Cập nhật nội dung chi tiết về Văn Hóa Đặt Tên Cho Con Cái Của Người Việt mới nhất trên website Welovelevis.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn hóa đặt tên cho con cái của người Việt
Những điều cần chú ý khi đặt tên con cái
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra đều có được một cái tên gọi hay, hoàn chỉnh, hàm ý phong phú, ngụ ý sâu sắc. Vậy đặt tên cho con như thế nào là đẹp nhất lại phù hợp với văn hóa người Việt thì mời các bạn tham khảo bài viết này.
Cách đặt tên cho con giàu sang phú quý trọn đờiĐặt tên con theo phong thủy hay nhất năm 2016
1. Nguyên tắc đặt tên
Khi đặt tên cần tuân thủ các nguyên tắc:
Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp: Đặt tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục, không trúc trắc.
Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng nhiều chữ để dễ gọi.
Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hòa giữa họ và tên.
Tên gọi phải có ngụ ý hay: Điều quan trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng, và sở thích để chọn chữ nghĩa.
2. Những điều cần chú ý khi đặt tên
Hạn chế đặt tên đơn, vì tên đơn dễ bị trùng tên.
Khi đặt tên không nên chạy theo thời cuộc chính trị, đặt tên gọi mang mầu sắc chính trị.
Khi đặt tên không nên dùng những từ cầu lợi, làm cho người khác có cảm giác đó là sự nghèo nàn về học vấn.
Khi đặt tên không nên cuồng tín, nông cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát,… Đặt tên gọi tuyệt đối quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt.
Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người khác dễ phân biệt.
Tránh các tên dễ bị chế giễu khi nói lái như Tiến Tùng ra Túng Tiền.
Các bạn ở nước ngoài nên tránh những tên gọi khi viết không dấu mang những nghĩa khác của địa phương như chữ Phúc và Dũng trong tiếng Anh.
Không nên tùy tiện đổi tên.
3. Phương pháp đặt tên
Có nhiều cách đặt tên, nhưng thường theo một mô thức nhất định:
Lấy họ mẹ làm tên gọi hay chữ đệm.
Kỷ niệm ngày tháng năm sinh: Mậu Dần, Thu Hương, Xuân Mai,…
Nữ giới thường đặt tên các loài hoa như Lan, Huệ, Quỳnh, Mai, Đào; Bằng tên các loài chim như Yến, Khuyên, Mi; Bằng mầu sắc như Hồng, Thanh, Lam; Bằng các chữ trữ tình như Huệ, Nhàn, Vân, Hà, Diễm, Phương,… bằng các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới như Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm,…
Nam giới khi đặt tên nên thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiền thể hiện tính cách, đạo đức; Các chữ Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý,… thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, tư tưởng quyết thắng của các tướng soái; Các chữ Hiếu, Trung, Nghĩa, Chính thể hiện khí tiết con người; Chí Kiên, Hướng Tiền thể hiện sự sáng suốt, ý chí kiên cường.
Tên con cháu thường do ông bà hoặc người có vai vế trong họ đặt cho. Tục lệ này thể hiện rõ nét tính liên tục và tính truyền thống của văn hóa gia đình. Ông bà hay những người có vai vế thường là người hiểu biết rộng hoặc nắm được hệ thống tên của những thành viên trong dòng họ, tên các vị cao niên trong làng, thậm chí tên thành hoàng làng, thần thánh,…
Nhờ đó, việc đặt tên con cháu sẽ phù hợp với hệ thống, lại tránh trùng lặp mắc tội “phạm húy”. Chính điều này quyết định việc đặt tên thường được tiến hành trước khi đứa trẻ ra đời. Trong lúc người mẹ mang thai, ông bà cha mẹ hầu như đã chuẩn bị đặt tên bé. Nhiều gia đình chọn ngay những cái tên có giá trị “nối tiếp” với tên cha hoặc tên mẹ. Chẳng hạn, tên cha là Khải, tên con là Hoàn; Tên mẹ là Thuần, tên con là Thục,…
Những gia đình phong kiến thường chọn cách đặt tên theo cung cách vua quan xưa, tức là chuẩn bị một dãy tên để “đặt dần”. Thực tế đã có nhiều gia đình đặt đúng và đủ các tên trong dãy.
