Top 13 # Xem Nhiều Nhất Y Nghia Ten Y Nhi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Welovelevis.com

Ý Nghĩa Các Chữ Cái Trong Tên Bạn Y Nghia Cac Chu Cai Trong Ten Ban Doc

Nếu có tên bắt đầu bằng chữ D, bạn có thể là một quản trị gia tài ba. Bạn là người rất bảo thủ. Mặt tiêu cực: khắt khe, bướng bỉnh và thích tranh cãi.

Với chữ cái E (Ê)

Nếu tên bạn bắt đầu bằng chữ E (Ê) bạn là một người cởi mở, thích tự do và đôi khi dễ thay đổi. Do chữ E có hình dạng quay về phía trước nên bạn là người lạc quan, nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, bạn rất nóng tính.

Với chữ cái G Nếu chữ cái đầu tên bạn rơi vào chữ G, bạn không được cởi mở cho lắm. Bạn có khuynh hướng thích sống một mình. Bởi vậy, bạn thường bị người khác hiểu lầm là lạnh lùng, khó gần. Khi bạn đã thích điều gì, bạn sẽ say mê đến cuồng nhiệt và thường đánh giá mọi người qua bản chất chứ không phải qua hình thức. Ngoài ra, bạn còn có khả năng diễn thuyết trước đám đông. Bạn sống cô lập, bảo thủ. Bạn rất hay bị hiểu lầm, người khác nhìn bạn như một ốc đảo. Tuy nhiên, bạn có quyết tâm cao và luôn xem “chất lượng hơn số lượng”. Mặt trái của bạn là thích chỉ trích và dễ làm tổn thương người khác.

Với chữ cái H Chữ H giống như một chiếc thang. Bởi vậy, bạn sẽ có nhiều bước thăng trầm trong cuộc đời. Bạn là người tự chủ, biết mình muốn gì, cần gì và hơn hết bạn là người đầy tham vọng, luôn khát khao vươn lên nấc thang của sự thành công. Nhược điểm duy nhất của bạn là quá ham kiếm tiền. Bạn tự kiểm soát tốt, có khát vọng mạnh mẽ đến thành công. Nếu có địa vị, bạn có thể là người lãnh đạo tốt, song cũng có thể rất tồi. Mặt tiêu cực: Hơi khắt khe trong cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc. Bạn cũng nên cẩn thận với tiền bạc vì chữ H của bạn trống rỗng cả đầu lẫn đuôi.

Với chữ cái K Nếu K là chữ cái bắt đầu tên bạn chứng tỏ bạn thích cuộc sống tự do, vui vẻ và vô tư. Bạn đặc biệt yêu thích âm nhạc vì âm nhạc có thể làm dịu bớt sự căng thẳng trong tâm hồn. Bạn thường chủ động đối mặt với những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Bạn hành động rất ngẫu hứng, lúc nào cũng khẳng khái, ung dung và cạn nghĩ. Các giác quan của bạn hơi kém. Nên lắng nghe những mối linh cảm của mình. Mặt tiêu cực của người có tên bắt đầu bằng phụ âm này: ít thật lòng và hay ủ dột.

Với chữ cái L

Bí Mật Của Y Học Ai Cập Cổ Đại

Các nhà khoa học Anh nghiên cứu các xác ướp Ai Cập và giải mã bí mật các cuộn giấy papirus. Kết luận của họ là: Y học hình thành đầu tiên trên lưu vực sông Nile.

Chữa bệnh thời Ai Cập cổ đại

Bà Rosalie David, 62 tuổi, giám đốc trung tâm nghiên cứu Y sinh Ai Cập học (KNH) thuộc trường đại học Manchester (Anh), cẩn thận lấy cái sọ người từ trong hộp các tông ra và nói: “Chàng thanh niên này thật không may. Anh ta bị chôn sống cùng với thi hài pharaoh”.

