Ý nghĩa tên gọi
Chức năng quan trọng nhất của tên người là để xác định, phân biệt phần “danh” giữa người với người. Tuy nhiên, tên gọi chỉ là dấu hiệu phổ thông để phân biệt người này với người khác chứ không phải người có tên như thế nào thì bản tính thế ấy, ví dụ cùng tên Hải Sơn nhưng không phải ai cũng là người lương thiện. Sự khác nhau đó còn biểu hiện ở hình dáng, sức khoẻ, trình độ nghệ nghiệp… Cho nên, những hàm ý khác ngoài chức năng phân biệt chỉ là theo quan niệm duy tâm trong dân gian, hay của chính người đặt tên đó.
Trước kia ông cha ta thường khi sinh con ra nếu là trai thì gọi luôn là thằng cu, gái… nhiều thì cu lớn, cu bé,… và thời hạn đặt tên cho con – tính từ ngày sinh – thay đổi theo từng vùng. Người Kinh, theo phong tục xưa thì không đặt tên ngay khi đứa trẻ mới chào đời mà chỉ gọi nôm na như thằng cu, cái đĩ, thằng Tèo, cái Tộp… hoặc một cái tên gì đó xấu xí trong vòng 100 ngày để ma quỷ khỏi bắt nó đi. Rồi khi lớn lên cứ tiện những từ vần miệng là đặt như Hoa, Hồng, Na, Bưởi, Cam…
Mặt khác, cái tên còn ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của một đời người. Cái tên của mỗi người phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong sinh hoạt, học tập và những công việc hàng ngày. Tất nhiên, một cái tên không thể chi phối toàn bộ cuộc đời, số phận của một con người. Thế nhưng, một cái tên hay, một cái tên đẹp lại là hành trang vô giá của mỗi người.
Ngày nay con người đã có thể làm chủ vận mệnh của mình, có thể thực hiện nguyện vọng kiến tạo sự nghiệp và điều trước tiên cần có chính là một cái tên hay. Có những cái tên thể hiện chí lớn của bạn. Như vậy, mong muốn có một cái tên hay theo mình suốt đời, cũng là mong muốn những điều hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ ẩn chứa trong cái tên ấy.
Tên người là một tổ hợp gồm có tên và họ hợp thành. Họ thuộc về khía cạnh gia đình, còn tên là do bố mẹ hoặc họ hàng thân thuộc đặt cho. Chúng ta thông thường sinh ra đều dùng họ cha, đương nhiên cũng có người lấy họ mẹ, điều này chỉ ra quan hệ huyết thống, quan hệ họ tộc. Người phương Đông, theo quan niệm truyền thống, rất coi trọng sự thịnh vượng của gia tộc, sự phồn vinh của đời sau, sự huy hoàng của tổ tiên. Họ luôn có một ý nghĩa nhất định, nếu kết hợp với cái tên có ý sâu sắc, thì họ và tên sẽ đem lại một ấn tượng khó quên.
Chính bởi vậy, chú trọng khi đặt tên cho con cái là một điều không thể bỏ qua. Trên thực tế, đặt tên hay Nhân danh học chính là một bộ phận của ngành Nhân học. Ở các nước Âu – Mỹ, Nhân danh học ra đời từ thế kỷ XIX và phát triển cho tới nay với hàng nghìn công trình đã được công bố. Gần gũi với Việt Nam, Trung Quốc cũng là một quốc gia rất chú trọng tới việc đặt tên cho con, hay việc đặt tên hiệu, tự, thiệu,… Còn ở Việt Nam, tên họ cũng rất đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó, theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hy vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, có một cái tên đẹp cũng là một lợi thế trong giao tiếp. Chính bởi những nguyên do đó, một cái tên hay không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những đứa con, mà nó cũng rất quan trọng đối với bố mẹ, gia đình và cả xã hội.
Theo tử vi thì những ngày tháng con lớn khôn, cha mẹ hãy truyền đạt lại những ý nghĩa đó cho con và nhắc nhở con hàng ngày về những bài học bên trong cái tên, hướng cho con sống tốt, trở thành người có Đức, có Tài như những kỳ vọng của cha mẹ đã gửi gắm.
Ý nghĩa tên thể hiện tình yêu thương và niềm tự hào của cha mẹ về đứa con yêu. Cha mẹ hãy gửi gắm vào cái tên của con mình những bài học giáo dục đạo đức và tính cách ngay từ đầu.
Còn đối với đứa trẻ, khi hiểu rõ ý nghĩa tên của mình, bé sẽ yêu quý, tự hào một cách sâu sắc về tên mình. Cái tên sẽ thay cha mẹ nhắc nhở con giữ Đức luyện Tài và có động lực điều chỉnh hành vi hàng ngày. Con sẽ luôn biết mình đi con đường nào ngay cả khi không có cha mẹ ở bên. Ý nghĩa cái tên như Bài học gối đầu, sẽ theo con mọi lúc, mọi nơi và suốt cuộc đời.