Ngày nay, cách đặt tên đã có những thay đổi đáng kể. Mặc dù ảnh hưởng của ông bà cha mẹ vẫn rất lớn, nhưng phải thừa nhận rằng cách nhìn nhận về việc đặt tên đã thoáng hơn nhiều. Cách đặt tên con để thể hiện nguyện vọng của gia đình vẫn còn. Bên cạnh đó, người ta có thể dùng ghép tên quê cha và mẹ để đặt tên con. Thí dụ: Cha quê Thái Bình, mẹ quê Hà Nội, tên con là Thái Hà.
Trước đây, ngoài việc tránh đặt tên con cái trùng với tên ông bà tổ tiên, việc đặt tên con trùng với bạn bè, người thân cũng hết sức tránh. Nay quan niệm này có đổi khác. Trừ ông bà tổ tiên, những người thân của cha mẹ, những người mà cha mẹ hâm mộ cũng thường được cha mẹ lấy tên đặt cho con.
Các dấu hiệu giới tính trong tên gọi như ” Văn” cho tên con trai và ” Thị” cho tên con gái dường như không còn là yếu tố bắt buộc nữa.
Là một hiện tượng ngôn ngữ – văn hóa tồn tại lâu bền với thời gian, cách đặt tên luôn là một vấn đề gây nhiều tranh luận thú vị và chắc chắn sẽ luôn có một vị trí nhất định trong đời sống văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chúng ta.
Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam
Mọi người muốn có tên pháp danh cần phải quy y thì được gọi là phật tử, còn những người chỉ muốn lấy một cái tên để cầu mạnh khỏe, hay vì mục đích ý nghĩa riêng khi nhờ thầy đặt cho thì việc đó cũng chỉ là có một cái tên hiệu để gọi mà thôi.
Vì đạo một đời mà tu sửa
Quay đầu chuyển đổi nghiệp khi xưa
Khai tâm chơn chánh xua màn tối
Mở trí thông hành xóa mây mưa
Y áo sửa sang lo trọn vẹn
Mõ Chuông chỉnh đốn để xin thưa
Mười phương phát nguyện cùng Tam Bảo
Lạy Phật quy y cũng đã vừa! – (Nguyễn Tâm)
Theo đạo Phật tức là chúng ta hành theo những điều chỉ dạy của đức Phật về sự từ bi vô lượng, thương độ hữu chúng sinh. Những người hay đi chùa thì đều biết về Tam quy ngũ giới. Đó là nơi chúng ta có thể trở về tìm lại suối nguồn chân hạnh phúc mà ta đã vô tình đánh mất từ thửa nào, một nơi nương tựa tâm linh vững chắc, quay về nương tựa Tam Bảo đó cũng chính là lúc chúng ta có một cuộc sống có ý nghĩa và an lành hơn.
Giáo lý nhà Phật, cũng như đức Phật có quy định là có bốn hàng đệ tử Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni là những người xuất gia, còn Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là những cư sĩ tại gia là cận sự nam và cận sự nữ luôn phụng sự Tam bảo. Theo một lẽ thông thường thì để có pháp danh tức nói nôm na là tên ở chùa thì cần phải Quy y Tam Bảo. Cái tên đó do sư thầy bổn sư đặt và lúc đó chúng ta mới là một phật tử chân chính, đệ tử của đức Phật. Đệ tử tại gia thì sẽ làm lễ Quy y trở thành một đệ tử của đức Phật và thọ năm giới. Đối với một số chùa thì ngày Rằm, lễ lớn hay chùa đó tổ chức Quy y thì đệ tử sẽ phải có mặt. Trong lễ Quy y đối với một số nơi vùng sâu, xa xôi thì có thể tại tư gia của một gia đình phật tử, ở đó thiết lập một bàn thờ Phật và một bàn cho sư thầy bổn sư, sau đó thầy sẽ làm lễ Quy y, truyền năm giới cơ bản cho phật tử tại gia rồi thầy sẽ đặt tên (pháp danh). Tên pháp danh thì sẽ tùy theo thầy bổn sư đặt có thể là theo dòng kệ các phái, cũng có thể đặt theo tên chùa hoặc đặt nữ là Diệu nam là Tự hay Thiện… cái đó sẽ tùy mỗi cách đặt tên của thầy bổn sư.
Chúng ta sống ở đời nhiều nên sẽ có những tập khí của cuộc sống ngoài đời, nên theo cá nhân con xin pháp danh qua mạng sẽ giống như chúng ta xin một món đồ, món ăn… Vậy tại sao ngay bây giờ mình không tách riêng biệt giữa đời và đạo, con nghĩ như vậy mình sẽ có cơ hội nhận diện bản thân mình rõ hơn.