Cách đây gần 5000 năm, tại Ai Cập cổ đại, chàng thanh niên này còn phục vụ cho pharaoh. Đó là thời kỳ người ta chưa nghĩ ra các bức tượng hình nhân thay thế bằng đá để có thể đặt chúng vào lăng mộ pharaoh một cách tượng trưng, với mong muốn chúng sẽ phục vụ các vị vua sau khi chết. “Chính vì thế mà những người hầu buộc phải “hộ tống” ông chủ của mình là các pharaoh trên đường sang thế giới bên kia” – Bà Rosalie David cho biết.

Bà Rosalie David đã nghiên cứu kỹ hộp sọ chàng trai trẻ nọ. Bà không tìm thấy bất kỳ dấu vết bạo lực nào trên đó, thậm chí cả khi chụp X-quang. Bà nói: “Chàng trai được táng trong mộ, cạnh quan tài của pharaoh ở Abydos, cách Cairo 500 kilômét về phía Nam”. Bà còn đang tìm hiểu xem liệu chàng trai có bị đầu độc rồi mới bị đem chôn hay không.

Tại trung tâm KNH do bà Rosalie làm giám đốc có rất nhiều xác ướp và các bộ xương người. Các nhà khoa học chiếu chụp X-quang, lấy mẫu tóc, mẫu nội tạng, mẫu xương… để phân tích về gen. KNH là viện nghiên cứu duy nhất trên thế giới có chương trình nghiên cứu về y sinh học thời kỳ Ai Cập cổ đại. “Nếu như ai đó muốn tìm hiểu xem người Ai Cập cổ đại sinh hoạt như thế nào, thì người đó buộc phải tìm hiểu cơ thể của họ và phải làm quen với y học truyền thống thời kỳ đo”. Bà Rosalie nói. Bằng cách ấy, chúng ta sẽ giải thích được nhiều nghi vấn lịch sử, trong đó có nghi vấn cho rằng người Ai Cập cổ đại chữa bệnh bằng những lời nguyền ma thuật, còn y học hiện đại là do người Hy Lạp phát minh ra và “Điều đó là không đúng. Chính những người Hy Lạp phải học cách chữa bệnh của người Ai Cập” – Bà Rosalie khẳng định.

Đối với các nhà Ai Cập học, kho báu về y học mang tính lịch sử này là câu đố bí ẩn trong suốt một thời gian dài. Thông thường, các chữ hình nêm được dịch nghĩa trên cơ sở đoán ý nghĩa của từ trong văn cảnh và so sánh nó với các văn bản tương tự. Trong trường hợp các cuộn giấy papirus “y học”, việc dịch nghĩa là khó khăn bởi vì nhiều khái niệm, chẳng hạn như tên gọi các cây thuốc hoặc chất khoáng, chỉ xuất hiện một lần. Hơn nữa, những khái niệm đó không được đặt trong câu mà chỉ được nhắc đến trong các bản danh sách. Các nhà Ai Cập học cũng không có sự nhất trí trong việc dịch các thành phần đơn thuốc.

Cùng với các cộng sự, bà Rosalie David đã hoàn thành 1000 đơn thuốc và kiểm tra các khái niệm gây tranh cãi. Họ đặt ra những câu hỏi, đại loại: Liệu một loại cây nào đó được nhắc đến trong đơn thuốc có mọc ở Ai Cập thời kỳ đó? liệu có những con đường thương mại, nhờ đó loại cây này được nhập vào Ai Cập?… Tiếp đó họ kiểm tra các đơn thuốc dưới góc độ tác dụng dược lý.

Bằng cách trên, các nhà khoa học đã “giải mã” được 284 loại thực vật, động vật và chất khoáng.706 đơn thuốc được định nghĩa toàn bộ hoặc một phần lớn. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: Một nửa số thành phần thuốc vẫn tiếp tục được sử dụng trong y học, mặc dù ở dạng tổng hợp.

Những người Ai Cập cổ đại rõ ràng đã rất thành thạo trong việc sử dụng các thành phần thuốc. Hai phần ba trong số các đơn thuốc là có hiệu quả trong chữa bệnh.

