Đề Xuất 3/2023 # Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật # Top 3 Like | Welovelevis.com

Đề Xuất 3/2023 # Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

     Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời.Trong mối quan hệ khăng khít ấy, người theo đạo và người xuất gia tu đạo luôn giữ một mối quan hệ gắn bó, nhưng cũng chính từ đó, việc xưng hô như thế nào trong các quan hệ mang tính xã hội đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải đáp, tránh những cách xưng hô không phù hợp, gây tâm lý e ngại, lúng túng cho người giao tiếp, thậm chí là xúc phạm không đáng có cho những người tham gia giao tiếp.

     Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo.Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ.Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ). Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tập, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Đại đức (nam) hay Sư cô (nữ).Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ kheo (nam) hay Tỳ kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.

    Giới cụ túc (Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời, không phải thụ giới nào cao hơn.Việc thụ Bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Nam tông không có giới này).Nhìn chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại đức; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng tọa; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa thượng; Đối với bên nữ (ni bộ): năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 25 tuổi đạo, được gọi là Ni sư; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Ni trưởng.

     Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo, được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo hội, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại lễ hay Đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

     Đối với các bậc Hòa thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại lão Hòa thượng hay Trưởng lão Hòa thượng. Điều này không thấy áp dụng đối với hàng giáo phẩm Ni. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các Hội đồng Trưởng lão, hoặc Hội đồng Chứng minh tối cao của các cấp Giáo hội.Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức đôi khi vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn để biểu hiện sự khiêm nhường theo đúng tinh thần Phật giáo.

      Giữa các vị xuất gia, thường xưng con hay xưng pháp danh, pháp hiệu và gọi vị kia là thầy hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách theo nguyên tắc bên ni trọng bên tăng. Tuy nhiên những vị tăng trẻ tuổi vẫn tôn xưng các vị ni lớn tuổi mà xưng con gọi thầy hay phẩm trật với các vị ni. Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng thầy hay sư phụ, Tôn sư, Ân sư.Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, sư tỷ, sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với sư phụ là sư thúc, sư bá.Trong đạo Phật có các danh xưng đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp).Các danh xưng tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.

     Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quý vị cư sĩ phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con. Trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, mong đạt trạng thái niết bàn vô ngã theo lời Phật dạy.Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo, thụ ngũ giới (tam quy, ngũ giới), mỗi vị cư sĩ phật tử tại gia có một vị thầy truyền giới cho mình.Vị ấy được gọi là thầy Bản sư.Cả gia đình có thể cùng chung một vị thầy Bản sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng thầy.

      Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn hệ phái Phật giáo Nam tông chỉ có tăng, không có ni nên danh xưng chung đối với các vị Nam tông là sư. Một điều chú ý là đối với Phật giáo Nam tông, thường không dùng danh xưng thầy để gọi các nhà sư.Việc xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni,xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm, dưỡng tính.

      Khi tiếp xúc với cư sĩ, phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là thầy, hay cô và gọi quý vị là đạo hữu, hay quý đạo hữu.Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo hoặc không kèm theo tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni, tùy theo tuổi tác của phật tử xuất gia, mà gọi theo cách gọi của thế gian và xưng là nhà chùa. Đây là một cách nói gần gũi thường được sử dụng trong các sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày chứ không phải trong các nghi thức hay các văn bản có tính chất hành chính. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là quý phật tử,từ này không sai, nhưng chưa thật chính xác bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là phật tử, chứ không riêng tại gia là phật tử mà thôi.Việc một phật tử xuất gia ít tuổi gọi một phật tử tại gia nhiều tuổi bằng con và xưng thầy thực là không phù hợp.Không nên gọi như vậy để tránh sự tổn đức và không nên bất bình khi nghe như vậy để tránh bị loạn tâm.Theo truyền thống phương Đông tuổi tácrất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

      Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày.Danh xưng cư sĩ thường dùng cho phật tử tại gia, đã qui y Tam bảo, thụ ngũ giới. Những vị cư sỹ phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp còn được gọi là Ưu bà tắc (thiện nam, cận sự nam) hay Ưu bà di (tín nữ, cận sự nữ).