Đến một thời điểm bạn hãy cho con biết được ý nghĩa tên của mình, lúc đó bé sẽ tự hào, yêu quý và trân trọng bản thân, từ đó biết ý thức vươn lên, tự cố gắng phấn đấu để xứng đáng với ý nghĩa tên của mình đã được cha mẹ đặt cho.
Bí quyết đặt tên đẹp cho bé
Về cấu trúc tên của người Việt xưa nay gồm: họ – tên đệm – tên chính. Họ là để phân biệt huyết thống và tên chính dùng để phân biệt người này với người khác thì một số tên đệm thường dùng để phân biệt giới tính (nam, nữ) như Thị, Diệu, Nữ dùng cho nữ giới; Bá, Mạnh, Văn dùng cho nam giới.
Khi giao tiếp với ai đó việc đầu tiên người ta quan tâm là tên gọi của nhau. Do đó tên gọi sẽ là đại diện tiêu biểu của một người. Một cái tên đẹp như Phương My, Hải An, Kiều Anh… sẽ gây được thiện cảm ban đầu cho người khác. Vì thế khi đặt tên cho con cha mẹ cần phải chú ý đến điều đó. Nếu cái tên vô nghĩa hoặc nghĩa xấu thì sau này con cái sẽ không thích, có thể chúng sẽ tự đổi tên khác cho phù hợp.
Tên gọi hay ngoài việc đảm bảo ý nghĩa còn phải dễ đọc, dễ nhớ và điều này còn tuỳ thuộc vào quy luật phát âm của dân tộc mình. Thường thì tên gọi có hai âm tiết, nếu âm tiết trước là thanh bằng (các chữ có dấu huyền hoặc không dấu) thì âm tiết sau nên dùng thanh trắc (các chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng) và ngược lại. Còn khi kết hợp thanh trắc cho cả hai âm tiết cần chú ý sao cho tên nghe không quá nặng, khó đọc. Đặc biệt, con gái thì hạn chế dùng hai âm tiết là hai thanh trắc, nghe nặng nề và thiếu nữ tính, lại khó nhớ. Tên đẹp và hay nên dùng một bằng một trắc. Nếu kết hợp hài hoà con bạn sẽ có tên vừa hay, âm đọc nhẹ nhàng và có ý nghĩa dễ được thể hiện hơn.
Ngoài ra, khi đặt tên cũng cần phải chú ý đến phong tục tập quán của từng dân tộc, của đất nước, dùng từ chuẩn mực, tránh những từ đa nghĩa trong đó có nghĩa xấu. Người Việt Nam không bao giờ lấy tên những thánh thần có ý nghĩa thiêng liêng, tên ông bà, cụ kị đặt tên cho con cái vì như vậy là phạm huý, thiếu tôn trọng bề trên. Đặc biệt tên của các vị lãnh tụ, những người đã trở thành niềm tự hào dân tộc, là biểu tượng quốc gia cũng không được lấy để đặt tên cho con mình. Nay quan niệm này có đổi khác. Trừ ông bà tổ tiên, những người thân của cha mẹ, những người mà cha mẹ hâm mộ cũng thường được cha mẹ lấy tên đặt cho con.
Các dấu hiệu giới tính trong tên gọi như “Văn” cho tên con trai và “Thị” cho tên con gái xưa là yếu tố bắt buộc, nay không có cũng được.
Các cách đặt tên cho con phổ biến
Lấy quê quán để đặt tên cho con: Cách đặt tên như vậy thể hiện tình yêu quê hương, luôn nhớ về cội nguồn nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Lấy mùa sinh để đặt tên cho con: Nhiều bậc cha mẹ lấy mùa sinh để đặt tên hoặc làm tên đệm cho con mình, sinh mùa nào thì lấy mùa đó, ví dụ: Trang Hạ, Xuân Quỳnh, Trang Thu…
Đặt tên theo địa danh, kỉ niệm: Nơi ấy có thể là bố mẹ đã gặp gỡ và yêu nhau, hoặc người con được sinh ra ở địa danh đó, ví dụ: Châu Phương, Thái An… Có những cặp vợ chồng thường đặt tên con mang dấu ấn kỉ niệm sâu sắc nhất giữa họ, thường là ghi dấu tình yêu của mình. Ví dụ, có cặp vợ chồng yêu nhau vào mùa thu, sau khi cưới và có con, họ đã đặt tên cho con gái mình là Hoài Thu hoặc cũng có những người đặt tên con theo địa danh mà họ gặp gỡ nhau lần đầu, nơi họ tỏ tình, hoặc cầu hôn…
Đặt tên với niềm hy vọng của cha mẹ vào con cái: Phần lớn các bậc cha mẹ đều lấy đây là ý tưởng để đặt tên cho con cái. Người muốn con mình sau này thông minh và thành đạt hơn người. Người lại muốn con sau này sẽ là đứa hiếu thuận, sống có trước có sau…
Đặt tên con theo nhận vật trong truyện, tiểu thuyết: Vì yêu quý nhân vật nào đó mà lấy nguyên tên hoặc thay đổi một chút rồi đặt cho con mình. Ở ta, cách đặt tên này thường mượn tên trong các tiểu thuyết, truyện, phim dã sử kinh điển của Trung Quốc.