Vậy, các thầy thuốc Ai Cập kê những đơn thuốc gì? Có thuốc mỡ chống nhiễm trùng làm từ nhựa cây, mật ong và kim loại dùng để bôi lên vết thương hở. Có loại thuốc từ rễ cây để chữa bệnh giun sán… lại có thuốc từ lá rau để kích thích mọc tóc… Mặc dù người Ai Cập cổ đại chưa biết đến thuốc gây mê nhưng các thầy thuốc khi đó cũng đã thử tiến hành một số ca phẫu thuật, thay thế nội tạng. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một ngón chân giả ở một xác ướp. Đó là bộ phận giả đầu tiên trên thế giới dùng để lắp cho người.

Nguồn: DG&TĐ

Tên Y Có Ý Nghĩa Gì Và Các Tên Đệm Phù Hợp Nhất

Kính gửi Giadinhlavogia! Mình tên là Nguyễn Thanh Thế, 39 tuổi. Vợ mình đang mang thai bé trai được hơn 8 tháng tuổi. Do hiếm muộn nên bằng tuổi này mà vợ chồng mình mới có mụn con đầu lòng.

(Nguyễn Thanh Thế – Quảng Bình)

Vâng, chào anh Thế, trước tiên mình xin được gửi lời chúc mừng anh, chị đang mang trong mình giọt máu dù hơi muộn như vậy lại càng quý trọng hơn đúng không anh. Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi tên Ý có ý nghĩa gì.

Việc đặt tên cho con để hợp với tên bố mẹ và có nghĩa là rất cần thiết và hầu như người cha, người mẹ nào cũng thấy phân vân. Với cái tên anh chọn cho Hoàng tử nhà mình em thấy nó rất hay và có ý nghĩa. Ngoài ra tên này con thể hiện được điều bố mẹ mong muốn gửi gắm đến cậu con trai bé bỏng của mình.

Ý nghĩa tên Y là gì: có ý nghĩa là y nguyên, nhất mực, không thay đổi. Khi đặt tên Y cho con, bố mẹ mong con sẽ không thay đổi, sống đạo đức và trung hậu, có cuộc sống may mắn, không gặp biến cố mà luôn tĩnh lặng.

Với tên Y thì anh, chị có thể chọn cho con mình rất nhiều cái tên hay: Phúc Y, Bảo Y, Thiên Y, Tịnh Y, Gia Y, Khánh Y, Khải Y, Đình Y, Đức Y, Quy Y, Gia An……

Trong những cái tên trên bên mình thấy ấn tượng nhất mấy cái tên: Thiên Y, Tịnh Y và Quy Y vì đây là những cái tên đầy ý nghĩa. Với ba cái tên trên kênh trẻ thơ xin giải thích ý nghĩa tên Y là gì khi kết hợp với ba tên lót trên.

Thiên là trời, nói về sự rộng lớn, kỳ vĩ, luôn mạnh mẽ, bao quát. Y có ý nghĩa là y nguyên, nhất mực, không thay đổi. Ý nghĩa tên Thiên Y là con sẽ trở thành người mạnh mẽ, thông minh và thành công.

Tịnh là thanh tịnh, cũng có ý nghĩa là sạch sẽ, xinh đẹp, yên tĩnh. Theo nghĩa đó, tên “Tịnh Y” là mong muốn con có dung mạo đẹp đẽ, thanh tao, quý phái, luôn sống hạnh phúc, an nhàn.

Quy nghĩa là quay về, ngụ ý suy nghĩ kỹ, cân nhắc, lựa chọn sự thay đổi đúng đắn. Quy Y dùng chỉ người con trai luôn biết nghĩ đến điều cốt lỗi, hành xử đúng mực và sống an nhiên, thanh thản.

Câu 2. Tên Y có ý nghĩa gì khi làm tên lót cho những tên khác

Rất cảm ơn các bạn đã phản hồi và tư vấn nhiệt tình cho mình ý nghĩa tên Y là gì. Tên “Y” mình thấy rất ý nghĩa tuy nhiên mẹ vợ mình lại không thích lắm mấy cái tên đệm trên.

