh giá tên của họ với 4.5 sao (trên 5 sao). Vì vậy, họ dường như cảm thấy rất thỏa mãn. Người nói tiếng Anh Anh có thể gặp rắc rối trong vấn đề phát âm tên này. Có một biệt danh cho tên Minh Phương là “Phương Phiền Phức”. Có phải tên của bạn là Minh Phương? Xin hãy trả lời 5 câu hỏi về tên của bạn để bổ sung vào thông tin sơ lược này.

Ý nghĩa của Minh Phương

Nghĩa của Minh Phương là: “Minh nghĩa là ánh sáng kết hợp giữa nguyệt (mặt trăng) và dương (mặt trời) hoặc là thông minh Phương nghĩa là phương hướng“.

Đánh giá

102 những người có tên Minh Phương bỏ phiếu cho tên của họ. Bạn cũng hãy bỏ phiếu cho tên của mình nào.

Nguyễn Thị Minh Phương 2 tuoi 19-04-2018

tớ thấy tên của tớ max hay luôn ahihi

Nguyễn Thị Minh Phương 18 tuoi 19-04-2018

tớ thấy tên của tớ max hay luôn ahihi

Ý Nghĩa Tên Phương Và Tên Đệm Cho Tên Phương Hay, Đẹp Nhất

Đặt tên đệm cho tên Phương

Theo từ điển Hán Việt, tên Phương là chỉ một loại cỏ có mùi thơm. Tuy nhiên ý nghĩa tên Phương thì cũng có hiểu theo nhiều cách khác như sau:

Phương có nghĩa là đức hạnh : Chỉ người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tâm hồn thanh cao, hòa nhã, luôn biết giúp đỡ người khác.

Phương có nghĩa là tốt đẹp : tính cách tốt lành, luôn làm những điều hay, mang lại niềm vui và thiện cảm cho mọi người.

Phương có nghĩ là đạo lý : là người có thái độ cư xử chuẩn mực, lịch sự khéo léo trong lời nói và hành động của bản thân.

Điều đó có nghĩa, những đứa trẻ tên Phương sẽ là những người đức hạnh, sống tốt đẹp và biết đối nhân xử thể. Hơn nữa, đặt tên cho con là Phương cũng là mong muốn của ba mẹ về một người con thông minh, xinh đẹp và có cuộc đời yên ổn.

Tên đệm hay cho con gái tên Phương

Phương là cái tên rất phổ biến dành cho con gái, vì vậy cũng có vô số tên đệm cho tên Phương dành cho con gái, ví dụ:

A Phương: tinh khiết, dịu dàng.

Á Phương: loài cỏ thơm của châu Á, chỉ sự cao quý, đẹp đẽ.

Ái Phương: xinh đẹp, dịu dàng, đoan trang, được nhiều người yêu mến.

An Phương: đặt tên đệm cho tên Phương này với mong muốn con luôn bình an.

Anh Phương: vừa thông minh, vừa có tài có đức.

Ánh Phương: năng động, tươi trẻ như tia nắng.

Ảnh Phương: con là những giấc mơ đẹp.

Băng Phương: kiêu sa, xinh đẹp và cứng rắn.

Bích Phương: xinh đẹp, quyền quý, có tài năng, là một trong những tên đệm hay cho con gái tên Phương.

Biểu Phương: tên hay cho con gái tên Phương chỉ sự minh bạch, trung thực, có chính kiến.

Bình Phương: kiên định, sống có lý tưởng, có ước mơ

Bội Phương: đức tính tốt đẹp được nhân lên gấp đối

Ca Phương: con có cuộc sống thanh tao, giản dị, âm vang khắp nơi.

Cẩm Phương: nét đẹp thanh tân của người con gái.

Chi Phương: xinh đẹp, dịu dàng, e ấp như nhành hoa.

Chiêu Phương: xinh đẹp diễm lệ, phong thái dịu dàng.

Đài Phương: tên đệm cho tên Phương này có nghĩa chỉ sự sang trọng, hoàn hảo, tốt đẹp.