Đặt tên theo các hiện tượng tự nhiên: Những hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, gió, băng, tuyết, sương… được chuyển sang dạng chữ Hán Việt: vân, vũ, phong, tuyết… rồi đặt tên cho con. Hằng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những cái tên như Hải (biển), Đại Hải (biển lớn), Thủy (nước), Thiên (trời), Sơn (núi), Thạch (đá), Lâm (rừng), Giang (sông), Nguyệt (trăng), Nhật Dương (mặt trời)… và từ những cái tên này, các bạn có thể tìm những tính từ đệm rất hay để kết hợp vào nhằm tạo ra một cái tên thật sự ý nghĩa như mong muốn.
Đặt tên con theo các loài thảo mộc: Những cái tên như Thạch Thảo, Hoàng Bách, Hoàng Tùng… đều được lấy từ loài hoa, loài cây quý có ý nghĩa biểu tượng nhất định, biểu hiện cho ý chí, sức mạnh của con người hay sự dịu dàng yểu điệu của người con gái.
Đặt tên cho con gái: Thường đặt tên các loài hoa như Lan, Huệ, Quỳnh, Mai, Đào; bằng tên các loài chim như Yến, Khuyên, Mi; bằng mầu sắc như Hồng, Thanh, Lam; bằng các chữ trữ tình như Huệ, Nhàn, Vân, Hà, Diễm, Phương… bằng các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới như Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm…
Đặt tên cho con trai: Thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiền thể hiện tính cách, đạo đức; các chữ Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý… thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, tư tưởng quyết thắng của các tướng soái; các chữ Hiếu, Trung, Nghĩa, Chính thể hiện khí tiết con người; Chí Kiên, Hướng Tiền thể hiện sự sáng suốt, ý chí kiên cường.
25 cấm kỵ khi đặt tên cho con
Đặt những tên quá cũ kĩ hoặc trùng lặp quá nhiều. Cho dù bạn cố đặt thêm những tên đệm, nhưng việc trùng lặp tên quá nhiều cũng không mấy hay ho.
Đặt tên con với ý nghĩa nông cạn. Đôi khi những cái tên của bạn quá khoa trương và dễ trở thành trò chế giễu của mọi người.
Tránh đặt tên con theo các từ luyến láy. Cái tên đó sẽ hài hước nhưng dễ khiến trẻ chán ghét nếu bé không phải người mạnh dạn.
Tránh đặt tên chứa tên nước ngoài. Nếu không phải con lai tốt nhất bạn đừng đặt thêm các từ nước ngoài vào tên chính, hãy dùng nó làm tên ở nhà là được.
Không nên đặt tên con khó phân biệt được giới tính.
Những từ đa nghĩa , đồng âm , tục ngữ hay ngạn ngữ cũng nên tránh.
Không nên đặt tên con theo trào lưu, theo số đông. Cái gì là mốt thì sẽ rất nhanh lỗi mốt.
Không đặt tên con ám chỉ các bộ phận cơ thể
Không nên đặt tên con theo các từ ngữ cổ, các từ hán việt ít sử dụng.
Tránh những tên quá dài, quá ngắn, khó viết hoặc khó đọc.
Không nên đặt con tên vần A hoặc XYZ, khi trẻ đi học việc tên đầu sổ hay cuối sổ rất bất lợi.
Đặt tên con theo các đồ vật tế lễ, nghi thức cúng bái cũng cần tránh.
Đặt tên con theo các vị thần thánh, phật, chúa cũng cần tránh.
Đặt tên con có chứa thanh bằng , thanh trắc quá 3 từ liên tục.
Tránh đặt tên con trùng với bố mẹ, nhiều gia đình đặt tên con trùng bố mẹ và khác tên đệm, điều đó sẽ gây rắc rối về sau.
Đặt tên con quá nổi bật là điều không nên. Một cái tên sáng nghĩa là đủ, không cần quá khoa trương.
Tránh đặt tên con theo các vị lãnh tụ , bậc thánh hiền, danh nhân.