Mẹ mình muốn lấy tên ” Y” để làm tên đệm cho cho cháu thì sẽ hay hơn và gần gũi hơn. Nên hôm nay mình lại tìm đến Kênh mong kênh tìm giúp mình mấy cái tên có đệm là Y để mình tham khảo được không ạ ? Mình rất mong website tư vấn nhiệt tình như câu hỏi tên Y có ý nghĩa gì.

Chào anh Thế! Cảm ơn anh đã quay lại sau câu hỏi ý nghĩa tên Y là gì. Mỗi người một lựa chọn tuy nhiên những lựa chọn ấy đều mong muốn mang lại cho con, cháu mình những cái tên hay nhất và ý nghĩa nhất.

Để lấy tên Y làm tên đệm cho bé nhà mình cũng là một sự lựa chọn cũng hay và phổ biến hiện nay. Theo yêu cầu mình sẽ liệt kê cho anh một số tên có chữ lót là “Y” mà đầy ý nghĩa như: Y Phúc, Y Ngọc, Y Trung, Y Hậu, Y Gia, Y Hiền, Y Thịnh, Y Trường…

Một số cái tên mà bên mình ưng ý nhất đó là: ” Y Hậu”, “Y Hồng”. Kênh trẻ thơ xin giải thích cụ thể tên Y có ý nghĩa gì khi làm tên lót cho hai cái tên trên.

“Y” là chỉ sự y nguyên, nhất mực, không thay đổi. “Hậu” là hiền hậu, nhân hậu. “Y Hậu” ý chỉ người hiền hậu, có phúc đức và thịnh vượng.

Mong con luôn may mắn và sống nhất mực, tốt đẹp.

81 Huyệt Vị Đặc Hiệu Của Trung Y Thường Dùng

Các bạn học Trung y đều biết, toàn bộ cơ thể có 52 đơn huyệt, 309 song huyệt, 50 huyệt kỳ kinh, tổng cộng là 720 huyệt vị. Trong đó, có một số huyệt vị đối với triệu chứng có tính tạm thời như giảm đau, mất ngủ… hiệu quả rất rõ rệt, đã được người trong ngành đánh giá là “huyệt đặc hiệu thần kỳ”. Hôm nay tổng kết chỉnh lý giới thiệu tới mọi người 81 huyệt vị đặc hiệu của Trung y thường dùng.