      Trong cách gọi dân gian, Phật giáo cũng sử dụng các danh xưng như: sư chú, sư bác, sư ông, sư bà hay sư cụ. Điều này cũng có sự phân biệt nhất định. Sư chú dành để chỉ những người xuất gia ở chùa nhưng chưa được thụ giới; sư bác chỉ những người đã được thụ giới Sa di hay Sa di Ni; sư ông, sư bà để chỉ những người đã được thụ giới tỷ kheo và tỷ kheo Ni. Ngoài ra, đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác.Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là sư chú, hay sư bác. Bên cạnh đó, các xưng hô trong đạo như sư ông, sư bà, sư cụ cũng thường được dành để gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là pháp sư thường dành cho các vị xuất gia tăng hay ni có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp độ sanh. Ngoại đạo thường hay lạm dụng danh xưng này để chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.

       Danh xưng sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo.Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quý ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu để tỏ lòng tôn trọng, kính ngưỡng.

       Đức Phật đã dạy “hằng thuận chúng sinh”, nghĩa là nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo. Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, thực hành hạnh ái ngữ, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ.Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.

Nhất niệm sân tâm khởi,

Bách vạn chướng môn khai.

Nhất niệm sân tâm khởi,

Thiêu vạn công đức lâm.

       Nghĩa là: Một lần nghĩ đến sự sân hận, trăm điều chướng nghiệp sẽ nảy sinh, một lần nghĩ đến sự sân hận, tiêu tan mọi công đức tu tập. Do đó, trong cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhặt. Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không suy chuyển, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nỗ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tính không ngừng cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.Đó cũng chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy./.

Xưng Hô Trong Tiếng Anh

XƯNG HÔ TRONG TIẾNG ANH

Trong giao tiếp tiếng anh thương mại, hay đặc biệt hơn là tiếng Anh nơi công sở, để đảm bảo tính chuyên nghiệp, lịch sự thì khi trò chuyện với khách hàng hay đối tác, bạn luôn phải sử dụng những từ như Miss, Mrs. Rất nhiều người nhầm lẫn hoặc không biết cách dùng các từ xưng hô như Mr, Mrs, Miss, Ms, Sir và Madam.

MR /ˈmɪstər/

Sử dụng chung cho đàn ông không phân biệt đã kết hôn hay chưa kết hôn đều được giống nhau. Đây là từ viết tắt của Mister có nghĩa là quý ông. Tuy nhiên các bạn cần để ý là từ Mr luôn viết hoa chữ M và có dấu chấm (.) đằng sau rồi mới tới tên.

Mr. + họ/họ tên/chức danh.

Ví dụ: Mr. Duc, Mr. Khanh, Mr. Bean….

MRS /ˈmɪsɪz/

Mrs xuất phát của từ “Missus” có phiên âm là  /ˈmɪsɪz/ dùng cho phụ nữ đã lập gia đình. Lưu ý Mrs luôn viết hoa chữ M và phải có dấu chấm ngăn với danh từ riêng.

Mrs. + họ/ họ tên/ chức danh

Ví dụ: Mrs. Julie, Mrs. Hue, Mrs. Victoria Beckham…

MS /mɪz/ Sử dụng cho người cả phụ nữ có gia đình lẫn chưa có gia đình. Tuy nhiên Ms Thường sử dụng trong trường hợp người phụ nữ không muốn mọi người biết về tình trạng hôn nhân của mình hoặc khi chúng ta không biết, không muốn tiết lộ tình trạng hôn nhân của ai đó khi nói chuyện với 1 người thứ 3.

Ms + họ/họ tên/chức danh

Ví dụ: Ms Hoa, Ms Clinton.

Trong văn viết, nếu không biết giới tính của người nhận, thay vì viết “Dear Mr/Mrs,” hay “Dear Sir/Madam,” bạn có thể viết Dear Ms

MISS

Miss có phiên âm là /mis/ được dùng cho phụ nữ chưa có gia đình. Từ này sẽ theo sau trực tiếp là tên hoặc họ luôn, không có dấu chấm ngăn cách vì đây không phải là từ viết tắt

Miss + họ/ họ tên/ chức danh

Ví dụ: Miss Hoa, Miss Huong, Miss Ruby

* Note: Tuy nhiên cách sử dụng các từ trên chỉ được sử dụng tại Việt nam, còn quốc tế dùng thì không được chuẩn. Bởi tất cả Mr, Mrs, Ms, Miss… người nước ngoài đi kèm theo Family name chứ không phải Firstname. Tuy nhiên ngôn ngữ Việt Nam khác nên có thể biến chuyển cho phù hợp thành Ms + tên hoặc Mr + tên.