Di Phương: đoan trang, sống biết đạo lý và là người luôn vui vẻ.

Diễm Phương: xinh đẹp, diễm lệ, tâm hồn thanh cao.

Diệu Phương: dịu dàng ôn nhu, tấm lòng đẹp đẽ.

Đoan Phương: tên hay cho con gái tên Phương, là cô gái vừa thông minh vừa đoan chính.

Đông Phương: cá tính độc đáo, hiểu biết hơn người.

Du Phương: thông minh sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng.

Dung Phương: thông minh, lanh lợi, sống hòa nhã với mọi người.

Duyên Phương: duyên dáng, đáng yêu, tốt bụng, lương thiện

Giao Phương: đặt tên đệm cho tên Phương này có ý chỉ người có trí tuệ và hiểu đạo lý.

Hà Phương: xinh đẹp, dịu dàng như dòng sông, thường dùng để đặt tên cho các bé gái có mệnh Thủy.

Hạ Phương: xinh đẹp, yêu đời như mua fhạ

Hải Phương: tên đệm cho con gái tên Phương này ý chỉ hương thơm của biển.

Hân Phương: con người luôn lạc quan, yêu đời.

Hằng Phương: dịu dàng, thướt tha lãng mạn.

Hạnh Phương: xinh đẹp, dịu dàng, gặp nhiều may mắn, an vui.

Hiếu Phương: người thông minh, nhanh nhẹn, hiếu thảo.

Hiểu Phương: cô gái thông minh và hiểu chuyện, lễ độ.

Hoài Phương: cái tên gợi nhớ về phương xa.

Hoàng Phương: quý phái, tinh tế và có tri thức.

Hồng Phương: đức hạnh và có cuộc sống tốt đẹp.

Huyên Phương: ấm áp, nồng nhiệt, có tấm lòng son sắt.

Khả Phương: dễ thương, đáng yêu, luôn yêu đời.

Kiều Phương: dung mạo xinh đẹp mỹ miều.

Kim Phương: con người tài hoa, có phẩm chất tuyệt vời.

Kỳ Phương: người có nội tâm sâu sắc, phong thái linh hoạt.

Lam Phương: tên đệm cho tên Phương này có nghĩa là tươi trẻ và đức hạnh.

Lan Phương: xinh đẹp, đằm thắm, nết na, duyên dáng như loài hoa lan.

Liên Phương: thuần khiết, thanh cao, trong sáng và đầy bản lĩnh như đóa sen.

Linh Phương: thông minh, nhanh nhẹn, nhạy bén.

Loan Phương: xinh đẹp, thanh cao, luôn gặp những điều may mắn.

Lưu Phương: hương thơm của cỏ hoa được lưu lại.

Mai Phương: thùy mị, yêu kiều, xinh đẹp như hoa mai.

Minh Phương: thông minh, sáng sủa, yêu kiều.

Mộng Phương: người con gái xinh đẹp như trong mộng.

Nam Phương: sáng suốt, thông minh, biết đạo lý, có phẩm chất tốt.

Ngân Phương: nhân hậu, hiền lành, ấm áp, dịu dàng.

Nghi Phương: chân chính, đoan trang, xinh đẹp, dịu dàng.

Ngọc Phương: dung mạo xinh đẹp, sang trọng và yêu kiều.

Nguyệt Phương: inh đẹp, giản dị, vui tươi, hồn nhiên.

Nhã Phương: dịu dàng, hòa nhã và cũng rất hiểu biết, tinh tế.

Nhật Phương: xinh đẹp và tỏa sáng như mặt trời.

Nhi Phương: tươi trẻ, đáng yêu, tính cách tốt.

Như Phương: hiền dịu, cốt cách như hoa như cỏ đáng yêu.

Quỳnh Phương: đóa hoa đẹp luôn tỏa hương.

Tâm Phương: xinh đẹp đôn hậu, chân tình sâu sắc.