1. Huyệt đặc hiệu chữa phát sốt–Khúc Trì 2. Huyệt đặc hiệu chữa đau họng–Thiếu Thương 3. Huyệt đặc hiệu chữa ho– Liệt Khuyết 4. Huyệt đặc hiệu chữađau ngực–Cự Khuyết 5. Huyệt đặc hiệu chữa hung muộn– Đốc Du 6. Huyệt đặc hiệu chữa choáng ngất– Nhân Trung 7. Huyệt đặc hiệu chữa ẩu thổ (nôn)– Hợp Cốc 8. Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng trên– Trung Quản 9. Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng dưới– Đại Hoành 10. Huyệt đặc hiệu chữa trướng bụng–Kiến Lý 11. Huyệt đặc hiệu chữa ách nghịch–Huyệt Cách khu 12. Huyệt đặc hiệu chữa đại tiện bí–Chi câu 13. Huyệt đặc hiệu chữa phù chi dưới–Tam Âm Giao 14. Huyệt đặc hiệu chữa phù mặt–Thái Khê 15. Huyệt đặc hiệu chữa đau đỉnh đầu–Tứ Thần Thông 16. Huyệt đặc hiệu chữa thiên đầu thống–Thái Dương 17. Huyệt đặc hiệu chữa đau vùng trước trán– Ấn Đường 18. Huyệt đặc hiệu chữa chóng mặt–Phong Trì 19. Huyệt đặc hiệu chữa tắc mũi –Nghinh Hương 20.Huyệt đặc hiệu chữa cơn đau quặn thận– Thận Du 21.Huyệt đặc hiệu chữa cơn đau quặn mật–Dương Lăng Tuyền 22.Huyệt đặc hiệu chữa cánh tay tê bì–Thủ Tam Lý 23.Huyệt đặc hiệu chữa cơ mắt co giật–Toản Trúc 24.Huyệt đặc hiệu chữa gặp gió chảy nước mắt–Thừa Khấp 25.Huyệt đặc hiệu chữa eo lưng đau mỏi–Ủy Trung 26.Huyệt đặc hiệu chữa bắp chân bị chuột rút– Thừa Sơn 27. Huyệt đặc hiệu chữa người già chảy nước mũi –Nghinh hương 28.Huyệt đặc hiệu chữa miệng khô lưỡi táo–Thiên trì 29.Huyệt đặc hiệu chữa chứng nghiến răng– Nội đình 30.Huyệt đặc hiệu chữa tim đập nhanh– Thiếu hải 31.Huyệt đặc hiệu chữa tim đập chậm–Thông lý 32.Huyệt đặc hiệu chữa đau thắt ngực– Nội quan 33.Huyệt đặc hiệu chữa bệnh viêm cơ tim nhiễm khuẩn–Tâm du 34.Huyệt đặc hiệu chữa huyết áp thấp– Tố liêu 35.Huyệt đặc hiệu chữa mất ngủ– An miên 36.Huyệt đặc hiệu chữa hen suyễn– Định suyễn 37.Huyệt đặc hiệu chữa loét dạ dày tá tràng– Trung quản 38.Huyệt đặc hiệu chữa đau dây thần kinh liên sườn– Dương lăng tuyền 39.Huyệt đặc hiệu chữa các chứng viêm túi mật, sỏi mật — Đởm nang 40.Huyệt đặc hiệu chữa thiếu máu– Tỳ du 41.Huyệt đặc hiệu chữa tăng lipid máu–Phong long 42.Huyệt đặc hiệu chữa mai hạch khí– Tứ quan 43.Huyệt đặc hiệu chữa cường chức năng tuyến giáp– Cao hoang 44.Huyệt đặc hiệu chữa sỏi tiết niệu–Hạ cực du 45.Huyệt đặc hiệu chữa kinh nguyệt trước kỳ– Thái xung 46.Huyệt đặc hiệu chữa bế kinh–Khí hải 47.Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng kinh– Tam âm giao 48.Huyệt đặc hiệu chữa vị trí của thai nhi không đúng–Chí âm 49. Huyệt đặc hiệu chữa tắc sữa — Đản trung 50.Huyệt đặc hiệu chữa hội chứng mãn kinh–Huyết hải 51.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em biếng ăn–Thừa tương 52.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em suy dinh dưỡng–Giáp tích Hoa Đà 53.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em chảy dãi– Dũng tuyền 54.Huyệt đặc hiệu chữa chứng trẻ emđái són–Bàng quang du 55.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em khóc dạ đề 一 Nhất thôi thiên hà thủy ( là dài huyệt từ nếp gấp trong cẳng tay kéo dài đến nếp gấp khủy tay) 56.Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em tiêu chảy– Thiên khu 57.Huyệt đặc hiệu chữa vẹo cổ–Thiên tông 58.Huyệt đặc hiệu chữa bong gân mắt cá chân–Hoàn khiêu 59.Huyệt đặc hiệu chữa rối loạn khớp cùng chậu–Phi dương 60.Huyệt đặc hiệu chữa viêm quanh khớp vai– Chiếu hải 61.Huyệt đặc hiệu chữa bong gân cổ tay– Dương trì 62.Huyệt đặc hiệu cứng cổ gáy– Kiên tỉnh 63.Huyệt đặc hiệu chữa tê ngón tay út– Tiểu hải 64.Huyệt đặc hiệu chữa ngứa quanh hậu môn–Trường cường 65.Huyệt đặc hiệu chữa vết chân chim ở mắt– Đồng tử liêu 66.Huyệt đặc hiệu chữa thâm quầng mắt– Tứ bạch 67.Huyệt đặc hiệu chữa viêm loét khoang miệng lặp đi lặp lại–Lao cung 68.Huyệt đặc hiệu chữa rối loạn công năng khớp dưới hàm– Hạ quan 69.Huyệt đặc hiệu chữa viêm họng mạn tính–Thái khê 70.Huyệt đặc hiệu để bổ hư — Quan nguyên 71.Huyệt đặc hiệu chữa chân tay lạnh– Khí hải 72.Huyệt đặc hiệu giải cơn buồn ngủ– Thượng tinh 73.Huyệt đặc hiệu tăng cường lực cổ tay– Đại lăng 74.Huyệt đặc hiệu cải thiện tình dục của nữ– Hồi xuân (chính là huyệt Thập tuyên) 75.Huyệt đặc hiệu cải thiện tình dục của nam– Tinh hoàn 76.Huyệt đặc hiệu kéo dài thời gian cương cứng–Quan nguyên du 77.Huyệt đặc hiệu chữa xuất tinh sớm–Đại trường du 78.Huyệt đặc hiệu giúp người già duy trì sinh hoạt tình dục– Âm liêm 79.Huyệt đặc hiệu làm dịu thần kinh–Thần đình 80.Huyệt đặc hiệu ổn định cảm xúc–Thiếu phủ 81.Huyệt đặc hiệu chữa say tàu xe–Cưu vĩ