SIR /sɜːr/

Có nghĩa là ông, ngài. Dùng cho nam giới khi bạn chưa biết tên của họ để tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự.

Ví dụ: “Good morning Sir, How can I help you?” (Chào Ngài, tôi có thể giúp gì cho Ngài?).

Lưu ý:Sir + họ/họ tên: chỉ dùng cho những người đã được nữ hoàng Anh phong tước.Ví dụ: Sir William Shakespeare.

MADAM /ˈmædəm/

Tương đương với Sir nhưng dùng cho phụ nữ để tỏ sự lễ phép, lịch sự. Từ Madam khi đọc nhanh được phát âm thành Ma’am.

Ví dụ: “Please excuse my rudeness, Madam”. (Xin quý cô tha thứ cho sự khiếm nhã của tôi).

Kiểm tra trình độ miễn phí

Trung tâm anh ngữ English Camp thành lập từ 2013, cung cấp đa dạng các khoá học phù hợp với trình độ của từng đối tượng học viên. Điểm mạnh của English Camp chính là sự chú trọng đầu tư vào giáo trình và đội ngũ giảng viên.

Sử dụng 100% giáo trình chuẩn Châu Âu từ các NXB danh tiếng Oxford, National Geographic

Lộ trình học đáp ứng mục tiêu ứng dụng thực tế và luyện thi chứng chỉ quốc tế đang được BC, IDP phát triển.

Đội ngũ giảng viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Anh các trường Top như FTU, ULIS, HANU cùng kinh nghiệm tối thiểu 03 năm giảng dạy. Giảng viên bản địa có chứng chỉ giảng dạy quốc tế và kinh nghiệm từ 2-3 năm làm việc tại Việt Nam được cung cấp bởi các Agency uy tín.

Quy mô lớp học nhỏ 10-17 học viên.

Mọi chi tiết và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 096 122 5659.

Fanpage: https://www.facebook.com/Englishcampcenter

Vài Nét Sơ Lược Về Tiểu Sử Rosa Lima

Sinh tại Lima năm 1586

Rosa Del Flores là “nữ tì của Thiên Chúa” ở Đất Mới (tức Châu Mỹ Latinh) được nâng lên hàng hiển Thánh đầu tiên vào năm 1671.

Isabella Flores, vì xinh đẹp nên được gọi là Rosa (Bông Hồng), sinh tại Lima, nước Pê-ru vào năm 1586.

Người chính là đóa hoa thánh thiện đầu tiên ở Mỹ Châu. Người nổi danh về đời sống khổ hạnh và cầu nguyện, được Thiên Chúa ban nhiều năng khiếu ; và để đạt tới sự trọn lành đầy đủ hơn theo tinh thần Phúc Âm, người đã gia nhập hàng ngũ các chị em Đa minh.

Vốn chuyên cần chiêm niệm, Rosa còn ước mong dẫn đưa người khác vào những huyền nhiệm của việc “cầu nguyện âm thầm”. Vì thế, người phổ biến những sách bàn về vấn đề này, đồng thời thúc đẩy các linh mục khuyên nhủ mọi người yêu mến cầu nguyện.

Mặc dầu sống hầu như biệt cư trong khu vườn của cha mẹ mình, Rosa vẫn tỏ ra tha thiết với trách nhiệm truyền giáo của Hội Thánh . Người ước ao hi sinh tính mạng để cứu vớt kẻ tội lỗi và “dân bản xứ”, cầu cho họ nhận biết Chúa Kitô. Vì là phụ nữ, người tiếc rằng không dấn thân cho việc tông đồ được.

Vì thận trọng cân nhắc hình phạt do tội lỗi gây nên, thánh nữ ước mong trở thành đá và vôi để bít cửa hỏa ngục lại.