Có nhiều người xin các thầy đặt cho một pháp danh qua mạng thì con chỉ có vài điều chia sẻ rằng đó chỉ là tên gọi mà thôi và khi đã xin pháp danh tức là chúng ta đang hạnh theo lời đức Phật, thiên hướng một phần ý niệm về Phật giáo. Vậy tại sao chúng ta không thu xếp một ngày nào đó tới một ngôi chùa và bạch thầy trụ trì xin làm lễ Quy y Tam Bảo và trong lễ Quy y đó sẽ có tên pháp danh. Con thấy hành động đó rất dễ thương. Điều đó không mấy khó khăn mà còn rất ý nghĩa.
Hãy xem trong một bát canh
Oán sâu thành biển, hận thành non cao
Muốn xem nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò thịt tiếng gào đêm thâu
Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Đời Sống Văn Hóa Việt Nam
Hoa sen Việt Nam tượng trưng một cái gì đó vô cùng to lớn, không chỉ mang một ý nghĩa cho đời sống con người mà còn mang một ý nghĩa hoa sen trong một tình yêu trong sáng, tinh khiết. Một tình yêu chân thật và muốn tiến đến hôn nhân hạnh phúc, bạn hãy sử dụng hoa sen biểu tượng tình yêu này sẽ đưa đến nhiều lợi ích cho bạn.
Hoa sen mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa Việt Nam
Hoa sen mọc lên từ nơi con người coi là không sạch sẽ đã là biểu tượng có ý nghĩa trên đất nước Việt Nam .Chúng ta thường thấy những đóa hoa mọc lên từ những nơi được cho là thanh tao và chính con người cũng muốn như vậy. Nhưng hoa sen mọc lên từ bùn là một hình ảnh đặc biệt mà ít loài hoa nào có được, dẫu từ một nơi không trong sạch lại tạo ra một thứ hoa đẹp có mùi ngát hương và đặc biệt hơn ý nghĩa hoa sen, những bí ẩn của hoa sen rất đặc biệt.
Ý nghĩa hoa sen biểu tượng cao quý trong Phật Giáo
là biểu tượng của trong sáng và thuần khiết. Không những thế, hoa sen còn mang ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Hình ảnh hoa sen đã trở thành một nét đẹp trong văn hoá Phật giáo. Hình ảnh Đức Phật được mô tả là ngồi trên toà sen với tư thế “liên hoa toạ” (tư thế hoa sen). Đây cũng là tư thế ngồi thiền định hoặc giảng kinh của các tu sĩ Phật giáo sau này. Thế ngồi này giúp cho con người có được sự an tịnh của thân và tâm, do đó hộ trợ cho quá trình thiền định. Xuất phát từ ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng Phật giáo, sen trở thành một loài hoa vừa gần gũi vừa cao khiết và được người dân phương Đông đặc biệt coi trọng.
Ý nghĩa của hoa sen trong phật giáo
Ý nghĩa hoa sen trong tình yêu
Trong tình yêu hoa sen được biểu tượng thuần khiết, tinh khôi, trong sáng. Do vậy hoa sen đã trở thành một biểu tượng vừa gần gũi, vừa thanh cao.
Do vậy hoa sen biểu tượng cho tình yêu trong sáng, nếu bạn muốn một tình yêu chân thành và tiến đến hôn nhân hạnh phúc thì hãy sử dụng biểu tượng hoa sen.
Hoa sen mang ý nghĩa tình yêu trong sáng và đem đến hạnh phúc cho nhau
Ý nghĩa hoa sen trong cuộc sống
Hình ảnh hoa sen sống trong đầm bùn cũng là nơi không được sạch sẽ. Trong đầm là hình ảnh của một cái nôi cho Sen nẩy mầm, sinh trưởng. Đầm cũng là một nơi chứa sình bùn dơ bẩn. Do đó Đầm được tượng trưng cho ý nghĩa của một xã hội của con người, mà trong nó có những chất làm cho thân và tâm con người dễ bị ô nhiễm vào những đức tính xấu.
Hoa sen sống ở trong bùn dơ, nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, mà còn là hoa đẹp nhất trong đầm.
Ý nghĩa hoa sen trong cuộc sống là sự cao cả, yêu thương và chia sẻ. Được làm biểu tượng dưới chân phật màu của hoa sen được người ta ví như màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ, màu của sự thanh cao tâm hồn thể hiện trong đời sống đạo đức, văn hóa cao đẹp, nơi phẩm chất thánh thiện bởi lòng yêu thương, khoang dung, nhân ái và cao thượng.