Mỗi huyệt có 1 tên, tuy nhiên cũng có nhiều huyệt có rất nhiều tên như huyệt Bá Hội có đến 10 tên gọi khác nhau, hoặc huyệt Trường Cường có 14 tên gọi khác nhau… Chúng tôi ghi tên chính của huyệt, các tên gọi khác được xếp vào mục ‘Tên Khác’ để tham khảo.

Việc đặt tên huyệt có thể thường được dựa theo 1 số yếu tố sau:

– Đặt Tên Theo Cách So Sánh

So sánh hình thể nơi có huyệt, thấy giống 1 số hình thể tự nhiên nào đó, thì lấy tên hình thể đó mà đặt cho huyệt. Thường dựa theo:

+ Hình dáng núi (Sơn) như Thừa Sơn (Bq.57), Sơn Căn…

+ Khe suối (Khê) như Hậu Khê (Ttr.3), Hiệp Khê (Đ.43)…

+ Con suối (Tuyền) như Âm Lăng Tuyền (Vi.10), Cực Tuyền (Tm.1)…

+ Hang (Cốc) như Hợp Cốc (Đtr.4), Tiền Cốc (Ttr.2)…

+ Giếng (Tỉnh) như Kiên Tỉnh (Đ.21), Thiên Tỉnh (Ttu.10)…

+ Ao (Trì) như Khúc Trì (Đtr.11), Thiên Trì (Tb.1)…

+ Đầm lầy (Trạch) như Khúc Trạch (Tb.3), Xích Trạch (P.5)…

+ Rãnh nước (Câu) như Chi Câu (Ttu.6), Thuỷ Câu (Đc.26)…

+ Vực sâu (Uyên) như Thái Uyên (P.9), Uyên Dịch (Đ.22)…

-Dựa Theo Tên của 1 bộ phận cơ thể

Thí dụ: Nhũ Trung: giữa đầu vú.

Huyệt Ngạch Trung: giữa trán.

-Dựa vào vị trí vùng huyệt

+ Ở đầu, thêm từ Đầu vào phía trước tên huyệt. Thí dụ: Đầu Khiếu Âm, Đầu Lâm Khấp…

+ Ở tay thêm từ Thủ vào phía trước tên huyệt. Thí dụ: Thủ Ngũ Lý, Thủ Tam Lý.

+ Ởû bụng, thêm từ Phúc vào trước tên huyệt. Thí dụ: Phúc Thông Cốc…

+ Ở chân thêm từ Túc vào trước

Tên Huyệt:

Túc Tam Lý, Túc Lâm Khấp…

+ Ở thátw lưng thêm từ Yêu vào trước tên huyệt. Thí dụ: Yêu Dương Quan…

-Dựa theo Tác Dụng Trị Liệu

Thí dụ: Cử Tý (huyệt có tác dụng trị tay [tý] liệt không nhấc [cử] lên được), Á Môn (huyệt có tác dụng trị câm (á), Nghênh Hương (huyệt có tác dụng đón (nghênh) mùi thơm (hương)…

-Dựa theo biện chứng YHCT

+ Quan hệ với Âm Dương như Âm Lăng Tuyền, Dương Lăng Tuyền, Âm Cốc, Dương Khê…

+ Liên hệ đến Tạng Phủ: Phế Du, Tâm Du, Can Du, Tỳ Du, Thận Du…

+ Liên hệ đến khí: Khí Hải, Khí Xung..