Thanh Phương: lanh lợi, thông minh và mạnh mẽ.

Thảo Phương: thanh tao, giản dị, đơn giản như cỏ cây hoa lá.

Thi Phương: người con gái tươi xinh đằm thắm.

Thu Phương: vẻ đẹp dịu dàng, thục nữ và tinh tế.

Thục Phương: khéo léo ôn nhu, dịu dàng.

Thúy Phương: đôn hậu, dịu dàng và vô cùng xin xắn

Tiểu Phương: nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu.

Tình Phương: tên đệm hay cho tên Phương chỉ người giàu cảm xúc, tình cảm dạt dào.

Tố Phương: đằm thắm thiết tha, phong cách ôn hòa.

Trúc Phương: xinh đẹp, thật thà, ngay thẳng, biết suy nghĩ.

Tuệ Phương: cô gái thông minh, ngay thẳng.

Tuyết Phương: người con gái cứng rắn, đoan chính nghiêm trang.n

Uyên Phương: xinh đẹp, nết na, có ý chí, có bản lĩnh, luôn vui tươi, tràn đầy sức sống.

Vân Phương: mang vẻ đẹp của mây.

Xuân Phương: xinh đẹp, đầy sức sống như mùa xuân.

Y Phương: người có cuộc sống may mắn hạnh phúc.

Ý Phương: cô gái xinh đẹp, dịu dàng, luôn gặp những điều tốt đẹp, may mắn trong cuộc sống.

Yên Phương: đài các kiêu sa, đẹp đẽ nhu hòa.

Yến Phương: chim én xinh đẹp, thùy mị, bản lĩnh, độc lập.

Tên đệm hay cho con trai tên Phương

Bàng Phương: làm được điều lớn lao cho ba mẹ tự hào.

Bằng Phương: Chú đại bàng mạnh mẽ, nghiêm trang, uy vũ.

Bình Phương: tên đệm hay cho tên Phương chỉ người kiên định, có lý tưởng, có ước mơ.

Bổn Phương: luôn làm điều tốt cho gia đình tự hào.

Công Phương: người mạnh mẽ, có chí lớn.

Duy Phương: tên đệm hay cho con trai tên Phương này chỉ người thông minh, hiểu đạo lý.

Đắc Phương: có tri thức, năng lực, luôn đạt được thành công.

Đăng Phương: có định hướng, có lý tưởng rõ ràng.

Đạt Phương: tính tình kiên định và luôn thành công.

Đình Phương: mạnh mẽ, có khí khái, chính trực.

Đông Phương: vùng đất đẹp đẽ, chỉ con người đặc biệt.

Đức Phương: công minh chính trực, phẩm chất cao quý.

Gia Phương: thông minh lanh lợi, là niềm tự hào của gia đình.

Hoàng Phương: tên hay cho con trai tên Phương, người có tri thức, có tài năng, luôn tỏa sáng.

Hiếu Phương: thông minh, nhanh nhẹn, hiếu thảo với mọi người.

Lâm Phương: con người có bản lĩnh tài năng đặc biệt.

Long Phương: chú rồng lớn tự do vùng vẫy khắp nơi.

Minh Phương: thông minh, nhanh trí và tính cách tốt đẹp.

Nam Phương: tên đệm hay cho tên Phương chỉ người sáng suốt, thông minh, biết đạo lý.

Nhất Phương: kiên định mạnh mẽ, ý chí quật cường.

Nhật Phương: hiên ngang, mạnh mẽ như ánh sáng ban ngày.

Quốc Phương: người có phẩm chất tốt, nhân tài của đất nước.

Thắng Phương: luôn tích cực, làm được những điều quan trọng.

Thành Phương: chân thật, phẩm chất ngay thẳng.

Thạch Phương: có tố chất tốt đẹp, cuộc sống luôn sung túc.

Tùng Phương: con người rắn rỏi, nghĩa tình chan chứa.

Xuân Phương: mạnh mẽ và đầy sức sống như mùa xuân.