Say mê yêu mến Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể và tôn sùng Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, Thánh nữ chuyên cần phổ biến kinh Mân Côi với nhiệt tình khôn tả. Người cho rằng mọi tín hữu phải dùng lời nói để truyền bá kinh Mân Côi và ghi sâu kinh ấy vào lòng.

Rosa qua đời tại Lima ngày 24-8-1617 lúc mới 31 tuổi. Đức Thánh Cha Clemente IX tôn phong người lên bậc Chân Phước năm 1668, và Đức Clemente X phong hiển Thánh cho người ngày 12-4-1671. 

Cũng từ năm 1671, Nam Mỹ đã tôn kính Thánh nữ như Thánh bổn mạng.

Lễ nhớ ngày 23-8.

Tản Mạn Về Danh Xưng Đồng Nai

.

Danh xưng Đồng Nai có từ bao giờ thật khó mà khảo chứng chính xác. Về mặt hành chính, tên gọi Đồng Nai được chính thức trở thành đơn vị tỉnh bắt đầu vào năm 1976. 

Một góc sông Đồng Nai đoạn chảy qua ra cầu Mát trước trụ sở UBND tỉnh. Ảnh: VĂN CHÍNH

Đã có nhiều cách lý giải, suy diễn về nguồn gốc danh xưng Đồng Nai. Một trong những cách nghĩ đơn giản nhất đồng thời căn cứ trên những nguồn tài liệu, Đồng Nai là cánh đồng có nhiều nai sinh sống.

* Những lý giải về danh xưng Đồng Nai

Tác giả Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí, hay Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đề cập Đồng Nai: “Chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long, huyện Phước Chính, vì trước kia là đồng nội lắm hươu nai, nên gọi tên thế, hoặc là Lộc Động, tục gọi chợ Đồng Nai  -  Xét sáu tỉnh Gia Định mà gọi chung là Đồng Nai, là vì lúc mới khai thác, bắt đầu từ Đồng Nai, nên lấy chỗ gốc mà bao trùm”.

Địa danh Đồng Nai xuất hiện bằng chữ quốc ngữ đầu tiên trong báo cáo của Giáo hội Thiên Chúa giáo về tình hình giáo dân ở Nam bộ năm 1747 với cách gọi là Dou-Nai. Sau đó, địa danh Đồng Nai xuất hiện vừa bằng chữ Nôm vừa bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1772 trong từ điển An Nam – Latinh của Pigneau de Béhaine.

Nhà nghiên cứu Trần Hiếu Thuận (bút danh Hoàng Thơ, đã mất) không đồng thuận cách lý giải Đồng Nai là cánh đồng có nhiều hươu nai, do ven sông Đồng Nai có đôi chỗ được gọi là đồng bằng nhưng đó chỉ là những trũng được phù sa sông bồi đắp thành đồng bằng nhỏ, không phải đồng ruộng bát ngát hay đồng cỏ mênh mông có nai ăn cỏ được.

Từ cách tiếp cận riêng, tác giả cho rằng Đồng Nai bắt nguồn từ tên gọi của dòng sông Đạ Đờng của người Mạ qua sự chuyển dịch ngôn ngữ: “Đồng bào dân tộc Mạ  – một cư dân quan trọng ở Đồng Nai – với địa bàn sinh sống của mình, trong đó có sông Đồng Nai. Họ đã gọi sông Đồng Nai là Đạ Đờng. Đạ là nơi xuất phát dòng nước, Đờng là sông. Từ Đạ Đờng có sớm nhất cũng 3.000 năm rồi. Và cách đây 300 năm, từ Đạ Đờng chuyển thành Đồng Nai. Thế có nghĩa từ Đờng chuyển âm thành Đồng, còn từ Đạ bỏ mất thêm chữ Nai: Đồng Nai…”.