+ Liên hệ với huyết: Huyết Hải, Huyết Sầu…

– Ý Nghĩa Tên Huyệt Ngày xưa, khi đặt tên cho 1 huyệt nào đó, người xưa đã có 1 ẩn ý nhất định nào đó tuy rằng cho đến nay, vì nhiều lý do, chúng ta chưa có điều kiện hiểu rõ hết toàn bộ các ý nghĩa đó. Cũng 1 huyệt, tùy theo sự hiểu biết của mình, mỗi tác giả có thể hiểu nột cách khác nhau.

Thí dụ: Cũng huyệt Chi Câu (Ttu.6),

– Sách ‘Trung Y Cương Mục’ giải thích: “Chi = cành, nhánh, ý chỉ tay chân.

Câu = đường mương hẹp. Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy qua giống như nước chảy trong đường mương, vì vậy, gọi là Chi Câu”.

-Sách ‘Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải’ lại giải thích như sau: “Ngày xưa, việc đào đất gọi là Cấu. Vì nhánh của huyệt thẳng với huyệt Gian Sử của kinh thủ Quyết Âm Tâm Bào, đường mạch đi của huyệt giống như nước rót vào trong mương, vì vậy, gọi là Chi Cấu”.

Hiểu rõ được ý nghĩa của tên huyệt có thể giúp:

-Dễ nhớ đến vị trí vùng huyệt: Thí dụ: Huyệt Ngạch Trung. Ngạch = trán, Trung = giữa, chỉ cần nói đến tên huyệt là biết ngay huyệt ở vị trí giữa trán.

– Biết được tác dụng bệnh lý liên hệ với huyệt.

Thí dụ: Huyệt Huyết Áp Điểm. Nói đến huyệt là biết ngay tác dụng của huyệt đối với việc điều chỉnh huyết áp.

– Biết được tác dụng sinh lý của huyệt.

Thí dụ: Huyệt Khí Hải (Nh.6). Huyệt là nơi giống như biển chứa khí.

– Hiểu rõ tác dụng của huyệt.

Thí dụ: Huyệt Tình Minh. Tình = con ngươi mắt. Minh = sáng. Nhắc đến huyệt là biết ngay tác dụng của huyệt là làm cho sáng mắt.

– Ghi Tên Gọi của 1 huyệt Tuy nguồn gốc tên gọi của huyệt bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng ngày nay, châm cứu đã hầu như phổ biến trên toàn thế giới, vì thế, tên gọi của mỗi huyệt thường được phiên âm, đặt, gọi sao cho thích hợp với từng ngôn ngữ của mỗi nước.

Thí dụ: Huyệt thứ nhất của kinh Phế:

. Tiếng phiên âm của Trung Quốc là Zhòng Fú.

. Phiên âm của Việt Nam là Trung Phủ.

. Phiên âm của tiếng Anh là Chung Fu.

. Phiên âm của tiếng Pháp là Tchong Fou.

Người của nước này, khi muốn tra cứu tài liệu ở nước khác, sẽ thấy khó khăn trong việc thâu thập vì bất đồng ngôn ngữ, chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có ‘Danh Pháp Quốc Tế’.

Trong hội nghị ‘Tiêu Chuẩn Hoá Danh Pháp Quốc Tế’ về châm cứu khu vực Tây Thái Bình Dương, do Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức tại Manila (Philipin), từ ngày 14-20 tháng 12 năm 1982, Nhóm ‘Tiêu Chuẩn Hóa Danh Pháp Quốc Tế’ của Việt Nam đã có 1 số đề nghị như sau:

a) Về tên gọi quốc gia, có thể theo cách thức sau:

. Dùng tên gọi cổ truyền (ở những nước đã có tên gọi cổ truyền).