Ý nghĩa của hoa sen trong cuộc sống
Khi tâm hồn bạn đang lộng gió chỉ cần ngắm những bông sen nhẹ nhàng lay động trong ánh nắng ban mai tự nhiên con người sẽ thấy nhẹ nhàng, thanh thoát và bình ổn hơn rất nhiều.
Ý nghĩa hoa sen với người phụ nữ
Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp cao sang mà thuần khiết của dân tộc Việt. Ca dao có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt Nam
Hoa sen còn tượng trưng cho vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam cũng được ví như hoa sen lam lũ, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh, giữ được toàn hương, toàn sắc.
Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp cao sang là và là vẻ đẹp của người phụ nữ
Ý nghĩa hoa sen những bí ẩn màu sắc hoa sen
Hoa sen cũng giống như những loài hoa khác cũng có những màu sắc và ý nghĩa khác nhau, mỗi màu sắc của hoa sen lại bày tỏ một ý nghĩa sâu sắc riêng, trên cái nền thanh nhã, mộc mạc ban đầu.
Hoa Sen Trắng: người ta dễ dàng cảm nhận được nét bình dị, thanh cao, thuần khiết, phảng phất cả nét tôn nghiêm. Màu trắng của hoa sen, mang lại cho ta sự thanh thoát và bình yên cho tâm hồn. “Yêu thương sen trắng tươi màu – Sống đời đức hạnh thanh cao tâm hồn”
Hoa sen trắng với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc mang ý nghĩa sống đẹp, sống thanh cao
Hoa sen hồng với màu hồng tươi tắn, số lượng cánh đều, hương thơm vừa phải. Loài này còn có tên sen Việt, sen ta, cho bông rất nhiều và thường được người dân trồng để lấy hạt. Sen hồng có một sức sống mạnh mẽ kì lạ, suốt những tháng mùa lạnh nó ủ mình trong bùn lầy, chỉ đợi ánh nắng ấm áp đầu hè và những cơn mưa rào đổ xuống là bừng dậy tràn trề sức sống. Sen hồng là loài hoa gần gũi và phổ biến ở Việt Nam.
Sen hồng tươi tắn mang một nghị lực, một sức mống mạnh mẽ
Hoa Sen Xanh – một loài hoa đặc biệt, bởi thực chất, hoa sen xanh chính là sen trắng, vốn có màu hồng nhưng rất nhạt, phần dưới của cánh có màu trắng, phần ngọn có màu hồng nhạt. Và khi hoa sen trắng mới nở, những cánh hoa bên ngoài có màu hơi xanh nên người ta gọi là sen xanh. Tuy vậy, giữa sen trắng và sen xanh lại có những ý nghĩa khác nhau mà con người đã gửi gắm. Nếu bên trên chúng ta đã biết được sen trắng tượng trưng cho sự trong sáng tuyệt đói, sự thuần khiết của tâm hồn. Thì sen xanh lại mang đến ý nghĩa về sức mạnh của ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin bất diệt. Nó cũng là biểu tượng của tự do, bình đẳng và bác ái.
Hoa sen xanh có ý nghĩa sức mạnh và ý chí,nghị lực kiên cường
Một số hình ảnh hoa sen đẹp nhất
Bình hoa sen đẹp và sang trọng dành kỉ niệm các ngày lễ trong tình yêu
Bó hoa sen đẹp dành tặng cho người phụ nữ bạn yêu
Bó hoa sen đẹp tượng trưng vẻ đẹp người phụ nữ
Lẵng hoa sen tươi đẹp dành chúc mừng sinh nhật
Bó hoa sen đẹp và ý nghĩa dùng hoa cầm tay cô dâu
Những Cách Đặt Tên Cho Con Theo Phong Thủy Của Người Việt Nam
1. Quan niệm của người Việt Nam
Trong quan niệm số hóa Họ Tên của người Việt Nam được quy ước định tính phù hợp với hoàn cảnh của người Việt Nam, chủ nghĩa tiếng Việt, triết lý và đặc biệt là quan niệm nhân sinh của người Việt Nam. Hơn nữa nó còn qua thực tế kiểm nghiệm đúng sai.
Để phân tích các phần trong Họ Tên khi số hóa và để các giá trị số biểu lý được cụ thể theo từng phần phù hợp với từng mặt, từng giai đoạn của một người mà qua số biểu lý của từng phần trong Họ và Tên phản ánh, ta tuân theo quy ước gồm: Họ vận, Tên vận, Mệnh Vận, Tổng vận và Phụ vận. Những vấn đề này thể hiện tiền vận, hậu vận, tổng vận.