Cách lý giải này tương đồng với cách hiểu về Đồng Nai của nhà văn Bình Nguyên Lộc: “Riêng ở Biên Hòa thì toàn địa danh của người Mạ mà chúng tôi nghi là hậu duệ của Phù Nam. Tên Đồng Nai không phải là tên Việt Nam mà là tên của Mạ, họ gọi sông Đồng Nai là Đạ Đờng. Đạ là hình thức đầu tiên sẽ biến thành nước trong ngôn ngữ ta, qua Nác ở Huế và Dak của người Mường. Mạ: Đạ; S’tiêng: Đá; Bana, Sơđăng, Mường: Đák; Việt Nam, Thừa Thiên: Nác; Việt Nam: Nước; Cao Miên: Tứk. Đờng được biến thành Đồng… Như vậy, sông Đồng Nai là sông Đồng mà lưu vực có nhiều Nai”.  Cách lý giải này đưa đến một cách hiểu khác hoàn toàn với cách miêu tả của Trịnh Hoài Đức, cụ thể: Đồng Nai bắt nguồn từ con sông lớn có nhiều nai chứ không phải là cánh đồng có nhiều hươu nai.

Công trình Địa chí Đồng Nai đề cập nguồn gốc của địa danh Đồng Nai, đã lược kết những nguồn tư liệu, giả thuyết, lý giải  của nhiều nhà nghiên cứu. Dẫn theo Lược sử Công giáo Nam bộ (từ thế kỷ 16 đến 18) của Trương Bá Cần, trong đó tư liệu viết năm 1701 và 1710 cho biết vùng Dou – Nai (Đồng Nai) ở giữa Cao Miên và Chiêm Thành là một vùng đồng bằng, đất tốt, khá rộng và dài, rừng rậm, cây to, nơi mà người Đàng Trong đến lập nghiệp từ 35 hay 40 năm nay. Như vậy, từ đầu thế kỷ 18, địa danh Đồng Nai đã được các nhà truyền giáo ghi chép từ tên gọi dân gian đã phổ biến trước đó vài chục năm.

 

Tác giả Sakaya trong công trình Văn hóa Chăm – nghiên cứu và phê bình đưa ra ý kiến sông Đồng Nai như một ranh giới tự nhiên giữa vương quốc Chămpa và Phù Nam. Địa danh Đồng Nai được nhắc đến với một số dữ liệu “Truyện cổ còn ghi lại vua Po Romé (trị vì từ năm 1627 đến 1651) là cư dân của làng Buyl ở Đồng Nai, nghĩa là một vùng núi mà có nhiều sắc dân không phải là người Chăm sinh sống”,… Đồng Nai là địa danh khá quen thuộc trong lịch sử Chămpa… hoặc “Địa danh Đồng Nai trong địa lý Chămpa được gọi là vùng Ndong Nai. Đây là “xứ sở thần linh” mà người Chăm gọi là “vùng đất thánh”.

* Sức sống của địa danh văn hóa

Cho đến nay, địa danh Đồng Nai đã chỉ ít nhất 8 đối tượng, tức là có 8 địa danh Đồng Nai: cánh đồng có nhiều nai, chợ ở hạ lưu sông Đồng Nai, vùng miền Đông Nam bộ, sông Đồng Nai, vùng Nam bộ… Sau này, tên gọi Đồng Nai được dùng đặt tên khá nhiều trong nhiều trường hợp; thậm chí người Pháp trong thời kỳ quản lý ở Việt Nam đã thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng. Tên gọi Đồng Nai Thượng hiện nay còn là tên đơn vị hành chính cấp xã của huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hay tên gọi xã Đồng Nai ngày nay thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tên gọi Đồng Nai cũng được định danh cho một nền văn hóa ở Nam bộ hay phức hệ văn hóa của nền văn minh tiền sử mà ngày nay chúng ta được biết qua những kết quả nghiên cứu khảo cổ học: văn hóa Đồng Nai/văn minh lưu vực sông Đồng Nai.

Danh xưng Đồng Nai trải qua bao thời kỳ lịch sử đã trở thành tên gọi thân quen của bao thế hệ người dân xứ sở này khi nhắc về một vùng đất ở miền Đông Nam bộ, về dòng sông nội sinh dài nhất nước hay về một hào khí Đồng Nai oai hùng, vẻ vang đã đi vào trong lịch sử của dân tộc.

Huỳnh Tới – Phan Đình Dũng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!