. Dùng tên gọi theo phiên âm từ tiếng Trung Quốc ra tiếng riêng của quốc gia mình (nếu chưa có tên gọi riêng).

b) Về tên gọi quốc tế, có thể theo cách thức sau:

. Dùng số La Mã để đánh số các đường kinh.

. Dùng số A Rập để đánh số các huyệt Châm cứu trên mỗi đường kinh.

. Số 0 để đánh số các huyệt Ngoài Kinh.

Như vậy, 1 huyệt cụ thể sẽ được ghi như sau:

Thí dụ: Huyệt thứ nhất của kinh Phế tức huyệt Trung Phủ được ghi là: I. 1.

Số I La Mã là biểu hiện cho kinh Phế, vì kinh Phế đứng thứ 1 trong 12 đường kinh. Số 1 A Rập cho biết đây là huyệt thứ 1 của kinh Phế.

Thí dụ: huyệt Chương Môn, ghi là XII. 13. Số XII cho biết đó là kinh Can, số 13 cho biết huyệt Chương Môn là huyệt thứ 13 của kinh Can…

Các huyệt khác cũng theo cách trên mà tính.

Riêng huyệt Ngoài Kinh, vì số huyệt ngày càng nhiều, lại không thống nhất, do đó, hơi khó khăn trong việc ghi số thứ tự.

Thí dụ: huyệt Ngư Yêu,

. Theo sách ‘Châm Cứu Học’ của Viện Đông Y Việt Nam xuất bản năm 1984 ghi là 03 (theo cách tính của Việt Nam).

. Sách ‘An Explanatory Book Of The Newest Illustration Of Accupuncture Points’ của HongKong, in năm 1981 thì huyệt Ngư Yêu lại là 06, huyệt số 03 của họ lại là huyệt Ấn Đường.

Sở dĩ có sự khác biệt trên vì số huyệt cũng như cách tính của 2 quyển sách trên khác nhau. Sách ‘Châm Cứu Học’ của Việt Nam chỉ trình bày có 39 huyệt nhưng sách của HongKong lại giới thiệu đến 171 huyệt…

+ Riêng huyệt Mới (Tân Huyệt) thì lại chưa được đề cập đến dù con số Huyệt Mới hiện nay không phải là ít.

Ngoài ra, dù Việt Nam đã có Viện Châm Cứu, cơ quan đầu ngành về châm cứu nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có được tài liệu chính thức công bố tên gọi của các huyệt, vì vậy, nhiều tên huyệt vẫn còn chưa thống nhất vì:

+ Theo trình độ hiểu biết của dịch giả: cũng huyệt Trung Chử, sách ‘Châm Cứu Học’ của Viện Đông Y ghi là Trung Chữ, 1 số học giả lại cho rằng phải dịch là Trung Chử mới đúng thanh vận (bản dịch Nội Kinh Linh Khu của Huỳnh-Minh-Đức) … Sách ‘Châm Cứu Học’ Việt Nam ghi là Tinh Minh, nhưng nếu dịch đúng bản văn tiếng Trung Quốc lại phải đọc là Tình Minh… Huyệt Kinh Cừ (Phế 8), có sách ghi là Kinh Cừ, có sách ghi là Kinh Cự, Huyệt Chi Câu, có sách ghi là Chi Cấu, có sách ghi là Chi Câu…

+ Theo phát âm của từng vùng: Thí dụ: huyệt miền Bắc gọi là Hoạt Nhục Môn (Vi.24), miền Nam gọi là Hượt Nhục Môn, miền Bắc phát âm là Bản Thần, miền Nam phát âm là Bổn Thần…

Hy vọng trong tương lai gần đây, việc định danh tên huyệt sẽ được chú ý hơn.

Tạm thời, đối với kinh chính và 2 mạch Nhâm Đốc, chúng tôi theo tên gọi trong sách ‘Châm Cứu Học’ của Viện Đông Y Việt Nam, bản in năm 1984, còn huyệt Ngoài Kinh và Huyệt Mới, chúng tôi theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ bản in 1974 và ‘Châm Cứu Học Từ Điển’ của Thượng Hải 1987.