Năm vận thế của các giai đoạn và tình cảnh của một người được biểu trưng hằng số biểu lý. Mỗi chủ số mang biểu lý mà qua đó ta có thể dự báo được những thông tin về các mặt của đời sống của một con người. Nó được tham chiếu qua các số lý Họ, Tên. Đương nhiên qua số biểu lý chỉ có thể cung cấp một phần dự đoán mà thôi. Nó không hoàn toàn khẳng định.Nhưng dư báo số biểu lý Họ Tên chỉ mang nghĩa Tiên thiên bởi vì con người còn có Hậu thiên chi phối lớn. Những dự báo có tính “Tiên thiên” không quyết định tất cả cuộc đời. Những gì có trong “Tiên thiên” ví như một ván cờ bày sẵn ban đầu. Quá trình diễn biến các thế cờ cho đến khi kết thúc ván cờ là “Hậu thiên”.
Như vậy ở đây “Hậu thiên” mới là kết cục. Mà “Hậu thiên” của mỗi cá nhân khác nhau thì phần lớn là khác nhau. Không ai lại có mọi thứ ở “Hậu thiên” hoàn toàn giống hệt nhau. Tức là giống nhau từ hoàn cảnh gia đình, hay sự nuôi dưỡng, giáo dục và có nhà của, biển hiện, mã số v.v… đều giống hệt nhau. Hơn nữa điều kiện xã hội, vận hội đất nước của mỗi cá nhân ở mỗi thời điểm thời đại khác nhau là rất khác nhau. Từ những lý do đó mà những người có Họ, Tên, Đệm, Phụ tên giống y hệt đi nữa thì cũng không thể cókết cục giống nhau (như đã giải thích ở phẩn trên). Khi đặt tên cho con yêu của mình, các thành viên trong gia đinh dù có muốn con yêu quý của mình có cái tên giống hệt một bậc vĩ nhân tiền bối nào đó đi nữa thì gia đình họ cũng phải có những điểu kiện “tiền đề” nào dó. Và với những tiền đề đó, họ hy vọng hậu duệ của họ có thể thành đạt như bậc tiền bối mà họ muốn mượn tên đặt cho hậu duệ của họ.
Mong muốn chỉ là mong muốn chứ làm sao có thể hoàn toàn giống được. Bởi lẽ hai con người sống ở hai thời đại khác nhau, ngay cả những người cùng thời mà có Họ Tên hoàn toàn giống nhau đi nữa những vì gia đình của họ lại hoàn toàn khác nhau. Những điểu kiện “Hậu thiên” cũng không bao giờ như nhau được.
3. Ý nghĩa của số biểu lý Họ Tên
Số biểu lý Họ Tên là “Tiên thiên”. Nhưng một phần “Tiên thiên” ấy vẫn tồn đọng trong “Hậu thiên” của cả thể đó đến cuối đời. Đó là tính cách, một phần thành quả tu luyện hay vận mệnh và duyên phận v.v…
Gia đình nhạc sỹ đương nhiên là tiền đề để con cái họ có gen về âm nhạc, bố mẹ họ muốn con cái của gia đình họ sau này sẽ giống Bá Nha, hay giống Đặng Thái Sơn v.v… về khả năng âm nhạc và dẫu gia đình đó có cả Họ Tên giốnghệt đi nữa thì cũng sẽ không có Bá Nha hay Ðặng Thái Sơn ở hai thời khác nhau được. Về “định tính” thì có, nhưng về “định luợng” thì không. Nghĩa là đều có năng khiếu âm nhạc đấy song mức độ tài năng sẽ hơn kém khác nhau, nhưng sở trường thì giống nhau. Song do thời đại khác nhau, vận thể đất nước lúc này lúc khác sẽ chi phối nhiều đến điều kiện sống và sự thành đạt. Vì vậy trong “Họ Tên dự đoán” có 5 vận thế để xem xét cụ thể. Nhưng chúng ta cần có nhận thức về thiên thời, khi vận nữa.
Trong bài sau chúng tôi sẽ bàn về cách số hóa một cái tên ra năm(5) vận thế để quy về âm dương ngũ hành và ý nghĩa 5 vận thế theo phong thủy việt.
Trích “Dự đoán tương lai bằng phương pháp số hóa” Thạc Sĩ: VŨ ĐỨC HUYNH Nhà Xuất bản Văn Hóa Thông Tin
Bạn đang đọc nội dung bài viết Văn Hóa Đặt Tên Cho Con Cái Của Người Việt trên website Welovelevis.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!